BỘ
BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 1091/BBCVT-VT
V/v qui định và hướng dẫn triển khai cung cấp
dịch vụ Điện thoại Internet.
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2003
|
Kính
gửi: Các doanh nghiệp viễn thông, Internet.
Ngày 27 tháng 6 năm 2003, Bộ trưởng
Bộ Bưu chính, Viễn thông đã có quyết định số 476/QĐ-BBCVT về việc cho phép triển
khai dịch vụ điện thoại Internet (Internet Telephony) loại hình PC-to-PC trong
nước và quốc tế và loại hình PC-to-Phone chiều đi quốc tế đồng thời cho phép
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông (OSP) được
triển khai cung cấp dịch vụ này cho công cộng kể từ ngày 01/7/2003.
Dịch vụ điện thoại trên Internet
là một dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông, cho phép sử dụng Internet để
truyền các cuộc liên lạc điện thoại. Dịch vụ điện thoại Internet cho phép người
sử dụng dịch vụ viễn thông tăng thêm sự lựa chọn dịch vụ điện thoại giá rẻ đồng
thời thúc đẩy phát triển ứng dụng Internet trong các hoạt động kinh tế xã hội.
Dịch vụ điện thoại Internet cũng tăng thêm cơ hội và điều kiện phát triển kinh
doanh cho các doanh nghiệp Internet và góp phần chống kinh doanh trái phép dịch
vụ này tại Việt Nam. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ điện thoại Internet
nhìn chung chưa ổn định và chưa đảm bảo được yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng
so với dịch vụ từ dịch vụ điện thoại truyền thống sang dịch vụ điện thoại
Internet thì ngoài việc ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông
và việc phát triển mạng lưới viễn thông quốc gia, dịch vụ điện thoại Internet
còn làm giảm chất lượng của dịch vụ điện thoại nói chung, nhất là đối với những
dịch vụ đòi hỏi chất lượng cao như fax, truyền số liệu trong băng thoại,... và
do đó ảnh hưởng dến quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông.
Bộ Bưu chính, Viễn thông xác định
việc triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại trên Internet cần được mở ra từng
bước, đảm bảo có sự quản lý của Nhà nước nhằm phát huy ưu điểm của dịch vụ mới
đồng thời khắc phục những những nhược điểm của dịch vụ này.
Bộ Bưu chính, Viễn thông hướng dẫn
để các doanh nghiệp triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại Internet theo các
qui định sau:
1 - Loại hình dịch vụ: Dịch vụ
Điện thoại Internet bao gồm 04 hình thức: PC-to-PC, PC-to-Phone, Phone-to-PC và
Phone-to-Phone, trong đó:
a) "PC" được hiểu là
01 máy tính cá nhân có bao gồm thiết bị modem, loa và microphone hoặc các thiết
bị tương đương cho phép người sử dụng truy nhập vào Internet thông qua hệ thống
thiết bị của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP), trước
khi tiến hành cuộc điện thoại Internet;
b) "Phone" được hiểu
là một máy điện thoại thông thường trao đổi tín hiệu tương tự với mạng điện thoại
chuyển mạch công cộng (PSTN).
Bộ Bưu chính, Viễn thông xếp
hình thức điện thoại Internet loại hình "PC-to-PC" trong nước và quốc
tế (cả hai chiều đi và đến) và loại hình "PC-to-Phone" chiều đi quốc
tế vào danh mục dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng. Dịch vụ này cho phép người
sử dụng dịch vụ Internet ở Việt Nam sau khi truy nhập vào Internet (PC) được gọi
đến một người sử dụng Internet khác đang truy nhập vào Internet ở bất cứ nơi
nào trên thế giới (PC) hoặc gọi đến bất cứ máy điện thoại nào ở nước ngoài
(Phone chiều đi quốc tế).
Bộ Bưu chính, Viễn thông chưa
cho phép cung cấp các hình thức khác của dịch vụ điện thoại trên Internet.
2 - Đối tượng doanh nghiệp:
Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ điện thoại trên Internet nêu tại mục 1 trên
đây cho công cộng bao gồm các doanh nghiệp đã được Tổng cục Bưu điện trước đây
hoặc Bộ Bưu chính, Viễn thông hiện nay cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ ứng dụng
Internet trong viễn thông (OSP). Doanh nghiệp OSP được phép cung cấp dịch vụ điện
thoại Internet loại hình PC-to-PC trong nước và quốc tế và loại hình
PC-to-Phone chiều đi quốc tế cho công cộng theo đúng thời hạn và các qui định
ghi trong giấy phép OSP đã cấp cho doanh nghiệp và theo các qui định tại công
văn này. Như vậy, việc triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại trên Internet nêu
tại mục 1 trên đây không cần giấy phép mới mà căn cứ trên giấy phép OSP đã được
cấp cho doanh nghiệp.
3 - Về kết nối: Doanh nghiệp OSP
không được thiết lập cổng (gateway) kết nối mạng lưới thiết bị Internet của
mình với mạng điện thoại chuyển mạch công cộng (PSTN) nhằm mục đích chuyển tiếp
các cuộc điện thoại Internet đến các máy điện thoại thông thường. Như vậy,
doanh nghiệp OSP không được phép chuyển tiếp các cuộc điện thoại trên Internet
vào mạng điện thoại công cộng của các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam. Điều
đó cũng có nghĩa là không có cuộc điện thoại Internet nào được phép kết cuối
vào mạng viễn thông công cộng của Việt Nam hay nói cách khác là tại Việt Nam,
các cuộc điện thoại Internet chỉ được khởi phát và kết thúc trên các máy PC.
4- Về tài nguyên thông tin:
Doanh nghiệp OSP phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến
việc quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin quốc gia đặc biệt là tần số vô tuyến
điện, kho số viễn thông, tên miền, địa chỉ Internet.
5- Về việc cung cấp dịch vụ điện
thoại Internet: Doanh nghiịep OSP cần trang bị hệ thống máy chủ điện thoại
Internet đặt tại Việt Nam, trực tiếp cung cấp dịch vụ điện thoại Internet công
cộng thông qua hệ thống máy chủ do Doanh nghiệp OSP vận hành và khai thác. Như
vậy, Bộ Bưu chính, Viễn thông không cho phép Doanh nghiệp làm đại lý dịch vụ điện
thoại Internet cho doanh nghiệp nước ngoài và triển khai việc cung cấp dịch vụ
điện thoại Internet thông qua hệ thống máy chủ Internet đặt tại nước ngoài.
Doanh nghiệp OSP có thể cung cấp
dịch vụ điện thoại Internet cho người sử dụng thông qua hình thức trả trước hoặc
trả sau. Trong trường hợp cung cấp dịch vụ thông qua hình thức bán thẻ trả trước,
thẻ phải được in ấn rõ ràng theo các qui định hiện hành. Thẻ trả trước phải
ghi rõ mệnh giá thẻ, qui định cước cuộc gọi, thương hiệu của doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ, cách sử dụng... Bộ Bưu chính Viễn thông nghiêm cấm việc phát hành,
buôn bán các thẻ trả trước không rõ ràng, làm đại lý phát hành thẻ cho các
doanh nghiệp nước ngoài.
Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp
dịch vụ điện thoại Internet trên lãnh thổ Việt Nam mà chưa được phép của Nhà nước
Việt Nam là vi phạm các qui định hiện hành của pháp luật Việt Nam và luật pháp
quốc tế. Mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ điện
thoại Internet của các doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc
buôn bán, phát hành thẻ không hợp pháp là vi phạm các qui định hiện hành của luật
pháp Việt Nam.
6- Về chất lượng dịch vụ: Doanh
nghiệp OSP phải có biện pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho người sử dụng
và tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng dịch vụ do mình cung cấp.
7- Về giá cước: Bộ Bưu chính Viễn
thông không qui định giá cước đối với dịch vụ điện thoại Internet loại hình
PC-to-PC trong nước và quốc tế và cho phép doanh nghiệp tự qui định trên cơ sở
các điều kiện của thị trường. Đối với giá cước dịch vụ điện thoại Internet loại
hình PC-to-Phone chiều đi quốc tế, trước mắt, Bộ Bưu chính, Viễn thông sẽ thực
hiện quản lý giá sàn mức cước thu khách hàng. Doanh nghiệp OSP phải tuân thủ
các qui định về giá của Bộ Bưu chính, Viễn thông.
8- Về an toàn mạng lưới và an
ninh thông tin: Bộ Bưu chính, Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp OSP thực hiện
các biện pháp đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin theo qui định hiện
hành và phối phợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công an triển khai các
biện pháp đảm bảo an ninh thông tin theo quy định tại Thông tư liên tịch giữa Bộ
Công an và Tổng cục Bưu điện số 01/2001/TTLT-BCA-TCBĐ ngày 07/06/2001 hướng dẫn
đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin.
Các doanh nghiệp OSP chỉ được
phép chính thức cung cấp dịch vụ cho công cộng sau khi có văn bản kế luận của
Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra thực tế việc triển khai giấy phép đã được cấp
trong đó có việc đảm bảo an toàn mạng lưới và an ninh thông tin theo qui định
Thông tư số 04/2001/TT-TCBĐ ngày 20/11/2001 của Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thi
hành Nghị định số 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch
vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet trong
bưu chính, viễn thông.
9- Về thanh kiểm tra và giải quyết
khiếu nại: Doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ các qui định hiện hành về giải
quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ, chịu sự thanh tra, kiểm tra của các
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong quá trình cung cấp dịch vụ cho
công cộng.
10- Về chế độ báo cáo thông tin:
Bộ Bưu chính, Viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp báo cáo tình hình chuẩn bị, kế
hoạch triển khai và tình hình triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại Internet
như sau:
- Trước khi cung cấp dịch vụ cho
công cộng: Báo cáo cấu hình trang thiết bị máy chủ điện thoại Internet, mạng lưới,
hệ thống thiết bị Internet, việc kết nối với mạng Internet; các thỏa thuận dịch
vụ đã ký với các doanh nghiệp nước ngoài; dự kiến số lượng thẻ trả trước phát
hành, mệnh giá thẻ, mức cước thu khách hành; kế hoạch cung cấp dịch vụ cho công
cộng. Đoàn kiểm tra liên ngành sẽ kiểm tra thực tế và thông báo cho phép doanh
nghiệp chính thức cung cấp dịch vụ cho công cộng.
- Trong quá trình cung cấp dịch
vụ cho công cộng: Doanh nghiệp OSP phải định kỳ hành tháng báo cáo Bộ Bưu
chính, Viễn thông thống kê lưu lượng dịch vụ điện thoại Internet loại hình
PC-to-PC trong nước và quốc tế, lưu lượng điện thoại Internet loại hình
Pc-oPhone đi quốc tế (theo từng nước), số lượng thẻ trả trước đã phát hành,
tình hình thay đổi của mạng lưới, hệ thống thiết bị Internet, các thỏa thuận ký
kết với các đối tác nước ngoài, các khiếu nại và giải quyết khiếu nại của khách
hành, chất lượng dịch vụ cung cấp cho công cộng, tình hình thanh toán với các đối
tác nước ngoài, tình hình thu cước phí của người sử dụng.
Văn bản báo cáo cần được gửi về
Bộ Bưu chính, Viễn thông (Vụ Viễn thông) trước ngày 10 hàng tháng báo cáo số liệu
của tháng trước.
Bộ Bưu chính, Viễn thông yêu cầu
các doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành các qui định nêu tại công văn này. Mọi
vi phạm sẽ được xử lý theo qui định của pháp luật. Trong quá trình triển khai
cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp có thể trực tiếp liên hệ với Bộ Bưu chính, Viễn
thông (Vụ Viễn thông và Vụ Kế hoạch Tài chính) để được hướng dẫn. Nếu có vướng
mắc, doanh nghiệp cần kiến nghị với Bộ Bưu chính, Viễn thông để sửa đổi, giải
quyết.
Nơi nhận:
- Như trên,
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng (để b/c),
- Tổng cục an ninh – Bộ Công an,
- Các đơn vị thuộc Bộ BCVT,
- Lưu VT, Vụ VT.
|
TL/BỘ
TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
VỤ TRƯỞNG VỤ VIỄN THÔNG
Phạm Hồng Hải
|