NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
28/2006/QĐ-NHNN
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC,
VIÊN CHỨC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức số 01/1998/PL-UBTVQH10 ngày 26/02/1998 và
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức số
11/2003/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2003;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức Ngân hàng Nhà nước”.
Điều 2.
Quy chế này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay
thế chương V Quy chế cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước ban hành
kèm theo Quyết định số 61/2000/QĐ-NHNN9 ngày 23 tháng 02 năm 2000 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước (gọi tắt là Quy chế 61). Các quy định tại điểm a và điểm b
khoản 6 Điều 17, khoản 7 Điều 19, khoản 6 Điều 20 và khoản 2 Điều 40 của Quy chế
61 hết hiệu lực thi hành.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân
hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Trưởng Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, Thủ trưởng các
đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3,
- Ban Lãnh đạo NHNN,
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo VPCP (2 bản),
- Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Chi nhánh tỉnh, TP, VPĐD;
- Lưu VP, Vụ TCCB.
|
THỐNG
ĐỐC
Lê Đức Thuý
|
QUY CHẾ
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chế này quy định việc quản
lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc hệ thống
Ngân hàng Nhà nước (sau đây viết tắt là CB, CC, VC).
1. Đào tạo theo hệ thống văn bằng
là loại hình đào tạo được gắn với việc cấp văn bằng theo quy định của Luật Giáo
dục và các loại văn bằng tương ứng do nước ngoài cấp (sau đây gọi là đào tạo
văn bằng cấp quốc gia).
2. Đào tạo theo hình thức bồi dưỡng
là loại hình đào tạo thường xuyên nhằm cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ,
kỹ năng chuyên môn, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc phù hợp với
từng vị trí công việc (sau đây gọi là bồi dưỡng) bao gồm các nội dung:
a) Lý luận chính trị;
b) Kiến thức pháp luật, kiến thức
và kỹ năng quản lý Nhà nước;
c) Kiến thức, kỹ năng chuyên môn
nghiệp vụ;
d) Kiến thức tin học, ngoại ngữ
và các kiến thức bổ trợ khác.
3. Đào tạo, bồi dưỡng bao gồm
các khoá đào tạo tập trung và không tập trung, hội thảo, thực tập ở trong nước
và nước ngoài.
4. Đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn
là các khoá học có thời gian học đến 3 tháng tính từ ngày khai giảng đến khi kiểm
tra, đánh giá, kết thúc khoá học.
5. Đào tạo, bồi dưỡng dài hạn là
các khoá học có thời gian học trên 3 tháng tính từ ngày khai giảng đến khi kiểm
tra, đánh giá, kết thúc khoá học.
1. Đào tạo, bồi dưỡng phải dựa
trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trong khuôn khổ chiến lược
phát triển nguồn nhân lực của ngành Ngân hàng và tiêu chuẩn của từng chức vụ,
ngạch bậc, chức danh CB, CC, VC.
2. Quy hoạch đào tạo phải
gắn với quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.
ĐIỀU KIỆN CỬ ĐI ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG
CB, CC, VC được cử đi đào tạo
văn bằng cấp quốc gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Chấp hành tốt nội quy cơ
quan, có trách nhiệm cao trong công tác, hoàn thành tốt công việc được giao, có
nguyện vọng và cam kết làm việc lâu dài tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại
Quy chế này;
2. Nằm trong quy hoạch đào tạo ở
các trình độ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
3. Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cơ
sở đào tạo.
Ngoài các điều kiện chung, CB,
CC, VC được cử đi đào tạo văn bằng cấp quốc gia phải đáp ứng những điều kiện
sau:
1. Đào tạo Tiến sỹ
a) Có thời gian làm việc ít nhất
là 36 tháng (không kể thời gian tập sự, thử việc) trong Ngân hàng Nhà nước kể từ
khi có quyết định tuyển dụng vào biên chế chính thức hoặc hợp đồng làm việc;
b) Có bằng Thạc sĩ phù hợp với
chuyên ngành đào tạo;
c) Có năng lực nghiên cứu thể hiện
qua các công trình nghiên cứu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Có trình độ ngoại ngữ phục vụ
công tác nghiên cứu khoa học;
đ) Tuổi từ 45 trở xuống.
2. Đào tạo Thạc sỹ
a) Có ít nhất 12 tháng (không kể
thời gian tập sự, thử việc) làm việc tại Ngân hàng Nhà nước kể từ khi có quyết
định tuyển dụng vào biên chế chính thức hoặc hợp đồng làm việc;
b) Có bằng đại học loại khá, giỏi
hệ chính quy hoặc có bằng chuyển đổi đại học loại khá, giỏi đối với những đối
tượng tốt nghiệp cao đẳng Ngân hàng chính quy dài hạn từ năm 1996 trở về trước
(hệ cao đẳng có thời gian đào tạo 4 - 5 năm), phù hợp với chuyên ngành đăng ký
đào tạo;
c) Tuổi từ 40 trở xuống.
3. Đào tạo đại học văn bằng 2
a) Có ít nhất 12 tháng (không kể
thời gian tập sự, thử việc) làm việc tại Ngân hàng Nhà nước kể từ khi có quyết
định tuyển dụng vào biên chế chính thức hoặc hợp đồng làm việc;
b) Chuyên ngành văn bằng 2 dự kiến
đào tạo phù hợp với công việc chuyên môn hiện tại;
c) Tuổi từ 40 trở xuống.
4. Đào tạo đại học tại chức
a) Có ít nhất 36 tháng (không kể
thời gian tập sự, thử việc) làm việc tại Ngân hàng Nhà nước kể từ khi có quyết
định tuyển dụng vào biên chế chính thức hoặc hợp đồng làm việc, đang làm công
việc yêu cầu trình độ của ngạch cán sự và tương đương trở lên;
b) Có trình độ cao đẳng hoặc
trung cấp hệ chính quy, đăng ký chuyên ngành đào tạo phù hợp với công việc đang
làm;
c) Tuổi từ 40 trở xuống.
5. Đào tạo hoàn chỉnh văn bằng đại
học
a) Có ít nhất 24 tháng (không kể
thời gian tập sự, thử việc) làm việc tại Ngân hàng Nhà nước kể từ khi có quyết
định tuyển dụng vào biên chế chính thức hoặc hợp đồng làm việc;
b) Công việc đang làm đòi hỏi phải
có trình độ đại học, đang xếp lương ở ngạch chuyên viên và tương đương.
c) Tuổi từ 40 trở xuống.
1. CB, CC, VC không phân
biệt độ tuổi và thời gian công tác, được cử đi bồi dưỡng thường xuyên hàng năm,
trừ các khoá bồi dưỡng quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này và một số
khoá bồi dưỡng khác theo quy định của cơ sở đào tạo.
2. Điều kiện cử đi bồi dưỡng
lý luận chính trị cao cấp
a) CB, CC, VC lãnh đạo quản lý
và CB, CC, VC thuộc diện quy hoạch cán bộ cấp Vụ và tương đương, lãnh đạo Chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cán bộ cấp
Phòng thuộc diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo Chi nhánh;
b) Đáp ứng các điều kiện theo
quy định của Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Điều kiện cử đi bồi
dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương
a) CB, CC, VC cấp Vụ và tương
đương, lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương;
b) Đáp ứng các điều kiện theo
quy định của Bộ Nội vụ và các Bộ, Cơ quan ngang Bộ được giao quản lý công chức
chuyên ngành.
4. Điều kiện cử đi bồi dưỡng ở
nước ngoài
a) Có ít nhất 12 tháng làm việc
tại Ngân hàng Nhà nước kể từ khi có quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng làm việc;
b) CB, CC, VC đang làm công việc
trực tiếp trong lĩnh vực dự kiến bồi dưỡng.
c) Đã tốt nghiệp từ bậc đại học
trở lên;
d) Đạt trình độ ngoại ngữ theo
yêu cầu của khoá bồi dưỡng.
Riêng CB, CC, VC đi thực tập ở
nước ngoài phải có đề cương thực tập chi tiết được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt.
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ của đơn vị, quy hoạch cán bộ và kết quả đánh giá cán bộ, Thủ trưởng
đơn vị có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm
và dài hạn gửi Vụ Tổ chức cán bộ vào tháng 10 hàng năm.
2. Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp
nhu cầu của toàn hệ thống, xác định các lĩnh vực cần ưu tiên và cân đối các nguồn
lực để trình Thống đốc phê duyệt và thông báo cho các đơn vị kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng hàng năm trước cuối tháng 2 của năm kế hoạch.
1. CB, CC, VC không được đăng
ký, cử dự tuyển hoặc tham gia hai khoá đào tạo, bồi dưỡng trong cùng một thời
gian hoặc cử đào tạo văn bằng cấp quốc gia ở bậc mà CB, CC, VC đã có, trừ trường
hợp đào tạo văn bằng 2.
2. CB, CC, VC được cử đi dự
tuyển, nhưng không dự thi (trừ trường hợp có lý do chính đáng) hoặc không trúng
tuyển sẽ không được dự tuyển các khoá đào tạo tương tự khác trong vòng 12 tháng
tiếp theo.
3. Đối với bậc đào tạo sau đại học,
mỗi CB, CC, VC chỉ được dự tuyển không quá 2 lần một cấp đào tạo ở trong nước
và không quá 3 lần ở nước ngoài. Trước khi được cử đi đào tạo sau đại học, CV,
CC, VC phải ký cam kết với Thủ trưởng đơn vị quản lý sử dụng công chức (theo mẫu
kèm theo).
4. Trường hợp CB, CC, VC từ
các cơ quan khác được tiếp nhận về công tác tại Ngân hàng Nhà nước, nếu đang
theo học các khoá đào tạo, bồi dưỡng dài hạn thì được tiếp tục theo học nếu
chuyên ngành đó phù hợp với công việc chuyên môn của CB, CC, VC và nhiệm vụ của
đơn vị thì được hỗ trợ một phần chi phí sau khi hoàn thành khoá học theo quy định
tại khoản 6 của Điều này.
5. Các trường hợp CB, CC, VC
không được cử dự tuyển các khoá đào tạo trong nước, nếu tự dự thi và trúng tuyển
chuyên ngành đào tạo phù hợp với công việc đang đảm nhiệm, phục vụ trực tiếp
cho việc nâng cao chất lượng công tác chuyên môn thì phải học ngoài giờ hành
chính và được xem xét hỗ trợ một phần chi phí sau khi hoàn thành khoá học. Các
trường hợp tự dự thi và trúng tuyển khác, CB, CC, VC phải học ngoài giờ hành
chính và tự túc chi phí.
6. Mức hỗ trợ là 40% chi phí
đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo và phải được Thủ trưởng đơn vị quản lý
trực tiếp xác nhận về sự phù hợp của nội dung khoá đào tạo với công việc chuyên
môn của CB, CC, VC, kèm theo bản sao bằng tốt nghiệp đã được công chứng. Nếu kết
quả xếp loại tốt nghiệp loại khá hoặc giỏi thì được hỗ trợ tương ứng tới 50% hoặc
60% chi phí theo quy định của cơ sở đào tạo.
7. Các trường hợp tự đăng ký dự
tuyển hoặc tham dự các khoá đào tạo ở nước ngoài hay do nước ngoài tổ chức hoặc
liên kết với cơ sở đào tạo trong nước tổ chức ở Việt Nam thì không được xem xét
cử đi đào tạo (nếu trúng tuyển) và không được Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ kinh
phí, trừ trường hợp được Thống đốc chấp thuận cử đi đào tạo do có nhu cầu cao đối
với chuyên ngành và cán bộ đó hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn được
giao.
8. CB, CC, VC được cử đi đào tạo
văn bằng cấp quốc gia ở trong nước chủ yếu theo hình thức tập trung. Trường hợp
đi học không tập trung chỉ được xem xét khi cơ sở đào tạo không có hình thức
đào tạo tập trung về chuyên ngành đào tạo đó và phải được Thống đốc chấp thuận.
9. CB, CC, VC được cử đi đào tạo
văn bằng cấp quốc gia sau khi hoàn thành một bậc đào tạo phải sau 24 tháng mới
được xem xét cử đi đào tạo ở bậc cao hơn (nếu có), trừ trường hợp có kết quả học
tập xuất sắc được cơ sở đào tạo đề nghị chuyển thẳng và do Thống đốc quyết định.
Các khoá đào tạo, bồi dưỡng phải
qua thi tuyển thì việc cử dự tuyển thực hiện theo quy định sau:
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
phê duyệt việc cử CB, CC, VC thuộc diện Ban Cán sự Đảng quản lý tham gia dự tuyển
các khoá đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước. Thống đốc quyết định việc cử
CB, CC, VC dự tuyển các khoá đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài và các khoá đào tạo
sau đại học.
2. Căn cứ quy hoạch, kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng được Thống đốc phê duyệt, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cử Phó
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương,
Phó Trưởng Văn phòng đại diện, Phó Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp và CB, CC, VC tại
các Vụ, Cục trừ diện Ban Cán sự Đảng quản lý dự tuyển các khoá đào tạo, bồi dưỡng
từ bậc đại học trở xuống ở trong nước.
3. Căn cứ quy hoạch, kế
hoạch đào tạo của đơn vị được Thống đốc phê duyệt, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng
Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Văn phòng đại diện, Thủ
trưởng các đơn vị sự nghiệp cử CB, CC, VC thuộc đơn vị trừ diện Ban Cán sự Đảng
quản lý, dự tuyển các khoá đào tạo từ bậc đại học trở xuống ở trong nước.
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
quyết định cử:
a) CB, CC, VC Ngân hàng Nhà nước
tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng, thực tập, khảo sát ở nước ngoài;
b) CB, CC, VC thuộc diện Ban Cán
sự Đảng quản lý tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng;
c) CB, CC, VC thuộc diện Thống đốc
quản lý tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng dài hạn;
d) CB, CC, VC Ngân hàng Nhà nước
đi đào tạo sau đại học.
2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ:
a) Căn cứ quy hoạch đào
tạo được Thống đốc phê duyệt, cử CB, CC, VC các Vụ, Cục và đơn vị tại Ngân hàng
Nhà nước Trung ương đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước từ bậc đại học trở xuống,
trừ diện thuộc Ban Cán sự Đảng và Thống đốc quản lý, cử CB, CC, VC diện Thống đốc
quản lý tham gia các khoá bồi dưỡng ngắn hạn trong nước;
b) Trình Thống đốc quyết định cử
CB, CC, VC tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng
Nhà nước tỉnh, thành phố, Trưởng Văn phòng đại diện, Thủ trưởng các đơn vị sự
nghiệp:
a) Căn cứ quy hoạch đào tạo được
Thống đốc phê duyệt, cử CB, CC, VC thuộc đối tượng quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng
ở trong nước từ bậc đại học trở xuống, trừ diện Ban Cán sự Đảng và Thống đốc quản
lý, cử CB, CC, VC diện Thống đốc quản lý tham gia các khoá bồi dưỡng ngắn hạn
trong nước. Đối với Chánh Thanh tra Chi nhánh tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng
dài hạn, Chi nhánh có văn bản gửi Chánh Thanh tra Ngân hàng để biết;
b) Trình Thống đốc (qua Vụ Tổ chức
cán bộ) quyết định cử CB, CC, VC là Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh, Trưởng và
Phó trưởng văn phòng đại diện, Thủ trưởng và Phó thủ trưởng đơn vị sự nghiệp đi
đào tạo, bồi dưỡng dài hạn ở trong nước và CB, CC, VC thuộc quyền quản lý đi học
các khoá đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài và các khoá đào tạo sau đại học.
1. Vụ Tổ chức cán bộ
a) Tổng hợp nhu cầu của các đơn vị
để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC hàng năm trình Thống
đốc phê duyệt và phối hợp các đơn vị liên quan triển khai thực hiện;
b) Quản lý các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý, theo dõi CB, CC, VC
tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương được cử đi đào tạo dài hạn tập trung ở trong
nước và nước ngoài, tiếp nhận và bố trí công tác sau khi CB, CC, VC hoàn
thành chương trình đào tạo ở nước ngoài;
d) Cử hoặc trình Thống đốc quyết
định cử CB, CC, VC đi dự tuyển đào tạo, bồi dưỡng theo quy định về phân cấp uỷ
quyền quản lý CB, CC, VC.
đ) Hàng quý và cuối năm báo cáo Thống đốc kết quả đào tạo, bồi dưỡng
CB, CC, VC (phân theo nghiệp vụ chuyên môn đào tạo và chi phí đào tạo).
2. Vụ Kế toán - Tài chính
a) Xác định kinh phí dành cho
đào tạo, bồi dưỡng hàng năm theo kế hoạch đã được Thống đốc phê duyệt.
b) Xây dựng, ban hành, hướng dẫn
các đơn vị thực hiện thống nhất các định mức chi phí, chế độ chi tiêu tài chính
trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng.
3. Các Vụ, Cục và đơn vị trực thuộc
a) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC gửi Vụ Tổ chức cán bộ vào tháng 10 hàng năm để tổng
hợp trình Thống đốc phê duyệt.
b) Thực hiện đúng quy định về chọn,
cử CB, CC, VC đi đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch được phê duyệt, thông báo. Có
trách nhiệm ký bản cam kết thực hiện nghĩa vụ với CB, CC, VC của đơn vị được cử
đi đào tạo sau đại học và phối hợp với các đơn vị liên quan bảo đảm thực hiện
cam kết.
c) Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ
xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho CB, CC, VC của
đơn vị và CB, CC, VC trong hệ thống tại các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh,
thành phố.
d) Bố trí cán bộ phù hợp với quy
hoạch cán bộ và nội dung chuyên môn được đào tạo sau khi tốt nghiệp, tạo điều
kiện cho CB, CC, VC áp dụng và phát huy kiến thức đã học vào thực tiễn. Phối hợp
với Vụ Tổ chức cán bộ phát hiện, trình Thống đốc cử một số CB, CC, VC có khả
năng phát triển trở thành chuyên gia trên lĩnh vực chuyên môn của đơn vị tiếp tục
tham dự các khoá đào tạo, bồi dưỡng.
4. Các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị sự nghiệp
a) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC gửi Vụ Tổ chức cán bộ vào tháng 10 hàng năm để tổng
hợp trình Thống đốc phê duyệt.
b) Cử CB, CC, VC dự thi
và tham dự các khoá đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu kế hoạch được thông báo hoặc
trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp về quản lý cán bộ của Ngân
hàng Nhà nước. Có trách nhiệm ký bản cam kết thực hiện nghĩa vụ với CB, CC, VC
của đơn vị được cử đi đào tạo sau đại học và phối hợp với các đơn vị liên quan
bảo đảm thực hiện cam kết.
c) Trong tổng kinh phí thường
xuyên được cấp, chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo CB, CC, VC của đơn vị mình.
d) Định kỳ sáu tháng và một năm
vào thời điểm 30/6 và 31/12 hàng năm báo cáo Vụ Tổ chức cán bộ kết quả đào tạo,
bồi dưỡng CB, CC, VC và kinh phí đào tạo sử dụng tại đơn vị.
NGHĨA VỤ, QUYỀN LỢI CỦ
CB, CC, VC ĐƯỢC ĐI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. CB, CC, VC phải thường
xuyên học tập để nâng cao trình độ lý luận, kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp
vụ và các kiến thức bổ trợ khác.
2. CB, CC, VC được cử đi đào tạo
văn bằng cấp quốc gia phải theo đúng chuyên ngành, cơ sở đào tạo và hình thức
đào tạo ghi trong quyết định cử dự tuyển, tham dự khoá học phù hợp với công việc
chuyên môn đang đảm nhiệm và nhiệm vụ của đơn vị.
3. CB, CC, VC được cử đi đào tạo
dài hạn phải làm việc tại Ngân hàng Nhà nước sau khi tốt nghiệp trong thời gian
gấp 3 lần thời gian đào tạo. Đối với CB, CC, VC được cử đi đào tạo sau đại học ở
nước ngoài, thời gian làm việc tại Ngân hàng Nhà nước sau khi tốt nghiệp thực
hiện theo cam kết đã ký của người được cử đi đào tạo với đại diện Ngân hàng Nhà
nước.
Trong mọi trường hợp, CB, CC, VC
vi phạm cam kết phải bồi hoàn chi phí đào tạo theo cam kết và quy định của pháp
luật.
4. Đối với các khoá đào tạo dài hạn,
sau mỗi kỳ học, CB, CC, VC phải báo cáo kết quả học tập cho Thủ trưởng đơn vị
trực tiếp quản lý sử dụng công chức (đối với các khoá học trong nước). Kết thúc
khoá học phải báo cáo kết quả học tập và nộp các văn bằng, chứng chỉ (bản sao
công chứng) cho nơi quản lý nhân sự để lưu hồ sơ.
5. CB, CC, VC được cử đi đào tạo,
bồi dưỡng ở nước ngoài, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày về nước phải báo cáo
kết quả học tập cho đơn vị và Vụ Tổ chức cán bộ, đồng thời báo cáo nội dung
khoá học nếu được yêu cầu; nộp tài liệu học tập làm tài liệu tham khảo chung tại
đơn vị.
6. Khi hoàn thành chương trình
Thạc sĩ, Tiến sĩ, CB, CC, VC phải nộp 01 bản luận văn, luận án tốt nghiệp hoặc
bản dịch luận văn, luận án kèm bản gốc (nếu học ở nước ngoài), tệp văn bản
(file.doc) cho đơn vị và Vụ Tổ chức cán bộ để lưu thư viện cơ quan hoặc đưa lên
mạng nội bộ và báo cáo kết quả nghiên cứu trước Hội đồng khoa học nếu được yêu
cầu.
1. Được đơn vị bố trí nghỉ làm
việc để đi học, ôn tập theo thông báo của cơ sở đào tạo. Nếu được cử đi học
ngoài giờ hành chính thì được đơn vị bố trí nghỉ làm việc trong thời gian ôn tập
thi tốt nghiệp theo quy định của cơ sở đào tạo.
2. Được cơ quan thanh
toán chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của cơ sở đào tạo nếu kết quả học
tập từ loại đạt yêu cầu trở lên, bao gồm:
a) Tiền học phí, tiền mua giáo
trình của khoá học, lệ phí thi tuyển theo quy định của cơ sở đào tạo.
b) Chi phí in ấn, đóng quyển
khoá luận, luận văn, luận án lần cuối và bản tóm tắt luận văn, luận án gửi lấy
ý kiến nhận xét theo chế độ quy định.
c) Chi phí đi lại một lần cho một
đợt học, nghỉ lễ, Tết và tiền ở theo chế độ quy định (học ở trong nước).
3. Trong thời gian được cử đi
đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, CB, CC, VC được hưởng nguyên lương và các chế độ
khác theo quy định. Thời gian đi học của CB, CC, VC được tính như thời gian làm
việc.
4. Trường hợp CB, CC, VC được cử
đi đào tạo dài hạn tập trung ở trong nước hoặc ở nước ngoài, tiền lương và các
quyền lợi khác thực hiện theo chế độ do Nhà nước quy định.
1. CB, CC, VC được cử đi đào tạo,
bồi dưỡng nếu vi phạm quy chế, nội quy đào tạo, bồi dưỡng thì sẽ được thông báo
về đơn vị để xử lý bằng các hình thức phê bình nhắc nhở, khấu trừ tiền thưởng,
phúc lợi, kết quả đánh giá công chức, bình bầu danh hiệu thi đua, khen thưởng
hoặc xử lý kỷ luật.
2. CB, CC, VC được cử đi học dài
hạn ở nước ngoài nếu không về nước đúng hạn mà không được Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận bằng văn bản hoặc về nước nhưng không tiếp tục làm việc tại Ngân hàng Nhà
nước hoặc chưa làm việc đủ số thời gian tối thiểu theo cam kết mà tự ý bỏ việc
thì Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp sau:
a) Xử lý kỷ luật buộc thôi việc;
b) Yêu cầu bồi thường toàn bộ chi
phí đào tạo, không phân biệt nguồn tài trợ từ phía nước ngoài hay trong nước
tương ứng với thời gian làm việc thực tế còn thiếu so với thời gian làm việc
quy định trong bản cam kết cử đi đào tạo;
c) Giữ lại hồ sơ cán bộ
gốc, sổ bảo hiểm và không xác nhận giấy tờ cần thiết khác hoặc yêu cầu Toà án
giải quyết nếu chưa thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo;
3. CB, CC, VC được cử đi đào tạo
sau đại học ở trong nước nếu không thực hiện đầy đủ các cam kết khi được cử đi
học, chưa làm việc đủ số thời gian tối thiểu sau khi hoàn thành khoá học, tự ý
bỏ việc thì sẽ bị xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này.
CB, CC, VC được cử đi đào tạo, bồi
dưỡng phải cam kết bồi hoàn chi phí đào tạo, không phân biệt nguồn từ ngân sách
nhà nước, Ngân hàng Nhà nước hay tài trợ của nước ngoài, nếu:
1. Tự bỏ học không được sự đồng
ý của đơn vị cử;
2. Không đạt yêu cầu của khoá
đào tạo do nguyên nhân chủ quan;
3. Tự ý bỏ việc sau khi hoàn
thành chương trình đào tạo;
4. Chưa đủ thời gian làm việc thực
tế tại Ngân hàng Nhà nước sau khi tốt nghiệp theo cam kết.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Việc sửa đổi, bổ sung Quy
chế này do Thống đốc quyết định.
Vụ Tổ chức cán bộ có
trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi tình hình thực hiện Quy chế và định kỳ hàng năm
báo cáo Thống đốc tình hình thực hiện Quy chế.
Tôi
là:............................................................................
Sinh ngày:.........................................
Số Giấy CMND:
............................................... Cấp ngày: .....................................
Nơi cấp: ........................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:
.......................................................
...................................
Nơi ở hiện
nay:................................... .............................................................
Điện thoại:
.............................................................. Địa
chỉ thư điện tử: ............................................................
Là cán bộ, công chức Phòng
(Ban): ......................................................................................
Đơn vị: (Vụ, Cục, CN):
.......................................................................................................
............................................
Được Ngân hàng Nhà nước cử tham
dự khoá đào tạo: .............................................
Ngành học:
......................................... Chuyên ngành:
..................................................
Thời gian từ: ........./
....../200..... đến
........./......./200..... Tại:
...............................................................
- Mức học phí (dự kiến):
...............................................................................
- Nước được cử đến đào tạo (nếu
học ở nước ngoài): ...........................
+ Nguồn tài trợ cho khoá học:
....................................................................................
+ Chi phí cho toàn bộ khoá học
(gồm cả học phí): ................................
Trong đó: Học
bổng hàng tháng:
...................................................................
Vé máy bay: ....................................................................
Bảo hiểm các loại:
...........................................................................
Học phí:
.....................................................................................
Các khoản khác: ............................................................................
Họ tên của người liên lạc trong
trường hợp cần thiết: ........................................
Quan hệ với người được cử đi đào
tạo: .................................. Điện thoại: ..............
Địa chỉ:
...................................................................................................................
Sau khi nghiên cứu kỹ Quy chế
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm
theo Quyết định số ... /2006/QĐ-NHNN ngày .../6/2006 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước và các quy định khác của Nhà nước, tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ của cán bộ, công chức được cử đi đào tạo sau đại học. Cụ thể như sau:
1. Chấp hành đầy đủ mọi
quy định của cơ sở đào tạo, các quy định của pháp luật có liên quan và quy định
của Ngân hàng Nhà nước. Hoàn thành khoá học đúng thời hạn, trở lại làm việc tại
Ngân hàng Nhà nước theo sự phân công, bố trí của Ngân hàng Nhà nước.
2. Cam kết tiếp tục làm
việc lâu dài tại Ngân hàng Nhà nước sau khi hoàn thành khoá học. Trong mọi trường
hợp, vì bất kỳ một lý do gì tôi phải làm việc ít nhất là:................ năm
................ tháng (Bằng chữ:
.......................................................) tại Ngân hàng Nhà nước
theo quy định tại Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức NHNN
mới được chuyển công tác (thời gian công tác tối thiểu sau khi hoàn thành
khoá đào tạo ở nước ngoài không thấp hơn thời gian quy định đối với người được
cử đi đào tạo ở trong nước tương ứng cùng bậc đào tạo và cùng hình thức đào tạo).
3. Nếu không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng và không đầy đủ các nội dung đã cam kết trên thì tôi phải
bồi hoàn toàn bộ chi phí của khoá học thì Ngân hàng Nhà nước có quyền thực
hiện các biện pháp như sau:
a) Xử lý kỷ luật buộc thôi việc;
b) Yêu cầu bồi thường toàn bộ
chi phí đào tạo, không phân biệt nguồn tài trợ từ phía nước ngoài hay trong nước
tương ứng với thời gian làm việc thực tế còn thiếu so với thời gian làm việc
quy định trong bản cam kết cử đi đào tạo;
c) Giữ lại hồ sơ cán bộ gốc, sổ
bảo hiểm và không xác nhận giấy tờ cần thiết khác nếu chưa thực hiện xong nghĩa
vụ bồi thường chi phí đào tạo;
d) Thông báo tới các cơ
quan có liên quan để phối hợp giải quyết bao gồm: Cơ quan làm việc mới, chính
quyền địa phương nơi cư trú, cơ quan làm việc nước ngoài có liên quan;
đ) Đề nghị Bộ Công an và Bộ Ngoại
giao can thiệp trong việc cấp, gia hạn hộ chiếu hoặc thông báo cho cơ quan đại
diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của phía
nước ngoài buộc về nước và thực hiện các nghĩa vụ tài chính (nếu đang ở nước
ngoài);
e) Yêu cầu Toà án giải quyết;
Tôi cam đoan đã đọc kỹ,
hiểu đầy đủ nội dung của bản cam kết và ký vào bản cam kết. Nếu thực hiện sai,
tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.
Cam kết được lập thành 03 bản:
01 bản lưu tại đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng công chức, viên chức; 01 bản
lưu giữ trong hồ sơ nhân sự và 01 bản do người cam kết giữ[1].
Chứng nhận
của Thủ trưởng đơn vị
Người cam kết
trực tiếp quản
lý, sử dụng CB, CC, VC
(Ký
và ghi rõ họ, tên)
(Ký,
họ tên và chức vụ)[2]
Chứng nhận của cơ quan
(Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ,
đóng dấu cơ quan)[3]
1 Trường hợp đi học nước ngoài, Chi nhánh phải gửi
thêm 1 bản cho Vụ TCCB.
2 Đối với Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHTƯ là Thủ trưởng đơn vị;
đối với CN là Trưởng phòng Hành chính - Tổ chức và Trưởng phòng nơi CB, CC, VC
đang làm việc trước khi được cử đi đào tạo.
3 Đối với Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHTƯ là Vụ trưởng Vụ
TCCB; đối với Chi nhánh là Giám đốc Chi nhánh.