Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 179/2004/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 06/10/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 179/2004/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 179/2004/QĐ-TTG NGÀY 06 THÁNG 10 NĂM 2004 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại tờ trình số 106/TTr-BTNMT ngày 28 tháng 7 năm 2004,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Tin học hoá hệ thống quản lý hành chính nhà nước về tài nguyên và môi trường phù hợp với tiêu chuẩn Chính phủ điện tử của Việt Nam, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường; cải cách thủ tục hành chính đối với hệ thống đăng ký, cấp phép về khai thác, sử dụng tài nguyên và chất lượng môi trường; tạo điều kiện để tổ chức và người dân tiếp cận thuận lợi các thông tin về tài nguyên và môi trường.

Đến năm 2010, việc tin học hoá hệ thống quản lý hành chính nhà nước về tài nguyên và môi trường phải đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

a) Công việc quản lý nhà nước thuộc khối cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường được thực hiện bằng kết nối thông tin trực tiếp với các mạng nội bộ thành phần của từng lĩnh vực thuộc ngành;

b) Các thủ tục đăng ký, cấp phép thuộc phạm vi hoạt động của ngành Tài nguyên và Môi trường được thực hiện thông qua mạng nội bộ thành phần của từng lĩnh vực thuộc ngành;

c) Hệ thống mạng thông tin quản lý tài nguyên và môi trường được kết nối trực tiếp với mạng quản lý tài chính, ngân hàng, thuế, kho bạc để phối hợp quản lý giao dịch bảo đảm và quản lý tài chính về tài nguyên và môi trường;

d) Thông tin hiện trạng và hệ thống đăng ký; văn bản chính sách, pháp luật; quy hoạch, kế hoạch đã quyết định, xét duyệt được công bố công khai trên mạng thông tin của từng lĩnh vực thuộc ngành;

đ) Việc xây dựng và điều chỉnh chính sách, pháp luật, quy hoạch được thực hiện trên cơ sở phân tích dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của từng lĩnh vực thuộc ngành.

Đến năm 2015, việc tin học hoá hệ thống quản lý hành chính nhà nước về tài nguyên và môi trường được thực hiện trên mạng thông tin thống nhất về tài nguyên và môi trường.

2. Thiết bị, công nghệ phục vụ công việc điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc được chuyển từng bước sang thế hệ công nghệ số, bảo đảm tự động hoá hầu hết việc thu nhận dữ liệu tài nguyên và môi trường, tự động hoá việc nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu.

Đến năm 2010, từ 50% tới 100% thiết bị trong điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc được chuyển sang công nghệ số. Tùy theo nhu cầu cụ thể của từng lĩnh vực thuộc ngành; đến năm 2015 nâng lên từ 70% tới 100% và đến năm 2020 hoàn thành toàn bộ quá trình chuyển đổi công nghệ thu nhận dữ liệu.

3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường được tích hợp đầy đủ trong hệ thống mạng thông tin tài nguyên và môi trường quốc gia và được cập nhật thường xuyên, được kết nối trực tuyến giữa các cơ sở dữ liệu của các lĩnh vực thuộc ngành, giữa Trung ương với cấp tỉnh, được kết nối không trực tuyến với các cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường quốc tế và khu vực, đóng vai trò hạt nhân của hệ thống giám sát tài nguyên và môi trường quốc gia, tạo thành hạ tầng thông tin phục vụ quản lý nhà nước và các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo và nâng cao dân trí.

Đến năm 2010, hoàn thành việc xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu của từng lĩnh vực thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường với dữ liệu được chuẩn hoá theo chuẩn quốc gia. Được cập nhật thường xuyên từ hệ thống giám sát ở địa phương, từ Trạm thu ảnh vệ tinh quốc gia và bổ sung các dữ liệu của khu vực và toàn cầu; được kết nối theo lĩnh vực giữa Trung ương và cấp tỉnh để hình thành mạng thông tin của từng lĩnh vực thuộc ngành, bảo đảm yêu cầu phục vụ quản lý nhà nước đối với từng lĩnh vực và cung cấp đủ dữ liệu cho nhu cầu hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; bước đầu thử nghiệm tích hợp thông tin của các cơ sở dữ liệu từng lĩnh vực theo thiết kế cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường.

Đến năm 2015, cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia được xây dựng ở mức độ tích hợp hoàn chỉnh các cơ sở dữ liệu của từng lĩnh vực thuộc ngành để tạo thành hệ thống mạng thông tin tài nguyên và môi trường quốc gia gồm tất cả dữ liệu hiện trạng và dữ liệu lịch sử, dữ liệu được cập nhật thường xuyên từ mạng lưới điều tra, khảo sát, quan trắc, đo đạc ở Trung ương, từ hệ thống quản lý ở địa phương, từ Trạm thu ảnh vệ tinh quốc gia và các trạm thu dữ liệu quốc tế; hệ thống cơ sở dữ liệu và mạng thông tin tài nguyên và môi trường là một hệ thống thống nhất từ Trung ương tới địa phương, được chuẩn hoá theo chuẩn quốc gia, có phương tiện bảo đảm tuyệt đối về an toàn dữ liệu và an ninh dữ liệu; hệ thống dữ liệu tài nguyên và môi trường đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý nhà nước, phản ánh chính xác hiện trạng, đánh giá tiềm năng sử dụng, lập quy hoạch hợp lý cho sử dụng, dự báo tác động môi trường, dự báo các tai biến thiên nhiên và phục vụ nhu cầu sử dụng thông tin cho phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh.

4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để giải các bài toán chuyên ngành nhằm nâng cao chất lượng kết quả xử lý khối lượng lớn dữ liệu tài nguyên và môi trường; nâng cao độ tin cậy dự báo thời tiết, khí hậu, tai biến thiên nhiên, dự báo ô nhiễm môi trường.

Đến năm 2010, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để giải quyết các bài toán chuyên đề phức tạp của ngành cần đạt được các kết quả sau:

a) Thiết lập phòng tính toán hiệu năng cao với thiết kế phần cứng chuyên dụng có tốc độ xử lý tính toán cao, có khả năng thực hiện đa xử lý, đa nhiệm, sử dụng chung cho toàn ngành, phát triển phần mềm chuyên dụng riêng của từng lĩnh vực phù hợp với đặc thù Việt Nam.

b) Vận hành Trạm thu ảnh vệ tinh quốc gia phục vụ giám sát hiện trạng tài nguyên và môi trường trên cơ sở thu định kỳ một số loại ảnh quang học, ảnh radar phù hợp với nhu cầu sử dụng chung của cả nước và nhu cầu sử dụng riêng cho tài nguyên và môi trường, phát triển phần mềm chuyên dụng xử lý ảnh hàng không - vệ tinh cho mục đích tài nguyên và môi trường.

c) Vận hành hệ thống trạm định vị toàn cầu GPS cố định nhằm cung cấp thông tin phục vụ nâng cao độ chính xác định vị, dẫn đường phục vụ nhu cầu điều tra, khảo sát, đo đạc, quan trắc riêng của ngành Tài nguyên và Môi trường và phục vụ nhu cầu sử dụng chung của cả nước. Trạm trung tâm của hệ thống tại Hà Nội được xây dựng như một phòng thí nghiệm về công nghệ định vị vệ tinh và thu nhận dữ liệu từ các loại vệ tinh khác về thăm dò, khảo sát, nghiên cứu trái đất.

d) Mỗi lĩnh vực thuộc ngành có một số phòng thí nghiệm riêng với phần cứng và phần mềm phù hợp để đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin chuyên dụng thuộc lĩnh vực mình.

Đến năm 2015, hoàn chỉnh phòng thí nghiệm tính toán có hiệu năng cao, Phòng thí nghiệm xử lý dữ liệu ảnh và dữ liệu địa lý (thuộc Trạm thu ảnh vệ tinh quốc gia), Phòng thí nghiệm xử lý dữ liệu vệ tinh định vị và các vệ tinh thăm dò, khảo sát, nghiên cứu trái đất (thuộc Trạm GPS trung tâm) để đưa vào vận hành theo đúng chức năng thiết kế phục vụ xử lý dữ liệu lớn trong phân tích hiện trạng và dự báo về tài nguyên và môi trường; hợp tác nghiên cứu khoa học về trái đất trong nước và quốc tế, cung cấp dữ liệu cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng, phát triển công nghệ thông tin chuyên dụng cho tài nguyên và môi trường.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CỦA CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI

1. Tin học hoá việc thu nhận, cập nhật dữ liệu tài nguyên và môi trường thông qua quá trình thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, quan trắc trong các lĩnh vực thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường.

Thời điểm hoàn thành công việc tin học hoá các thiết bị điều tra, khảo sát, đo đạc, quan trắc đối với từng lĩnh vực được xác định như sau:

a) Quản lý đất đai: đến năm 2010, hoàn thành đo đạc lập bản đồ địa chính theo công nghệ số; lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bằng ảnh hàng không - vệ tinh.

b) Quản lý tài nguyên nước: đến năm 2005, tổ chức tiếp nhận các dữ liệu đo đạc nguồn nước, giám sát sử dụng nguồn nước, quan trắc chất lượng môi trường nước từ các cơ quan thực hiện để đưa vào cơ sở dữ liệu; đến năm 2015, nâng cấp hoặc trang bị mới các thiết bị điều tra, khảo sát, đo đạc, quan trắc về tài nguyên nước theo công nghệ số.

c) Địa chất và quản lý khoáng sản: đến năm 2010, tin học hoá hệ thống giám sát hiện trạng khai thác khoáng sản từ các trạm giám sát mặt đất và ảnh vệ tinh; đến năm 2015, tin học hoá việc lập bản đồ địa chất từ dữ liệu khảo sát, đo đạc mặt đất kết hợp với ảnh hàng không - vệ tinh; đến năm 2020, tin học hoá toàn bộ hệ thống thiết bị mặt đất phục vụ khảo sát, thăm dò đo đạc địa chất; hoàn thành tin học hoá thiết bị khảo sát, thăm dò, đo đạc địa chất.

d) Môi trường: đến năm 2010, hoàn thành hệ thống quan trắc, hệ thống đánh giá chất lượng môi trường bằng công nghệ viễn thám; đến năm 2020, hoàn thành hệ thống trạm mặt đất quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường theo công nghệ số.

đ) Khí tượng thuỷ văn: đến năm 2005, hoàn thành hệ thống thu nhận, xử lý dữ liệu từ trạm cao không, radar thời tiết, thu ảnh mây; đến năm 2020, hoàn thành việc nâng cấp thiết bị toàn mạng lưới đo đạc khí tượng thuỷ văn theo công nghệ số.

e) Đo đạc bản đồ: đến năm 2005, tin học hoá toàn bộ hệ thống thiết bị đo đạc tọa độ, độ cao, trọng lực mặt đất; đến năm 2010, nâng cấp hệ thống thiết bị đo đạc bản đồ biển theo công nghệ số; đến năm 2015, nâng cấp hệ thống thiết bị đo đạc ảnh hàng không - vệ tinh theo công nghệ số.

2. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường với các bước đi như sau:

a) Từ nay đến năm 2005: thực hiện nghiên cứu khả thi về thiết kế cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, vận hành thử nghiệm, xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý sử dụng chung đã được chuẩn hoá.

b) Từ năm 2006 đến năm 2010: xây dựng cơ sở dữ liệu thành phần cho các lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, địa chất, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ, thể hiện theo chuẩn thống nhất.

c) Từ năm 2011 đến 2015: tích hợp các cơ sở dữ liệu thành phần của lĩnh vực thành cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia.

3. Tổ chức hệ thống mạng truyền dữ liệu phục vụ chuyên ngành và phục vụ cung cấp dữ liệu tài nguyên và môi trường cho nhu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế và các nhu cầu khác của xã hội và cộng đồng.

Mạng truyền dữ liệu được thiết kế và triển khai song hành với cơ sở dữ liệu có bước đi cụ thể như sau:

a) Từ nay đến 2005: mỗi lĩnh vực thuộc ngành đều được thiết kế mạng nội bộ (Intranet) chuyên ngành, kết nối với máy chủ của Trung tâm thông tin của Bộ, máy chủ của cơ quan Bộ.

b) Từ 2006 đến 2010: từng mạng nội bộ chuyên ngành đi vào hoạt động, bảo đảm liên kết dữ liệu chuyên ngành phân tán ở Trung ương và các địa phương cấp tỉnh, cung cấp dữ liệu cho nhu cầu quản lý nhà nước và các nhu cầu khác về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, kết nối với các trung tâm thông tin quốc tế của lĩnh vực mình để trao đổi dữ liệu hợp tác quốc tế; các mạng nội bộ chuyên ngành được kết nối với nhau để trao đổi dữ liệu, kết nối với mạng Internet để cung cấp thông tin đáp ứng cho nhu cầu sử dụng chung và nhu cầu thông tin của cộng đồng.

c) Từ 2011 đến 2015: xây dựng hoàn chỉnh mạng nội bộ tài nguyên và môi trường quốc gia trên cơ sở kết nối các mạng nội bộ chuyên ngành của từng lĩnh vực (gọi là mạng thông tin tài nguyên và môi trường quốc gia).

4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giải quyết các bài toán đặc thù về tài nguyên và môi trường theo hướng ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin chuyên dụng của nước ngoài, khuyến khích các giải pháp công nghệ về phần cứng và phần mềm trong nước nhằm nâng cao hiệu quả xử lý khối lượng dữ liệu lớn và nâng cao độ tin cậy của kết quả với bước đi cụ thể như sau:

a) Từ 2006 đến 2010: xây dựng phòng thí nghiệm tính toán hiệu năng cao có khả năng xử lý các bài toán đòi hỏi tốc độ tính toán cao để xử lý khối lượng dữ liệu lớn, phục vụ cho nhu cầu chung của toàn ngành Tài nguyên và Môi trường; khai thác có hiệu quả phòng thí nghiệm xử lý dữ liệu ảnh, dữ liệu địa lý được xây dựng gắn với Trạm thu ảnh vệ tinh quốc gia; vận hành phòng thí nghiệm xử lý dữ liệu định vị vệ tinh GPS được xây dựng gắn với trạm trung tâm của hệ thống trạm GPS cố định đặt tại Hà Nội, kết hợp thu nhận và xử lý dữ liệu từ các vệ tinh thăm dò, khảo sát nghiên cứu trái đất phục vụ nhu cầu dữ liệu trong nước.

b) Từ 2011 đến 2015: nâng cao khả năng xử lý dữ liệu lớn, độ tin cậy của kết quả thu được; giải quyết ở mức cao hơn đối với bài toán phân tích hiện trạng tài nguyên và môi trường, quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên, dự báo tai biến thiên nhiên, dự báo tai biến về môi trường do con người gây ra; tạo được các sản phẩm phần cứng và phần mềm để giải quyết các bài toán đặc thù về thông tin tài nguyên và môi trường.

5. Thực hiện tốt Chương trình tin học hoá hệ thống quản lý hành chính nhà nước (Chương trình 112) trong các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; kết hợp chặt chẽ với quá trình xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, xây dựng mạng thông tin tài nguyên và môi trường quốc gia với các bước đi cụ thể như sau:

a) Từ nay đến 2005: tin học hoá toàn diện công tác văn phòng đối với cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Sở Tài nguyên và Môi trường và tạo mối liên hệ quản lý được tin học hoá giữa Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.

b) Từ 2006 đến 2010: tin học hoá các hoạt động hành chính với dân nhằm cải cách thủ tục hành chính trong từng lĩnh vực thuộc ngành; thực hiện đăng ký, cấp phép, phổ biến chính sách, pháp luật, công khai quy hoạch trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên mạng thông tin chuyên ngành.

c) Từ 2011 đến 2015: tin học hoá các hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở mức cao; đề xuất việc hoạch định chính sách, pháp luật, xét duyệt quy hoạch, hình thành quyết định quản lý được trợ giúp thông qua hệ thống phân tích thông tin trong cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường; tạo cầu nối trực tiếp giữa cơ quan hành chính nhà nước và người dân thông qua hệ thống mạng thông tin tài nguyên và môi trường.

6. Xây dựng đủ hệ thống văn bản quy định tiêu chuẩn kỹ thuật về thông tin tài nguyên và môi trường và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thông tin tài nguyên và môi trường trong thời gian từ nay tới 2005, bao gồm các công việc sau:

a) Ban hành hệ thống văn bản quy định tiêu chuẩn kỹ thuật về thông tin tài nguyên và môi trường.

b) Trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý thông tin tài nguyên và môi trường, quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các cơ quan cung cấp thông tin, trách nhiệm của cơ quan quản lý thông tin, trách nhiệm và quyền lợi của người sử dụng thông tin, giá trị pháp lý của thông tin, quyền sở hữu thông tin, cơ chế cung cấp thông tin, chế độ bảo đảm an toàn và an ninh thông tin và đưa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đó vào cuộc sống.

7. Đào tạo cán bộ công nghệ thông tin đủ đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng để triển khai thực hiện Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường thông qua quá trình triển khai các chương trình dự án về công nghệ thông tin; tăng hàm lượng đào tạo công nghệ thông tin về tài nguyên và môi trường tại các trường cao đẳng, trung học thuộc Bộ, các khoa đào tạo chuyên ngành về tài nguyên và môi trường thuộc các trường đại học; đào tạo chuyên ngành tài nguyên và môi trường cho các chuyên gia công nghệ thông tin làm việc tại các đơn vị thuộc ngành; phổ cập kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin trên các trang thông tin điện tử của ngành, xây dựng hệ thống đào tạo từ xa cho cán bộ của ngành ở địa phương.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM

1. Các giải pháp chủ yếu:

a) Hoạt động xây dựng, xét duyệt các dự án, triển khai thực hiện dự án phải căn cứ nội dung của Chiến lược để sản phẩm của các dự án phù hợp với tính hệ thống của Chiến lược;

b) Ban hành đủ các văn bản pháp quy trong thời gian sớm nhất để tạo khung pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện Chiến lược, đặc biệt phải quy định sớm hệ thống chuẩn dữ liệu tài nguyên và môi trường;

c) Huy động nhiều nguồn vốn khác nhau như sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, xây dựng cơ bản, Chương trình 112, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), hợp tác với nước ngoài, v.v... để thực hiện từng phần các chương trình, dự án trong Chiến lược, đặc biệt cần tích cực tìm kiếm nguồn vốn ODA để thực hiện các dự án lớn;

d) Có cơ chế khuyến khích việc phát triển phần mềm, đẩy nhanh tiến độ tin học hóa trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cho ngành;

đ) Tạo cơ chế phối hợp tốt giữa các lĩnh vực thuộc ngành giữa Trung ương và địa phương, giữa ngành Tài nguyên và Môi trường với các ngành khác để hợp tác phát triển hạ tầng về dữ liệu, tránh tình trạng cát cứ dữ liệu;

e) Tạo điều kiện để các lĩnh vực thuộc ngành tham gia các hoạt động hợp tác dữ liệu trong khu vực và toàn cầu nhằm giải quyết các vấn đề chung về tài nguyên và môi trường.

2. Các chương trình, dự án trọng điểm:

a) Chương trình đổi mới trang thiết bị điều tra, khảo sát, đo đạc, quan trắc tài nguyên và môi trường theo định hướng công nghệ số.

Tiếp tục triển khai các dự án đang thực hiện, xây dựng các dự án mới, bảo đảm đầu tư đồng bộ từ các nguồn vốn xây dựng cơ bản (cho điều tra cơ bản), sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, ODA. Chương trình hoàn thành vào năm 2010 gồm các dự án cụ thể sau:

- Dự án đổi mới trang thiết bị quan trắc, đo đạc thuộc hệ thống các trạm khí tượng, thuỷ văn.

Tiếp tục nâng cấp trang thiết bị tại các trạm khí tượng, thuỷ văn, hải văn, bảo đảm tính đồng bộ và hệ thống theo công nghệ số tự động hoá bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản (cho điều tra cơ bản).

- Dự án xây dựng, đổi mới trang thiết bị quan trắc môi trường thuộc hệ thống các trạm quan trắc môi trường.

Tiếp tục nâng cấp trang thiết bị tại các trạm quan trắc môi trường, bảo đảm tính đồng bộ và hệ thống theo công nghệ số tự động hóa bằng các nguồn vốn xây dựng cơ bản (cho điều tra cơ bản), sự nghiệp kinh tế cho môi trường, ODA.

- Dự án đổi mới trang thiết bị điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất, địa vật lý cho các Liên đoàn địa chất.

Tiếp tục nâng cấp trang thiết bị điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất, địa vật lý, bảo đảm tính đồng bộ và hệ thống cho các Liên đoàn địa chất theo công nghệ số bằng các nguồn vốn xây dựng cơ bản (cho điều tra cơ bản), sự nghiệp kinh tế cho địa chất.

- Dự án đổi mới trang thiết bị bay chụp ảnh, quét laser từ máy bay, đo đạc bản đồ địa hình đáy biển.

Nâng cấp thiết bị chụp ảnh máy bay quang học bằng công nghệ chụp ảnh số hoặc công nghệ quét laser từ máy bay, nâng cấp thiết bị đo sâu hồi âm bằng thiết bị quét hồi âm chùm tia trong đo đạc biển bằng các nguồn vốn xây dựng cơ bản (cho điều tra cơ bản), sự nghiệp kinh tế cho đo đạc bản đồ, ODA.

- Dự án xây dựng hệ thống trạm thu và xử lý ảnh vệ tinh quốc gia.

Xây dựng trạm thu ảnh vệ tinh, trạm xử lý ảnh và phát triển ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát tài nguyên và môi trường bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Pháp.

- Dự án xây dựng hệ thống trạm GPS cố định tại Việt Nam.

Tiếp tục xây dựng 7 trạm GPS cố định thu liên tục tín hiệu từ vệ tinh định vị và phát trở lại để nâng cao độ chính xác định vị, dẫn đường; xây dựng thêm 16 trạm cố định thu nhận liên tục tín hiệu từ vệ tinh phục vụ quan trắc dịch động vỏ trái đất bằng các nguồn vốn xây dựng cơ bản (cho điều tra cơ bản), ODA.

b) Chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia.

Nội dung bao gồm nhiều dự án, mỗi lĩnh vực thuộc ngành thực hiện một dự án riêng có nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu cho lĩnh vực đó hoặc có nội dung tích hợp cơ sở dữ liệu, thực hiện trong thời gian từ 2006 đến 2010 bằng các nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, ODA:

- Dự án hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai.

Tin học hóa hệ thống quản lý đất đai trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính, thực hiện trong giai đoạn 2005 - 2010 bằng nguồn vốn ODA.

- Dự án hiện đại hóa hệ thống quản lý tài nguyên nước.

Tin học hóa hệ thống quản lý tài nguyên nước trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước và sử dụng tài nguyên nước, thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 bằng nguồn vốn ODA.

- Dự án hiện đại hóa hệ thống quản lý khoáng sản.

Tin học hóa hệ thống quản lý khoáng sản trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu về khoáng sản và sử dụng khoáng sản, thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 bằng nguồn vốn ODA.

- Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý.

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý để sử dụng chung, thực hiện trong giai đoạn từ nay đến năm 2005 bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế.

- Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thuỷ văn.

Xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thuỷ văn, thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế.

- Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường.

Xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường, thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế.

- Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất.

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất, địa vật lý, thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế.

- Dự án xây dựng thư viện điện tử tài nguyên và môi trường.

Thu thập toàn bộ các loại tài liệu, sách, báo, dữ liệu quan trọng trong nước, khu vực và quốc tế về tài nguyên và môi trường để thành lập một thư viện điện tử phục vụ nhu cầu thông tin cho quản lý nhà nước và cộng đồng, thực hiện trong giai đoạn 2005 - 2010 bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế.

- Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp tài nguyên và môi trường.

Xây dựng hệ thống tích hợp toàn bộ các cơ sở dữ liệu chuyên ngành thành cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia, thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010 bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế.

c) Dự án xây dựng hệ thống mạng thông tin tài nguyên và môi trường.

Xây dựng hệ thống mạng thông tin nội bộ (Intranet) cho từng lĩnh vực của ngành, tích hợp để trở thành hệ thống mạng thông tin tài nguyên và môi trường quốc gia, thực hiện từ 2007 đến 2015 bằng các nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, ODA.

d) Dự án tin học hóa hệ thống quản lý nhà nước (Chương trình 112 của Chính phủ).

Xây dựng hệ thống quản lý hành chính nhà nước theo định hướng chính phủ điện tử (không bao gồm nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu và mạng truyền dữ liệu); thực hiện từ 2002 đến 2010 (đang triển khai) bằng nguồn vốn Chương trình 112 của Chính phủ.

đ) Dự án ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cho giải quyết các bài toán chuyên đề về tài nguyên và môi trường.

Nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin để giải quyết các bài toán đặc thù về xử lý khối lượng dữ liệu lớn, triển khai lý thuyết nhận dạng và trí tuệ nhân tạo trong giải đoán thông tin về trái đất, nâng cao độ chính xác dự báo tai biến thiên nhiên, dự báo tai biến môi trường, nghiên cứu khoa học về trái đất; thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010 bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học, sự nghiệp kinh tế.

e) Dự án xây dựng các văn bản khung pháp lý về quản lý dữ liệu tài nguyên và môi trường.

Xây dựng Nghị định của Chính phủ về thu nhận, phổ cập, quản lý, sử dụng dữ liệu tài nguyên và môi trường; xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về dữ liệu tài nguyên và môi trường; thực hiện từ nay đến năm 2005 (đang triển khai) bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế.

Điều 2. Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Điều 1; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch vốn hàng năm cho việc thực hiện Chiến lược này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 179/2004/QD-TTg

Hanoi, October 6, 2004

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY ON APPLICATION AND DEVELOPMENT OF NATURAL RESOURCE AND ENVIRONMENT INFORMATION TECHNOLOGY TILL 2015 AND ORIENTATION TOWARDS 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment in Report No. 106/TTr-BTNMT of July 28, 2004,

DECIDES:

Article 1.- To approve the strategy on application and development of natural resource and environment information technology till 2015 and orientation towards 2020 with the following principal contents:

I. OBJECTIVES

1. To computerize the system of State administrative management over natural resources and environment up to Vietnam's e-government standards, raising the quality and efficiency of natural resource and environment management; to reform administrative procedures for the system of registration and licensing of natural resource exploitation and use as well as environment quality; and to create conditions for organizations and individuals to have access to information on natural resources and environment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The State management work in the Natural Resources and Environment Ministry's agencies shall be performed through direct information link to the local-area network of each domain in the sector;

b/ The procedures for registration and licensing within the operation scope of the natural resource and environment sector shall be carried out through the local-area network of each domain in the sector;

c/ The natural resource and environment management information networks shall be directly connected to the financial, banking, tax and treasury management networks for coordinated management of security transactions and financial management over natural resources and environment;

d/ The information on situation and registration system; documents, policies and laws as well as plannings and plans already decided and approved shall be publicized on the information network of each domain in the sector;

e/ The elaboration and adjustment of policies, laws and plannings shall be made on the basis of analyzing data in the database of each domain in the sector.

By 2015, the computerization of the system of State administrative management over natural resources and environment shall be effected on a uniform information network on natural resources and environment.

2. Equipment and technologies in service of investigation, survey, observation and cartography shall be gradually converted into digital-technology generations, ensuring the almost full automation of the reception of natural resource and environment data, and the automation of loading data into the database.

By 2010, between 50% and 100% of the equipment used in investigation, survey, observation and cartography shall be converted into digital technologies. Depending on the specific demand of each domain in the sector, by 2015, to raise the rate to between 70% and 100%, and by 2020, to complete the whole process of converting data-receiving technologies.

3. The national database on natural resources and environment shall be fully integrated in the national information network on natural resources and environment, regularly updated, on-line connected to databases of the domains in the sector and between the central and provincial levels, and off-line connected to international and regional databases on natural resources and environment, playing the nucleus role in the national system of natural resource and environment supervision, forming the information infrastructure in service of State management, economic, social, defense, security, scientific research, education-training activities, and raising people's intellectual standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



By 2015, the national database on natural resources and environment shall be built by complete integration of the database of each domain in the sector in order to form the national information network on natural resources and environment, consisting of all present and historical data, data regularly updated from the central investigation, survey, observation and cartography network, from local management systems, from the national satellite photo-receiving station and international data-receiving stations; the system of databases and information networks on natural resources and environment shall constitute a uniform system from the central to local levels, standardized according to the national standards, having means to absolutely ensure data safety and security; the database on natural resources and environment shall fully meet the State management requirements, reflect exactly the situation, evaluatethe use potential, make appropriate plannings on the use and forecast of environmental impacts and natural catastrophes in service of the demand for use of information for socio-economic development as well as defense and security maintenance.

4. To apply and develop information technology for solving specialized mathematic problems in order to raise the quality of processing of large volumes of data on natural resources and environment; raise the reliability of forecast of weather, climate, natural catastrophes and environment pollution.

By 2010, the application and development of information technology for solving the sector's complicated specialized mathematic problems should yield the following results:

a/ The establishment of a section for high-efficiency calculation with designed special-use hardware with high-speed processing and calculation, being capable of performing multi-processing and multi-tasks used for the whole sector; the development of a separate special-use software of each domain suitable to Vietnam's particularities.

b/ The operation of the national satellite photo-receiving station in service of supervision of natural resource and environment situation on the basis of periodically receiving several kinds of optic and radar photos, suitable to the common use of the whole country and exclusive use for the natural resource and environment sector; the development of a special-use software for processing aviation-satellite photos for natural resource and environment purposes.

c/ The operation of the system of global positioning stations (GPS) in order to provide information for raising the positioning and piloting accuracy in service of the natural resource and environment sector's specific demand for investigation, survey, cartography and observation and the country's use demand. The system's Hanoi-based central station shall be built as a laboratory for satellite-positioning technologies and receiving the earth exploration, survey and research-related data from other satellites.

d/ A laboratory for each domain in the sector with appropriate hardware and software to meet the demand for special-use information technology application and development in the domain.

By 2015, to complete the high-performance calculation laboratory, the laboratory for processing photo and geological data (of the national satellite photo-receiving station), the laboratory for processing data on positioning satellites as well as the earth-exploring, surveying and researching satellites (of the central GPS) for being put into operation strictly according to the designed functions for processing large volumes of data in analyzing situation and forecasting natural resources and environment; to enter into domestic and international cooperation on scientific research into the earth, provide data to the subjects that wish to use and develop natural resource and environment special-use information technology.

II. STRATEGY’S PIVOTAL TASKS AND IMPLEMENTATION STEPS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The time for completing the computerization of investigation, survey, cartography and observation equipment for each domain is determined as follows:

a/ Land management: By 2010, to complete the cartography of cadastral maps with digital technologies; to make maps on actual land-use situation and supervise the implementation of land-use plannings and plans with aviation-satellite photos.

b/ Water resource management: By 2005, to organize the reception of data on water source survey, water source use supervision and water environment quality observation from implementing agencies for loading them into the database; by 2015, to upgrade or furnish water resource investigation, survey, cartography and observation equipment using digital technologies.

c/ Geology and mineral management: By 2010, to computerize the system of supervising mineral exploitation situation from earth-surface and satellite-photo supervision stations; by 2015, to computerize the geological mapping based on earth-surface survey and cartographic data in combination with aviation-satellite photos; by 2020, to computerize the whole earth-surface equipment system in service of geological survey, exploration and cartography; to complete the computerization of geological survey, exploration and cartographic equipment.

d/ Environment: By 2010, to complete the observation system, the system of evaluating environment quality by telereconnaissance technologies; by 2020, to complete the system of earth-surface observation stations and environment quality evaluation with digital technologies.

e/ Hydro-meteorology: By 2005, to complete the system of receiving and processing data from air-space, weather radar and cloud photo-receiving stations; by 2020, to complete the upgrading of equipment of the whole hydro-meteorological cartography network with digital technologies.

f/ Topography: By 2005, to computerize the whole system of equipment for measuring coordinates, altitude and earth-surface gravity; by 2010, to upgrade the system of sea topography equipment with digital technologies; by 2015, to upgrade the system of measuring aviation-satellite photos with digital technologies.

2. To build the national database on natural resources and environment with the following steps:

a/ From now till 2005: To conduct feasible studies on designing a database on natural resources and environment, experimentally operate it, and build the standardized common-use geological database.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ From 2011 to 2015: To integrate the domains' component databases into the national database on natural resources and environment.

3. To organize the system of data-transmitting networks in service of specialized branches and provision of natural resource and environment data to meet the State management, socio-economic development, defense, security, scientific research, training and international cooperation demands as well as other demands of the society and communities.

The data-transmitting networks are designed and operated in parallel with databases with the following specific steps:

a/ From now till 2005: Each domain in the sector shall be designed with a specialized Intranet, connected to the server of the Ministry's Information Center and the server of the Ministry's office.

b/ From 2006 to 2010: Each specialized Intranet shall be put into operation, ensuring the link of dispersed specialized data at central and provincial level, the provision of data to meet State management demand and other economic, social, defense and security demands, connected to international information centers of their respective domains for the exchange of international cooperation data; specialized Intranets shall be inter-connected for exchange of data, and connected to the Internet for provision of information to meet the common-use demand and the community's information demand.

c/ From 2011 to 2015: To completely build the national Intranet on natural resources and environment on the basis of connecting the domains' specialized Intranets (called the national information network on natural resources and environment).

4. To apply and develop information technology in order to raise the efficiency of solving specific problems on natural resources and environment along the direction of efficiently applying foreign special-use information technologies, encouraging domestic hardware and software technological solutions in order to raise the efficiency of processing large volumes of data and increase the reliability of their results with the following specific steps:

a/ From 2006 to 2010: To build a high-efficiency calculation laboratory being capable of solving mathematic problems that require high-speed calculation for processing large volumes of data in service of the whole natural resource and environment sector; to efficiently exploit the laboratory for processing photo and geological data, which is built in association with the national satellite photo-receiving station; to operate the laboratory for processing GPS satellite positioning data, which is built in association with GPS's Hanoi-based central station, to combine the reception and processing of data from the earth-exploring, -surveying and -researching satellites in service of the domestic demand for data.

b/ From 2011 to 2015: To raise the capability to process large volumes of data and the reliability of the received results; to settle at a higher level mathematic problems on analyzing natural resource and environment situation, natural resource use planning, forecast of natural and environment catastrophes caused by humans; to create hardware and software products for solving specific problems on natural resource and environment information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ From now till 2005: To comprehensively computerize the clerical work for the Natural Resources and Environment Ministry's office and the provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment, and create computerized management contacts among the Government, the Ministry of Natural Resources and Environment and the provincial-level People's Committees with regard to the State management over natural resources and environment.

b/ From 2006 to 2010: To computerize administrative activities with citizens in order to reform the administrative procedures in each domain of the sector; to register, grant, disseminate policies and laws, and publicize plannings in the natural resource and environment domain on the specialized information network.

c/ From 2011 to 2015: To computerize the State management over natural resources and environment at a higher level; to propose the formulation of policies and laws, approval of plannings, formulation of management decisions supported by the system of analyzing information in the database on natural resources and environment; to create direct links between the State's administrative agencies and citizens through the system of information networks on natural resources and environment.

6. To build the system of sufficient documents prescribing technical standards on natural resource and environment information and legal documents on management of natural resource and environment information in the period from now till 2005, with the following tasks:

a/ To promulgate documents prescribing technical standards on natural resource and environment information;

b/ To submit to the Government for promulgation a decree on management of natural resource and environment information, clearly defining the responsibilities and interests of information-providing agencies, the responsibilities of information-managing agencies, the responsibilities and interests of information users, the legality of information, information ownership, information provision mechanism, regime on ensuring information safety and security, and introduce such system of legal documents into life.

7. To train information technology personnel to meet the quantitative and qualitative demands for implementation of the strategy on application and development of natural resource and environment information technology through implementing information technology programs and projects; to increase the content of training information technology on natural resources and environment at colleges and intermediate vocational-training schools under the Ministry as well as natural resource and environment faculties of universities; to provide specialized training on natural resources and environment to information technology experts working at the units in the sector; to disseminate information technology application knowledge on the sector’s websites, to build a correspondence training system for the sector’s officials in localities.

III. MAJOR SOLUTIONS AS WELL AS KEY PROGRAMS AND PROJECTS

1. Major solutions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To promulgate sufficient legal documents as soon as possible so as to create a legal framework in the course of implementing the strategy, especially to soon prescribe the system of standards on natural resource and environment data;

c/ To mobilize different capital sources such as economic non-business, scientific non-business, capital construction, Program 112, official development assistance (ODA), foreign cooperation, etc. for execution of the strategy's programs and projects part by part; especially it is necessary to actively seek for ODA capital source for execution of big projects;

d/ To adopt a mechanism on encouraging software development and speeding up computerization in information technology application and development in the sector;

e/ To create a mechanism for coordination among the domains in the sector, between the central and local levels, between the natural resource and environment sector and other sectors for cooperation in data infrastructure development, avoiding data sectionalism;

f/ To create conditions for the sector's domains to participate in regional and global data cooperation activities in order to settle general issues on natural resources and environment.

2. Key programs and projects:

a/ The program on renewing the natural resource and environment investigation, survey, cartography and observation equipment and facilities along the direction of digital technology.

To continue executing the uncompleted projects, formulate new ones, ensuring synchronous investment from capital construction (for basic surveys), economic non-business, scientific non-business and ODA capital sources. The program shall be completed by 2010, consisting of the following specific projects:

- The project on renewing observation and cartographic equipment in the system of hydro-meteorological stations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The project on building and renewing environmental observation equipment and facilities in the system of environmental observation stations.

To continue upgrading equipment and facilities at environmental observation stations, ensuring synchronism and systematism by automation digital technology with capital construction capital source (for basic surveys), economic non-business capital source for environment, and ODA capital source.

- The project on renewing geological and geo-physical investigation, survey and exploration equipment for geological federations

To continue upgrading geological and geo-physical investigation, survey and exploration equipment and facilities, ensuring synchronism and systematism for geological federations by digital technology with capital construction capital source (for basic surveys) and economic non-business capital source for geology.

- The project on renewing aerial photographing equipment, aerial laser-scanning equipment, sea-bed topographic equipment

To upgrade aerial photographing equipment by digital photographing technology or aerial laser-scanning technology, to substitute reverberated-sound depth-measuring equipment with ray-beam reverberated-sound scanning equipment in sea topography with capital construction capital source (for basic surveys), economic non-business capital source for topography, and ODA capital source.

- The project on building the national system of satellite photo-receiving and -processing stations

To build satellite photo-receiving stations and photo-processing stations and to develop the application of telereconnaissance technology in natural resource and environment supervision with the French Government's ODA capital source.

- The project on building the system of fixed GPS in Vietnam

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The program on building the national database on natural resources and environment

It consists of many projects, each of them shall be executed by a domain in the sector with contents on building the database for such domain or on database integration, to be executed from 2006 to 2010 with economic non-business and ODA capital sources:

- The project on modernization of the land management system

To computerize the land management system on the basis of building a cadastral dossier database, to be executed in the 2005-2010 period with ODA capital source.

- The project on modernization of the water resource management system

To computerize the water resource management system on the basis of building the database on water resources and water resource use, to be executed in the 2006-2010 period with ODA capital source.

- The project on modernization of the mineral management system

To computerize the mineral management system on the basis of building the database on minerals and mineral use, to be executed in the 2006-2010 period with ODA capital source.

- The project on building the geographical database

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The project on building the hydro-meteorological database

To build the hydro-meteorological database, to be executed in the 2006-2010 period with economic non-business capital source.

- The project on building the environmental database

To build the environmental database, to be executed in the 2006-2010 period with economic non-business capital source.

- The project on building the geological database

To build the geological and geo-physical database, to be executed in the 2006-2010 period with economic non-business capital source.

- The project on building an electronic library on natural resources and environment

To collect all domestic, regional and international important documents, books, newspapers and data on natural resources and environment for the establishment of an electronic library to satisfy demands for information in service of State management and communities, to be executed in the 2005-2010 period with economic non-business capital source.

- The project on building the integrated database on natural resources and environment

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ The project on building the website on natural resources and environment

To build an Intranet for each domain of the sector for integration into the national information network on natural resources and environment, to be executed from 2007 to 2015 with economic non-business and ODA capital sources.

d/ The project on computerization of the State management system (the Government's Program 112)

To build the State administrative management system along the orientation of an e-government (excluding the contents on building the database and data transmission network), to be executed from 2002 to 2010 (being under way) with the capital source of the Government's Program 112.

e/ The project on information technology application and development for solving specialized problems on natural resources and environment

To study and develop the information technology for solving specific problems on processing large volumes of data, to implement identification theory and artificial intelligence in interpreting the earth-related information, to increase the reliability of natural and environmental catastrophe forecasts as well as scientific research into the earth, to be executed from 2006 to 2010 with scientific and economic non-business capital sources.

f/ The project on elaborating legal framework documents on management of natural resource and environment data

To draft a government's decree on reception, universalization, management and use of natural resource and environment data; to set technical standards on natural resource and environment data, to be executed from now till 2005 (being under way) with economic non-business capital source.

Article 2.- To assign the Ministry of Natural Resources and Environment to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Post and Telematics, the Ministry of Science and Technology and concerned agencies in, implementing the contents prescribed in Article 1; coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in building the annual capital plan for implementation of this strategy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 179/2004/QĐ-TTg ngày 06/10/2004 phê duyệt Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.292

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.78.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!