BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
---------
|
Số:
9049/BGTVT-VT
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2008
|
KẾ HOẠCH
CHỈ ĐẠO, ĐÔN ĐỐC VÀ KIỂM TRA CÔNG TÁC PHỤC VỤ
VẬN TẢI VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG DỊP TẾT KỶ SỬU
Hàng năm vào dịp Tết
Nguyên đán và mùa lễ hội xuân, nhu cầu đi lại của nhân dân về quê đón tết, thăm
gia đình, tham quan, du xuân gia tăng đột biến. Do đó, số lượng phương tiện
tham gia giao thông cũng gia tăng gây nên nhiều bức xúc cho xã hội như tình trạng
ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông; hành khách đi lại trên các phương tiện
bị đối xử thiếu văn minh, bị chèn ép giá, không mua được vé, bán khách dọc đường....
Để bảo đảm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân vui đón Tết, phòng chống
và hạn chế đến mức thấp nhất các tình trạng nêu trên, Bộ Giao thông vận tải ban
hành Kế hoạch chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra công tác phục vụ vận tải và an toàn
giao thông dịp Tết Kỷ Sửu như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Cục trưởng các
Cục Quản lý vận tải chuyên ngành, Giám đốc các Sở GTVT các địa phương phải quán
triệt và xác định rõ việc tổ chức vận tải để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu đi lại
của nhân dân và bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp tết Nguyên Đán và
mùa lễ hội xuân Kỷ Sửu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giao
thông vận tải trong tháng cuối năm 2008, những tháng đầu năm 2009. Các nhiệm vụ
này cần phải được triển khai quyết liệt, đồng bộ bằng các giải pháp chủ động,
kiên quyết để tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong công tác tổ chức vận tải
khách và TTATGT. Đặc biệt là góp phần giảm TNGT dịp tết, mùa lễ hội so với năm
2007; hạn chế ùn tắc giao thông và các hiện tượng tiêu cực trong vận tải khách
như tăng giá vé, chở quá quy định, ép khách, bán khách...
2. Tăng cường tối
đa công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc của các cấp đối với công tác tổ chức vận
tải và bảo đảm TTATGT trong dịp tết và mùa lễ hội xuân Kỷ Sửu; đặc biệt là hoạt
động vận tải khách của các doanh nghiệp vận tải và các đơn vị trực tiếp thực hiện
việc bảo đảm TTATGT như thi công, sửa chữa, bảo trì đường bộ, ứng trực an toàn
giao thông đối phó kịp thời các tình huống khẩn cấp; ứng cứu TNGT; kiểm tra,
phát hiện, xử lý vi phạm...
II. CÁC VĂN BẢN CĂN CỨ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:
Để thống nhất chỉ
đạo của các cơ quan chức năng về vận tải và an toàn giao thông từ trung ương đến
địa phương, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan căn cứ vào các yêu cầu
sau:
1. Việc tổ chức thực
hiện các yêu cầu tại Công điện số 89/CĐ-BGTVT ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc vận tải trong dịp Tết Kỷ Sửu và mùa Lễ hội
Xuân 2009.
2. Các kế hoạch phục
vụ vận chuyển khách Tết, bảo đảm TTATGT tết của các Cục quản lý vận tải chuyên
ngành ban hành theo chỉ đạo của Bộ GTVT (công điện số 89/CĐ-BGTVT ngày
29/10/2008; văn bản số 8514/BGTVT-VT ngày 24 tháng 11 năm 2008).
3. Các văn bản quy
định về bảo đảm TTATGT có liên quan; các quy chế phối hợp giữa các Cục, giữa
các cơ quan trong và ngoài ngành giao thông vận tải.
III. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO PHỤC VỤ VẬN TẢI VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG
1. Các đặc điểm cần
quan tâm:
Công tác chỉ đạo vận
tải khách dịp Tết Nguyên đán của các cơ quan tham mưu, các Cục quản lý vận tải
chuyên ngành, các Sở Giao thông vận tải, các Tổng Công ty vận tải phù hợp với
các đặc điểm sau:
- Hành khách thường
không quan tâm đến việc mua vé trước. Trừ vận tải hàng không và vận tải đường sắt
Bắc – Nam còn vận tải đường bộ tỉ lệ hành khách mua vé trước chiếm tỉ trọng nhỏ
không đáng kể. Thói quen không mua vé trước hay đặt chỗ là một yếu tố bất lợi
gây ra tình trạng bị động cho người quản lý cũng như khả năng đáp ứng của các
doanh nghiệp vận tải.
- Luồng hành khách
biến động theo chiều trong thời gian trước và sau Tết. Cụ thể như sau: trước Tết
chiều từ Nam ra Bắc tăng mạnh, nhưng sau Tết chiều được đảo ngược lại.
- Trong các ngày
trên thì khối lượng vận chuyển các ngày chẵn lớn hơn nhiều các ngày lẻ do phong
tục tập quán đi lại của nhân dân.
- Trong thời gian
Lễ hội Xuân, khối lượng vận chuyển hành khách tăng trên các tuyến đến các nơi có
các di tích lịch sử, khu tham quan, đền, chùa. Trong thời gian này áp lực vận tải
được trải đều trên các tuyến trọng điểm trong phạm vi cả nước không căng thẳng
như thời gian trước và sau Tết.
2. Các nội dung chỉ
đạo trọng tâm:
a- Đối với công
tác vận tải: Đôn đốc, chỉ đạo hoạt động vận tải được tập trung vào một số nội
dung chính như sau:
- Các Sở Giao
thông vận tải địa phương cần thành lập Ban chỉ đạo phục vụ vận chuyển Tết để
đôn đốc chỉ đạo, hướng dẫn công tác phục vụ vận chuyển hành khách trên địa bàn.
- Yêu cầu các địa
phương, các Tổng Công ty vận tải lớn sớm xây dựng kế hoạch phục vụ vận chuyển Tết.
Bao gồm các nội dung chủ yếu:
+/ Kế hoạch chuẩn
bị phương tiện, người lái.
+/ Kế hoạch và biểu
đồ chạy xe tăng cường.
+/ Các phương án ứng
trực, tiếp chuyển khi nhu cầu tăng.
- Các hình thức
bán vé, các biện pháp bảo đảm bán vé đến tận tay hành khách, chống đầu cơ buôn
bán vé.
- Các biện pháp chủ
động và phối hợp với các cơ quan chức năng như cảnh sát trật tự, quản lý thị
trường để ổn định trật tự tại các khu vực đầu mối giao thông như bến xe, bến
tàu, cảng hàng không, khu tập trung dân cư có nhu cầu đi lại cao (khu công nghiệp,
trường học, bệnh viện).
- Các biện pháp chủ
động và phối hợp với cảnh sát giao thông bảo đảm an toàn giao thông trong vận
chuyển hành khách: chống các hành vi vận chuyển quá số người quy định, lái xe
quá số giờ quy định gây tình trạng mệt mỏi, phóng nhanh vượt ẩu tranh giành
khách, đưa phương tiện không đủ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ra chở
khách.
- Các biện pháp phối
hợp có hiệu quả với cơ quan quản lý giá trong thực hiện các biện pháp bình ổn
thị trường, chống tăng giá tuỳ tiện trong dịp Tết.
- Đặc biệt các đô
thị lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cần tăng cường hệ thống vận tải
khách công cộng, thực hiện các biện pháp giải toả nhanh chóng khối lượng lớn
hành khách tại các đầu mối, chống ùn tắc giao thông đô thị.
b- Đối với công
tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông: cần chú trọng công tác bảo đảm an toàn
giao thông trên những đoạn tuyến vừa thi công vừa khai thác phải bảo đảm giao
thông an toàn, thuận tiện và không ùn tắc. Đối với một số khu vực nhạy cảm, trọng
điểm hay tiềm ẩn có nguy cơ cao xảy ra TNGT thì phải chỉ đạo ngừng thi công và
hoàn trả mặt đường, phần đường và các yếu tố an toàn của đường. Bố trí cán bộ
có trách nhiệm ứng trực thường xuyên để kịp thời xử lý khi cần thiết.
3. Các giai đoạn
chỉ đạo, đôn đốc:
- Giai đoạn 1: Hướng
dẫn, đôn đốc các cơ quan triển khai thực hiện các văn bản của Bộ Giao thông vận
tải, các Cục quản lý vận tải chuyên ngành.
- Giai đoạn 2: Kiểm
tra tình hình thực tế để hướng dẫn, chấn chỉnh kịp thời công tác chuẩn bị của
các địa phương.
- Giai đoạn 3: Tổng
kết đánh giá, rút kinh nghiệm công tác phục vụ vận chuyển.
IV. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH KIỂM TRA, ĐÔN ĐỐC.
1. Kiểm tra, đôn đốc
công tác vận tải phục vụ Tết bao gồm các nội dung:
- Việc thành lập
và hoạt động của Bộ phận chuyên trách thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành (Ban
chỉ đạo) để phối hợp giữa các lực lượng vận tải, ứng trực giải quyết các
tình huống phát sinh trong thực tế.
- Việc tổ chức thực
hiện các yêu cầu của kế hoạch đã đề ra như: công tác tổ chức, điều hành hoạt động
vận tải; tổ chức ứng trực tại bến tàu, bến xe, nhà ga để nhận phản ánh hoặc xử
lý các phát sinh; phương án chuẩn bị và huy động phương tiện vận tải, phương tiện
chuyển tải đối với các xe vi phạm hoặc giải tỏa khách...
2. Kiểm tra, đôn đốc
công tác bảo đảm an toàn giao thông bao gồm các nội dung:
- Công tác tổ chức
giao thông, phân luồng, chống ùn tắc giao thông, bảo đảm giao thông thông suốt.
- Công tác duy tu,
sửa chữa mặt đường, chỉnh trang hệ thống biển báo hiệu, vạch kẻ đường, củng cố
cọc tiêu, biển báo, hộ lan....
- Công tác bảo đảm
an toàn giao thông trên những đoạn đường bộ vừa khai thác vừa thi công của các
đơn vị thi công.
- Công tác ứng trực
khắc phục kịp thời khi có sự cố bất ngờ xảy ra.
- Công tác an toàn
giao thông đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện
3. Kiểm tra công
tác của lực lượng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.
- Phương án tăng
cường việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong dịp Tết và mùa lễ, hội
- Công tác triển
khai thực hiện các phương án, kế hoạch đã đề ra. Tập trung kiểm tra kế hoạch
công tác và hoạt động của lực lượng thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại các
khu vực đầu mối giao thông và các địa điểm nóng như: Bến tàu, bến xe, bến thuỷ
nội địa, doanh nghiệp vận tải, nhà ga, trên đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội
địa; an ninh, trật tự trên phương tiện để phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật về vận tải và an toàn giao thông.
- Công tác phối hợp
với các lực lượng chức năng khác tham gia công tác bảo đảm TTATGT trên đường bộ
tổ chức, điều khiển giao thông, chỉ huy giao thông khi có ùn tắc, sự cố gây mất
ATGT.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ các nội
dung kiểm tra, đôn đốc tại kế hoạch này; Các Cục quản lý vận tải chuyên ngành
phải tổ chức các đoàn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp tổ chức vận
tải và bảo đảm TTATGT Tết; Lập kế hoạch kiểm tra, đề cương kiểm tra của Cục.
Sau khi kết thúc đợt
kiểm tra phải báo cáo kết quả công tác kiểm tra về Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ
Vận tải) tổng hợp báo cáo lãnh đạo Bộ chỉ đạo giải quyết các vướng mắc phát
sinh nếu có.
2. Lãnh đạo Bộ
Giao thông vận tải sẽ trực tiếp hoặc uỷ quyền Vụ tham mưu tổ chức một số đoàn
công tác chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra tại các khu vực trên toàn quốc. Thành phần
đoàn kiểm tra gồm Vụ Vận tải, Vụ An toàn Giao thông, Thanh tra Bộ, các Cục quản
lý vận tải chuyên ngành và các cơ quan chức năng khác.
2.1. Chương
trình kiểm tra, đôn đốc của các cơ quan chức năng:
- Phạm vi kiểm
tra: các địa phương bắt buộc (Hà Nội,Thanh Hoá, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương,
thành phố Hồ Chí Minh), các địa phương sẽ chọn tuỳ theo đánh giá sơ bộ công tác
chuẩn bị (Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Cần Thơ, An Giang), ngoài ra tuỳ tình
hình phát sinh sẽ có thể phải kiểm tra tại địa phương có vấn đề cần phải giải
quyết.
- Đối tượng kiểm
tra: Các Cục quản lý vận tải chuyên ngành, các Sở Giao thông vận tải, các Tổng
Công ty vận tải, các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp bến xe, công ty xây dựng
(kiểm tra an toàn giao thông).
- Cách thức kiểm
tra: Các Đoàn gồm đại diện của các cơ quan liên quan.
- Thời gian kiểm
tra: Từ nay đến 15 tháng Giêng.
2.2. Chương
trình làm việc của Lãnh đạo Bộ:
- Phạm vi, đối tượng
kiểm tra: Do Vụ Vận tải tham mưu đề xuất tuỳ vào công tác nắm tình hình cụ thể.
- Thời gian kiểm
tra, chúc Tết: Từ 20 tháng Chạp đến hết Tết Nguyên đán.
3. Công tác tổng hợp,
báo cáo định kỳ
- Bộ phận Thường
trực tổng hợp tình hình, giúp Lãnh đạo Bộ phối hợp với các cơ quan chức năng được
đặt tại Vụ Vận tải bao gồm 01 Lãnh đạo Vụ Vận tải, 01 chuyên viên Vụ Vận tải,
01 chuyên viên Vụ An toàn giao thông, 01 cán bộ Thanh tra Bộ Giao thông vận tải:
+/ Địa chỉ: 80 Trần
Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
+/ Điện thoại: 04.39420259.
+/ Email: [email protected]
- Các Cục quản lý vận tải chuyên
ngành chủ động nắm tình hình các địa phương và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ:
trước 20 tháng Chạp báo cáo định kỳ 10 ngày/lần, từ 20-25 tháng Chạp báo cáo 5
ngày/lần, sau 25 tháng Chạp đến 05 tháng Giêng báo cáo 02 ngày/lần, sau 05
tháng Giêng đến 15 tháng Giêng báo cáo định kỳ 05 ngày/ lần, trước 20 tháng
Giêng báo cáo tổng hợp.
- Các Sở Giao thông vận tải có
trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các Cục Quản lý vận tải chuyên ngành để tổng
hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải ./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ:
- Bộ Công an;
- Các Đ/c Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Văn phòng Uỷ ban ATGT Quốc gia;
- Các Cục quản lý VT chuyên ngành;
- Các Sở Giao thông vận tải;
- Các Tổng Công ty vận tải;
- Các Vụ: VT, ATGT, KCHT;
- Báo: GTVT, Bạn Đường;
- Lu: VT, VTải (2D).
|
BỘ
TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
|