BỘ
LÂM NGHIỆP
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
15-LS/CNR
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 7 năm 1989
|
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHẾ RỪNG ĐƠN GIẢN CHO
CÁC LÂM TRƯỜNG
Chương trình điều chế rừng, một
trong bốn chương trình mục tiêu của ngành Lâm nghiệp đã khởi động và hoàn thành
được những công việc quan trọng của giai đoạn xây dựng các tiền đề điều chế:
Phân công phân cấp quản lý rừng, phân chia 3 loại rừng, ban hành các qui chế sử
dụng rừng, quy phạm kỹ thuật lâm sinh ...
Giai đoạn tiếp theo là xây dựng
cho mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh rừng một phương án điều chế rừng chính thức,
nhưng công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí.
Để khắc phục khó khăn trên, Bộ
ban hành bản quy định xây dựng phương án điều chế rừng đơn giản để các lâm trường
có thể tự xây dựng và nhanh chóng có một phương án tổ chức rừng đảm bảo được
nguyên tắc cao nhất là sản xuất lâu dài, liên tục trên cơ sở ổn định vốn rừng,
sử dụng hợp lý tài nguyên, có lịch tác nghiệp cụ thể, dễ điều hành, dễ thực
thi.
Các đơn vị chuyên trách điều tra
qui hoạch rừng ở các vùng huy động khả năng thực hiện các bước công việc đặc
thù (đồ bản, phân chia ranh giới, cung cấp tư liệu) giúp các lâm trường xây dựng
nhanh phương án điều chế rừng đơn giản
Các lâm trường tập trung làm dứt
điểm trong năm 1989-90 để từ 1991 tất cả các kế hoạch tác nghiệp lâm sinh được
xây dụng, duyệt và kiểm tra đều căn cứ vào phương án điều chế rừng đơn giản của
mỗi đơn vị.
BẢN QUI ĐỊNH XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHẾ RỪNG ĐƠN GIẢN
Chương 1:
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
1. Phương án điều chế rừng đơn
giản quy định trong văn bản này chỉ xây dựng được trên 1 tiền đề đã hoàn chỉnh,
đó là:
1.1. Các bước thủ tục phân công
cấp quản lý rừng từ tỉnh đến huyện đã thực hiện xong.
1.2. Các lâm trường đã được giao
rừng để làm chủ và tổ chức sản xuất kinh doanh gọn trong một số tiền khu đã giải
thửa.
2. Văn bản này qui định những biện
pháp đơn giản để các lâm trường, với tài liệu sẵn có, với cán bộ kỹ thuật của
mình, và một ít chi phí tài chính, lao động, có thể tự xây dựng phương án điều
chế cho đơn vị mình.
3. Bản phương án xây dựng nhằm đảm
bảo đựoc các mục đích sau:
3.1. Làm cơ sở cho việc quản lý
kinh doanh lâu dài, và liên tục trên toàn địa bàn.
3.2. Vạch ra đựoc một chương
trình hoạt động cho một chu kỳ hoặc một luân kỳ kinh doanh.
3.3 Vạch ra chương trình tác
nghiệp cho một giai đoạn 5 hoặc 10 năm.
3.4. Làm căn cứ để xây dựng kế
hoạch sản xuất hàng năm.
3.5. Phương án do giám đốc và
cán bộ kỹ thuật của lâm trường tự xây dựng không cầu toàn, không tốn kém, chủ yếu
dựa vào tài liệu và những quy luật khoa học đã biết và những thông tin khoa học
kỹ thuật sẵn có.
3.6. Độ chính xác của phương án
không yêu cầu cao nhưng phải đề xuất được phương hướng đúng, các giải pháp thực
thi có hiệu quả. Phương án sẽ được hoàn chỉnh dần trong quá trình sản xuất cho
đến khi xây dựng được phương án chính thức.
4. Kế hoạch hàng năm được xây dựng
trên cơ sở phương án điều chế và khi thực thi, phải tiến hành thiết kế cụ thể
(thiết kế sản xuất).
Chương 2:
THU THẬP TÀI LIỆU CƠ BẢN
Mục I. Để phục vụ
cho xây dựng phương án điều chế sơ bộ cho một lâm trường, cần có ít nhất những
tài liệu cơ bản sau đây:
1. Bản đồ:
1.1. Tỷ lệ của bản đồ nền nhỏ nhất
là: 1: 25.000
1.2. Bản đồ thể hiện được vị trí
địa lý, ranh giới hành chính, hệ thống đường, sông suối chính, các khu dân cư
và phản ảnh được địa hình.
1.3. Bản đồ thê hiện được hiện
trạng rừng và đất đai.
2. Tài nguyên:
2.1. Số liệu diện tích đã qui hoạch
cho các loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trong địa bàn.
2.2. Số liệu phân bổ đất đai:
Các loại đất rừng, đất sản xuất nông nghiệp (ruộng nước, vườn, nương rẫy, sông
hồ).
2.3. Số liệu diện tích và trữ lượng
sản lượng các loại rừng phân theo đối tượng.
- Làm giàu
- Nuôi dưỡng
- Khai thác tái sinh
- Đất dành để trồng rừng
- Bảo vệ và khoanh nuôi phục hồi
2.4. Tình hình hiện tại và khả
năng kinh doanh cây, con đặc sản.
3. Một số quy luật lâm sinh và
những thông số cơ bản về:
3.1. Tăng trưởng quần thể.
3.2. Cấu trúc định hướng (đồng
tuổi hay khác tuổi, hạt hay chồi, chặt chọn hay chặt trắng).
3.3. Khả năng tái sinh tự nhiên.
3.4. Khả năng và kinh nghiệm về
trồng rừng và làm giàu rừng.
4. Một số tình hình về kinh tế
xã hội:
4.1. Dân số và lao động tại chỗ.
4.2. Trình độ phát triển xã hội
(giao thông, văn hoá giáo dục).
4.3. Tập quán canh tác lâm nghiệp,
nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, làm vườn.
4.4. Các chủ trương phát triển,
đầu tư và tiềm năng mở mang sản xuất nông lâm công nghiệp của Nhà nước các cấp
đối với điạ bàn.
Mục 2: Phương
pháp thu thập, không đặt thành một bước công tác mang tính chất một bước điều
tra mà sử dụng triệt để những tài liệu, thành quả đã có kể cả những kết quả qua
nghiên cứu thăm dò hoặc áp dụng trên một vùng rộng lớn.
1. Thu thập tài liệu:
1.1. Phần 1, 2 mục 1 có thể khai
thác từ các văn bản chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh, quy hoạch lâm nghiệp
huyện, các bộ tài liệu phân công phân cấp quản lý rừng ở Tỉnh và Huyện về bản đồ,
để tiêu chuẩn hoá, có thể đặt hàng với các đoàn điều tra quy hoạch rừng chuyên
nghiệp cung cấp.
1.2. Phần 3 mục 1 có thể khác
thác các báo cáo khoa học và các kết quả nghiên cứu của các trạm trại nghiên cứu
lâm sinh Trung ương và địa phương đóng trong vùng.
1.3. Phần 4 mục 1 có thể khai
thác từ các phương án quy hoạch kinh tế xã hội, hoặc tiến hành một số lần tiếp
xúc với chính quyền địa phương và quần chúng.
2. Sơ thám điều chỉnh tài liệu:
Tổ chức một chuyến đi sơ thám để
có nhận thức khái quát về tự nhiên và tài nguyên của khu vực, đồng thời xem xét
lại giữa hiện trạng tự nhiên và bản đồ, tài liệu để:
2.1. Xác định, điều chỉnh ranh
giới lâm trường tiểu khu vị trí của mốc, biên giữa bản đồ với thực địa.
2.2. Thẩm tra lại tài nguyên bằng
mục trắc hoặc nếu có điều kiện, bằng một số điểm quay bitterlic hoặc ở tiêu chuẩn
điển hình tại một số khoảnh đại diện có rừng thuộc đối tượng nêu tại 2.3 (mục
1).
2.3. Đánh giá tiềm năng của đất
trồng rừng và nơi đất trống, đồi núi trọc qua các phẫu diện tự nhiên và thực bì
để dự kiến các loại cây trồng cho trồng rừng và các giải pháp lâm sinh.
2.4. Hình thành ý định thứ tự mở
mang, đặc biệt 5 năm đầu, bố trí mạng lưới đường trục, các cụm chế biến, dân
cư, năng lượng, vùng sản xuất nông nghiệp tập trung.
Chương 3:
XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU SẢN
XUẤT KINH DOANH
Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
bao gồm các chỉ tiêu về khai thác, nuôi dưỡng, làm giàu, trồng rừng, sản xuất
nông lâm kết hợp và các chỉ tiêu kinh tế xã hội nghề rừng.
Để xác định được các chỉ tiêu
nói trên cần dựa vào tài liệu thu thập trong Chương II, xác định cụ thể diện
tích rừng và đất rừng cho từng đối tượng tác động. Đó là:
- Diện tích rừng có khả năng
khai thác
- Diện tích rừng có khả năng cần
làm giàu
- Diện tích rừng có khả năng cần
khoanh nuôi bảo vệ
- Diện tích rừng có khả năng và
đất trống cần trồng lại rừng
- Diện tích rừng có khả năng sản
xuất nông nghiệp
Mục 1: Các chỉ
tiêu về khai thác.
1. Đối với rừng đồng tuổi hoặc rừng
khác tuổi nhưng thế hệ tương lai dự kiến tái tạo lại thành rừng đồng tuổi.
1.1. Xác định chu kỳ:
Chu kỳ là chỉ tiêu áp dụng đối với
rừng đồng tuổi hoặc khác tuổi trong các chu kỳ sau. Chu kỳ là thời gian trong
đó toàn bộ rừng của một đơn vị điều chế được khai thác tương ứng với số năm để
lâm phần của thế hệ mới có thể đạt đến tuổi khai thác. Chu kỳ được xác định bằng,
lớn hơn hoặc nhỏ hơn tuổi thành thục công nghệ, sao cho qua khai thác, đảm bảo
những điều kiện lâm sinh và kinh tế có lợi nhất. Trường hợp diện tích rừng quá
ít, lại cần tạo vốn ban đầu để sớm xây dựng lại rừng bằng trồng cây đặc sản hoặc
nông lâm kết hợp đạt hiệu quả cao hơn thì có thể rút ngắn chu kỳ xuống bằng thời
gian khi cây đặc sản và nông lâm kết hợp cho sản phẩm ổn định.
1.2. Xác định lượng khai thác.
Lượng khai thác theo thể tích được tính theo công thức:
Lv
=
Z = tổng trữ lượng rừng
r = chu kỳ
Lượng khai thác hàng năm theo diện
tích LS được xác định bằng tổng diện tích rừng S chia cho chu kỳ r.
Lv
=
Trong trường hợp diện tích rừng
quá ít, cần đẩy nhanh tốc độ khai thác hoặc chuyển sang kinh doanh cây công
nghiệp, đặc sản, thì lượng khai thác theo diện tích và trữ lượng chính bằng tổng
diện tích rừng và tổng trữ lượng chia cho số năm định hình các loài cây nói
trên (Cây công nghiệp, cây đặc sản).
1.3. Chia chu kỳ thành các giai
đoạn 5 năm, dự kiến các tiểu khu sẽ khai thác trong các giai đoạn và xác định
khu vực bao gồm các tiểu khu, khoảnh, lô sẽ khai thác trong giai đoạn đầu. Lập
kế hoạch cụ thể về tiến trình khai thác mở mang từng năm của giai đoạn này
trong đó chỉ ra địa điểm, khối lượng, thời gian khai thác. Tất cả việc bố trí kế
hoạch giai đoạn này phải được thể hiện trên bản đồ và bảng biểu.
2. Đối với rừng khai thác chọn.
2.1. Xác định luân kỳ:
Luân kỳ là khái niệm áp dụng đối
với rừng chặt chọn để chỉ thời gian sau đó người ta trở lại khai thác trên
chính diện tích rừng ấy. Nó chính bằng thời gian cần thiết để nuôi dưỡng rừng đạt
sản lượng và trữ lượng bằng hoặc lớn hơn lần khai thác trước.
Đối với nơi đất tốt nếu sau khai
thác không còn, hoặc còn rất ít cây trên 1 đơn vị diện tích có đường kính lớn
hơn đường kính tối thiểu khai thác thì chấp nhận luân kỳ 20 năm.
Nếu sau khai thác chỉ còn ít cây
cần đường kính tối thiểu khai thác, nhiều cây có đường kính cách xa đường kính
tối thiểu khai thác đến 2-3cm thì chấp nhận luân kỳ 25 năm.
Đối với nơi đất xấu luân kỳ sẽ
được tính tăng thêm 5 năm.
Việc xác định đường bộ khai thác
dựa theo quy phạm lâm sinh (Điều 17, 20, 46).
2.2. Chia luân kỳ thành các giai
đoạn 5 năm. Dự kiến các diện tích rừng có khả năng đưa vào khai thác từ giai đoạn
thứ 1 đến giai đoạn thứ 5.
2.3. Tính toán lượng khai thác:
2.3.1. Nếu diện tích rừng phân bố
gần đủ cho các giai đoạn nghĩa là diện tích rừng giầu, trung bình tương ứng với
rừng nghèo và rừng non hoặc diện tích rừng giàu lớn hơn nhiều so với hai loại rừng
kia thì tính toán lượng khai thác theo 2 cách sau:
2.3.1.1. + Chia đều diện tích
cho luân kỳ.
s
=
+ Dự kiến sản lượng có thể lấy
được trên 1 ha = L
+ Nhân diện tích khai thác hàng
năm S với sản lượng 1 ta được lượng khai thác hàng năm.
2.3.1.2. Lấy tổng trữ lượng nhân
với tỷ lệ tăng trưởng ta được sản lượng theo cây đứng hàng năm.
2.3.2. Nếu diện tích rừng phân bố
không đều để khai thác cho các giai đoạn có sự thiếu hụt ở một giai đoạn nào đó
nghĩa là rừng có khả năng khai thác quá ít, trong khi rừng nghèo và non quá nhiều,
đòi hỏi phải nuôi dưỡng lâu mới khai thác được, có hai cách giải quyết cần lựa
chọn.
2.3.2.1. Nếu chỉ cần khai thác
ít gỗ vẫn có đủ vốn nhờ sản xuất nông lâm kết hợp tận thu lâm sản, đặc sản, thì
có thể chia toàn bộ diện tích rừng có khả năng khai thác cho giai đoạn chờ đợi
để nuôi dưỡng các diện tích rừng nghèo và rừng non phục hồi đạt đến khả năng
khai thác.
2.3.2.2. Tuy nhiên, phổ biến các
cơ sở lâm nghiệp đều cần vốn ban đầu để xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, định hình nhanh cơ sở sản xuất và đời sống xã hội.
Hơn nữa, việc kéo dài thời gian khai thác với lượng sản phẩm quá nhỏ sẽ ảnh hưởng
tới tổ chức sản xuất công nghiệp rừng. Trường hợp này chia diện tích rừng có khả
năng khai thác cho số năm dự kiến khai thác hết số rừng nói trên. Nhân diện
tích hàng năm tính được này với sản lượng dự kiến. Sau khi khai thác hết rừng đạt
tiêu chuẩn khai thác, sẽ có một số năm chờ đợi, không có diện tích và sản lượng
khai thác chính, do vậy cần có phương án tận dụng trong nuôi dưỡng, làm giàu rừng
để giải quyết nhu cầu gỗ.
2.4. Dựa vào khả năng, mở mang
và mức độ thành thục của rừng, dự kiến khu vực tương ứng đến tiểu khu sẽ khai
thác trong các giai đoạn. Riêng khu vực khai thác trong 5 năm đầu phải dự kiến
đến khoảnh và cụ thể hoá đến từng năm, dự kiến diện tích, sản lượng. Tất cả kế
hoạch này phải được thể hiện trên bản đồ và trên bảng biểu thống kê.
Mục 2: Các chỉ
tiêu nuôi dưỡng, làm giàu và trồng rừng.
1. Diện tích rừng cần nuôi dưỡng
theo tiêu chuẩn của quy phạm lâm sinh được phân chia sơ bộ làm 3 loại.
1.1. Loại I: Diện tích rừng
nghèo có khả năng khai thác trong vòng 8 -12 năm tới đối với gỗ lớn và 4-5 năm
đối với gỗ nhỏ, không cần chặt nuôi dưỡng.
1.2. Loại II: Diện tích sẽ khai
thác trong giai đoạn III - S1 sẽ tiến hành nuôi dưỡng 1 lần.
1.3. Loại III: Diện tích sẽ khai
thác trong giai đoạn IV hoặc thứ V Sư2 sẽ nuôi dưỡng 2 lần.
Diện tích cần tác động hàng năm
tính theo công thức sau:
S
nuôi dưỡng năm =
2. Diện tích rừng cần làm giàu
cho toàn lâm trường được xác định theo đúng Điều 8 của quy phạm lâm sinh (tạm
thời).
Tuỳ theo khối lượng, khả năng vốn,
vật tư kỹ thuật của lâm trường mà toàn bộ diện tích này cần tiến hành trong một
giai đoạn 25-35 năm. Chia toàn bộ diện tích cho số năm nói trên, ta được diện
tích tác động hàng năm.
3. Toàn bộ diện tích cần trồng rừng
được xác định theo Điều 9 của quy phạm lâm sinh (tạm thời).
Dựa vào đặc điểm đất đai và đặc
tính các loài cây trồng, xác định khối lượng diện tích cho từng loại cây trồng
Si.
Xác định chu kỳ kinh doanh cho từng
loại cây trồng.
Lấy diện tích trồng của từng loại
cây chia cho chu kỳ và tổng hợp lại, ta được diện tích cần trồng hàng năm.
ST.R/năm=
S
Đối với diện tích trồng cây gỗ lớn,
chu kỳ dài ở nơi có khả năng tiêu thụ gỗ nhỏ, có điều kiện vốn, vật tư, cần tận
dụng đất chưa trồng cây gỗ lớn để trồng 1,2 hoặc 3 chu kỳ cây gỗ nhỏ nhằm tạo vốn,
sớm đưa đất vào sản xuất.
Biện pháp tốt nhất là trồng cây
chu kỳ dài với mật độ trồng bằng 1 đến 2 lần mật độ cuối cùng (400-800 cây) xen
với cây chu kỳ ngắn theo mật độ thích hợp để tận dụng không gian dinh dưỡng.
Trong trường hợp như vậy, tuỳ
theo khả năng và phương thức trồng mà tính diện tích tác động hàng năm tương ứng.
Mục 3: Các chỉ
tiêu sản xuất nông nghiệp và nông-lâm kết hợp.
Dựa vào khả năng đất đai có thể
phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản cũng như khả năng mở mang dân sinh
kinh tế xã hội, đầu tư lao động, tài chính để xây dựng một kế hoạch cụ thể về
phát triển nông nghiệp, thuỷ sản... bao gồm:
1. Tận dụng tối đa khả năng đất
và nước để thiết lập các khu canh tác nông nghiệp chuyên sản xuất cây lương thực
(ruộng nước, ruộng cạn, nương rẫy, luân canh).
2. Tính toán khả năng trồng xen
các cây lương thực, cây nông nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày, cây đặc sản
trong các diện tích cải tạo, trồng rừng mới.
3. Dự tính khả năng phát triển
các đàn gia súc, ao hồ nuôi trồng thuỷ sản:
Mục 4: Bố trí
các điểm chế biến nhỏ và sản xuất thủ công nghiệp.
Căn cứ khối lượng gỗ, lâm sản,
lâm sản thu hoạch hằng năm, nguồn năng lượng, vốn, nhân lực mà bố trí các điểm
chế biến nhỏ sản xuất bán thành phẩm hoặc tăng giá trị sản phẩm giải quyết việc
làm cho lao động tại chỗ và đẩy nhanh tốc độ hình thành các tụ điểm dân cư, các
trung tâm kinh tế.
Chương 4:
XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CHO ĐƠN VỊ ĐIỀU CHẾ
Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh
của phương án điều chế chỉ thực hiện được và đạt tới mục tiêu kinh doanh khi có
được điều kiện kinh tế xã hội cấp tiến phù hợp. Mặt khác mục tiêu cuối cùng của
kinh doanh lâm nghiệp cũng là xây dựng được một xã hội nghề rừng có đời sống
kinh tế, văn hoá ngày càng cao cho người lao động và cư dân tại chỗ.
1. Xây dựng các chỉ tiêu phát
triển kinh tế xã hội căn cứ vào những tiền đề và dữ kiện sau đây:
1.1. Các quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, huyện, xã sở tại. Người lao động được làm chủ
cụ thể một số tài nguyên, đất đai để sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch của lâm
trường và có trách nhiệm, nghĩa vụ về tuân thủ luật pháp và về kinh tế đối với
cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý sản xuất kinh doanh.
1.2. Khối lượng công việc của
các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh Lâm-Nông-Công nghiệp.
1.3. Tình hình dân sinh kinh tế
và dự báo tiến bộ khoa học kỹ thuật, dự báo thương mại... có liên quan tới tài
nguyên, đất đai, khí hậu, cư dân của khu điều chế.
2. Các chỉ tiêu kinh tế xã hội
chính cần xác định là:
2.1. Xác định mặt bằng quản lý rừng
và quản lý sản xuất
2.1.1. Số lượng các phân trường,
cụm tiểu khu với ranh giới rõ ràng, diện tích phù hợp với trình độ quản lý và tổ
chức sản xuất, gắn bó hợp lý với các đơn vị quản lý hành chính tương đương (các
xã, thôn, bản làng, bộ tộc...)
2.1.2. Số lượng và vị trí các điểm
dân cư, quy hoạch các cụm kinh tế, dịch vụ, trung tâm văn hóa (chợ, bệnh viện,
trường học).
2.1.3. Xác định mạng lưới đường
trục hợp lý cho vận chuyển sản phẩm và xây dựng kinh tế, quốc phòng.
2.2. Tổ chức các đơn vị sản xuất:
2.2.1. Tiến tới chuyển hóa các
lâm trường cũ và xây dựng các lâm trường mới theo hình thức quản lý phù hợp
trong tình hình hiện nay với những đặc điểm sau:
- Lâm trường chỉ có bộ khung quản
lý rừng (từ lâm trường đến tiểu khu) và cán bộ kinh tế kỹ thuật làm nhiệm vụ tổ
chức, hướng dẫn, dịch vụ sản xuất lâm, nông, công nghiệp.
- Lâm trường gắn với một đơn vị
hành chính Nhà nước (một xã hoặc một vài xã) để hình thành mối quan hệ: cơ quan
Nhà nước trên địa bàn làm chức năng quản lý Nhà nước, trong phạm vi lãnh thổ,
lâm trường tổ chức sản xuất và phối hợp chăm lo đời sống, xây dựng kinh tế xã hội
nghề rừng.
2.2.2. Tổ chức các trung tâm chế
biến lâm - nông sản, các trạm dịch vụ sản xuất, các cơ sở thủ công nghiệp.
2.2.3. Bố trí các hộ gia đình
(đơn vị sản xuất nhỏ) làm chủ cụ thể một diện tích đất và rừng nhất định căn cứ
trên quỹ đất đai và tài nguyên, phù hợp với vị trí các cụm dân cư, các trung
tâm kinh tế, văn hóa.
2.3. Xác định các nguyên tắc quản
lý và tổ chức sản xuất.
2.3.1. Xác định mối quan hệ giữa
chính quyền Nhà nước các cấp với lâm trường, phân trường, tiểu khu.
2.3.2. Xác định mối quan hệ giữa
lâm trường, phân trường, tiểu khu với người lao động (các hộ gia đình, tiểu chủ)
thể hiện thông qua trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi vật chất kinh tế.
2.3.3. Xác định tỷ lệ trong cơ cấu
Nông Lâm kết hợp
Chương 5:
KẾ HOẠCH HÓA PHƯƠNG ÁN
ĐIỀU CHẾ RỪNG
Các chỉ tiêu nêu trong các
chương 3 và 4 cần phải được định lượng và định vị cụ thể (trên bản đồ và thực địa)
thành một chương trình tác nghiệp khép kín theo trình tự thời gian trong một
chu kỳ điều chế. Chương trình tác nghiệp thể hiện khái quát trình tự mở mang
toàn khu điều chế, cho ý niệm về quá trình định hình và vạch ra sơ đồ toàn cảnh
việc sắp xếp tổ chức lại rừng về sinh vật học và về công nghệ, về sản xuất Nông
Lâm Công nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở. Trong phần 5 năm đầu phải hình thành
các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của lâm trường. Kế hoạch này được xây dựng trên
cơ sở các kế hoạch chi tiết sau:
1. Kế hoạch hàng năm về tác nghiệp
lâm sinh (khai thác, làm giầu, cải tạo, trồng rừng) thể hiện bằng khối lượng sản
phẩm, khối lượng công việc (ha, công) và tới từng địa chỉ cụ thể (diện tích từng
khoảnh).
2. Kế hoạch sản xuất nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi) và sản xuất Nông Lâm kết hợp.
3. Kế hoạch lao động (sử dụng tại
chỗ, điều chỉnh, thu hút thêm từ nơi khác đến), tỷ lệ lao động sử dụng giữa
nông lâm.
4. Kế hoạch tài chính và vật tư,
tiêu thụ sản phẩm.
5. Kế hoạch phát triển các công
trình công cộng, xây dựng hạ tầng cơ sở.
Kế hoạch sản xuất hàng năm thể
hiện được đầy đủ khối lượng công việc (tấn sản phẩm, ha rừng tác động, công lao
động...) và vị trí tác động tới địa chỉ từng khoảnh, tuân thủ sự ổn định về mặt
lâm sinh của phương án điều chế đồng thời phải thực sự là một kế hoạch có đầy đủ
khả năng thực hiện và cụ thể đến mức trả lời được những câu hỏi của người thực
hiện: khi nào? làm gì? ở đâu? bao nhiêu ?
Tại các tiểu khu dựa vào tác động
trong năm kế hoạch, phải xác minh lại rừng, phân chia thành các khoảnh và lô
kinh doanh, thiết kế sản xuất cho từng khâu công việc, từ đó mới xây dựng được
các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất hàng năm cụ thể.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Văn bản này áp dụng cho những
lâm trường đã hoặc sẽ thành lập nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng phương án điều
chế rừng hoàn chỉnh. Nếu có điều kiện xây dựng phương án điều chế rừng hoàn chỉnh
thì không cần thiết thực hiện bước công việc này.
2. Những lâm trường đã xây dựng
và được duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật vẫn cần thiết và phải xác minh lại
tài nguyên, đất đai trên các diện tích sẽ tác động trong vòng 5 năm tới để xây
dựng thành một kế hoạch tác nghiệp được quy định trong văn bản này tại:
Chương 3: Mục1, Điểm (1.3),
(2.2), (2.4)
Chương 4: Điểm (2.2), (2.3) và
Chương 5.
3. Phương án điều chế rừng đơn
giản của lâm trường sau khi xây dựng phải được cấp quản lý trực tiếp phê duyệt
bằng văn bản. Thời gian từ lúc trình đến khi phê duyệt không quá 15 ngày.
Hồ sơ phương án điều chế rừng
đơn giản (phương án, biểu đồ, phụ biểu, kế hoạch tác nghiệp) được nhân bản với
số lượng phù hợp với yêu cầu quản lý và thực hiện.
4. Trong thời gian chưa có luận
chứng kinh tế kỹ thuật phương án điều chế rừng đơn giản là văn bản chính thức để
xây dựng kế hoạch hàng năm và xác định mức độ đầu tư cho các công trình xây dựng
cơ bản lâm sinh.