Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 52/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam thực hiện hiệp định TMHH ASEAN-Trung Quốc

Số hiệu: 52/2006/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 12/06/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

*****

Số: 52/2006/TT-BTC

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

                                Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2006

 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THUẾ SUẤT THUẾ NHẬP KHẨU ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN-TRUNG QUỐC

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (viết tắt là Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc), ký ngày 29 tháng 11 năm 2004 tại Lào và Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Trung Quốc về một số vấn đề trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc, ký ngày 18 tháng 7 năm 2005 tại Trung Quốc, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2005;  
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 216/VPCP-QHQT ngày 17 tháng 3 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc như sau:

I. Phạm vi và điều kiện áp dụng

1. Hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc (sau đây viết tắt là mức thuế suất ACFTA của Việt Nam) do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành  phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Thuộc Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (sau đây viết tắt là Danh mục ACFTA của Việt Nam)

b) Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước thành viên của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Trung Quốc bao gồm:

- Bru-nây Đa-ru-sa-lam;

- Vương quốc Cam-pu-chia;

- Cộng hoà In-đô-nê-xi-a;

- Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào;

- Ma-lay-xi-a;

- Liên bang My-an-ma;

- Cộng hoà Phi-líp-pin;

- Cộng hoà Sing-ga-po;

- Vương quốc Thái lan; và

- Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).

c) Được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu là thành viên của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc đến Việt Nam, quy định tại Quyết định số 1727/2003/QĐ-BTM ngày 12/12/2003 và Quyết định số 09/2006/QĐ-BTM ngày 24/02/2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

d) Thoả mãn yêu cầu xuất xứ hàng hóa ASEAN - Trung Quốc, được xác nhận bằng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN- Trung Quốc (sau đây viết tắt là C/O - Mẫu E), quy định tại Mục III của Thông tư này, trừ hàng hoá nhập khẩu có tổng giá trị lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD thì không phải có C/O - Mẫu E.

e) Thuộc danh mục cắt giảm thuế thông thường (danh mục NT) hoặc danh mục cắt giảm thuế theo chương trình thu hoạch sớm (danh mục EHP) của nước xuất khẩu để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc được xác định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hàng hóa từ khu phi thuế quan (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng mức thuế suất ACFTA của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại điểm (a) và (d), khoản 1, Mục I của Thông tư này.

3. Hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn các điều kiện (a), (b), (c) và (d), khoản 1, Mục I của Thông tư này nhưng thuộc danh mục nhạy cảm (danh mục ST) của nước xuất khẩu được xác định tại Phụ lục I của Thông tư này, thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng được quy định tại khoản 2, Mục II của Thông tư này.

II.Thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng

1. Mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2, Mục I của Thông tư này là mức thuế suất ACFTA của Việt Nam cho từng năm được quy định tại Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Ví dụ 1: Mặt hàng ớt khô (mã hàng hóa 0904.20.10) có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành (thuế suất MFN) quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi là 30% và thuế suất ACFTA của Việt Nam là 25% theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo Phụ lục I của Thông tư này, ớt khô thuộc danh mục NT của Trung Quốc. Như vậy, thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này nhập khẩu từ Trung Quốc là mức thuế suất ACFTA của Việt Nam (25%) nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 1, Mục I của Thông tư này.

Ví dụ 2: Mặt hàng ớt khô (mã hàng hóa 0904.20.10) có thuế suất MFN là 30% và thuế suất ACFTA của Việt Nam là 25% theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này  nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước là mức thuế suất ACFTA của Việt Nam (25%) nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại điểm (d), khoản 1, Mục I của Thông tư này.

2.  Mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 3, Mục I của Thông tư này được quy định như sau: 

a) Trường hợp Bộ Tài chính có văn bản thông báo mức thuế suất thuế nhập khẩu tại nước xuất khẩu để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc (sau đây gọi tắt là mức thuế suất ACFTA của nước xuất khẩu) đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục ST của nước xuất khẩu đó nhỏ hơn hoặc bằng 10%, thì thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng là mức thuế suất ACFTA của Việt Nam hoặc mức thuế suất ACFTA của nước xuất khẩu, tùy theo mức thuế suất nào cao hơn thì áp dụng.

            Ví dụ 3:  Mặt hàng ớt khô (mã hàng hóa 0904.20.10) có thuế suất MFN là 30% và thuế suất ACFTA của Việt Nam là 25% theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo Phụ lục I của Thông tư này, ớt khô thuộc danh mục ST của My-an-ma, đồng thời Bộ Tài chính có văn bản thông báo mức thuế suất ACFTA của My-an-ma đối với ớt khô là 8%. Như vậy, thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho ớt khô nhập khẩu từ My-an-ma là mức thuế suất ACFTA của Việt Nam (25%) nếu thỏa mãn các điều kiện (b), (c) và (d) quy định tại khoản 1, Mục I của Thông tư này.

b) Trường hợp Bộ Tài chính không có văn bản thông báo mức thuế suất ACFTA của nước xuất khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục ST của nước xuất khẩu đó nhỏ hơn hoặc bằng 10%, thì thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng là mức thuế suất MFN.

Ví dụ 4: Mặt hàng ớt khô (mã hàng hóa 0904.20.10) có thuế suất MFN là 30% và thuế suất ACFTA của Việt Nam là 25% theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo Phụ lục I của Thông tư này, mặt hàng ớt khô thuộc danh mục ST của My-an-ma và Bộ Tài chính không có văn bản thông báo mức thuế suất ACFTA của My-an-ma đối với mặt hàng ớt khô. Như vậy, thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho ớt khô nhập khẩu từ My-an-ma là mức thuế suất MFN (30%), mặc dù thỏa mãn các điều kiện (b), (c) và (d) quy định tại khoản 1, Mục I của Thông tư này.

3. Trường hợp mức thuế suất MFN của một mặt hàng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được điều chỉnh thấp hơn so với mức thuế suất ACFTA được áp dụng (mức thuế suất ACFTA của Việt Nam hoặc mức thuế suất ACFTA của nước xuất khẩu) thì mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này sẽ là mức thuế suất MFN.

Ví dụ 5: Mặt hàng thép tấm và thép lá có hàm lượng carbon dưới 0,6% trọng lượng (mã hàng hóa 7208.38.10) có thuế suất MFN là 0% và thuế suất ACFTA của Việt Nam là 5% theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo Phụ lục I của Thông tư này, mặt hàng này thuộc danh mục NT của Trung Quốc. Như vậy, thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này nhập khẩu từ Trung Quốc là mức thuế suất MFN (0%).

Ví dụ 6: mặt hàng thép tấm và thép lá có hàm lượng carbon dưới 0,6% trọng lượng (mã hàng hóa 7208.38.10) có thuế suất MFN là 0% và thuế suất ACFTA của Việt Nam là 5% theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo Phụ lục I của Thông tư này, mặt hàng này thuộc danh mục ST của Phi-líp-pin, đồng thời Bộ Tài chính có văn bản thông báo mức thuế suất ACFTA của Phi-líp-pin đối với mặt hàng này là 3%. Như vậy, thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này nhập khẩu từ Phi-líp-pin là mức thuế suất MFN (0%).

Ví dụ 7: Mặt hàng thép tấm và thép lá có hàm lượng carbon dưới 0,6% trọng lượng (mã hàng hóa 7208.38.10) có thuế suất MFN là 0% và thuế suất ACFTA của Việt Nam là 5% theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo Phụ lục I của Thông tư này, mặt hàng này thuộc danh mục ST của Ma-lay-xi-a, đồng thời Bộ Tài chính có văn bản thông báo mức thuế suất ACFTA của Ma-lay-xi-a đối với mặt hàng này là 7%. Như vậy, thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho mặt hàng này nhập khẩu từ Ma-lay-xi-a là mức thuế suất MFN (0%).

4. Các bước thao tác cơ bản để tra cứu các mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3, Mục II của Thông tư này được hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục II của Thông tư này.

5. Hàng hoá do doanh nghiệp nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp sản phẩm cơ khí, điện, điện tử vừa đủ điều kiện để áp dụng mức thuế suất ACFTA, vừa đủ điều kiện áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá theo các quy định hiện hành thì doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai cách là thực hiện chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá hoặc theo thuế suất ACFTA, cụ thể như sau:

Nếu doanh nghiệp chọn áp dụng mức thuế suất theo tỷ lệ nội địa hoá thì khi nhập khẩu chi tiết hoặc cụm chi tiết không đồng bộ, doanh nghiệp phải áp dụng chung một mức thuế suất theo tỷ lệ nội địa hoá cho toàn bộ danh mục các chi tiết hoặc cụm chi tiết nhập khẩu mặc dù trong danh mục có những chi tiết đủ điều kiện áp dụng theo mức thuế suất ACFTA.

Trường hợp doanh nghiệp chọn áp dụng mức thuế suất ACFTA thì những chi tiết hoặc cụm chi tiết không đồng bộ có đủ điều kiện áp dụng theo mức thuế suất ACFTA thì được áp dụng theo mức thuế suất ACFTA; những chi tiết và cụm chi tiết còn lại áp dụng theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường.

6. Thuế suất ACFTA áp dụng đối với các chi tiết, linh kiện rời đồng bộ nhập khẩu để lắp ráp sản phẩm cơ khí, điện, điện tử được thực hiện như sau:

Các chi tiết (cụm chi tiết), linh kiện (cụm linh kiện) rời đồng bộ có C/O- Mẫu E được áp dụng mức thuế suất ACFTA của mặt hàng nguyên chiếc nếu thoả mãn các điều kiện về áp dụng mức thuế suất ACFTA quy định tại Mục I của Thông tư này. Các chi tiết, linh kiện rời còn lại không có C/O- Mẫu E áp dụng mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường quy định cho mặt hàng nguyên chiếc.

Doanh nghiệp phải xuất trình một hoặc nhiều hoá đơn thương mại riêng biệt cho các chi tiết (cụm chi tiết), linh kiện (cụm linh kiện) có C/O -Mẫu E để đề nghị áp dụng mức thuế suất ACFTA.

Việc áp dụng mức thuế suất ACFTA được thực hiện tại thời điểm tính thuế theo quy định của của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Thủ tục quyết toán thuế nhập khẩu với cơ quan Hải quan được thực hiện theo quy định hiện hành.

Nguyên tắc phân loại linh kiện rời đồng bộ và không đồng bộ được thực hiện theo Thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày 29/08/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện phân loại hàng hoá theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

7. Khi nhập khẩu bộ linh kiện ôtô dạng CKD, doanh nghiệp nhập khẩu chỉ được áp dụng mức thuế suất ACFTA theo từng linh kiện, phụ tùng ô tô quy định tại Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Các điều kiện để được áp dụng mức thuế suất ACFTA được quy định tại Mục I của Thông tư này.

8. Thuế suất ACFTA áp dụng cho hàng hoá gia công trong khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước là mức thuế suất ACFTA của Việt Nam đối với mặt hàng gia công nhập khẩu được quy định trong Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

9. Trường hợp người khai hải quan chưa xuất trình C/O - Mẫu E tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu nhưng hàng hoá nhập khẩu thoả mãn các điều kiện khác quy định tại Mục I của Thông tư này:

a) Nếu đối tượng nộp thuế lô hàng chấp hành tốt pháp luật về thuế, quy định tại Phần C Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì được tính thuế theo mức thuế suất ACFTA theo cam kết và kê khai của người khai hải quan.

Trường hợp không xuất trình được C/O - Mẫu E theo đúng quy định về thời hạn nêu tại điểm (b), khoản 5, Mục III của Thông tư này thì cơ quan Hải quan tính lại thuế và xử phạt vi phạm theo quy định hiện hành.

b) Nếu đối tượng nộp thuế lô hàng chưa chấp hành tốt pháp luật về thuế, quy định tại Phần C Thông tư số 113/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì tạm tính thuế theo mức thuế suất MFN. Khi C/O - Mẫu E được xuất trình theo đúng quy định về thời hạn nêu tại điểm (b), khoản 5, Mục III của Thông tư này thì cơ quan Hải quan tiến hành tính lại thuế nhập khẩu theo mức thuế suất ACFTA được áp dụng theo quy định.

III.Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) và kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ

1. Các quy tắc để hàng hoá được công nhận là có xuất xứ ASEAN-Trung Quốc được quy định tại Quy chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá Mẫu E của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1727/2003/QĐ-BTM ngày 12/12/2003 và Quyết định số 09/2006/QĐ-BTM ngày 24/02/2006 và các quyết định khác có liên quan của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

2. Giấy chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu chữ ký và con dấu được cơ quan có thẩm quyền cấp C/O - Mẫu E của các nước thành viên của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc sau đây cấp:

- Tại Bru-nây Đa-ru-sa-lam là Bộ Ngoại giao và Ngoại thương;

- Tại Vương quốc Cam-pu-chia là Bộ Thương mại;

- Tại Cộng hoà In-đô-nê-xi-a là Bộ Thương mại;

- Tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là Bộ Thương mại;

- Tại Ma-lay-xi-a là Bộ Ngoại thương và Công nghiệp;

- Tại Liên bang My-an-ma là Bộ Thương mại;

- Tại Cộng hòa Phi-líp-pin là Bộ Tài chính;

- Tại Cộng hòa Sing-ga-po là Cơ quan Hải quan;

- Tại Vương quốc Thái lan là Bộ Thương mại; và

- Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) là Tổng cục Giám sát chất lượng, Kiểm tra và Kiểm dịch.

3. C/O - Mẫu E cho hàng hoá của khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước phải có chữ ký và con dấu phù hợp với mẫu chữ ký và con dấu chính thức do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Thương mại uỷ quyền cấp C/O - Mẫu E.

4. C/O - Mẫu E có giá trị hiệu lực trong vòng 04 tháng kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu là thành viên của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc cấp. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu đi qua lãnh thổ của một hoặc nhiều nước không phải là thành viên của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc theo các quy định tại Quy tắc 8 (c), Phụ lục 1 của Quyết định số 1727/2003/QĐ-BTM ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại, thời hạn có giá trị hiệu lực của C/O - Mẫu E sẽ được kéo dài thành 06 tháng.

5. Quy định về việc xuất trình C/O - Mẫu E:

a) Thời điểm xuất trình C/O - Mẫu E cho cơ quan Hải quan là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu.

b) Trường hợp chưa xuất trình được C/O - Mẫu E tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, nếu có lý do chính đáng thì Chi cục trưởng Hải quan  quyết định gia hạn thời gian nộp C/O - Mẫu E trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

c) Trường hợp xuất trình C/O - Mẫu E theo đúng quy định về thời hạn nêu tại điểm (a) hoặc (b), khoản 5, Mục III của Thông tư này nhưng C/O đó đã hết giá trị hiệu lực, nếu có lý do chính đáng như bất khả kháng hoặc có những lý do xác đáng khác ngoài phạm vi kiểm soát của nhà xuất khẩu thì Chi cục trưởng Hải quan quyết định việc chấp nhận C/O đó bằng văn bản.

6. Trong trường hợp có sự nghi ngờ về tính trung thực và chính xác của C/O - Mẫu E thì cơ quan Hải quan có quyền:

a) Yêu cầu kiểm tra lại C/O - Mẫu E: cơ quan Hải quan sẽ gửi yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ này của nước xuất khẩu để đề nghị xác nhận.

b) Đình chỉ việc áp dụng mức thuế suất ACFTA và tạm thu theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường. Yêu cầu người nhập khẩu cung cấp thêm tài liệu (nếu có) để chứng minh hàng hoá thực sự có xuất xứ ASEAN-Trung Quốc trong thời hạn chậm nhất không quá 365 ngày kể từ ngày C/O - Mẫu E được nộp cho cơ quan Hải quan. Khi có đủ tài liệu chứng minh đúng là hàng có xuất xứ ASEAN-Trung Quốc, cơ quan Hải quan có trách nhiệm tiến hành các thủ tục thoái trả lại cho người nhập khẩu khoản chênh lệch giữa số tiền thuế tạm thu theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường và số tiền thuế tính theo mức thuế suất ACFTA quy định tại Mục II của Thông tư này.

Trong thời gian chờ kết quả kiểm tra lại, vẫn tiếp tục thực hiện các thủ tục để giải phóng hàng theo các quy định nhập khẩu thông thường.

Quy trình và thủ tục yêu cầu kiểm tra lại được thực hiện theo quy định tại Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu E của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 1727/2003/QĐ-BTM ngày 12/12/2003 và Quyết định số 09/2006/QĐ-BTM ngày 24/02/2006 và các quyết định khác có liên quan của Bộ trưởng Bộ Thương mại.  

IV.Các quy định khác

1. Những hàng hóa thuộc các tờ khai hải quan hàng nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 01/01/2006 đến trước ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này, đã tính thuế nhập khẩu theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường, được nộp bổ sung C/O - Mẫu E và các chứng từ liên quan khác để làm căn cứ tính lại số thuế nhập khẩu phải nộp và hoàn thuế nhập khẩu  theo quy định của Thông tư này.

Hồ sơ xét hoàn thuế nhập khẩu bao gồm:

Công văn của đối tượng nộp thuế yêu cầu hoàn lại phần chênh lệch giữa số thuế nhập khẩu đã nộp và số thuế tính theo mức thuế suất ACFTA được hưởng theo quy định tại Thông tư này (bản chính).

Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan (bản sao y bản chính).

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá C/O - Mẫu E, quy định tại Mục III của Thông tư này (bản chính).

Chứng từ nộp thuế nhập khẩu (bản sao y bản chính).

Hợp đồng nhập khẩu (bản sao y bản chính).

Hợp đồng ủy thác, nếu là nhập khẩu ủy thác (bản sao y bản chính)

Bảng kê danh mục tài liệu của hồ sơ yêu cầu xét hoàn thuế.

Thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu nêu trên không muộn hơn ngày 31 tháng 10 năm 2006.

Cục Hải quan địa phương có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra, xem xét hoàn thuế nhập khẩu cho các đối tượng theo đúng quy định.

Cục Hải quan địa phương kiểm tra, xử lý số tiền thuế được hoàn theo trình tự: Khấu trừ vào tiền thuế, tiền phạt, các khoản thu khác mà đối tượng nộp thuế còn nợ ngân sách; Bù trừ vào tiền thuế, các khoản thu khác của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu lần sau liền kề theo đề nghị của đối tượng nộp thuế; Hoàn trả từ ngân sách Nhà nước.

Trong trường hợp hoàn trả từ ngân sách Nhà nước thì Cục Hải quan địa phương đề nghị Bộ Tài chính (Vụ ngân sách Nhà nước) trực tiếp hoàn lại số tiền thuế cho đối tượng được hoàn theo quyết định hoàn thuế của Cục Hải quan địa phương.

2. Các quy định về căn cứ tính thuế, chế độ thu nộp thuế, chế độ miễn, giảm thuế, chế độ hoàn thuế (trừ các quy định hoàn thuế quy định tại khoản 1, Mục IV của Thông tư này), truy thu thuế, khiếu nại, xử lý vi phạm và các quy định khác thực hiện theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

3. Trường hợp có thay đổi đối với những mặt hàng trong các văn bản pháp lý của các nước ASEAN và Trung Quốc ban hành để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Trung Quốc hoặc do những lý do khác làm thay đổi Phụ lục I của Thông tư này hoặc làm ảnh hưởng đến quyền được áp dụng mức thuế suất ACFTA của Việt Nam quy định tại Mục II của Thông tư này,  Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

V.Tổ chức thực hiện

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng cho các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 01/01/2006.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính có hướng dẫn bổ sung cho phù hợp./.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng  Quốc hội;
- Văn phòng  Chủ tịch nước;
- Viện kiểm sát NDTC, Tòa án  NDTC;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Hải quan tỉnh, thành phố, liên tỉnh; 
- Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;                                                                                                 
- Cục kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ;
- Công báo;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ HTQT .

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trương Chí Trung

 

 

PHỤ LỤC I

BẢNG SO SÁNH GIỮA DANH MỤC HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA ASEAN-TRUNG QUỐC VỚI DANH MỤC NT, DANH MỤC EHP VÀ DANH MỤC ST CỦA CÁC NƯỚC ASEAN-TRUNG QUỐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN- Trung Quốc)

I.              Giải thích Phụ lục

1.             Cột  số thứ tự (1) và số (2): Mã hàng hóa và mô tả hàng hóa của các mặt hàng trong Danh mục ACFTA của Việt Nam.

2.             Cột có số thứ tự từ (3) đến (12): danh mục NT, danh mục EHP, danh mục ST tương ứng của nước xuất khẩu:

- BN:

Bru-nây Đa-ru-sa-lam.

- KH:

Vương quốc Cam-pu-chia.

- ID:

Cộng hoà In-đô-nê-xi-a

- LA:

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

- MY:

Ma-lay-xi-a

- MM:

Liên bang My-an-ma

- PH:

Cộng hoà Phi-líp-pin

- SG:

Cộng hoà Sing-ga-po

- TH:

Vương quốc Thái lan

- CN:

Trung Quốc

 

- Ô có ký hiệu (-): hàng nhập khẩu thuộc danh mục NT hoặc danh mục EHP của nước xuất khẩu tương ứng. Thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng nhập khẩu này là mức thuế suất ACFTA của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 1, Mục I của Thông tư này .

- Ô có ký hiệu (ST): hàng nhập khẩu thuộc danh mục ST của nước xuất khẩu tương ứng. Thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng nhập khẩu này được quy định tại khoản 2, Mục II của Thông tư này.

II.             Ví dụ minh họa

Mặt hàng ớt khô (mã hàng hóa 0904.20.10) có thuế suất MFN là 30% và thuế suất ACFTA của Việt Nam là 25 % theo quyết định Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Danh mục ACFTA của Việt Nam

Danh mục NT,  Danh mục EHP, hoặc Danh mục ST

tương ứng của các nước xuất khẩu

Mã HS

Mô tả hàng hoá

BN

KH

ID

LA

MY

MM

PH

SG

TH

CN

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

0904.20.10

Ớt khô

ST

-

ST

ST

 -

 

- Cột có ký hiệu (-) gồm có các cột  số thứ tự (3), (4), (5), (7), (10), (11) và (12): mặt hàng ớt khô thuộc danh mục NT hoặc danh mục EHP của nước Bru-nây Đa-ru-sa-lam, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Sing-ga-po, Thái Lan và Trung Quốc.  Như vậy, ớt khô được nhập khẩu từ một trong các nước này được áp dụng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ACFTA của Việt Nam (25%) nếu đáp ứng đủ các điều kiện (b), (c) và (d) quy định tại khoản 1, Mục I của Thông tư này.

- Cột có ký hiệu (ST) gồm các cột số thứ tự (6), (8), (9): mặt hàng ớt khô thuộc danh mục ST của Lào, My-an-ma và Phi-líp-pin.

Trường hợp Bộ Tài chính có văn bản thông báo mặt hàng ớt khô có mức thuế suất nhập khẩu ACFTA của My-an-ma là 8%, thì thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho ớt khô nhập khẩu từ My-an-ma sẽ là mức thuế suất ACFTA của Việt Nam (25%), nếu thỏa mãn các điều kiện (b), (c) và (d) quy định tại khoản 1, Mục I của Thông tư này.

Trường hợp Bộ Tài chính không có văn bản thông báo mức thuế suất ACFTA của My-an- ma đối với mặt hàng này nhỏ hơn hoặc bằng 10%, thì thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cho ớt khô nhập khẩu từ My-an-ma là mức thuế suất MFN (30%), mặc dù thỏa mãn các điều kiện (b), (c) và (d) quy định tại khoản 1, Mục I của Thông tư này.

(Click đôi chuột vào biểu tượng )

PHỤ LỤC II

 

HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC THAO TÁC CƠ BẢN TRA CỨU MỨC THUẾ SUẤT THUẾ THUẾ NHẬP KHẨU ÁP DỤNG THEO HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ ASEAN-TRUNG QUỐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN- Trung Quốc)

I.              Phạm vi hướng dẫn

Phụ lục này hướng dẫn các bước thao tác cơ bản để tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu theo Hiệp định thương mại Hàng hoá ASEAN-Trung Quốc. Khi xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng cụ thể cho hàng thực tế nhập khẩu phải kiểm tra, thực hiện đầy đủ các quy định khác có liên quan được quy định tại Thông tư này.

II.             Các bước tra cứu

Bước tiền đề  

- Tra cứu Danh mục ACFTA của Việt Nam để xác định xem hàng hoá nhập khẩu có thuộc Danh mục ACFTA của Việt Nam hay không. Bước tra cứu này để xác định điều kiện (a), khoản 1, Mục I của Thông tư này

- Tra cứu Bảng so sánh quy định tại Phụ lục I của Thông tư này để xác định xem hàng hoá nhập khẩu thuộc danh mục nào của nước xuất khẩu: danh mục NT, danh mục  EHP, hoặc danh mục ST. Bước tra cứu này để xác định điều kiện (e), khoản 1, Mục I của Thông tư này

Kết quả tra cứu:

 - Nếu hàng nhập khẩu (mã hàng hoá 8 số) có trong  Danh mục ACFTA của Việt Nam và thuộc danh mục NT hoặc EHP của nước xuất khẩu được xác định tại Phụ lục I của Thông tư này, thì chuyển tiếp sang Bước 1 dưới đây.

- Nếu hàng nhập khẩu (mã hàng hoá 8 số) có trong  Danh mục ACFTA của Việt Nam và thuộc danh mục ST của nước xuất khẩu được xác định tại Phụ lục I của Thông tư này thì chuyển tiếp sang Bước 3 dưới đây.

HÀNG NHẬP KHẨU THUỘC DANH MỤC NT HOẶC EHP CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU

Bước 1 :Tiến hành kiểm tra các điều kiện (b), (c) và (d) quy định tại khoản 1, Mục I của Thông tư này.

Kết quả: Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì chuyển tiếp Bước 2.

Bước 2:

2.1- Tra cứu và xác định mức thuế suất ACFTA của Việt Nam tương ứng với mã hàng hoá quy định tại Danh mục ACFTA của Việt Nam.

2.2- Tra cứu mức thuế suất MFN của hàng nhập khẩu trong Biếu thuế nhập khẩu ưu đãi. Trường hợp mức thuế suất MFN thấp hơn mức thuế suất ACFTA của Việt Nam được xác định tại Bước 2.1 nêu trên thì thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng là mức thuế suất MFN.

HÀNG NHẬP KHẨU THUỘC DANH MỤC ST CỦA NƯỚC XUẤT KHẨU

Bước 3: Tiến hành kiểm tra các điều kiện (b), (c) và (d) quy định tại khoản 1, Mục I của Thông tư này.

Kết quả:  Nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì chuyển tiếp Bước 4.

Bước 4: Đối chiếu với các văn bản thông báo của Bộ Tài chính về mức thuế suất ACFTA của nước xuất khẩu nhỏ hơn hoặc bằng 10%.

4.1 - Nếu hàng nhập khẩu (mã hàng hoá 8 số) có trong văn bản thông báo của Bộ Tài chính về mức thuế suất ACFTA của nước xuất khẩu thì chuyển tiếp Bước 5.

4.2 - Nếu hàng nhập khẩu (mã hàng hoá 8 số) không có trong các văn bản thông báo của Bộ Tài chính về mức thuế suất ACFTA của nước xuất khẩu nhỏ hơn hoặc bằng 10% thì chuyển tiếp Bước 6.

Bước 5:

5.1- Tra cứu mức thuế suất ACFTA của Việt Nam tương ứng với mã hàng hoá quy định tại Danh mục ACFTA của Việt Nam; tra cứu  thuế suất  ACFTA của nước xuất khẩu quy định tại văn bản thông báo của Bộ Tài chính. So sánh giữa hai mức thuế suất này và thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng là mức thuế suất ACFTA cao nhất.

5.2- Tra cứu mức thuế suất MFN của hàng nhập khẩu trong Biếu thuế nhập khẩu ưu đãi. Trường hợp mức thuế suất ACFTA áp dụng xác định tại Bước 5.1 nêu trên cao hơn mức thuế suất MFN thì áp dụng mức thuế suất MFN.

Bước 6: Tra cứu, áp dụng mức thuế suất MFN của hàng nhập khẩu trong Biếu thuế nhập khẩu ưu đãi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành./.

THE MINISTRY OF FINANCE
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 52/2006/TT-BTC

Hanoi, June 12, 2006

 

CIRCULAR

GUIDELINES ON IMPLEMENTATION OF SPECIAL PREFERENTIAL IMPORT DUTIES OF VIETNAM IN IMPLEMENTATION OF THE ASEAN – CHINA TRADE IN GOODS AGREEMENT

Pursuant to Law 45/2005/QH11 dated June 14, 2005 on ex/import duties dated June 14, 2005; Decree 149/2005/ND-CP dated December 8, 2005 by the Government detailing implementation of the Law on ex/import duties;
 Pursuant to Decree 154/2005/ND-CP dated December 15, 2005 by the Government detailing some certain regulations of the Customs Law on customs procedures and customs investigation;
Pursuant to Decree 77/2003/ND-CP dated July 1, 2003 by the Government detailing functions, tasks, powers and organization of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Trade in Goods Agreement under the Framework Agreement on Comprehensive Economic Cooperation between ASEAN and China (also called as the ASEAN – China Trade in Goods Agreement), which was signed on November 29, 2004 in Laos and the Memorandum of Understanding between Vietnam and China on a number of issues in the ASEAN – China Trade in Goods Agreement, which was signed on July 18, 2005 in China and approved by the Prime Minister in Decision 257/QD-TTg dated October 19, 2005;
Pursuant to the Prime Minister’s guidelines in Circular 216/VPCP-QHQT dated March 17, 2006 by the Governmental Office,
The Ministry of Finance hereby provides guidelines on implementation of special preferential import duties of Vietnam in implementation of the ASEAN – China Trade in Goods Agreement as the following:

1. Import commodities subject to imposition of special preferential import duty rates of Vietnam in implementation of the ASEAN – China Trade in Goods Agreement (better known as ACFTA rates of Vietnam) as issued by the Minister of Finance must meet the following conditions:

a. Included in the List of products and special import duty rates of Vietnam in implementation of the ASEAN – China Trade in Goods Agreement, which was issued by the Minister of Finance (better known as the ACFTA List of Vietnam)

b. Imported into Vietnam from member countries of the ASEAN – China Trade in Goods Agreement, including:

- Brunei,

- Cambodia,

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Laos,

- Malaysia,

- Myanmar,

- Philippines,

- Singapore,

- Thailand,

- China

c. Transported directly from a member country of the ASEAN – China Trade in Goods Agreement to Vietnam as specified in Decisions 1727/2003/QD-BTM dated December 12, 2003 and 09/2006/QD-BTM dated February 24, 2006 by the Minister of Trade.

d. Satisfying ASEAN – China rules of origin, certified by ASEAN – China Certificate of Origin (shortly known as C/O – Form E) as specified in Clause III of the Circular. If FOB value of a batch is less than $200, C/O – Form E is not required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Commodities from duty free shops (including processed commodities) imported into the domestic market which are subject to Vietnam’s ACFTA duty rates as decided by the Minister of Finance must satisfy conditions as specified in sub-Clauses 1.a and 1.d, Clause I of the Circular.

3. For imported commodities satisfying conditions as specified in sub-Clause 1.a, 1.b, 1.c and 1/d of the Circular and included in the ST List of exporting country as specified in Appendix I attached, duty rates as specified in sub-Clause 2, Clause II of the Circular are applicable.

II. APPLICABLE IMPORT DUTY RATES

1. Import duty rates applicable to imported goods satisfying conditions as specified in sub-Clauses 1 and 2, Clause I of the Circular are Vietnam’s annual ACFTA rates as specified in Vietnam’s List of products with special preferential import duty rates, which is issued by Minister of Finance, in implementation of the ASEAN – China Trade in Goods Agreement.

Example 1: Dried chilli (code 0904.20.10) is subject to current MFN duty rate of 30% in accordance with the list of preferential import duty rates and a ACFTA duty rate of 25% in accordance with the Minister of Finance’s decision. In compliance with Appendix I, dried chilli is included in China’s NT list. Therefore, the import duty rate applicable to dried chilli imported from China is Vietnam’s ACFTA rate if conditions in sub-Clause 1, Clause I are satisfied.

Example 2: Dried chilli (code 0904.20.10) is subject to current MFN duty rate of 30% in accordance with the list of preferential import duty rates and a ACFTA duty rate of 25% in accordance with the Minister of Finance’s decision. Import duty rate applicable to this product imported into the domestic market from free duty zones is Vietnam’s ACFTA rate (25%) if conditions as specified in sub-Clause 1.d, Clause I are satisfied.

2. Import duty rates applicable to products satisfying conditions as specified in sub-Clause 3, Clause I are as the following:

a. If the Ministry of Finance issues announcement that exporting country’s import duty rate in implementation of the ASEAN – China Trade in Goods Agreement (shortly known as exporting country’s ACFTA rate) as specified in exporting country’s ST list is 10% or less, the applicable rate is Vietnam’s ACFTA rate or exporting country’s ACFTA rate, which is higher.

Example 3: Dried chilli (code 0904.20.10) is subject to current MFN duty rate of 30% in accordance with the list of preferential import duty rates and a ACFTA duty rate of 25% in accordance with the Minister of Finance’s decision. In accordance with Appendix I, dried chilli is included in Myanmar’s ST list and the Ministry of Finance has announced that Myanmar’s ACFTA rate on this product is 8%. Therefore, the import duty rate applicable to dried chilli imported from Myanmar is Vietnam’s ACFTA rate (25%) if conditions b, c and d as specified in sub-Clause 1.I are satisfied.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Example 4: Dried chilli (code 0904.20.10) is subject to current MFN duty rate of 30% in accordance with the list of preferential import duty rates and a ACFTA duty rate of 25% in accordance with the Minister of Finance’s decision. In accordance with Appendix I, dried chilli is included in Myanmar’s ST list and the Ministry of Finance has no announcement on Myanmar’s ACFTA rate on this product. Therefore, the import duty rate applicable to dried chilli imported from Myanmar is MFN rate (30%) though conditions b, c and d as specified in sub-Clause 1.I are satisfied.

3. If MFN duty rate of a product included in the list of preferential import duty is adjusted to a lower level than ACFTA rate of Vietnam or exporting country, the applicable rate is MFN rate.

Example 5: Luminated steel with carbon content of less than 0.6% (Code 7208.38.10) is under a MFN rate of 0% and an ACFTA rate of 5% in Vietnam in accordance with Minister of Finance’s decision. In accordance with Appendix I, this product is included in China’s NT list. Therefore, import duty rate applicable to liminated steel imported from China is MFN rate (0%).

Example 6: Luminated steel with carbon content of less than 0.6% (Code 7208.38.10) is under a MFN rate of 0% and an ACFTA rate of 5% in Vietnam in accordance with Minister of Finance’s decision. In accordance with Appendix I, this product is included in the Philippines’s NT list and the Ministry of Finance has announced that the Philippines’s ACFTA rate on this product is 3%. Therefore, import duty rate applicable to liminated steel imported from the Philippines is MFN rate (0%).

Example 7: Luminated steel with carbon content of less than 0.6% (Code 7208.38.10) is under a MFN rate of 0% and an ACFTA rate of 5% in Vietnam in accordance with Minister of Finance’s decision. In accordance with Appendix I, this product is included in Malaysia’s NT list and the Ministry of Finance has announced that Malaysia ACFTA rate on this product is 7%. Therefore, import duty rate applicable to liminated steel imported from Malaysia is MFN rate (0%).

4. Steps to look up for import duty rates under regulations as specified in sub-Clause 1, 2 and 3, Clause II are as specified in Appendix II attached.

5. If goods imported for production and assemly of mechanics, electrics and electronics products meet conditions for application of both ACFTA rates or import duty rates by home-made rate, importer can choose between the 2 rates, as specified below:

If importer chooses import duty rate by home-made rate, all imported synchronous or asynchronous components and parts are subject to only one import duty rate by home-made rate though many components and parts they import are qualified for ACFTA rates.

If importer choose ACFTA rate, asynchronous components and parts qualified for ACFTA rate are subject to ACFTA rate; the others are subject to MFN rate of normal rates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Synchronous components and parts with C/O – Form are subject to ACFTA duty rate on completed products if qualfying conditions on application of AFCTA rates as specified in Clause I. Components and parts without C/O – Form E are subject to MFN duty rate or normal duty rates on completed products.

Importers have to declare one or more individual commercial invoices for components and parts with C/O – Form E in applying for ACFTA duty rate.

ACFTA duty rate is applied at the time when duty is calculated in accordance with the law. Duty procedures with customs authorities are implemented in accordance with the regulations of current practice.

Classification of synchronous and asynchronous components are implemented in compliance with Circular 85/2003/TT-BTC dated August 29, 2003 by the Ministry of Finance detailing classification of commodities by the Lists of export – import goods, preferential import duty table, export duty table and other relevant legal documents.

7. For imported automobile CKD, ACFTA duty rate is applied to individual components and parts as specified in Vietnam’s list of import commodities and special import duty rates issued by the Minister of Finance in implementation of the ASEAN – China Trade in Goods Agreement. Conditions on application of ACFTA duty rates are as specified in Clause I of the Circular.

8. ACFTA duty rates applicable to goods processed in free duty zones and imported into the domestic market are Vietnam’s ACFTA duty rates on import processed products as specified in Vietnam’s List of import products and special preferential import duty rates issued by the Minister of Finance in implementation of the ASEAN – China Trade in Goods Agreement.

9. If customs declarer has not declared C/O – Form E at the time of customs registration for import goods but import goods satisfy other conditions as specified in Clause I:

a. If tax payer of the batch has good records of implementing tax obligations as specified in Clause C of Circular 113/2005/TT-BTC dated December 15, 2005 by the Ministry of Finance detailing implementation of export – import duty rates, ACFTA duty rate is applied in compliance with commitment and declartion of the customs declarer.

If C/O – Form E is not declared in compliance with timing regulations as specified in sub-Clause 5b, Clause III of the Circular, customs authorities re-calculate duty and impose fine in accordance with regulations of current practice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. C/O AND CHECKING OF C/O

1. Recognition of ASEAN – China origins are as specified in the Regulations on C/O – Form E of Vietnam, which is attached to Decisions 1727/2003/QD-BTM dated December 12, 2003 and 09/2006/QD-BTM dated February 24, 2006 by the Ministry of Trade and other relevant decision by Minister of Trade.

2. C/O must have signature and sealing matching those issued by competent agency in charge of C/O issuance of country members of the ASEAN – China Trade in Goods Agreement as below:

- Brunei: Ministry of Foreign Affairs and Trade;

- Cambodia: Ministry of Trade;

- Indonesia: Ministry of Trade;

- Laos: Ministry of Trade;

- Malaysia: Ministry of Foreign Trade and Industry;

- Myanmar: Ministry of Trade;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Singapore: Customs Department;

- Thailand: Ministry of Trade;

- China: General Department of Quality Control and Checking and Phytosanitary

3. C/O – Form E for commodities imported from duty free zones intot the domestic market must have signature and sealing matching those issued by competent agency that the Ministry of Trade authorizes to issue C/O – Form E.

4. C/O – Form E is valid for 04 months since it issuance by competent agency of country members of the ASEAN – China Trade in Goods Agreement. If import goods pass territories of one or more countries which are not member of the ASEAN – China Trade in Goods Agreement in accordance with Principle 8c, Appendix 1 of Decision 1727/2003/QD-BTM dated December 12, 2003 by the Minister of Trade, C/O – Form E is valid for 06 months.

5. Regulations on declaration of C/O – Form E:

a. C/O – Form E must be declared to customs authorities when customs declaration for import goods is registered.

b. If C/O – Form E is not declared for acceptable reasons when customs declaration for import goods is registered, Director of Customs Department extends time for submission of C/O – Form E for no more than 30 days since the date of registering customs declaration for import goods.

c. If C/O – Form E is declared in time in accordance with sub-Clause 5a or 5b, Clause III but it is expired for acceptable reasons, Director of Customs Department accepts the C/O by a written document.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Request re-check of C/O – Form E: Customs authorities will send their request to the competent agency of the exporting country, which issues the C/O, for certification.

c. Stop application of ACFTA rate and temporarily apply MFN or normal duty rates. Request the importer to provide more documents (if any) to prove ASEAN – China origin of import goods within no more than 365 days since submissio nof C/O – Form E to customs authorities. After ASEAN – China origin is proved, customs authorities refund importer with excessive money between duty payment by MFN or normal duty rate and ACFTA rate as specified in Clause II.

Import goods are released in accordance with regulations of current practice even before there is result of re-checking.

Formalities of re-checking is implemented in compliance with the Regulations on issuance of C/O – Form E of Vietnam, which is attached to Decisions 1727/2003/QD-BTM dated December 12, 2003 and 09/2006/QD-BTM dated February dated February 24, 2006 and other relevant Decisions by Minister of Trade.

IV. OTHER REGULATIONS

1. For batches of import goods with customs declaration registered from January 1, 2006 to the date of effect of the Circular, for which import duty is calculated by MFN or normal rates, tax payers can submit C/O – Form E and other relevant documents for basis of re-calculation of import duty and duty refund in accordance with the Circular.

Dossier for refund of import duty include:

- Circular of tax payer requesting for refund of excessive money between paid duties and duties by ACFTA rate in compliance with the Circular (original copy).

- Customs Declaration (certified true copy).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Import duty payment invoice (certified true copy).

- Import Contract (certified true copy).

- Trusted contract, if trusted import (certified true copy).

- List of documents included in the dossier.

The dossier should be submitted no later than October 31, 2006.

Provincial Departments of Customs are responsible for receiving dossiers to consider import duty refund to payers in compliance with regulations of current practice.

Provincial Departments of Customs deal with duty refund in the following process: Deducting from tax, fine, and other payments that the tax payer owes to State funds; Deducting from tax and other payments for the next batches of export – import goods of the payer; Refunding with money from State funds.

If duty is refunded with money from State funds, provincial Department of Customs request Ministry of Finance (Department of State Funds) to refund the sum of money to the payer in compliance with refund decision of provincial Department of Customs.

2. Regulations on basis for tax calculation, tax payment and collection, tax reduction and exemption, tax refund (excluding cases as specified in Clause IV), tax arrear collection, complaint, fine on violation and other regulations are as specified in the Laws on export – import duty, Customs Law and detailing legal documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



V. IMPLEMENTATION

The Circular will come into effect in 15 days after it is publicized in the Gazette and is applicable to customs declarations registered with customs authorities from January 1, 2006 on.

Any uncertainties arising during implementation of the Circular should be reported to the Ministry of Finance for its further guidelines.

 

 

To:
- Prime Minister and Deputy Prime Ministers;
- Party Central Office;
- National Assembly Office;
- President Office;
- Supreme People’s Court, Supreme People’s Procuracy;
- Ministries, Ministerial-level agencies, Government’s units;
- Departments of Finance of provinces and cities under direct central management;
- Departments of Customs of provinces, cities, inter-provinces;
- Departments of Taxation of provinces and cities under direct central management;
- Document Checking Department, Ministry of Justice;
- Ministry of Finance’s units;
- Gazette;
- Archive

FOR MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Truong Chi Trung

 

APPENDIX I

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



I. EXPLANATION

1. Columns (1) and (2): Codes and description of products in Vietnam’s ACFTA List.

2. Columns (3) to (12): NT, EHP, ST Lists of respective exporting countries:

- BN:

Brunei

- KH:

Cambodia

- ID:

Indonesia

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Laos

- MY:

Malaysia

- MM:

Myanmar

- PH:

Philippines

- SG:

Singapore

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Thailand

- CN:

China

- Cell with (-): Import product is included in NT or EHP List of respective exporting country. Duty rate applicable to such a product is Vietnam’s ACFTA rate as decided by Minister of Trade if conditions as specified in sub-Clause 1.I are satisfied.

- Cell with (ST): Product is included in ST List of respective exporting country. Applicable import duty rate on such a product is as specified in sub-Clause 2.II.

II. EXAMPLE

Dried chilli (code 0904.20.10) is subject to current MFN duty rate of 30% in accordance with the list of preferential import duty rates and a ACFTA duty rate of 25% in accordance with the Minister of Finance’s decision.

Vietnam’s ACFTA List

NT, EHP, ST Lists of respective exporting country

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Description

BN

KH

ID

LA

MY

MM

PH

SG

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



CN

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(10)

(11)

(12)

0904.20.10

Dried chili

-

-

-

ST

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ST

ST

-

-

-

- Columns with (-) are those numbered (3), (4), (5), (7), (10), (11) and (12): Dried chili is included in NT or EHP Lists of Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thailand and China. Therefore, dried chili imported from one of the aforesaid countries is subject to Vietnam’s ACFTA rate of 25% if conditions (b), (c) and (d) as specified in sub-Clause 1.I are satisfied.

- Columns with (ST) are (6), (8) and (9): Dried chili is included in ST Lists of Laos, Myanmar and the Philippines.

If the Ministry of Finance announces that Myanmar’s ACFTA rate on this product is 8%, the import duty rate applicable to dried chilli imported from Myanmar is Vietnam’s ACFTA rate (25%) if conditions b, c and d as specified in sub-Clause 1.I are satisfied.

If the Ministry of Finance does not announce that Myanmar’s ACFTA rate on this product is 10% or less, the import duty rate applicable to dried chili imported from Myanmar is MFN rate (30%) though conditions b, c and d as specified in sub-Clause 1.I are satisfied.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



APPENDIX II

MAJOR STEPS TO LOOK UP IMPORT DUTY RATES IN ACCORDANCE WITH ASEAN – CHINA TRADE IN GOODS AGREEMENT
(Attached to Circular 52/2006/TT-BTC dated June 12, 2006 by the Ministry of Finance detailing implementation of special preferential import duty rates of Vietnam in implementation of the ASEAN – China Trade in Goods Agreement)

I. SCOPE OF INSTRUCTION

The Appendix provides major steps to look up import duty rates in compliance with the ASEAN – China Trade in Goods Agreement. Other relevant regulations as specified in the Circular must be followed during looking up for import duty rates.

II. STEPS TO LOOK UP IMPORT DUTY RATES

Preamble steps

- Look up in Vietnam’s ACFTA List to see whether the import product is included in this List. This step is for condition I.1.a.

- Look up in the table of comparison in Appendix I to see the import product is included in NT, EHP or ST List of the respective exporting country. This step is for condition I.1.e.

Result:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- If the import product (8-digit code) is included in Vietnam’s ACFTA List and ST List of the exporting country as specified in Appendix I, come to Step 3 below.

IMPORT PRODUCT INCLUDED IN THE LIST OF EXPORTING COUNTRY

Step 1: Check conditions (b), (c) and (d) as specified in sub-Clause I.1.

Result: If the conditions are satisfied, come to Step 2.

Step 2:

2.1. Look up for Vietnam’s ACFTA rate by product code as specified in Vietnam’s ACFTA List.

2.2. Look up for MFN duty rate on the import product in the List of preferential import duty rates. If MFN rate is lower than Vietnam’s ACFTA rate as looked up in Step 2.1

Step 3: Check conditions (b), (c) and (d) as specified in sub-Clause 1.I.

Result: If the conditions are satisfied, come to Step 4.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.1. If the import product (with 8-digit code) is included in the Ministry of Finance’s Announcement on the exporting country’s ACFTA rate being 10% or less, come to Step 5.

4.2. If the import product (with 8-digit code) is not included in the Ministry of Finance’s Announcement on the exporting country’s ACFTA rate being 10% or less, come to Step 6.

Step 5:

5.1. Look up for Vietnam’s ACFTA rate by product code in Vietnam’s ACFTA List; look up for the exporting country’s ACFTA rate as specified in the Ministry of Finance’s Announcement. Compare between the 2 rates and the applicable rate is the higher.

5.2. Look up for MFN duty rate on the import product in the Table of preferential import duty rates. If the ACFTA rate in Step 5.1 is higher than the MFN rate, the MFN rate is applicable.

Step 6: Look up for and apply the MFN duty rate in the Table of preferential import duty rates issued by the Ministry of Finance.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 52/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 hướng dẫn thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.100

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.195.153
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!