BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH-UỶ BAN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
03/TT-LB
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 2 năm 1995
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH - UỶ BAN
KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC (NAY LÀ BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ)SỐ 03/TT-LB NGÀY 10-2-1995 HƯỚNG
DẪN BỔ SUNG ĐỐI TƯỢNGƯU TIÊN CHO VAY, QUY TRÌNH CHUYỂN VỐN, NHIỆM VỤ THẨM ĐỊNH
CỦA HỆ THỐNG KHO BẠC VỀ VIỆC KIỂM TRA CỦA LIÊN BỘ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN NHỎ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM THEO NGHỊ QUYẾT 120/HĐBT NGÀY 11-4-1992 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
(NAY LÀ CHÍNH PHỦ)
Nhằm tạo sự chủ động và chịu
trách nhiệm hơn nữa cho các địa phương, hội, đoàn thể quần chúng và cơ sở vay vốn,
đồng thời đảm bảo việc quản lý, giám sát thống nhất nguồn vốn vay, Liên Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Uỷ Ban Kế hoạch Nhà nước hướng dẫn bổ
sung một số nội dung sau:
1. Đối tượng
ưu tiên cho vay
Các đối tượng sau đây có nhu cầu
về điều kiện sử dụng vốn hiệu quả được ưu tiên vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết
việc làm:
- Những đối tượng hưởng chế độ
ưu đãi theo "Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia
đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có
công giúp đỡ cách mạng".
- Những người nghỉ việc theo các
quyết định 176/HĐBT, 111/HĐBT và Quyết định 315/HĐBT.
- Những hộ nghèo, các hộ ở vùng
sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến trước đây.
- Những người đã hoàn thành
nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
- Những người tàn tật, mất sức
lao động.
- Các đối tượng tệ nạn xã hội đã
qua chữa trị, học tập và hoà nhập vào cộng đồng.
2. Quy trình
chuyển vốn cho vay
Trong phạm vi nguồn vốn phân bổ
đầu năm và bố trí kế hoạch quý, hàng quý hoặc hàng tháng, Bộ Tài chính chuyển vốn
về Tỉnh, Thành phố để các Tỉnh, Thành phố triển khai dự án. Cơ sở để bố trí kế
hoạch quý của Bộ Tài chính là dự kiến kế hoạch của các Tỉnh, Thành phố với Bộ
Tài chính.
Đối với các dự án vay theo kênh
cơ quan Trung ương các đoàn thể, hội quần chúng, Bộ Tài chính vẫn căn cứ vào
quyết định của cơ quan Trung ương các đoàn thể, hội quần chúng để chuyển vốn.
Những dự án vay lãi từ nguồn vốn
thu hồi do Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố và cơ quan Trung ương các đoàn thể,
hội quần chúng quyết định không cần có sự thoả thuận của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội như trước đây.
Vốn thu hồi từ các dự án kinh tế
mới thuộc quỹ Quốc gia giải quyết việc làm bố trí và thực hiện trong năm 1992
cũng được tổng hợp chung trong nguồn vốn cho vay dự án nhỏ để sử dụng cho vay đối
với tất cả đối tượng được vay theo quy định hiện hành; và ưu tiên cho nhân dân
vùng kinh tế mới.
3. Nhiệm vụ,
quyền hạn của hệ thống Kho bạc địa phương trong việc thẩm định và phát tiền cho
vay theo dự án nhỏ giải quyết việc làm.
a. Chi cục Kho bạc thuộc Tỉnh,
Thành phố trực thuộc Trung ương là thành viên chính thức tham gia thẩm định các
dự án vay vốn giải quyết việc làm trước khi trình Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành
phố ra quyết định cho vay.
Sau khi có quyết định cho vay của
Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố, Kho bạc thực hiện phát vốn theo tiến độ thực
hiện dự án và khế ước cho vay không nhất thiết phải thẩm định lại tất cả các dự
án.
Việc thẩm định lại trước khi
phát vốn theo dự án nhỏ giải quyết việc làm được tập trung vào các trường hợp
sau:
+ Thời gian từ khi thẩm định đến
khi có quyết định cho vay vượt quá 3 tháng.
+ Có những thông tin đủ chứng cứ
về dự án đã được quyết định cho vay nhưng không còn đủ điều kiện thực thi.
+ Các trường hợp không đúng mục
đích, đúng đối tượng hoặc không đảm bảo các thủ tục pháp lý khác.
Kết quả thẩm định lại kho bạc phải
báo cáo với Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố.
b. Thời hạn lưu vốn ở kho bạc địa
phương.
Thời hạn lưu vốn thu hồi và vốn
vay mới ở kho bạc địa phương tối đa không quá 30 ngày kể từ khi có số dư ở tài
khoản nguồn vốn cho vay từ quỹ Quốc gia và giải quyết việc làm (TK881).
c. Kho bạc thực hiện cho vay
đúng, đủ số tiền và thời hạn vay ghi trong quyết định, trên cơ sở khế ước cho
vay đã ký.
4. Trách nhiệm
của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố và cơ quan Trung ương các đoàn thể, hội quần
chúng và các Bộ.
a. Trách nhiệm của uỷ ban Nhân
dân Tỉnh, Thành phố và cơ quan Trung ương các đoàn thể, hội quần chúng.
- Quyết định cho vay theo đúng
các văn bản hướng dẫn của Liên Bộ về đối tượng, mức vay và thời hạn vay. Chỉ đạo
các ngành chức năng ở địa phương thực hiện cho vay đúng đối tượng, nhanh chóng,
thuận lợi, bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, thu hồi vốn vay đúng
thời hạn và bảo toàn nguồn vốn cho vay; không để lưu vốn quá thời hạn quy định
tại tiết b, điểm 3 trên.
- Sau khi ra quyết định cho vay,
Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố và cơ quan Trung ương các đoàn thể, hội quần
chúng gửi quyết định và biểu tổng hợp các dự án được vay (theo biểu số 1 kèm
theo Thông tư Liên Bộ số 06/TT-LB ngày 12-5-1993) về Liên Bộ (Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội - Tài chính - Uỷ Ban Kế hoạch Nhà nước - Cục Kho bạc Nhà
nước) để tổng hợp theo dõi, kiểm tra.
- Thực hiện ý kiến của Liên Bộ
trong việc khắc phục những sai sót trong các quyết định cho vay đối với những dự
án cụ thể (nếu có). - Xử lý kiến nghị của chi cục Kho bạc Nhà nước đối với những
trường hợp qua thẩm định lại không đủ điều kiện cho vay (nếu có).
- Đánh giá kết quả hoạt động cho
vay vốn giải quyết việc là theo định kỳ hàng quý và hàng năm gửi về Liên Bộ.
b. Trách nhiệm của các Bộ về kiểm
tra giám sát
- Căn cứ vào những văn bản đã hướng
dẫn, khi nhận được quyết định cho vay của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố và cơ
quan Trung ương các đoàn thể, hội quần chúng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
tổ chức việc phối hợp Liên Bộ để kiểm tra những nội dung sau đây: đối tượng
vay, mức vay và thời hạn vay. Nếu phát hiện sai sót, Bộ có công văn yêu cầu Tỉnh,
Thành phố và Trung ương, các đoàn thể, hội quần chúng khắc phục kịp thời.
- Trong quá trình chuyển vốn mới
để cho vay Bộ Tài chính có trách nhiệm đảm bảo nguồn vốn đã phân bổ cho Tỉnh,
Thành phố, các đoàn thể, hội quần chúng; điều hoà kế hoạch để vốn chuyển về
không bị ứ đọng.
5. Tổ chức
thực hiện
- Hàng năm, căn cứ hạn mức vốn
vay được phân bổ, tình hình và kết quả cho vay của năm trước, các Tỉnh, Thành
phố, cơ quan Trung ương các đoàn thể, hội quần chúng xây dựng kế hoạch nhu cầu
vốn vay theo từng tháng, quý gửi về Liên Bộ để Bộ Tài chính chuyển vốn kịp thời.
- Liên Bộ có kế hoạch tổ chức tập
huấn nghiệp vụ, hướng dẫn chính sách chế độ cho cán bộ thuộc ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội, kho bạc, kế hoạch để đảm bảo việc thực hiện chương trình
Quốc gia về cho vay giải quyết việc làm đạt kết quả.
- Định kỳ hàng quý, 6 tháng và
cuối năm các Tỉnh, Thành phố, cơ quan Trung ương các đoàn thể, hội quần chúng
và Kho bạc Nhà nước báo cáo tình hình cho vay giải quyết việc làm (theo biểu phụ
lục kèm theo Thông tư này) với Liên Bộ.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày
ký và thay thế những nội dung không còn phù hợp trong các Thông tư Liên Bộ trước
đây. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, đề nghị các địa phương, các
ngành phản ánh về Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Uỷ
ban Kế hoạch Nhà nước để nghiên cứu, giải quyết.
Nguyễn
Lương Trào
(Đã
ký)
|
Trần
Xuân Giá
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Sinh Hùng
(Đã
ký)
|