Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 122/2004/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn tổ chức pháp chế các Bộ cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ cơ quan chuyên môn

Số hiệu: 122/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 18/05/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 122/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2004

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 122/2004/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 5 NĂM 2004 QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC PHÁP CHẾ CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ, CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BANNHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật số 02/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) và doanh nghiệp nhà nước.

Điều 2. Chức năng của tổ chức pháp chế

1. Tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước bằng pháp luật trong ngành, lĩnh vực được giao; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và thực hiện những công tác khác được giao.

2. Tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước có chức năng giúp Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý và những vấn đề khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Chương 2:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC PHÁP CHẾ

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Trong công tác xây dựng pháp luật:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật hàng năm và dài hạn trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật;

b) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

c) Thẩm định hoặc tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đề nghị tổ chức, cơ quan góp ý kiến, đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc địa phương gửi lấy ý kiến.

2. Trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

b) Trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

3. Trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;

b) Báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp; phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

4. Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật;

b) Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong ngành, lĩnh vực được giao; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp luật, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực;

c) Tham gia ý kiến về việc xử lý các vi phạm pháp luật trong ngành.

5. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ chức pháp chế ở Tổng cục, Cục và doanh nghiệp nhà nước mà Bộ, cơ quan ngang Bộ là đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ giao.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế các cơ quan thuộc Chính phủ

1. Trong công tác xây dựng pháp luật:

a) Tổ chức pháp chế ở cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực có trách nhiệm:

Dự kiến Chương trình xây dựng pháp luật hàng năm và dài hạn của cơ quan trình Thủ trưởng cơ quan;

Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan;

Thẩm định hoặc tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với dự thảo văn bản do các đơn vị khác soạn thảo trước khi trình Thủ trưởng cơ quan; phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi Thủ trưởng cơ quan đề nghị tổ chức, cơ quan khác góp ý kiến, gửi Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Chủ trì hoặc tham gia với các đơn vị liên quan trong việc giúp Thủ trưởng cơ quan góp ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc địa phương gửi lấy ý kiến.

b) Tổ chức pháp chế ở cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động sự nghiệp có trách nhiệm chủ trì, tham gia với các đơn vị liên quan trong việc giúp Thủ trưởng cơ quan góp ý kiến vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc địa phương gửi lấy ý kiến.

2. Trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý, hoạt động của cơ quan;

b) Trình Thủ trưởng cơ quan phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

3. Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật:

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật;

b) Phối hợp với Thanh tra cơ quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật tại cơ quan; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp luật, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực;

c) Tham gia ý kiến về xử lý các vi phạm pháp luật trong ngành.

4. Giúp Thủ trưởng cơ quan kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.

5. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước mà cơ quan thuộc Chính phủ là đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ bannhân dân cấp tỉnh

1. Trong công tác xây dựng pháp luật:

a) Tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn trong việc đề xuất, kiến nghị với Uỷ bannhân dân cấp tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý lĩnh vực chuyên ngành ở địa phương;

b) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật trình Thủ trưởng cơ quan;

c) Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác soạn thảo trước khi trình Thủ trưởng cơ quan;

d) Giúp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn chuẩn bị văn bản góp ý vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến;

đ) Giúp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn chuẩn bị các kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý chuyên ngành ở địa phương.

2. Tổ chức rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý chuyên ngành của cơ quan chuyên môn và đề xuất phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

3. Trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

a) Giúp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn trong việc phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật;

b) Chuẩn bị báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật để Thủ trưởng cơ quan chuyên môn báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và gửi Giám đốc Sở Tư pháp.

4. Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật:

a) Chủ trì hoặc tham gia với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật;

b) Phối hợp với Thanh tra cơ quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan;

c) Tham gia ý kiến về việc xử lý các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan chuyên môn giao.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp nhà nước

1. Giúp Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

2. Giúp Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho cán bộ, người lao động; phối hợp với phòng, ban và tổ chức đoàn thể kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế và kiến nghị những biện pháp xử lý vi phạm.

4. Giúp Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp chuẩn bị ý kiến góp ý cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước gửi xin ý kiến; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật.

5. Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với dự thảo hợp đồng kinh tế, văn bản do các đơn vị khác của doanh nghiệp soạn thảo trước khi trình Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp giao.

Chương 3:

TỔ CHỨC PHÁP CHẾ

Điều 7. Tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có Vụ Pháp chế. Việc thành lập, giải thể Vụ Pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Trong trường hợp cần thiết, đối với một số Bộ, cơ quan ngang Bộ có đặc thù riêng, mô hình tổ chức pháp chế do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Vụ Pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

3. Các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ có thể có tổ chức pháp chế chuyên trách. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của pháp chế ở Tổng cục, Cục do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định.

Điều 8. Tổ chức pháp chế các cơ quan thuộc Chính phủ

1. Các cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực có Vụ Pháp chế.

Trong trường hợp cần thiết, đối với một số cơ quan thuộc Chính phủ có đặc thù riêng, mô hình tổ chức pháp chế do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế của mình, các cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động sự nghiệp thành lập Phòng Pháp chế hoặc có hình thức tổ chức pháp chế khác phù hợp.

3. Việc thành lập, giải thể tổ chức pháp chế ở cơ quan thuộc Chính phủ quy định tại khoản 1 Điều này do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

Điều 9. Tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

1. Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nhu cầu công tác pháp chế của cơ quan có Phòng Pháp chế hoặc công chức pháp chế chuyên trách.

2. Việc thành lập Phòng Pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn.

3. Phòng Pháp chế hoặc công chức pháp chế chuyên trách của cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Giám đốc Sở Tư pháp.

Điều 10. Tổ chức pháp chế doanh nghiệp nhà nước

Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước thành lập tổ chức pháp chế phù hợp, bố trí cán bộ pháp chế chuyên trách hoặc thuê cố vấn pháp lý.

Điều 11. Chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của công chức pháp chế

1. Công chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải là công chức từ ngạch chuyên viên trở lên, có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân chuyên ngành, có kiến thức pháp lý, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

2. Người đứng đầu tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được bổ nhiệm sau thời điểm Nghị định này có hiệu lực phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm làm công tác pháp luật.

Chương 4:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

1. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác pháp chế trong phạm vi cả nước.

2. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về công tác pháp chế;

b) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền hướng dẫn thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác pháp chế;

c) Phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế;

d) Phối hợp với các Bộ, ngành sơ kết, tổng kết công tác pháp chế và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác pháp chế;

đ) Phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác pháp chế.

Điều 13. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ bannhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:

a) Xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

ưb) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

c) Phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức pháp chế; bố trí công chức pháp chế theo chức danh, tiêu chuẩn;

d) Bảo đảm biên chế và kinh phí cho hoạt động của tổ chức pháp chế;

đ) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu để Bộ Tư pháp tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Uỷ bannhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Xây dựng, củng cố tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn;

b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế ở các cơ quan chuyên môn;

c) Bảo đảm biên chế và kinh phí cho hoạt động của tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn;

d) Sơ kết, tổng kết công tác pháp chế ở các cơ quan chuyên môn và báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu để Bộ Tư pháp tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm:

a) Xây dựng và củng cố tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp;

b) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác pháp chế ở doanh nghiệp;

c) Bố trí cán bộ và bảo đảm kinh phí cho hoạt động của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp;

d) Sơ kết, tổng kết công tác pháp chế ở doanh nghiệp và báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu để Bộ Tư pháp tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 14. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 94/CP ngày 06 tháng 9 năm 1997 của Chính phủ về tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Điều 15. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 122/2004/ND-CP

Hanoi 18 May, 2004

 

DECREE

REGULATING THE MANDATE AND AUTHORITIES OF LEGAL SECTIONS WITHIN MINISTRIES, MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES, INSTITUTIONS UNDER GOVERNMENT, SPECIALIZED AGENCIES UNDER PEOPLE’S COMMITTEES OF PROVINCES AND CITIES UNDER THE CENTRAL CONTROL AND STATE-RUN ENTERPRISES;

THE GOVERNMENT

Pursuant to Law on Government’s organization dated 25 December 2001;
Pursuant to Law on promulgation of legal normative documents dated 12 November 1996 and Law No. 2/2002/QH 11 dated 16 December 2002 regarding the supplement and revisions of Law on promulgation of legal normative documents.
Upon the request made by the Minister of Justice and Minister of Interior;

HAS DECREED:

Chapter I:

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Subjects and application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2. Function of legal sections

1. The legal sections in the Ministries, ministerial-level agencies, agencies under the Government, specialized agencies under the provincial People’s Committees shall assist the Ministers, the heads of ministerial-level agencies, heads of agencies under the Government, heads of specialized agencies under the provincial People’s Committee in the exercising of State management by means of legislation within the sectors and fields as assigned; shall formulate legislation; they shall appraise, review and systemize the legal normative document systems; shall check legal normative documents, shall advocate and educate the law and examine the law compliance and shall carry out other tasks as assigned.

2. Legal sections in the State-run enterprises shall have the function to assist the Board of Directors, General-Director, directors of enterprises in the legal matters and other relevant ones relating to the operation of the enterprises.

Chapter II.

MANDATE AND AUTHORITIES OF LEGAL SECTIONS

Article 3. Mandate and authorities of legal sections in Ministries and ministerial-level agencies

The legal sections in Ministries and ministerial-level agencies shall have the following mandate and authorities:

1. In terms of formulation of legislation

a. Chair and coordinate with other relevant units to make proposals on the annual and long-term programmes on law formulation in order to present to the Ministers, heads of ministerial-level agencies for implementation of programmes on legal formulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c. Appraise or comment on draft legal normative documents which are prepared by other units under the Ministries and ministerial-level agencies with regard to  legal matters prior to submission to the Ministers and heads of ministerial-level agencies.

d. Chair and coordinate with relevant units in preparation of profiles regarding draft legal normative documents so that the Ministers, heads of ministerial-level agencies make proposals on the meetings to get comments and ask Ministry of Justice to appraise and submit them to the Government and the Prime Minister.

e. Chair and coordinate with relevant units in assisting the Ministers, heads of ministerial-level agencies  to comment on the draft legal normative documents sent by Ministries, ministerial-level agencies, agencies under the Government or localities’ authorities.

2. In terms of review and systemization of legal normative documents

a. Chair and coordinate with the relevant units in reviewing and systemizing the legal normative documents related to the management scope of the Ministries and ministerial-level agencies.

b. Present solutions to review results to the Ministers, heads of ministerial-level agencies.

3. In terms of examination of the legal normative documents:

a. Chair and coordinate with relevant units in assisting the Ministers, heads of ministerial-level agencies to process the legal normative documents as stated by law.

b. Report the review results of legal normative documents to the Ministers, ministerial-level agencies and send it to the  Minister of Justice; coordinate with units under the Ministry of Justice to examine the legal normative documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Chair and coordinate with relevant units to advocate and disseminate the law.

b. Coordinate with the relevant units to inspect the law compliance done in the Ministries, ministerial-level agencies within the sector and areas as assigned; monitor and urge the law enforcement, sum up the law enforcement within sectors and areas assigned.

c. Give comments and take action to violations committed to the legislation within the sector.

5. Provide guidance on the expertise and skills for legal sections in the General Departments, Departments, Directorates and State-run enterprises that the Ministries and ministerial-level agencies are the holders of State capital in those enterprises.

6. Carry out other duties as assigned by the Ministers and heads of ministerial-level agencies.

Article 4. Mandate of legal sections of agencies under the Government

1. In the formulation of legal documents

a. Legal sections of the agencies under the Government exercising a part of the State management within the sectors and areas shall have the duties as follows:

- Propose the long-term and annual programme on the legal formulation of the agencies to submit to the heads of these agencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Appraise or give comment on the draft documents regarding legal matters prepared by other units before presenting to the heads of the agencies; coordinate with the relevant units to prepare profiles of draft documents before the heads of agencies asking comments from other agencies and institutions and to send to the Ministry of Justice for appraisal and to submit to the Government and the Prime Minister.

- Chair or join other relevant units to assist the heads of agencies in commenting on the draft legal normative documents sent by the Ministries, ministerial-level agencies or agencies under the Government or local authorities.

2. In the review and systemization of the legal normative documents:

a. Chair and coordinate with the relevant units to review and systemize the legal normative documents related to the management jurisdiction and operation of the agencies.

b. Submit the solutions to the review results to the heads of agencies.

3. In the law advocacy and education and monitoring of law enforcement 

a. Chair and coordinate the relevant units to advocate and educate the law.

b. Coordinate with the inspection unit of the agencies to examine the law compliance in these agencies; monitor, check and urge the law implementation, sum up the legal enforcement practices within the sectors and areas.

c. Give comments on the treatment of violations committed to legislation within the sector.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Provide guidance on the expertise and skills for legal sections in the State-run enterprises that the agencies under the Government are representatives of State-capital holders at those enterprises.

6. Carry out other duties as assigned by the heads of agencies.

Article 5. Mandate of legal sections of specialized agencies under the provincial People’s Committees

Legal sections of specialized agencies under the provincial People’s Committees shall have mandate as follows:

a. Provide advice to the heads of specialized agencies regarding the proposals to the provincial People’s Committees to issue legal normative documents for specialized management in provinces.

b. Chair or compile legal normative documents to submit the heads of agencies.

c. Comment on draft legal normative documents relating to legal matters prepared by other units before submitting to the heads of agencies.

d. Assist the heads of specialized agencies to prepare comments on the draft legal normative documents sent by other agencies.

e. Assist the heads of specialized agencies to prepare proposals to the competent State agencies regarding the issuance, revision and supplement of legal normative documents related to the specialized management areas in provinces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. With respect to examination of legal normative documents:

a. Assist the heads of specialized agencies in coordination with Department of Justice to examine legal normative documents as stated by law.

b. Prepare examination results for the heads of specialized agencies to report to the Chairman of provincial People’s Committee and send to Director of Justice Department.

4. With regard to law education and dissemination, examination of law enforcement:

a. Chair or take part in law education and dissemination work with other relevant units.

b. Coordinate with agency’s inspection sections in examining, urging and checking the compliance with law and regulations of the agencies.

c. Give comment on the sanctions imposed on the violations committed to the rules or regulations of the agencies.

5. Perform other duties as assigned by the heads of specialized agencies.

Article 6. Mandates and authorities of the legal sections in the State-run enterprises

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Assist the Board of Directors, Director-General and directors of the enterprises in legal matters related to the operation of the enterprises.

2. Assist the Board of Directors, Director-General and directors of the enterprises to protect legitimate rights and interests of the enterprises as well as those of the workers.

3. Advocate and inform the law, rules and regulations of the enterprises to the staff and workers; coordinate with other departments and divisions to examine the compliance of law, rules and regulations and make proposals to the sanctions imposed on the violations.

4. Assist the Board of Directors, Director-General and directors of the enterprises to comment on the draft legal normative documents sent by State-run agencies; make proposals to the competent State agencies regarding the supplement and amendment of legal normative documents.

5. Comment on the draft economic contracts in the fields of legal matters prepared by other units of the enterprises before presenting to the Board of Directors, Director General and the directors of enterprises.

6. Carry out other duties by the Board of Directors, Director General and Directors of enterprises as assigned.

Chapter III.

ORGANIZATION OF LEGAL SECTIONS

Article 7. Organization of legal sections of Ministries and ministerial-level agencies

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case of necessity, the organization of legal sections shall be decided by the Prime Minister regarding the Ministries and ministerial-level agencies which are of typical characteristics.

3. Legal Departments of the Ministries, ministerial-level agencies shall be subject to the guidance of the Minister of Justice regarding the skills and expertise.

3. The General Departments, Directorates under the Ministries and ministerial-level agencies shall have their full-time specialized  legal sections. The mandate, authorities, organization and structure of those legal sections  within the General Departments and Directorates shall be decided by the Ministers and Heads of ministerial-level agencies.

Article 8. The organization of legal sections of the agencies under the Government

1. Agencies under the Government shall carry out duties and mandates regarding State management of the areas and sectors in which the Legal Department is included.

In case of necessity, the organization of legal sections shall be decided by the Prime Minister regarding the agencies under the Government which are of typical characteristics.

2. Administrative agencies under the Government shall establish Legal Department based on their legal work requirement, or shall apply other appropriate legal organizations.

3. The establishment and dissolution of the legal sections in the agencies under the Government as stated in paragraph 1 of this Article shall be decided by the Prime Minister upon request made by the heads of agencies under the Government.

Article 9. Legal sections in the specialized agencies under the provincial People’s Committee

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The establishment of the Legal divisions in the specialized agencies under the People’s Committee shall be decided by the provincial People’s Committee upon the request made by the heads of specialized agencies.

3. The legal divisions or full-time legal officials of the specialized agencies under the provincial People’s Committee shall be subject to the guidance on skills and expertise provided by the Director of Justice Department.

Article 10. Legal sections of the State-run enterprises

In the light of legal work requirements, the Board of Directors, Director General and director of State-run enterprises shall properly establish the legal sections and shall appoint full-time specialized legal officials or hire the legal advisors.

Article 11. Titles and qualifications of legal officials

1. The legal officials of the Ministries, ministerial-level agencies and agencies under the Government, specialized agencies under the provincial People’s Committee shall be officials or at higher positions, law graduates or specialized graduates possessing the legal knowledge  good enough to ensure the good performance of task as assigned.

2. The heads of legal sections of the Ministries, ministerial-level agencies, agencies under the Government shall be appointed after this Decree comes into effect shall possess law graduation and higher degrees and spend at least 5 years dealing with legal matters.

Chapter IV.

EXECUTION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Ministry of Justice shall assist the Government in integrated State management of the legal work throughout the country.

2. The Ministry of Justice, within its jurisdiction, shall have the duties and authorities as follows:

a. Submit the draft legal normative documents regarding legal work to the Government and Prime Minister.

b. Promulgate the legal normative documents within its jurisdiction in order to guide the implementation of documents of the Government and Prime Minister regarding legal work.

c. Coordinate with Ministries and sectors to instruct and examine the legal work performance.

d. Coordinate with the Ministries and sectors to review and sum up the results of legal work and annually report legal work to the Prime Minister.

e. Coordinate with the Ministries and sectors to hold refresher courses for legal staff and officials.

Article 13. Duties of the Ministries, ministerial-level agencies, agencies under the Government, provincial People’s Committee, Board of Directors, Director General and Directors of State-run enterprises

1. The Ministries, ministerial-level agencies and agencies under the Government shall have the duties as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Instruct and examine the legal work performance of the Ministries, ministerial-level agencies and agencies under the Government.

c. Coordinate with the Ministry of Justice to hold refresher courses for legal staff and officials; appoint the legal staff based on titles and qualifications.

d. Ensure the employment and cost for operation of legal sections.

e. Conduct the preliminary review and summing up meetings on the legal work of the Ministries, ministerial-level agencies and agencies under the Government and annually report to the Minister of Justice or upon requests so that the Ministry of Justice shall produce integrated report submitted to the Prime Minister.

2. Provincial People’s Committees shall have the duties as follows:

a. Establish and strengthen the legal sections in the specialized agencies.

b. Instruct and examine the legal work performance of the specialized agencies.

c. Ensure the employment and cost for operation of the legal sections in the specialized agencies.

3. The Board of Directors, Director Generals, Directors of State-run enterprises shall the duties as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Instruct and examine the legal work performance in the enterprises.

c. Appoint the staff and ensure the cost for operation of the legal sections in the enterprises.

d. Conduct the preliminary review and summing up meetings on the legal work of the enterprises and report to the Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of agencies under the Government which are the preventative of State capital holders  in the enterprises as well as to the Minister of Justice on annual basis or upon requests so that the Ministry of Justice shall produce integrated report submitted to the Prime Minister.

Article 14. Executive effectiveness

This Decree shall come into force 15 days after being post on Official Gazette and shall replace the Decree 94/CP of 6 September 1997 of the Government regarding the legal sections of Ministries, ministerial-level agencies and agencies under the Government.

Article 15. Executive duties

1. The Minister of Justice shall chair and coordinate with the Minister of Interior to make guidance and examine the implementation of this Decree.

2. The Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of agencies under the Government, Chairman of People’s Committee of provinces and cities under the central control, Board of Directors, Director General and Directors of State-run enterprises shall be responsible for the implementation of this Decree.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR AND ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 122/2004/NĐ-CP ngày 18/05/2004 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.612

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.255.60
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!