Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 192/2003/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 17/09/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 192/2003/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 192/2003/QĐ-TTG NGÀY 17 THÁNG 9 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ HỆ THỐNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001.
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 12 tháng 8 năm 1991.
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 1650/BNN-KL ngày 27 tháng 6 năm 2003 về việc phê duyệt "Chiến lược quản lý hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010", ý kiến của các Bộ: Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Thuỷ sản, Văn hoá - Thông tin, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Du lịch.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược Quản lý Hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010 với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU:

1. Thiết lập, tổ chức và quản lý có hiệu quả hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên phân bố ở các hệ sinh thái khác nhau (bao gồm các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn, khu bảo tồn thiên nhiên vùng đất ngập nước và các khu bảo tồn thiên nhiên biển) nhằm góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên, tính đa dạng sinh học, cảnh quan phong phú và độc đáo của Việt Nam trong khuôn khổ phát triển bền vững. Kết hợp chặt chẽ các hoạt động bảo tồn và phát triển, phát huy đầy đủ vai trò và chức năng của hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên để góp phần tích cực vào việc thực hiện Chiến lược tăng trưởng toàn diện, xoá đói giảm nghèo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Nâng cao nhận thức chung của người dân về tầm quan trọng, giá trị của nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học, xác định rõ vai trò, trách nhiệm và tăng cường sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên.

3. Đổi mới thể chế chính sách quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước đối với hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên. Nâng cao năng lực quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học của chính quyền các địa phương và các Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên.

4. Tăng cường hợp tác quốc tế, xác định nguồn và cách tiếp cận các khoản tài trợ.

II. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

1. Nguyên tắc:

Nguyên tắc cơ bản là phát triển bền vững: Phải đảm bảo phát triển trước mắt không làm tổn hại đến tương lai và quản lý bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học của đất nước, cụ thể là:

- Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và vùng đệm cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương bằng cơ chế, kế hoạch cụ thể. Đảm bảo thực hiện các nguyên tắc trên cơ sở tổng hợp, bao gồm cả bảo tồn nguồn gen, loài và hệ sinh thái; phòng chống các nguy cơ có thể gây tổn thất cho những giá trị này.

- Kế hoạch quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn thiên nhiên phải tham khảo đầy đủ nguyện vọng về kinh tế và thu hút sự tham gia của các cộng đồng dân cư sống xung quanh khu bảo tồn thiên nhiên. Nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, môi trường và khoa học của bảo tồn thiên nhiên và phát huy vai trò quản lý Nhà nước của Uỷ ban nhân dân các cấp, đặc biệt là cấp xã, huyện đối với lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa phận hành chính của xã, huyện.

- Trong khu bảo tồn thiên nhiên, cần ưu tiên lập kế hoạch quản lý và khẩn trương hành động một cách có hiệu quả ở nơi có nguy cơ bị đe dọa cao như nguy cơ tuyệt chủng của các loài sinh vật bản địa hay gây tổn hại tới hệ sinh thái.

- Thường xuyên cập nhật, tham khảo các kết quả nghiên cứu và thông tin mới, để nâng cao hiệu quả quản lý và theo dõi kết quả thực hiện các giải pháp quản lý mới.

- Tìm hiểu đầy đủ và nhận thức đúng đắn các thông tin về truyền thống sử dụng và mối quan hệ đặc biệt của các nhóm dân tộc thiểu số với tài nguyên đất đai và đa dạng sinh học.

- Chính phủ quan tâm hỗ trợ có hiệu quả cho công tác quản lý khu bảo tồn thiên nhiên thông qua ưu tiên cấp vốn đầu tư hàng năm từ ngân sách Nhà nước và các hoạt động hỗ trợ thích hợp khác.

2. Phương pháp tiếp cận:

- Tăng cường sự quản lý liên ngành trên cơ sở xác định rõ cơ quan đầu mối theo đúng những qui định tại Luật Tổ chức Chính phủ và các Nghị định của Chính phủ qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ trong lĩnh vực quản lý nhà nước.

- Gắn chặt nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bền vững để phát huy đầy đủ tiềm năng, lợi thế của tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học hiện có, tạo nên những nguồn lực mới ngay từ các khu bảo tồn thiên nhiên đã thiết lập để quản lý bền vững và lâu dài.

- Xã hội hoá công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

III. CÁC HÀNH ĐỘNG CỦA CHIẾN LƯỢC:

1. Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên.

- Hoàn thiện qui hoạch và phân hạng, xếp loại hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam ở các hệ sinh thái khác nhau (bao gồm các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn, đất ngập nước và khu bảo tồn thiên nhiên biển), trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt và quyết định về hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam trong thời kỳ mới.

- Xác lập thứ tự ưu tiên quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên dựa trên nguyên tắc ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học và các tiêu chí được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Xây dựng khung pháp lý về quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên:

- Xây dựng khung pháp lý thống nhất về bảo vệ đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và tăng cường thực thi các văn bản pháp qui về bảo vệ đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên đã ban hành.

- Rà soát và đề xuất bổ sung các văn bản dưới luật để thực thi có hiệu lực các luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã ban hành. Đơn giản hoá và tăng cường hiệu lực của các quy chế đã và sẽ ban hành.

- Nâng cao năng lực của các tổ chức thừa hành pháp luật và phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong việc thi hành các luật bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đã ban hành.

- Rà soát các qui định về xử phạt hành chính để đề nghị sửa đổi mức phạt đối với các vi phạm về bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác nhau (như: rừng, nước, thuỷ sản, môi trường), tránh những chênh lệch, bất hợp lý về mức phạt đã quy định ở các lĩnh vực khác nhau. Xem xét các hình thức phạt phù hợp khác như là một giải pháp thay thế cho việc phạt tiền đối với người nghèo.

- Củng cố và tăng cường hiệu lực và hiệu quả của lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và hải quan, kể cả việc phối hợp với các cơ quan thừa hành pháp luật như công an, hải quan, toà án, viện kiểm sát.

- Nghiên cứu cải tiến chế độ tiền lương và cơ chế bồi thường thương tật cho lực lượng thừa hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nhất là ở các vùng có nhiều khó khăn.

- Hoàn thiện và hệ thống hoá các văn bản pháp qui đã ban hành và việc theo dõi tình hình thực thi các văn bản đó.

3. Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Làm rõ mối quan hệ giữa vùng đệm và khu bảo tồn thiên nhiên bằng các giải pháp xây dựng Qui chế hoạt động và nguyên tắc phối hợp giữa vùng đệm với khu bảo tồn thiên nhiên. Qui định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia quản lý vùng đệm, đặc biệt đối với cộng đồng các dân tộc trên mỗi địa phương có khu bảo tồn thiên nhiên. Xây dựng kế hoạch dài hạn về đầu tư cho vùng đệm.

- Xây dựng các qui ước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng dân cư thôn bản; xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững trong vùng đệm.

- Tăng cường công tác bảo tồn chuyển vị các loài động, thực vật hoang dã đang bị đe doạ bằng các giải pháp xây dựng các Vườn thực vật, củng cố và phát triển các Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã;

- Xây dựng và ban hành văn bản pháp qui về nguyên tắc hợp tác và xác định trách nhiệm trong hoạt động du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên; thống nhất cơ chế chia xẻ lợi ích thu được từ du lịch và qui định tái đầu tư cho công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và xây dựng các mô hình phát triển vùng đệm. Xây dựng và ứng dụng rộng rãi việc thực hiện các dự án trình diễn về sử dụng các sản phẩm ngoài gỗ và trồng cây thuốc, các mô hình trồng cây làm củi phân tán và tập trung.

- Hạn chế việc khai thác củi làm nhiên liệu và đảm bảo sử dụng bền vững lâm sản ngoài gỗ; ngăn chặn nạn săn bắn, tàng trữ và buôn bán sinh vật biển và động, thực vật hoang dã trái phép; kiểm soát các loài động, thực vật nhập nội.

- Ngăn chặn và kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tác động môi trường đối với đất ngập nước và các hệ sinh thái biển do phát triển kinh tế gây ra; nâng cao năng lực kiểm soát lửa rừng và phòng cháy chữa cháy rừng; giảm lấn chiếm đất lâm nghiệp.

- Phát hiện những điều bất cập trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học để tìm ra các giải pháp hữu hiệu trên cơ sở phân tích, lựa chọn ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà bảo tồn và cộng đồng dân cư tại địa phương.

4. Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên:

Các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên phải rà soát nhiệm vụ của Bộ, ngành mình trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và tổ chức quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên; nghiên cứu đề xuất một cơ cấu tổ chức hợp lý (theo ngành hoặc liên ngành, chuyên trách hoặc phối hợp) phù hợp với Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ:

- Phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp đối với các loại tài nguyên ở các khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó quy định rõ những việc mà Uỷ ban nhân dân các tỉnh nhất thiết phải trình Bộ chủ quản trước khi quyết định. Tăng cường năng lực cho Uỷ ban nhân dân các cấp để thực thi tốt hơn nhiệm vụ quản lý nhà nước về rừng đặc dụng ở địa phương mình theo đúng quy định tại Quyết định 245/TTg ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp đối với rừng và đất lâm nghiệp.

- Tăng cường năng lực và đổi mới tổ chức quản lý của các cơ quan, Cục quản lý chuyên ngành của các Bộ đã được giao nhiệm vụ quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên như: Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cục Bảo vệ Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (Bộ Thuỷ sản). Tạo điều kiện cho các cơ quan này thực hiện tốt nhiệm vụ giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước đối với các khu bảo tồn thiên nhiên đã được Chính phủ phân công và phối hợp quản lý liên ngành có hiệu quả hơn.

- Đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý đối với Ban Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên tạo thành các đơn vị sự nghiệp, có đủ điều kiện thực hiện được các nhiệm vụ ở cấp cơ sở về quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên theo các quy định hiện hành.

5. Đổi mới cơ chế thiết lập, đầu tư và cung cấp tài chính cho các khu bảo tồn thiên nhiên:

- Trên cơ sở rà soát lại qui hoạch của từng khu bảo tồn thiên nhiên cần làm rõ ranh giới, qui định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên địa phận được nhà nước giao quản lý.

- Bố trí đủ các nguồn lực cần thiết để đáp ứng được yêu cầu của các kế hoạch hoạt động đã phê duyệt nhằm quản lý tất cả các khu bảo tồn thiên nhiên đã xác định trong hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên đến năm 2010.

- Khẩn trương trình duyệt quy hoạch các khu bảo tồn thiên nhiên và tạo điều kiện để thiết lập, tổ chức quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên đó.

- Rà soát, ban hành văn bản pháp quy mới, quy định lại thủ tục và trình tự thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên để giảm bớt các khâu trùng lặp.

- Xây dựng và ban hành quy chế đa ngành về cơ cấu tổ chức và quản lý các loại, hạng, phân hạng khu bảo tồn thiên nhiên, quy định cụ thể nhiệm vụ của Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên về các mặt: Bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ bản, phát triển du lịch sinh thái.

- Nghiên cứu quy định nhiệm vụ cụ thể cho các Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đối với chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương thuộc vùng đệm.

- Nghiên cứu mô hình tổ chức và cơ chế quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa phận nhiều tỉnh, huyện để tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong nỗ lực bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái liên tỉnh.

- Chỉ đạo kiện toàn tổ chức của các Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên để tạo điều kiện cho Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên trở thành đơn vị sự nghiệp, có quyền chủ động và chịu trách nhiệm về việc thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ được giao theo đúng địa vị pháp lý đã xác định.

- Bổ sung các phương tiện cần thiết cho công tác quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, nhất là phương tiện thông tin, liên lạc, vận chuyển, điều tra ở các khu bảo tồn thiên nhiên để tạo điều kiện cho các nhân viên tiếp cận với khu vực được giao và làm việc với người dân địa phương.

- Ban hành văn bản pháp quy quy định rõ trách nhiệm và nội dung xây dựng kế hoạch hoạt động định kỳ (hàng năm, 5 năm, 10 năm) về quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên ở các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Đổi mới cơ chế cấp phát tài chính từ ngân sách nhà nước: xây dựng các quy định cụ thể về hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh để thực hiện việc đầu tư xây dựng và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn; Nghiên cứu thành lập Quỹ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hình thành từ nhiều nguồn khác nhau để cung cấp tài chính cho các hoạt động của khu bảo tồn thiên nhiên; xây dựng định mức chi phí thường xuyên về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên tính theo tiêu thức thích hợp, dùng làm cơ sở cấp phát chi phí thường xuyên cho các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Nghiên cứu và xây dựng quy chế để tăng cường nguồn lực tài chính và huy động các nguồn tài chính của xã hội đầu tư cho các khu bảo tồn thiên nhiên (như các loại phí, thuế và vé xổ số); Xây dựng các cơ chế để thu hút các nguồn tài chính quốc tế đầu tư cho Khu bảo tồn thiên nhiên (như khuyến khích đầu tư nước ngoài, đổi mới các quy chế đối tác để thực hiện vốn ODA có hiệu quả hơn, thu hút các tài trợ cá nhân và của các tổ chức quốc tế); Xây dựng cơ chế về đóng góp tài chính từ các cá nhân, tổ chức có sử dụng các khu bảo tồn thiên nhiên vào các mục đích mà khu bảo tồn thiên nhiên được phép đáp ứng để tăng cường nguồn lực đầu tư cho các khu bảo tồn thiên nhiên.

6. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức và kỹ năng về bảo tồn.

- Xây dựng chương trình và đưa vào kế hoạch quản lý các nghiên cứu về tài nguyên đa dạng sinh học, về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và các vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đến các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Tổ chức các lớp đào tạo và tập huấn về: điều tra và giám sát đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn thiên nhiên; tập huấn kỹ năng xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu, kỹ năng thu thập, xử lý và bảo quản mẫu động, thực vật; nâng cao kỹ năng quản lý các hệ sinh thái trên cơ sở sử dụng kỹ thuật hiện đại và sử dụng thiết bị hiện trường phục vụ cho việc quản lý xây dựng và phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên...

- Tổ chức các lớp học và bồi dưỡng về Hệ thống thông tin địa lý (GIS), xây dựng các báo cáo và sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu cho các cán bộ quản lý cấp tỉnh và vùng về công tác bảo tồn thiên nhiên.

- Xây dựng và tổ chức các chương trình giáo dục và đào tạo để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của những người liên quan trực tiếp đến công tác bảo tồn thiên nhiên và những người làm công tác tổ chức, quản lí cán bộ và hoạch định chính sách về quản lý và bảo tồn thiên nhiên.

- Đào tạo các nhà khoa học và kỹ thuật viên về xây dựng các chương trình cơ sở dữ liệu (dài hạn) và về chiến lược tìm kiếm thông tin trên mạng thông tin quốc tế (Internet) (ngắn hạn), về xây dựng trang Web và đưa lên mạng; tuyển dụng cán bộ làm việc ở hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên theo đúng yêu cầu về trình độ chuyên môn.

- Xây dựng các chương trình tham quan học tập ở trong và ngoài nước cho các cán bộ khu bảo tồn thiên nhiên để trao đổi kinh nghiệm và thông tin.

- Khuyến khích thực hiện các dự án nghiên cứu tập trung kể cả trong các khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm các lĩnh vực đánh giá phục vụ cho quá trình xây dựng chính sách của Chính phủ.

- Tổ chức đánh giá các khu vực có thể tiến hành trồng rừng hoặc tái sinh rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên và xác định loài cây bản địa phù hợp cho từng vùng.

- Nâng cao kỹ năng xây dựng các dự án phát triển vùng đệm và các khu vực khác gần các khu bảo tồn thiên nhiên về sử dụng tài nguyên một các bền vững và các dự án phục hồi rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên.

7. Đẩy mạnh công tác Thông tin - Giáo dục - Truyền thông và thu hút cộng đồng tham gia vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học:

- Xây dựng các chương trình về Thông tin - Giáo dục - Truyền thông để tiến hành nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và khu bảo tồn thiên nhiên cho các cộng đồng dân cư sống ở vùng lõi và vùng đệm của các khu bảo tồn thiên nhiên, các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, chính quyền và các nhà hoạch định chính sách ở các cấp.

- Đào tạo cán bộ truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên và xem họ là lực lượng nòng cốt được giao nhiệm vụ nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp cơ sở. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thực hiện công tác truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý khu bảo tồn thiên nhiên cho cán bộ quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Tổ chức phổ cập kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên cho cán bộ chủ chốt của các xã có khu bảo tồn thiên nhiên và vùng đệm.

- Phát triển công tác truyền thông về các khu bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học đến cộng đồng dân cư để nâng cao nhận thức và năng lực quản lý cho cộng đồng.

- Thu hút các tổ chức như: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam... và cộng đồng dân cư các địa phương vào công tác lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức.

- Đưa kiến thức liên quan đến đa dạng sinh học và khu bảo tồn thiên nhiên vào các giáo trình ở cấp tiểu học, trung học và đại học, nhất là ở các trường sư phạm và trường nội trú ở các tỉnh miền núi.

- Khuyến khích các tổ chức phi chính phủ chủ động thực hiện các công việc chuyển giao kiến thức, nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ việc quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và phát triển vùng đệm, nhất là hoạt động nông lâm nghiệp.

8. Tăng cường hợp tác quốc tế:

- Thực hiện kế hoạch hành động đa dạng sinh học đã ban hành và Chiến lược quản lý hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam để tăng thêm những đóng góp thiết thực và cụ thể của nước ta vào việc thực hiện Công ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học.

- Rà soát lại danh mục đề xuất các khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước và đề xuất thêm các khu mới để đưa vào danh sách các khu Ramsar nhằm thu hút sự quan tâm của cộng đồng trong và ngoài nước.

- Thúc đẩy bảo vệ bền vững đất ngập nước và duy trì các khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước (cả các khu to và nhỏ) khỏi khô cạn hoặc được sử dụng vào những mục đích khác, làm suy giảm đa dạng sinh học và các giá trị của chúng.

- Phân công trách nhiệm, cung cấp nguồn lực và cơ sở vật chất cho công tác giám sát việc tuân thủ các Công ước RAMSAR, nhất là tại các khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước.

- Đảm bảo đúng tiến độ và độ tin cậy của các báo cáo quốc gia được thực hiện ba năm một lần và tham dự đầy đủ các cuộc hội thảo của các nước thành viên và duy trì liên lạc với Ban thư ký Công ước Ramsar.

- Thực thi luật pháp quốc gia về động, thực vật hoang dã và tiến hành các hội thảo đào tạo về Công ước buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) cho các cơ quan liên quan của Việt Nam.

- Tăng cường năng lực thực hiện Công ước CITES của các cơ quan thẩm quyền CITES bằng cách nâng cao sự tiếp cận (ví dụ: dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt) các tài liệu của CITES và tham dự vào cuộc họp Hội nghị các nước thành viên của CITES. Hợp tác có hiệu quả trong việc thực hiện các hoạt động của Tổ chức giám sát buôn bán động thực vật (TRAFFIC).

- Tăng cường công tác kiểm soát dọc các tuyến biên giới trên đất liền, trên biển, các cửa khẩu thông thương giữa Việt Nam với nước ngoài.

- Khuyến khích phối hợp thực thi Công ước CITES giữa Việt Nam và các nước láng giềng. Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia để tăng cường kiểm soát buôn bán động, thực vật hoang dã bất hợp pháp và không bền vững. Xây dựng Chiến lược buôn bán động, thực vật hoang dã Khu vực nhằm đảm bảo nỗ lực hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề về buôn bán động thực vật hoang dã.

- Hợp tác chặt chẽ với TRAFFIC để tăng cường các cuộc điều tra về hoạt động buôn bán bất hợp pháp động, thực vật (ví dụ đối với loài rùa biển).

9. Các ưu tiên của Chiến lược:

- Xây dựng khung pháp lý cần thiết cho công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên. Nghiên cứu, xây dựng mới về Luật Bảo tồn Thiên nhiên để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Tổ chức một cơ quan quốc gia làm đầu mối quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên có hiệu lực cao hơn phù hợp với nội dung cải cách hành chính.

- Thiết lập, kết nối thông tin liên lạc chính thức giữa các Ban quản lý và các cơ quan chịu trách nhiệm phát triển vùng đệm để xem xét các quyết định phát triển ở cả khu bảo tồn thiên nhiên và vùng đệm.

- Xây dựng kế hoạch quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và các quy định cho phép thực hiện các hoạt động phát triển khu bảo tồn để có thể đánh giá và tổng kết các hoạt động và kế hoạch tài chính tổng hợp; nâng cấp cơ sở hạ tầng cần thiết trực tiếp hỗ trợ quản lý, nâng cấp và cung cấp thiết bị hiện trường cho các khu bảo tồn thiên nhiên.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, phân bổ các nguồn vốn, điều phối kinh phí chung và điều phối các nguồn tài trợ, nguồn ngân sách Nhà nước hàng năm cho các loại hình khu bảo tồn thiên nhiên.

- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng chương trình kế hoạch về các đề tài nghiên cứu khoa học để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học, làm cơ sở cho việc quản lý có hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc hệ thống rừng đặc dụng.

- Bộ Thuỷ sản có trách nhiệm tổ chức quản lý các khu bảo tồn biển.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức việc đưa các nội dung giáo dục về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên vào giảng dạy ở các trường học.

- Bộ Văn hoá-Thông tin có trách nhiệm phối hợp với các Bộ được giao quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên làm tốt công tác thông tin và truyền thông.

- Các tổ chức xã hội theo chức năng của mình tham gia vào các hoạt động Thông tin - Giáo dục - Truyền thông, động viên hội viên, đoàn viên của mình tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên tại cộng đồng.

- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm và có thẩm quyền cao nhất đối với việc thực hiện Chiến lược ở mỗi tỉnh, thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp ở địa phương, lập các kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện Chiến lược, chỉ đạo cấp huyện thực hiện các nội dung của Chiến lược. Phối hợp với các Bộ, ngành ở Trung ương và các nhà tài trợ thu hút các nguồn vốn và trợ giúp kỹ thuật nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.

Điều 4. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 192/2003/QD-TTg

Hanoi, September 17, 2003

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY ON MANAGEMENT OF THE SYSTEM OF VIETNAM’S NATURE CONSERVATION ZONES TILL 2010

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the August 12, 1991 Law on Forest Protection and Development;
At the proposal of the Ministry of Agriculture and Rural Development in Report No. 1650/BNN-KL of June 27, 2003 on the approval of the “strategy on management of the system of Vietnam’s nature conservation zones till 2010”, and opinions of the Ministries of Justice; Science and Technology; Home Affairs; Aquatic Resources; Culture and Information; Natural Resources and Environment; and Planning and Investment; and Vietnam National Administration of Tourism,

DECIDES:

Article 1.- To approve the strategy on management of the system of Vietnam’s nature conservation zones till 2010 with the following principal contents:

I. OBJECTIVES:

1. To establish, organize and efficiently manage the system of nature conservation zones distributed in different ecological systems (including on-land nature conservation zones, submerged land’s nature conservation zones and marine nature conservation zones) in order to contribute to protecting Vietnam’s natural resources, bio-diversity as well as rich and unique landscapes within the framework of sustainable development. To closely combine conservation and development activities, bring into full play the roles and functions of the system of nature conservation zones in order to actively contribute to implementing the strategy on comprehensive growth as well as hunger elimination and poverty alleviation in the period of national industrialization and modernization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To renovate institutions and policies of managing nature conservation zones, enhance the function of State management over the system of nature conservation zones. To raise the capability to manage natural resources and conserve bio-diversity of local administrations and nature conservation zones’ management boards.

4. To enhance international cooperation, determine sources of financial assistance and ways to have access thereto.

II. PRINCIPLES AND METHODS OF APPROACH

1. Principles:

The fundamental principle is sustainable development: To ensure that the immediate development shall not be harmful to the future, and that the country’s natural resources shall be well managed and protected, and bio-diversity conserved, concretely:

- The management of nature conservation zones and buffer zones requires the close and synchronous coordination among branches and authorities from the central to local level through specific mechanisms and plans. To ensure the observance of the principles on the basis of synthesizing them, including the conservation of genetic sources, species and ecological system; to prevent and combat dangers which may cause damage to such values.

- The plans on management and organization of nature conservation activities must fully cover the economic aspirations and attract the participation of population communities living around the nature conservation zones. To raise the awareness of the economic, environmental and scientific values of nature conservation and bring into play the State management role of the People’s Committees of all levels, especially the commune and district levels, in the management of natural resources and nature conservation zones within their respective administrative boundaries.

- In nature conservation zones, priority should be given to the elaboration of plans on management of, and expeditious and efficient action in, areas with high dangers such as the extinction of indigenous species or the damage to ecological system.

- To regularly update and refer to research results and new information in order to raise the management efficiency and monitor the results of implementation of new management solutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Government shall pay attention to, and efficiently support, the management of nature conservation zones by prioritizing the annual allocation of investment capital from the State budget and other appropriate support activities.

2. Methods of approach:

- To raise the inter-branch management on the basis of clearly defining the main bodies in strict accordance with the provisions of the Law on Organization of the Government and the Government’s decrees defining the functions, tasks, powers and responsibilities of the ministries in the field of State management.

- To closely link conservation to sustainable development in order to bring into full play the potential and advantages of the existing natural resources as well as bio-diversity, create new resources right in the established nature conservation zones for sustainable and long-term management.

- To socialize the work of protection of natural resources and bio-diversity.

III. THE STRATEGY’S ACTIONS:

1. Planning on the system of nature conservation zones:

- To perfect the planning, and rank and classify the system of Vietnam’s nature conservation zones in different ecological systems (including dry-land, submerged land and marine nature conservation zones), submit to the Prime Minister for consideration, approval and decision the system of Vietnam’s nature conservation zones in the new period.

- To determine the priority order for management of nature conservation zones, based on the principles of prioritizing the conservation of bio-diversity and the criteria approved by competent authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To formulate an uniform legal framework on protection of bio-diversity and management of nature conservation zones. To work out plans on propagating and enhancing the enforcement of the promulgated legal documents on protection of bio-diversity and management of nature conservation zones.

- To review and propose additional sub-law documents for the effective enforcement of the promulgated laws on protection of natural resources and environment. To simplify, and enhance the effectiveness of, the regulations which were or shall be promulgated.

- To raise the capabilities of law enforcement organizations and closely coordinate with the ranger and aquatic resource protection forces in enforcing the promulgated laws on protection of natural resources.

- To review the regulations on administrative sanctioning in order to propose the amendment of levels of fines for violations of regulations on protection of various natural resources (such as forest, water, aquatic resources, environment), avoid irrational differences in the fine levels prescribed in different domains. To consider other appropriate sanctioning forms in replacement of pecuniary fines on poor people.

- To strengthen and enhance the effectiveness and efficiency of the ranger, aquatic resource protection and customs forces, including the coordination with law enforcement bodies such as police, customs, court and procuracy.

- To study and reform the salary regime and mechanism of casualty compensations for the forces enforcing the legislation on protection of natural resources, especially in areas meeting with great difficulties.

- To perfect and systemize the promulgated legal documents and monitor the enforcement thereof.

3. Enhancing the management of natural resources and conservation of bio-diversity

- To clarify the relationship between buffer zones and nature conservation zones by way of working out the Regulation on operation of, and principles for coordination between, the buffer zones and nature conservation zones. To prescribe the interests and obligations of parties involved in the management of buffer zones, especially various ethnic communities in each locality where exist nature conservation zones. To draw up long-term plans on investment in the buffer zones.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To enhance the work of conserving and moving endangered wild fauna and flora species by ways of building botanical gardens, consolidating and developing centers for rescue of wild animals.

- To elaborate and promulgate legal documents on principles for cooperation and determination of responsibilities in ecological tourist activities in nature conservation zones; reach agreement on the mechanism for sharing benefits from tourism and prescribe reinvestment in the management and conservation of bio-diversity in nature conservation zones.

- To supplement and perfect the system of mechanisms and policies and formulate models for development of the buffer zones. To elaborate and widely apply the demonstration projects on using non-timber products and planting medicinal herbs as well as models on the scattered and concentrated planting of firewood trees.

- To limit the exploitation of firewood for fuel and ensure the sustainable use of non-timber forest products; to preclude the illegal hunting, storage and trading of sea creatures as well as wild animals and plants; to control imported fauna and flora species.

- To prevent and control pollution, minimize environmental impacts caused by economic development on submerged land and marine ecological systems; to raise the capability to control forest flames and prevent and fight forest fires; reduce the encroachment on forestry land.

- To detect loopholes in the management of natural resources and conservation of bio-diversity in order to find effective solutions on the basis of analyzing and selecting comments of scientists, managers, conservationists and population communities in localities.

4. Renovating the organizational system for management of nature conservation zones:

The ministries and branches, which are tasked to manage natural resources, shall have to review their respective tasks in conserving bio-diversity and organizing the management of nature conservation zones; to study and propose a rational organizational structure (branch or inter-branch, specialized or coordinated) in accordance with the Government’s Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 defining the functions, tasks and powers of the ministries and ministerial-level agencies:

- To clearly determine State management responsibilities of the ministries, central branches and People’s Committees of various levels for natural resources in nature conservation zones, clearly stipulating matters which must be submitted by provincial People’s Committees to the managing ministries before making decisions thereon. To enhance the capabilities of the People’s Committees of various levels to better perform the task of State management over special-use forests in their respective localities in strict accordance with the provisions in the Prime Minister’s Decision No. 245/TTg of December 21, 1998 on the performance of responsibilities of State management over forests and forestry land by various levels.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To renovate organization and management mechanism of nature conservation zones’ management boards into non-business units qualified to perform the grassroots-level task of managing natural resources, conserving bio-diversity and building nature conservation zones according to the current regulations.

5. Renovating the mechanism for establishing, investing in and providing finance for, nature conservation zones:

- On the basis of reviewing the planning of each nature conservation zone, it is necessary to delimit the boundaries and clearly define the tasks and powers of the nature conservation zones’ management boards in the protection of natural resources within the boundaries assigned by the State for management.

- To fully allocate necessary resources to meet the requirements of the approved operation plans in order to manage all nature conservation zones already determined in the system of nature conservation zones till 2010.

- To expeditiously submit for approval the plannings on nature conservation zones and create conditions for the establishment and organization of management of such nature conservation zones.

- To review and promulgate new legal documents, re-prescribe the procedures and order for establishing nature conservation zones in order to reduce overlappings.

- To elaborate and promulgate the multi-branch regulations on organizational structure and management of species and classes, and classification of nature conservation zones, define the tasks of the nature conservation zones’ management boards regarding bio-diversity conservation, scientific research, capital construction and eco-tourism development.

- To study and prescribe specific tasks of the nature conservation zones’ management boards for socio-economic development programs in localities within the buffer zones.

- To study the organizational model and mechanism for managing nature conservation zones stretching over many provinces or districts in order to enhance the coordination among localities in the efforts to protect nature conservation zones with inter-provincial ecological system.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To supplement necessary facilities for the management of nature conservation zones, especially communication, transport and investigation facilities in the nature conservation zones in order to create conditions for employees to approach the assigned areas and work with local people.

- To promulgate legal documents clearly defining the responsibilities to work out and the contents of, periodical operation plans (annual, 5-year, 10-year) on general management of natural resources in the nature conservation zones.

- To renovate mechanism for allocating finance from the State budget: to elaborate specific regulations on the central budget support for provincial budgets for investment in construction and management of nature conservation zones in localities; to study and set up the natural resource protection funds from different sources in order to provide finance for the operations of the nature conservation zones; to elaborate regular-expenditure norms on management of nature conservation zones according to appropriate criteria, which shall serve as basis for allocating regular expenditures to the nature conservation zones.

- To study and elaborate the Regulation on enhancing financial resources and mobilizing the society’s financial sources for investment in nature conservation zones (such as assorted charges, taxes and lottery tickets); to elaborate mechanisms for attracting international financial sources for investment in nature conservation zones (such as foreign investment promotion, renovation of partnership regulations for more efficient disbursement of ODA capital, attracting finance from individuals and international organizations); to elaborate mechanism on financial contributions from individuals and organizations using nature conservation zones for the purposes permitted to be met by nature conservation zones in order to increase resources for investment in nature conservation zones.

6. Training and developing human resources, raising conservation knowledge and kills:

- To elaborate programs and include into management plans the studies on bio-diversity resources, the use of natural resources and socio-economic issues related to nature conservation zones.

- To organize training courses on investigation and supervision of bio-diversity in nature conservation zones; train in skills of establishing and managing databases, collecting, treating and preserving fauna and flora samples; raise skills in management of biological systems on the basis of using modern techniques and field equipment in service of construction management and development of nature conservation zones,…

- To organize study and fostering courses on geographical information system (GIS), make reports and use database management software on the work of nature conservation for provincial- and region-level managerial officials.

- To elaborate and organize education and training programs in order to meet different demands of those directly involved in nature conservation as well as organization, personnel management and elaboration of policies on nature management and conservation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To organize study tour programs at home and abroad for nature conservation zones’ officials for experience and information exchange.

- To encourage the execution of concentrated research projects, including those in nature conservation zones, which cover the appraisals in service of the elaboration of policies by the Government.

- To organize the appraisal of areas where afforestation or forest regeneration can be conducted in nature conservation zones and determine indigenous plants suitable to each region.

- To raise skills in elaboration of projects on development of the buffer zones and other areas adjacent to nature conservation zones regarding the sustainable development of natural resources, and projects on forest revitalization in nature conservation zones.

7. Stepping up the work of information-education-communication and attracting the community to participate in the work of bio-diversity conservation:

- To elaborate information-education-communication programs in order to raise the awareness of bio-diversity and nature conservation zones for population communities living in core areas of the nature conservation zones and buffer zones, nature conservation zones’ managers as well as administrations and policy-makers at all levels.

- To train communication officials in bio-diversity conservation and nature conservation zone protection, and consider them the key force assuming the task of raising the awareness of bio-diversity conservation at the grassroots level. To enhance the fostering of knowledge and skills on communication on bio-diversity conservation and nature conservation zone management for managerial officials of nature conservation zones.

- To popularize the knowledge on bio-diversity conservation and nature conservation zone management for leading officials of the communes where exist nature conservation zones and buffer zones.

- To develop the work of communication on nature conservation zones and bio-diversity conservation to population communities in order to raise their awareness and managerial capability.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To introduce knowledge related to bio-diversity and nature conservation zones in textbooks of elementary, secondary and university education levels, especially in pedagogic and boarding schools in mountainous provinces.

- To encourage non-governmental organizations to take initiative in transferring knowledge, researching, training and supporting the management of nature conservation zones and development of buffer zones, especially agricultural and forestry activities.

8. Enhancing international cooperation:

- To realize the set action plan on bio-diversity and the strategy on management of the system of Vietnam’s nature conservation zones in order to make more practical and specific contributions of our country to the implementation of the international convention on bio-diversity conservation.

- To review the proposed list of submerged land’s nature conservation zones and propose more new zones for inclusion into the list of Ramsar zones in order to draw attention of domestic and foreign communities.

- To step up the sustainable protection of submerged land and maintain submerged land’s nature conservation zones (including large and small zones) from dry-up or being used for other purposes, thus reducing the bio-diversity and their values.

- To assign responsibilities and provide resources and material bases for the supervision of the observance of RAMSAR Conventions, especially in submerged nature conservation zones.

- To ensure the progress and reliability of national reports made every three years and the full participation in conferences organized by member countries, and keep contact with Ramsar Convention’s Secretariat.

- To enforce the national legislation on wild fauna and flora and hold training conferences on the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES) for Vietnamese relevant agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To enhance the control along mainland and sea border lines as well as border gates between Vietnam and foreign countries.

- To encourage the coordination in the enforcement of CITES between Vietnam and neighboring countries. To elaborate the national plan of action for enhancing the control of illegal and unsustainable trade in wild fauna and flora. To elaborate the regional strategy on trade in wild fauna and flora in order to ensure international cooperation efforts for settlement of matters related to trade in wild fauna and flora.

- To closely cooperate with TRAFFIC in enhancing the investigation of illegal trade in fauna and flora (for example: sea turtles).

9. Strategy’s priorities:

- To establish a necessary legal framework for the management of the system of nature conservation zones. To study and elaborate the Nature Conservation Law to regulate social relation in the management of natural resources, bio-diversity conservation and management of the system of nature conservation zones.

- To organize a national body to act as the main agency in managing more efficiently the nature conservation zones in accordance with administrative reform contents.

- To establish and connect the official communication between the management boards and agencies responsible for development of the buffer zones in order to consider decisions on development in both nature conservation zones and buffer zones.

- To elaborate plans on management of nature conservation zones and regulations permitting the implementation of activities to develop conservation zones so as to evaluate and review general activities and financial plans; to upgrade necessary infrastructures in direct support of the management, upgrading and provision of field equipment for nature conservation zones.

Article 2.- Organization of implementation:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for elaborating programs and plans on scientific research subjects for natural resource protection and bio-diversity conservation, which shall serve as bases for the efficient management of nature conservation zones.

- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to organize the management of nature conservation zones belonging to the system of special-use forests.

- The Ministry of Aquatic Resources shall have to organize the management of marine conservation zones.

- The Ministry of Natural Resources and Environment shall have to organize and manage submerged nature conservation zones.

- The Ministry of Education and Training shall have to organize the inclusion of education contents on natural resource protection, bio-diversity conservation and nature conservation zone protection into teaching contents in schools.

- The Ministry of Culture and Information shall have to coordinate with the ministries assigned to manage nature conservation zones in well performing the work of information and communication.

- Social organizations shall, within their respective functions, participate in information-education-communication activities, encourage their members to actively participate in activities of protection of nature conservation zones at communities.

- The provincial/municipal People’s Committees shall have the responsibility and highest competence to implement the strategy in their respective localities, establish appropriate organizational structures in localities, elaborate specific plans of action for implementation of the strategy, and direct the district level to materialize the strategy’s contents. To coordinate with the ministries, central branches and donors in attracting capital sources and technical support in order to step up the implementation of the strategy.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 192/2003/QĐ-TTg ngày 17/09/2003 phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.451

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.186.78
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!