Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 33/2005/QĐ-BTS Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản Người ký: Nguyễn Việt Thắng
Ngày ban hành: 23/12/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THUỶ SẢN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 33/2005/QĐ-BTS

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CƠ KHÍ NGÀNH THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2010 - ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY SẢN 

Căn cứ Nghị định 43/2003/NĐ-CP , ngày 02/5/2003 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Thủy sản;
Căn cứ Công văn số 1497/VPCP-NN, ngày 25/3/2005 của Văn phòng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển Cơ khí thủy sản;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,
 

QUYẾT ĐỊNH: 

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển cơ khí ngành thủy sản đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

- Huy động mọi nguồn lực xã hội, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chế tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng các sản phẩm cơ khí thủy sản.

- Phát triển cơ khí thủy sản trên cơ sở hợp tác chặt chẽ trong nước để sử dụng snả phẩm cơ khí chuyên ngành giao thông vận tải, công nghiệp và hợp tác với nước ngoài nhằm tạo ra các sản phẩm đặc thù, từng bước công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngành thủy sản góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản.

- Phát triển cơ khí thủy sản phù hợp với nhu cầu cơ khí hoá và tự động hoá trong khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Đồng thời phù hợp với trình độ sản xuất nghề cá nội địa, từng bước tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế.

- Ưu tiên phát triển năng lực các cơ sở sản xuất và hoàn thiện hệ thống nghiên cứu thiết kế, nghiên cứu triển khai (R&D), tư vấn, quản lý chất lượng các sản phẩm cơ khí chuyên ngành, đồng thời quan tâm việc đào tạo và đào tạo lại lực lượng công nhân và cán bộ kỹ thuật.

- Phát triển cơ khí thủy sản theo hướng sản xuất hàng hoá, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước, tạo sức cạnh tranh của từng loại sản phẩm, tiến tới xuất khẩu một số sản phẩm cơ khí đặc thù của nghề cá.

- Định hướng đến năm 2020 hoàn thiện hệ thống sản xuất, chế tạo và dịch vụ cơ khí thủy sản có trình độ công nghệ cao, có năng lực chế tạo và đáp ứng 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí cho các lĩnh vục của ngành thủy sản; đào tạo được đội ngũ đông đảo các nhà khoa học, kỹ sư và công nhân cơ khí có tay nghề cao.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2010

1. Cơ khí sửa chữa và dịch vụ

- Đại tu tàu cá: 2.000 tàu/năm (30%)

- Trung tu tàu cá: 3.500 tàu/năm (30%)

- Tiểu tu, bảo dưỡng: 6.000 tàu/năm (30%)

Trong đó, đặc biệt là nâng cấp và hiện đại hoá thiết bị khai thác, thiết bị bảo quản sau thu hoạch trên tàu cá

2. Cơ khí chế tạo

Phấn đấu đạt giá trị xuất khẩu sản phẩm cơ khí thủy sản đặc thù bằng khoảng 30 – 40% so với giá trị công nghệ và thiết bị chuyên dùng phải nhập khẩu, cụ thể:

- Chế tạo các loại thiết bị khai thác, thiết bị trên boong và cung cấp khoảng 50% phụ kiện tàu cá, thiết bị trích lực, hiện đại hoá 100% tàu khai thác hải sản xa bờ.

- Chế tạo và cung cấp khoảng 50% nhu cầu về thiết bị sản xuất thức ăn nuôi tôm, cá; 50-60% các loại máy móc thiết bị dùng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là thiết bị nuôi tôm trên biển và hải đảo.

- Chế tạo và cung cấp khoảng 50% nhu cầu về thiết bị chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản.

- Chế tạo và cung cấp khoảng 50% nhu cầu về thiết bị xử lý môi trường, xử lý nước thải đối với chế biến thủy sản và trên 50% đối với nuôi trồng thủy sản.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ SẢN PHẨM CƠ KHÍ CHUYÊN NGÀNH

1. Cơ khí chế tạo

a) Phục vụ khai thác thủy sản

- Chế tạo các thiết bị thủy lực dùng trong khai thác, thiết bị trên boong; chế tạo các loại phụ kiện tàu cá, các thiết bị trích lực từ máy chính; chế tạo các loại máy sản xuất dây, lưới, sợi, phụ tùng ngư cụ và trang thiết bị cứu sinh.

- Nghiên cứu đưa nhanh công nghệ xử lý gỗ để nâng cao chất lượng cơ – lý tính nhằm thay thế nhóm gỗ có chất lượng cao (sao, lim, bằng lăng v.v.) trong công nghệ chế tạo tàu vỏ gỗ. Phấn đấu thay thế tàu cá vỏ gỗ bằng vật liệu tổng hợp (composite, sợi, thủy tinh v.v.) nhằm mục đích hiện đại hoá tàu đánh cá xa bờ và hạn chế sử dụng gỗ đóng tàu.

b) Phục vụ nuôi trồng thủy sản

Chế tạo các loại lồng, bè theo phương thức công nghiệp bằng các loại vật liệu gỗ, nhựa, composite…, các loại bơm thường, bơm đặc chủng, các loại thiết bị sục khí làm giàu ôxy trong môi trường nước, thiết bị nâng hạ nhiệt. Đặc biệt, nghiên cứu chế tạo thiết bị đồng bộ để phục vụ cho nuôi công nghiệp cao sản với chu trình kín, các thiết bị sản xuất thức ăn tôm cá công nghiệp có công suất nhỏ, các thiết bị nuôi trồng trên biển.

Tổ chức dây chuyền lắp ráp các cụm động cơ xăng và diezel cỡ nhỏ phục vụ cho bơm nước, phát điện, phát lạnh và sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

c) Phục vụ bảo quản và chế biến thủy sản

Chế tạo được các máy chế biến, thiết bị tuyển chọn tôm cá; thiết bị đóng gói, bao bì, bao bì cao cấp cho sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng; thiết bị hấp sấy, hệ thống thiết bị đông lạnh có công suất vừa và nhỏ, các loại kho bảo quản và thiết bị vận tải lạnh.

2. Cơ khí sửa chữa và dịch vụ hậu cần kỹ thuật

a) Phục vụ khai thác thủy sản

Thành lập 03 trung tâm cơ khí thủy sản (trên cơ sở nâng cấp các cơ sở hiện có) và mạng lưới hệ thống các trạm bảo dưỡng, bảo hành thực hiện việc đại tu, trung tu và bảo dưỡng tiểu tu tàu cá tại các tỉnh ven biển, đồng thời thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, quản lý chất lượng các sản phẩm cơ khí thủy sản.

b) Phục vụ chế biến và nuôi trồng

Hệ thống các cơ sở bảo dưỡng, bảo hành thuộc 03 Trung tâm cơ khí thủy sản, 01 Trung tâm cơ điện lạnh nhằm đáp ứng nhu cầu sửa chữa và tân trang các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong chế biến và nuôi trồng thủy sản. Phát triển các cơ sở tân trang, sửa chữa máy nén lạnh, lắp ráp các hệ thống lạnh của tư nhân để hình thành mạng lưới dịch vụ sâu rộng hơn ở các tỉnh ven biển.

IV. Một số giải pháp chủ yếu

1. Về thị trường

- Thực hiện tốt Luật Sở hữu trí tuệ, bảo hộ quyền phát minh sáng chế, lixăng, thiết kế công nghiệp.

- Chủ động tham gia và tổ chức các hội chợ triển lãm, chợ thiết bị công nghệ. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền bá về sản phẩm mới trên phương tiện thông tin chuyển ngành và đại chúng trong và ngoài nước.

- Nhà nước hỗ trợ các hoạt động tìm kiến và xúc tiến mở rộng thị trường cơ khí thủy sản trong nước và xuất khẩu.

- Gắn hoạt động nghiên cứu chế tạo, cải tiến thiết bị, công nghệ với sản xuất thực tiễn; tạo cơ chế thuận lợi để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ cơ khí thủy sản.

2. Về đầu tư

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế trong nước đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất và dịch vụ cơ khí thủy sản

- Được vay vốn theo Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ đối với các dự án chế tạo các sản phẩm cơ khí thủy sản trọng điểm.

- Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng, kỹ thuật đối với 03 Trung tâm cơ khí thủy sản tại 03 miền (Bắc, Trung, Nam) khi có dự án được phê duyệt.

3. Về Khoa học và Công nghệ

- Đối với các sản phẩm cơ khí thủy sản trọng điểm, Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ việc mua li-xăng thiết kế mốt số công nghệ mới, hiện đại phục vụ cho sản xuất các trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản trên biển, nuôi công nghiệp, đóng tàu bằng vật liệu mới, sản xuất các trang thiết bị trên tàu khai thác hải sản; trang thiết bị, máy móc phục vụ bảo quản, chế biến thủy sản.

- Thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển trên cơ sở các cơ quan nghiên cứu cơ khí thủy sản hiện có nhằm gắn kết giữa nghiên cứu với sản xuất, giữa nhà khoa học với doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất. Tăng cường công tác thông khoa học, công nghệ và cơ khí thủy sản.

- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu cơ khí thủy sản, nhất là về nghiên cứu ứng dụng trong sản xuất nghề cá.

4. Về đào tạo nguồn nhân lực

- Tập trung đào tạo để bổ sung cán bộ đầu ngành về cơ khí thủy sản, đồng thời có kế hoạch đào tạo lại và đào tạo nâng cao đối với cán bộ hiện có.

- Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ đào tạo tại các trường có đào tạo thủy sản và các tổng công ty thuộc ngành theo các chương trình, dự án được phê duyệt.

- Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với nước ngoài để tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ cho công tác đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật.

- Đổi mới giáo trình đào tạo theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cơ khí gắn với điện - điện tử - tin học trong các cơ sở đào tạo.

- Đẩy mạnh hoạt động khuyến ngư theo hướng cơ khí hoá, tự động hoá một số khâu thao tác, sản xuất trong khai thác, nuôi trồng và bảo quản, chế biến sản phẩm thủy sản.

Điều 2: Tổ chức thực hiện

- Bộ Thủy sản chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai thựchiện Chương trình phát triển Cơ khí thủy sản đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

- Vụ Kế hoạch Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Kế hoạch, lộ trình thực hiện các đề án xây dựng, sửa chữa, sáp nhập ác cơ sở cơ khí, sửa chữa tàu thuyền hiện có của ngành. Đề xuất giải pháp và cơ chế quản lý tài chính phù hợp để thu hút các nguồn lực xã hội tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực cơ khí thủy sản.

- Vụ Khoa học Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu cho Bộ trưởng nội dung, quy mô, phương pháp thực hiện các đề án nghiên cứu, phát triển ngành cơ khí thủy sản.

- Thành lập Hội Cơ khí thủy sản, là thành viên của Hội Cơ khí Việt Nạm để có đầy đủ điều kiện tham gia, hợp tác với Hiệp hội Cơ khí ASEAN nhằm tăng cường sự tiếp xúc và tìm kiếm các đối tác cũng như về thị trường cho các sản phẩm cơ khí thủy sản.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4: Chánh văn phòng, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra, các đơn vị thuộc Bộ Thủy sản, Giám đốc Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có quản lý thủy sản) các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



 
Nguyễn Việt Thắng

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 33/2005/QĐ-BTS ngày 23/12/2005 phê duyệt Chương trình phát triển cơ khí ngành thủy sản đến năm 2010 - định hướng đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.325

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.72.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!