HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
374-HĐBT
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 11 năm 1991
|
NGHỊ ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 374-HĐBT NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 1991
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật chức Hội đồng Bộ
trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em công bố ngày 16 tháng 8 năm
1991;
Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt nam và Bộ trưởng
Bộ Tư pháp.
NGHỊ ĐỊNH
I. QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1.
1. Trẻ em
là công dân Việt Nam, sống ở trong nước, được hưởng các quyền theo quy định của
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và các văn bản pháp luật khác.
Các quyền của trẻ em được tôn trọng
và thực hiện.
Trẻ em phải làm tròn bổn phận của
mình theo quy định của pháp luật.
2. Trẻ em là công dân Việt Nam,
trong thời gian sinh sống ở nước ngoài, được Nhà nước bảo vệ quyền các em được
hưởng và làm tròn bổn phận của mình theo quy định của Luật pháp Việt Nam và luật
pháp của nước trẻ em Việt Nam đang sinh sống; trường hợp luật pháp của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và luật pháp của nước trẻ em đang sinh sống có
quy định khác nhau, thì quyền và bổn phận của trẻ em được thực hiện theo quy chế
quản lý người nước ngoài của nước sở tại, theo thủ tục ngoại giao hai nước và
theo tinh thần công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 mà hai nước đã
tham gia.
3. Trẻ em có quốc tịch nước
ngoài, trẻ em không có quốc tịch sinh sống ở Việt Nam được Nhà nước Việt Nam bảo
hộ các quyền của trẻ em quy định tại Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em
theo quy chế quản lý người nước ngoài của Việt Nam và thủ tục ngoại giao hai nước.
Điều 2.
Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, gia đình, nhà trường và mọi công dân,
theo chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm thực hiện hoặc chủ động phối
hợp với nhau thực hiện việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, theo quy định
của pháp luật.
II. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 3.
Trẻ em được quyền khai sinh theo họ cha hoặc họ mẹ.
Sau khi sinh con, chậm nhất là một
tháng, cha mẹ phải làm giấy khai sinh cho con.
Trường hợp có khó khăn, thời hạn
khai sinh cho con chậm nhất không quá ba tháng.
Trẻ em trong mọi độ tuổi, không
kể vì lý do gì, nếu chưa được khai sinh thì bản thân, cha mẹ hay người đỡ đầu
có quyền yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành khai sinh cho trẻ em. Cơ quan chức
năng phải đáp ứng yêu cầu đó một cách thuận lợi, không được gây khó khăn, phiền
hà.
Điều 4.
Trẻ em chưa có quốc tịch hoặc muốn thay đổi quốc tịch thì bản thân, cha mẹ hay
người đỡ đầu có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định hoặc thay đổi quốc
tịch cho trẻ em, theo quy định của pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền có trách
nhiệm giúp đỡ trẻ em, cha mẹ hay người đỡ đầu thực hiện yêu cầu đó một cách thuận
lợi.
Điều 5.
Trẻ em không rõ cha, mẹ, khi có đơn yêu cầu xác định cha, mẹ cho mình, thì cơ
quan nhận đơn có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó. Nếu việc đó không thuộc chức
năng, quyền hạn của mình, cơ quan nhận đơn có trách nhiệm chuyển đơn hoặc hướng
dẫn người làm đơn đến cơ quan có chức năng, thẩm quyền, yêu cầu giúp đỡ giải
quyết.
Cơ quan có chức năng, thẩm quyền
sau khi nhận đơn, phải giúp đương sự thực hiện yêu cầu, không được thoái thác
trách nhiệm của mình.
Điều 6.
Trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, Bộ Y tế có trách nhiệm:
1. Dựa vào Ngân sách Nhà nước
dành cho y tế, khả năng huy động xã hội đóng góp và viện trợ quốc tế, tiến hành
xây dựng, củng cố mạng lưới y tế từ trung ương đến cơ sở, ban hành quy chế về
phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh cho trẻ em: từng bước thực hiện việc khám sức
khoẻ định kỳ và lập sổ theo dõi sức khoẻ cho trẻ em; bảo đảm cho trẻ em dưới 6
tuổi được khám bệnh và chữa bệnh tại cơ sở y tế của Nhà nước không phải trả tiền;
đặc biệt quan tâm đến trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em tàn tật và trẻ em có khuyết
tật, tạo điều kiện để các em trở lại cuộc sống bình thường.
2. Có kế hoạch sản xuất các thứ
thuốc cần thiết cho trẻ em, bảo đảm điều kiện và chất lượng khám bệnh và chữa bệnh,
đặc biệt là số lượng và chất lượng cán bộ, nhân viên y tế chuyên khoa nhi, cơ sở
vật chất, trang thiết bị máy móc, thuốc men.
3. Cùng với Uỷ ban bảo vệ và
chăm sóc trẻ em, Bộ Giáo dục và Đào tạo, xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các
chế độ phòng bệnh, khám bệnh và chữa bệnh cho trẻ em, khám và chữa bệnh cho những
người làm công việc hàng ngày tiếp xúc với trẻ em; hướng dẫn cha mẹ hoặc người
nuôi dưỡng các em cách phòng bệnh và chữa một số bệnh thông thường.
Điều 7.
Cha mẹ, người đỡ đầu có trách nhiệm thực hiện những quy định về kiểm tra sức
khoẻ, về tiêm chủng, theo kế hoạch của y tế cơ sở, thực hiện các quyết định của
thầy thuốc về khám bệnh, chữa bệnh đối với trẻ em.
Điều 8.
Các cơ quan xí nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức, đơn vị cơ sở khác, không được
phân công những người đang có bệnh truyền nhiễm vào những công việc phải tiếp
xúc với trẻ em.
Điều 9.
Cấm đặt kho có chứa chất nổ, chất cháy, chất độc hại, hoặc cơ sở sản xuất, kinh
doanh có chất thải độc hại, có tiếng ồn lớn, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường,
nơi có nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường học, cơ sở y tế, văn hoá phục vụ trẻ em.
Không được xây dựng nhà trẻ, lớp
mẫu giáo, trường học, cơ sở y tế, văn hoá phục vụ trẻ em gần những nơi có kho
tàng và cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các loại nói trên.
Điều 10.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và giúp Uỷ ban nhân
dân các cấp xây dựng, mở rộng mạng lưới nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường học cả quốc
lập và dân lập, để ngày càng thu nhận được nhiều trẻ em trong độ tuổi vào học.
2. Phối hợp với các ngành hữu
quan ở trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
tổ chức, chỉ đạo xây dựng và phát triển các lớp năng khiếu cho trẻ em, các trường
lớp dành riêng cho trẻ em tàn tật và trẻ em có khuyết tật.
3. Ban hành Quy chế về nhà trẻ,
trường lớp mẫu giáo, trường phổ thông, nhằm bảo đảm những điều kiện cần thiết
cho việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em đạt hiệu quả tốt; học sinh học tại các trường,
lớp tiểu học của Nhà nước không phải trả học phí.
4. Kết hợp với các ngành Y tế và
Tư pháp đưa chương trình giáo dục y tế học đường, chương trình giáo dục pháp luật
phù hợp với học sinh từng độ tuổi, vào giảng dạy tại các trường, lớp mẫu giáo,
phổ thông.
Điều 11.
Nhà nước khuyến khích việc thành lập Hội cha mẹ học sinh. Hội bảo trợ học đường,
các tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ em, góp phần cùng nhà trường, cùng chính quyền
địa phương chăm lo việc tu sửa trường lớp, quản lý, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em.
Uỷ ban nhân dân các cấp có trách
nhiệm giúp đỡ tạo điều kiện để các tổ chức đó hoạt động có hiệu quả, theo sự hướng
dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Điều 12.
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Văn hoá -
Thông tin và Thể thao, theo chức năng của mình, có trách nhiệm phối hợp với các
ngành, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội có liên quan, tổ chức việc
giáo dục, bồi dưỡng cho người làm cha, mẹ những kiến thức cần thiết về nuôi dạy
con.
Điều 13.
Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm giúp đỡ,
tạo điều kiện cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ
cùng cấp tổ chức các hoạt động tập hợp, giáo dục thiếu nhi và tổ chức phong
trào nuôi con khoẻ, dạy con ngoan.
Điều 14.
Bộ Văn hoá - Thông tin và Thể thao, Bộ Thương mại và Du lịch, có trách nhiệm:
1. Phối hợp với các ngành hữu
quan nghiên cứu, hướng dẫn, thực hiện kế hoạch và phương pháp luyện tập tăng cường
sức khoẻ cho trẻ em phù hợp với từng lứa tuổi.
2. Phối hợp với Uỷ ban bảo vệ và
chăm sóc trẻ em, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các đoàn thể nhân dân và
tổ chức xã hội khác, các Hội văn học nghệ thuật và các ngành hữu quan, xây dựng
và thực hiện các kế hoạch phục vụ nhu cầu văn hoá, nghệ thuật, thể thao, du lịch
của trẻ em; chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi, quản lý của Bộ và Uỷ ban nhân
dân các địa phương thực hiện các kế hoạch đó, chú trọng các mặt sau đây:
a) Tổ chức việc sáng tác, xuất bản,
phát hành các loại sách báo, phim ảnh, nhạc, hoạ và xây dựng các tiết mục sân
khấu như múa, hát, nhạc, kịch, xiếc v.v... thích hợp với trẻ em, bảo đảm tỷ lệ
ít nhất là 15% so với tổng số tác phẩm, văn hoá phẩm sản xuất, xuất bản hàng
năm.
b) Tổ chức việc sản xuất các dụng
cụ thể dục thể thao, dụng cụ giáo dục thẩm mỹ cho trẻ em.
c) Xây dựng các thư viện, câu lạc
bộ, nhà văn hoá, nhà hát, rạp chiếu phim, cơ sở tập luyện, v.v... dành cho trẻ
em. Nếu chưa có điều kiện xây dựng những công trình riêng cho trẻ em, phải quy
định ít nhất là dành 20% thời gian cho trẻ em trong kế hoạch sử dụng các công
trình chung.
3. Quy định những bộ phim và những
tiết mục sân khấu không được chiếu, biểu diễn cho trẻ em xem. Các nhà hát, rạp
chiếu phim hoặc đơn vị tổ chức chiếu, biểu diễn, không được để trẻ em vào xem
những phim và tiết mục sân khấu đó; không phát trên Đài phát thanh, Đài truyền
hình những phim, tiết mục sân khấu nói trên.
Điều 15.
Nghiêm cấm việc sản xuất, nhập khẩu, sao lại, tàng trữ và lưu hành những văn
hoá phẩm, đồ chơi có hại cho việc giáo dục trẻ em.
Công dân Việt Nam phát hiện những
văn hoá phẩm, đồ chơi có hại cho việc giáo dục trẻ em, có trách nhiệm báo cho
cơ quan hoặc viên chức có chức năng, thẩm quyền biết sự việc để xem xét xử lý.
Cơ quan, viên chức nhận được
thông báo của công dân, phải tiến hành xem xét, xử lý kịp thời và thông báo kết
quả xử lý cho công dân đó biết.
Điều 16.
Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội có trách nhiệm:
1. Ban hành danh mục những loại
công việc không được sử dụng lao động trẻ em và danh mục những công việc chỉ được
sử dụng lao động trẻ em trong độ tuổi quy định.
2. Tổ chức quản lý, chỉ đạo việc
chăm sóc, giáo dục trẻ em là con liệt sĩ, con thương binh nặng, và trẻ em không
nơi nương tựa; phối hợp với các cơ quan, các ngành, các đoàn thể nhân dân và tổ
chức xã hội hữu quan chỉ đạo việc tổ chức, xây dựng mạng lưới nuôi dạy các em.
3. Tổ chức quản lý và chỉ đạo việc
chỉnh hình, phục hồi chức năng cho trẻ em có khuyết tật; tổ chức việc dạy nghề
và lao động cho những trẻ em tàn tật nhưng còn khả năng lao động, nghiên cứu sản
xuất và cung cấp các phương tiện lao động, sinh hoạt chuyên dùng cho trẻ em.
4. Nghiêm cấm: việc bắt trẻ em
đi ăn xin hoặc làm những việc không lành mạnh để kiếm tiền cho người lớn; việc
lợi dụng danh nghĩa nuôi con nuôi để bóc lột trẻ em, bắt trẻ em làm công việc nặng
nhọc, quá sức mình; việc không trả công lao động cho trẻ em tương xứng với công
sức các em bỏ ra.
Điều 17.
Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Bộ Thương mại và
Du lịch, theo chức năng của mình có kế hoạch thực hiện hoặc phối hợp thực hiện
kế hoạch sản xuất, kinh doanh phục vụ trẻ em ngày một tốt hơn các mặt hàng
lương thực, thực phẩm, dược phẩm, học phẩm, văn hoá phẩm, dụng cụ y tế, thể dục
thể thao, đồ chơi, đồ dùng và quần áo, giày dép trẻ em.
Điều 18.
Không được sử dụng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường học, cơ sở y tế, văn hoá, thể
thao và những cơ sở khác dành để phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em vào mục đích
khác; trường hợp sử dụng những cơ sở đó vào việc lợi khác, không ảnh hưởng xấu
đến việc phục vụ trẻ em, phải được sự thoả thuận của cơ quan trực tiếp quản lý
cơ sở đó và phải bảo đảm không để cơ sở đó bị xuống cấp.
Nếu vì lợi ích chung, cần sử dụng
những cơ sở nói trên vào mục đích khác, phải được sự thoả thuận của ngành chủ
quản và được Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quản lý ra quyết định, sau
khi đã bố trí cơ sở khác tương xứng để thay thế.
Điều 19.
Bộ Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan, tổ chức
hữu quan, có kế hoạch hướng dẫn tổ chức thực hiện việc bảo vệ các quyền và lợi
ích của trẻ em, ngăn chặn việc lôi kéo, xúi giục trẻ em làm điều phạm pháp, có
biện pháp phòng ngừa hành vi phạm pháp của trẻ em, giáo dục và cải tạo trẻ em
phạm pháp; đồng thời, có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi giam
giữ trẻ em trái pháp luật, đánh đập, tra tấn trẻ em, xâm phạm đến sức khoẻ,
danh dự trẻ em.
Điều 20.
Kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của các cấp, các ngành phải thể hiện
rõ nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban
bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp có trách nhiệm giúp Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ
ban nhân dân cùng cấp, xét duyệt, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chỉ
tiêu kế hoạch về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; theo định kỳ,
báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đó ở địa phương, ngành mình lên
cấp trên trực tiếp.
Điều 21.
Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ, Uỷ ban vật giá Nhà nước, Uỷ
ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em có trách nhiệm cùng các bộ hữu quan, trình Hội đồng
Bộ trưởng những chính sách và chủ trương cụ thể về giá những mặt hàng dành phục
vụ trẻ em như dược phẩm, học phẩm, văn hoá phẩm, dụng cụ y tế, thể dục thể
thao, đồ chơi, đồ dùng và quần áo, giày dép trẻ em; giá vé các buổi chiếu bóng,
biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao phục vụ trẻ em.
Điều 22.
Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện, Bộ Văn hoá - Thông tin và Thể thao, Bộ Xây dựng,
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, quyền hạn
của mình, ban hành quy chế ưu đãi trẻ em khi sử dụng phương tiện giao thông
công cộng, tham quan danh lam thắng cảnh, vào nơi vui chơi, giải trí công cộng
có bán vé.
Điều 23.
Nhà nước khuyến khích việc thành lập Quỹ bảo trợ trẻ em ở các cấp, các ngành từ
trung ương đến cơ sở.
Quỹ bảo trợ trẻ
em của cấp nào thì Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp đó quản lý và sử dụng
vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, không được dùng vào mục đích
khác.ở những cơ quan, đơn vị không có Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, thì
Công đoàn nơi đó quản lý và sử dụng quỹ bảo vệ trẻ em đúng mục đích.
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em
Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý và sử dụng quỹ bảo
trợ trẻ em ở các cấp, các ngành.
Điều 24.
Cha mẹ, người đỡ đầu và những thành viên lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm
giáo dục trẻ em làm tròn bổn phận của mình và có biện pháp giáo dục, ngăn cấm
trẻ em đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, sử dụng ma tuý và các chất kích thích có
hại khác.
Cha mẹ, người đỡ đầu phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm pháp luật của trẻ em do
mình nuôi dạy; trách nhiệm đó càng nặng nếu những vi phạm của trẻ em lại do tác
động của cha mẹ, người đỡ đầu.
Điều 25.
Khi có kháng nghị của đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội đối với quyết định xâm
phạm đến quyền và lợi ích của trẻ em.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyết
định xâm phạm đến quyền và lợi ích của trẻ em, khi nhận được kháng nghị của
đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, phải trả lời và thông báo cách giải quyết của
mình cho đoàn thể, tổ chức kháng nghị biết, chậm nhất là một tháng, kể từ ngày
nhận được kháng nghị.
III. KHEN THƯỞNG
VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 26.
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em mỗi cấp, có trách nhiệm theo dõi, đánh giá và
đề nghị Uỷ ban nhân dân cùng cấp, Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp trên xét
khen thưởng những cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có thành tích trong việc
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, theo chế độ khen thưởng của Nhà nước.
Điều 27.
Người nào vi phạm pháp luật về trẻ em phải chịu một hay nhiều hình thức xử lý
quy định tại Điều 17 và Điều 24 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Việc xử lý kỷ luật được áp dụng
theo điều lệ về kỷ luật do Hội đồng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số
195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1964.
Việc xử phạt hành chính được thực
hiện theo quy định của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính công bố ngày 07
tháng 12 năm 1989 và các quy định pháp luật khác có liên quan đến xử phạt hành
chính.
Việc bồi thường thiệt hại dân sự,
được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
Việc xử lý bằng biện pháp hình sự
được thực hiện theo quy định của Bộ Luật hình sự và Luật bổ sung, sửa đổi Bộ Luật
hình sự.
IV. ĐIỀU KHOẢN
CUỐI CÙNG
Điều 28.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày ban hành và thay thế Nghị định số 293/CP về
việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, ban hành ngày 4
tháng 7 năm 1981.
Điều 29.
Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ tướng các cơ quan khác thuộc
Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.