BỘ
Y TẾ-TỔNG CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
********
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
12/LB-TT
|
Hà
Nội , ngày 03 tháng 6 năm 1971
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA TỔNG CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM VÀ BỘ Y TẾ SỐ 12/LB-TT NGÀY 3
THÁNG 6 NĂM 1971 QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG ĐOÀN VÀ Y TẾ CÁC CẤP ĐỐI VỚI CÁN
BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC NGHỈ CHỮA BỆNH NGOÀI BỆNH VIỆN
Trong những năm qua, thi hành
các chính sách, chế độ bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cán bộ, công nhân, viên chức
của Đảng và Nhà nước, công tác khám, chữa bệnh bước đầu đã được cải tiến và đã
có những tiến bộ trong việc phục vụ, có ảnh hưởng tốt đối với sản xuất, công
tác và đời sống của cán bộ, công nhân, viên chức.
Tuy nhiên, do những khó khăn về
tổ chức, về cán bộ..., việc khám bệnh, chữa bệnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu
của cán bộ, công nhân, viên chức, chưa góp phần đắc lực vào việc khuyến khích
và đẩy mạnh phong trào lao động sản xuất đang diễn ra sôi nổi, khẩn trương hiện
nay. Đặc biệt việc chữa bệnh ngoài viện có nhiều thiếu sót đã ảnh hưởng không tốt
tới việc mau chóng phục hồi sức khoẻ, quản lý lao động, khuyến khích sản xuất
và công tác. Những thiếu sót đó thể hiện như sau:
- Trách nhiệm của bác sỹ, y sỹ,
lương y, y tá chưa được quy định rõ ràng việc tổ chức khám bệnh, chữa bệnh còn
có khâu không hợp lý; nhiều ngành, nhiều cấp cho phép nghỉ ốm không đúng chức
năng, quyền hạn trái với Điều lệ bảo hiểm xã hội của Nhà nước. Tình hình trên
đã dẫn tới việc cho nghỉ ốm rất tuỳ tiện: người đáng nghỉ chưa nghỉ, người chưa
đáng nghỉ lại được nghỉ, người đáng nghỉ nhiều lại được nghỉ ít, hoặc ngược lại.
- Một số cán bộ, công nhân, viên
chức chưa tự giác chấp hành đầy đủ chính sách, chế độ khám bệnh và chữa bệnh; sử
dụng ngày nghỉ, thực hiện chế độ điều trị, điều dưỡng không nghiêm túc, làm cho
sức khoẻ hồi phục chậm, ảnh hưởng đến sức khoẻ bản thân, đến sản xuất và công
tác. Trong cán bộ, công nhân, viên chức, việc khám sát, phát hiện và đấu tranh
với những hiện tượng vi phạm chính sách, chế độ như ốm vờ, nghỉ bừa, nghỉ ẩu
chưa được tích cực.
Nhiều cơ quan, xí nghiệp, chưa
thật đề cao trách nhiệm đối với việc chăm lo sức khoẻ cán bộ, công nhân, viên
chức; chưa cùng với cơ quan y tế ở ngành, ở đơn vị tổ chức hợp lý việc khám bệnh,
chữa bệnh, chưa theo dõi và quản lý chặt chẽ việc khám và cho nghỉ ốm của cơ
quan, y tế cũng như việc sử dụng ngày nghỉ ốm của cán bộ, công nhân, viên chức;
chưa sử dụng đúng đắn quyền hạn của mình trong công tác quản lý lao động.
- Công đoàn chưa nhận thức đầy đủ
trách nhiệm của mình đối với việc chăm lo và bảo vệ sức khoẻ cán bộ, công nhân,
viên chức, nên chưa chủ động phối hợp và tích cực tham gia với cơ quan y tế các
cấp tổ chức tốt việc khám bệnh, chữa bệnh cho cán bộ, công nhân, viên chức. Mặt
khác, công đoàn cũng chưa phát huy đầy đủ chức năng, quyền hạn của mình là cơ
quan quản lý sự nghiệp bảo hiểm xã hội để kiểm tra đôn đốc việc khám bệnh, cho
nghỉ ốm và thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội theo đúng chính sách, chế độ.
Để khắc phục những thiếu sót
trên, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và chất lượng khám bệnh chữa bệnh cho
cán bộ, công nhân, viên chức được tốt, đảm bảo các chính sách, chế độ bảo hiểm
xã hội được thi hành đúng đắn, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cán bộ, công
nhân, viên chức, góp phần tích cực vào việc quản lý lao động, quản lý tài chính
được chặt chẽ, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động, Tổng Công đoàn Việt
Nam và Bộ Y tế ra Thông tư quy định trách nhiệm của công đoàn và y tế các cấp đối
với cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước nghỉ chữa bệnh ngoài bệnh viện như
sau:
I. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Cán bộ, công nhân, viên chức
của Đảng và Nhà nước thuộc diện thi hành chế độ bảo hiểm xã hội khi ốm đau, nếu
thấy chưa cần thiết phải chữa bệnh nội trú ở các bệnh viện, bệnh xá, điều dưỡng,
thì các cơ quan y tế của Nhà nước chứng nhận chữa bệnh ngoài bệnh viện.
Để bảo đảm chất lượng khám bệnh,
chữa bệnh cho cán bộ, công nhân, viên chức, từ nay trở đi, chỉ có các bác sĩ, y
sĩ, lương y công tác trong các cơ sở y tế Nhà nước và được thủ trưởng đơn vị
phân công mới có quyền khám bệnh, cấp đơn điều trị và chứng nhận cho cán bộ,
công nhân, viên chức hưởng chế độ nghỉ ốm và bồi dưỡng ốm.
Các cơ quan, xí nghiệp, công,
nông, lâm trường, bệnh xá, bệnh viện cần lập danh sách và chữ ký của các bác
sĩ, y sĩ, lương y nói trên để đăng ký với Sở, Ty y tế và cơ quan quản lý Quỹ Bảo
hiểm xã hội (công đoàn cơ sở và liên hiệp công đoàn địa phương, công đoàn
ngành).
2. Các bác sĩ, y sĩ, lương y
không được uỷ nhiệm khám bệnh cho cán bộ, công nhân, viên chức, các bác sĩ, y
sĩ thực tập, sinh viên và học sinh y sĩ, các cán bộ y tế dân lập ở xã, hợp tác
xã, các bác sĩ, y sĩ, lương y làm nghề tư, không có quyền cấp đơn thuốc, giấy
chứng nhận nghỉ ốm và bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân, viên chức. Những giấy chứng
nhận đó không có giá trị thanh toán trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thuốc men và
bồi dưỡng.
3. Bác sĩ, y sĩ, lương y, chuyên
khoa nào thì được cấp đơn thuốc và giấy chứng nhận nghỉ ốm cho những bệnh thuộc
chuyên khoa đó. Trường hợp trong cùng một thời gian, cán bộ, công nhân viên được
hai, ba chuyên khoa khám và cùng cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm, bồi dưỡng thì do
y tế đơn vị xét và giải quyết theo nguyên tắc: không cộng tất cả số ngày nghỉ
và ngày bồi dưỡng, mà chọn cho hưởng theo một trong những giấy chứng nhận có số
ngày nghỉ và ngày bồi dưỡng dài nhất.
4. Cán bộ, công nhân, viên chức
làm việc ở đâu thì khi ốm đau được khám và chữa bệnh ở các phòng khám bệnh và bệnh
viện địa phương đó do y tế cơ sở giới thiệu. Trường hợp bệnh viện của địa
phương không đủ phương tiện để xác định bệnh và chữa bệnh thì mới giới thiệu
lên bệnh viện tuyến trên, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện địa phương khác. (Nội
dung giới thiệu cần ghi đầy đủ đã chẩn đoán bệnh, đã điều trị những gì và đã
cho nghỉ việc, bồi dưỡng bao nhiêu ngày). Các trường hợp bệnh nhân tự ý đi khám
bệnh khác tuyến điều trị đã quy định (trừ khi cấp cứu) đều không hợp lệ.
5. Từ nay bỏ chế độ chứng nhận
cho cán bộ, công nhân, viên chức yếu đau làm việc 1/2 ngày, 6 giờ... Khi cán bộ,
công nhân, viên chức tạm thời không đủ sức khoẻ đảm nhiệm công tác, thì chứng
nhận cho nghỉ hẳn để chữa bệnh, hoặc thu nhận vào bệnh viện, viện điều dưỡng,
hoặc đề nghị với cơ quan, đơn vị bố trí công tác thích hợp với sức khoẻ hơn.
6. TRường hợp cán bộ, công nhân,
viên chức nằm điều trị nội trú ở bệnh viện, viện điều dưỡng, chứng từ thanh
toán trợ cấp bảo hiểm xã hội là giấy chứng nhận nghỉ ốm của bệnh viện và giấy
ra viện do bác sĩ trưởng khoa các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương và bệnh viện
trưởng, bệnh viện phó các viện tuyến huyện ký.
7. Giấy chứng nhận bồi dưỡng ốm,
nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ vì tai nạn lao động do các bác sĩ, y sĩ, lương y cấp
theo đúng cá quy định trên là chứng từ gốc duy nhất để trả trợ cấp bảo hiểm xã
hội. Ngoài những giấy đó ra không trả trợ cấp bảo hiểm xã hội theo bất kỳ chứng
từ nào khác. Những giấy cho phép nghỉ ốm và cho bồi dưỡng ốm của các cán bộ phụ
trách công tác Đảng, chính quyền và đoàn thể cũng đều không hợp lệ.
Trường hợp cán bộ, công nhân,
viên chức bị mất giấy chứng nhận nói trên, thì cơ quan khám chữa bệnh chỉ cấp
cho bản sao khi có giấy của nơi công tác chứng nhận là chưa được lĩnh trợ cấp bảo
hiểm xã hội trong thời gian bị mất giấy chứng nhận.
8. Những ngày nghỉ việc để chữa
bệnh bao gồm cả ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ thường kỳ hàng tuần của đơn vị.
II. TRÁCH NHIỆM
VÀ QUYỀN HẠN CỦA BÁC SĨ, Y SĨ, LƯƠNG Y CÁC CẤP TRONG VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC CHỮA BỆNH NGOÀI VIỆN
1. Trách nhiệm và quyền hạn của
bác sĩ, y sĩ, lương y ở các tổ chức y tế cơ sở và tuyến huyện khu phố.
a. Y tế cơ sở, công, nông, lâm
trường, xí nghiệp, cơ quan, trường học, cửa hàng... có trách nhiệm tổ chức tốt
việc theo dõi, quản lý sức khoẻ cho cán bộ, công nhân, viên chức, cần nắm vững
tình hình bệnh tật, yếu đau, ốm nghỉ của mỗi cán bộ, công nhân, viên chức, trước
hết là của các đồng chí sức khoẻ kém, yếu đau nhiều. Mỗi cán bộ, công nhân,
viên chức cần có sổ sức khoẻ (y bạ) có đóng dấu của cơ quan, đơn vị lập ngay từ
khi cán bộ, công nhân, viên chức mới được tuyển dụng vào công tác do y tế đơn vị
lưu giữ cẩn thận, coi như tài liệu chính thức trong hồ sơ cá nhân. Cần tổ chức
khám bệnh, phát thuốc, tiêm thuốc ngay tại nơi làm việc của cán bộ, công nhân,
viên chức. Những nơi không có bệnh viện, bệnh xá, cần tổ chức giường điều trị
(giường lưu) để thực hiện việc chăm sóc cho cán bộ, công nhân, viên chức yếu
đau tại chỗ, theo dõi bệnh tình cho chu đáo, kể cả các đồng chí được tuyến trên
cấp đơn thuốc.
b. Các phòng khám bệnh, các bệnh
viện tuyến khu phố, huyện, thị trấn có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ cho y tế
cơ sở làm tốt việc quản lý sức khoẻ cho cán bộ, công nhân, viên chức và cần đặc
biệt lưu ý tới các cơ sở không có y sĩ, bác sĩ.
c. Trong trường hợp cần cho nghỉ
chữa bệnh ngoài bệnh viện, thì các bác sĩ, y sĩ, lương y công tác tại các tổ chức
y tế nói trên được chứng nhận cho cán bộ, công nhân, viên chức nghỉ việc từ 1 đến
5 ngày. Sau đó nếu người bệnh chưa khỏi thì cần được khám lại cho chu đáo và
xét cần thiết có thể:
- Cho vào điều trị nội trú.
- Cho gửi lên tuyến trên.
- Hay cho nghỉ thêm từ 1 đến 5
ngày nữa.
Như vậy, tổng số thời gian cho
nghỉ việc để chữa bệnh ngoài bệnh viện nhiều nhất là 10 ngày. Hết thời gian này
mà bệnh vẫn chưa khỏi thì thu xếp đưa vào bệnh viện, bệnh xá chữa hay gửi lên
tuyến trên.
d. Riêng đối với các bệnh truyền
nhiễm mà thời gian cần cách ly đã được xác định rõ (như quai bị, sởi...) nếu bệnh
nhân không có biến chứng, được chữa bệnh ngoài viện thì các bác sĩ, y sĩ, lương
y nói trên chứng nhận cho nghỉ 1 lần từ 1 đến 10 ngày, tuỳ theo yêu cầu cách ly
của mỗi loại bệnh.
2. Trách nhiệm và quyền hạn của
các bác sĩ, y sĩ, lương y tại các phòng Khám bệnh, bệnh viện tuyến tỉnh và
Trung ương.
Trách nhiệm chính của tuyến tỉnh
và tuyến Trung ương là giúp đỡ cho các tuyến dưới xác minh rõ ràng tình trạng sức
khoẻ, bệnh tật và nhận chữa các trường hợp khó khăn quá khả năng của tuyến dưới.
Vì vậy, cần phải bố trí các bác sĩ và lương y có năng lực ở phòng khám. Đối với
bệnh nhân ở tuyến dưới gửi lên cần khám xét chu đáo, nếu cần, phải tổ chức hội chẩn
để định bệnh cho rõ ràng và có hướng giải quyết cụ thể: hoặc cho vào điều trị nội
trú, hoặc hướng dẫn lại cách xử trí cho tuyến dưới.
Khi cần cho bệnh nhân nghỉ để chữa
bệnh ngoài viện thì các bác sĩ, lương y ở đây được chứng nhận cho nghỉ mỗi lần
từ 1 đến 10 ngày, tổng số thời gian không quá 10 ngày (kể cả thời gian chờ làm
xét nghiệm, X quang... để xác định bệnh) quá thời gian đó mà bệnh chưa ổn định
thì giải quyết cho điều trị nội trú hay điều dưỡng.
Trường hợp bệnh nhân cần thiết
phải gửi từ tuyến tỉnh lên tuyến Trung ương thì phải thực hiện đúng các quy định
của Bộ Y tế đã ban hành.
3. Sau thời gian điều trị nội
trú ở các viện, bệnh viện, bệnh xá, khi cho ra viện nếu xét thấy sức khoẻ của
cán bộ, công nhân, viên chức còn yếu, chưa thể công tác ngay được thì bệnh viện
có thể giới thiệu vào các cơ sở điều dưỡng hoặc các nhà nghỉ dưỡng sức tập
trung và tiếp tục được hưởng chế độ bồi dưỡng của bệnh viện. Trường hợp chưa cần
đến mức phải đi nghỉ tập trung, bệnh viện có thể cấp giấy chứng nhận cho nghỉ
và bồi dưỡng thêm từ 1 đến 10 ngày theo chế độ bồi dưỡng ngoài bệnh viện do các
bác sĩ trưởng khoa bệnh viện tuyến tỉnh hay bệnh viện trưởng các bệnh viện, bệnh
xá tuyến huyện ký.
Ở các địa phương, các ngành chưa
có cơ sở điều dưỡng hay nhà nghỉ đưỡng sức tập trung, các bệnh viện, bệnh xá cần
chữa cho bệnh nhân thật ổn định mới cho ra viện. Nếu xét thấy cần thiết, có thể
chứng nhận cho bệnh nhân nghỉ thêm từ 1 đến 10 ngày nữa.
- Các cơ sở điều dưỡng và các
nhà nghỉ dưỡng sức tập trung không cấp giấy chứng nhận nghỉ thêm cho cán bộ,
công nhân, viên chức lúc ra viện.
4. Trường hợp cán bộ, công nhân,
viên chức vẫn làm việc, nhưng hàng ngày cần đến bệnh viện để châm cứu, chạy điện,
làm thủ thuật điều trị... thì tuỳ theo phương pháp điều trị mà các bác sĩ, y
sĩ, lương y quy định số giờ nghỉ việc hàng ngày để đến bệnh viện. Tổng số thời
gian cho nghỉ việc đi chữa bệnh, đi chữa bệnh không được vượt quá tổng số thời
gian đã quy định cho bác sĩ, y sĩ, lương y mỗi cấp như đã nói ở Điều 1 và 2
trên đây.
Ngoài ra:
a. Ở những cơ quan, xí nghiệp nhỏ,
các phân xưởng của các xí nghiệp lớn, các đội sản xuất của công trường, lâm trường,
nông trường vì chưa có y sĩ, bác sĩ phụ trách thì y tá, nếu được thủ trưởng đơn
vị uỷ nhiệm và công đoàn cơ sở nhất trí cũng có quyền cấp giấy đề nghị cho cán
bộ, công nhân, viên chức ốm đau nghỉ việc từ 1 đến 3 ngày. Hết thời gian này, nếu
bệnh chưa khỏi thì giới thiệu bệnh nhân lên y tế tuyến trên để khám và giải quyết.
Khi y tá đề nghị cho nghỉ, thì thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, quản đốc phân xưởng,
đội trưởng đội sản xuất xét và quyết định theo Điều 7 của Điều lệ tạm thời về bảo
hiểm xã hội.
b. Đối với cán bộ, công nhân,
viên chức công tác thường xuyên ở xã hoặc đơn vị đóng hẳn ở xã, xa các cơ sở y
tế của Nhà nước mà không có tổ chức y tế riêng (ví dụ các giáo viên phổ thông ở
trường xã...) thì đơn vị bàn với Ty y tế hay ban, phòng y tế địa phương, tuỳ
theo từng trường hợp cụ thể có thể uỷ nhiệm cho y sĩ xã nơi đó giải quyết việc
chứng nhận cho cán bộ, công nhân, viên chức nghỉ chữa bệnh ngoài bệnh viện với
quyền hạn như y tế cơ sở của đơn vị đó.
5. Trường hợp cán bộ, công nhân,
viên chức vì điều kiện công tác phân tán, lưu động, không có y tế đi theo nơi
công tác lại ở xa các cơ sở y tế Nhà nước và xa y tế địa phương (thí dụ: các tổ
thăm dò địa chất, điều tra rừng, khảo sát khí tượng, giáo viên ở các bản mường...)
khi cán bộ, công nhân, viên chức yếu đau nên tìm cách đưa ngay về cơ sở y tế
Nhà nước nơi gần nhất để khám bệnh và điều trị. Trong trường hợp cán bộ, công
nhân, viên chức chỉ ốm nhẹ thì tổ trưởng công tác sau khi trao đổi với tập thể
tổ (hoặc tổ trưởng công đoàn) có thể chứng nhận cho nghỉ ốm tại chỗ từ 1 đến 3
ngày. Hết hạn này, mà bệnh chưa khỏi cần cố gắng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần
nhất.
III. QUY ĐỊNH
VỀ CHẾ ĐỘ CHO NGHỈ VIỆC ĐỂ CHỮA BỆNH ĐỐI VỚI MỘT SỐ BỆNH CẦN NGHỈ DÀI NGÀY
1. Trường hợp cán bộ, công nhân,
viên chức mắc các bệnh lao, phong, bệnh tinh thần, bệnh xương khớp mãn, suy
tim, liệt... Cần nghỉ việc để điều trị dài ngày, thì các bệnh viện, các phòng
khám chuyên khoa cần lập hồ sơ đầy đủ gồm bệnh án, phiếu điều trị, sổ sức khoẻ,
giấy xét nghiệm, giấy chiếu điện, phim chụp; có sự hội chẩn ít nhất là 2 bác sĩ
hay y sĩ chuyên khoa, trong đó có 1 người là trưởng trạm hay trưởng khoa. Nơi
chưa có y sĩ, bác sĩ chuyên khoa về bệnh đó thì do hội chẩn của 2 bác sĩ, y sĩ
trong đó có 1 người là bệnh viện trưởng (hay bệnh viện phó) của tuyến huyện hay
trưởng khoa nội của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên.
Qua mỗi lần hội chẩn, nếu xét thấy
cần thiết có thể chứng nhận cho cán bộ, công nhân, viên chức bị bệnh nghỉ việc
từ 15 ngày đến 3 tháng và do 2 bác sĩ, y sĩ cùng ký vào giấy chứng nhận nghỉ ốm.
Tổng số thời gian cho nghỉ không quá 18 tháng.
Bệnh viện và phòng khám bệnh
chuyên khoa cần có sổ theo dõi, quản lý chặt chẽ các bệnh nhân này. Mỗi lần hội
chẩn cần ghi rõ vào y bạ hay sổ điều trị tình hình tiến triển của bệnh. Nếu thấy
chữa ngoài viện có kết quả không tốt, thì đưa vào chữa nội trú trong bệnh viện.
2. Trường hợp cán bộ, công nhân,
viên chức bị bỏng, bị gẫy xương, phải bó bột hay băng mà không làm việc được
thì bác sĩ, y sĩ, lương y điều trị chứng nhận cho nghỉ việc tới khi xương liền,
tháo bột, bỏ băng được. Nếu cần cho nghỉ tới trên 1 tháng, thì tổ chức hội chẩn
như quy định ở Điều 1 trên đây.
3. Những cán bộ, công nhân, viên
chức mắc các bệnh mãn tính khác thường xuyên nghỉ vặt, y tế cơ sở phải quan tâm
theo dõi sức khoẻ cho họ một cách có hệ thống và có trách nhiệm tham gia ý kiến
với các bác sĩ, y sĩ tuyến trên về tình hình bệnh tật và thời gian đã nghỉ việc.
4. Trường hợp cán bộ, công nhân,
viên chức mắc các bệnh lao, phong (nói ở Điều 1 trên đây, nói chung nếu đã nghỉ
để chữa bệnh tới 18 tháng) và trường hợp cán bộ, công nhân, viên chức mắc các bệnh
khác, đã ốm nghỉ việc liên tục quá 6 tháng trong năm cuối: ốm nghỉ rải rác cộng
lại quá 12 tháng trong 2 năm cuối; hoặc đã 3 năm liên tiếp, mỗi năm đều nghỉ ốm
liên tục hoặc rải rác trên 3 tháng thì Hội đồng sức khoẻ cơ sở do thủ trưởng
đơn vị, y tế, công đoàn, tổ chức, lao động, tiền lương, sau khi trao đổi với bệnh
viện, xét tập thể và giải quyết theo 2 hướng:
- Nếu xét có triển vọng chữa khỏi
bệnh, còn có thể trở lại sản xuất, công tác thì tiếp tục giải quyết điều trị,
điều dưỡng tập trung, thời hạn tối đa có thể tới 18 tháng nữa.
- Nếu xét tình hình bệnh tật, sức
khoẻ không tiến triển tốt hoặc còn phải nghỉ việc để tiếp tục chữa bệnh thì giới
thiệu ra Hội đồng giám định y khoa khám, giải quyết theo các chế độ hiện hành.
Thời gian nghỉ ốm nói trên là
tính theo thời gian nghỉ để chữa bệnh, điều dưỡng, bồi dưỡng trong và ngoài bệnh
viện, bệnh xá, không kể thời gian nghỉ đẻ, nghỉ do con ốm, nghỉ vì tai nạn lao
động, nghỉ để chữa bệnh do nghề nghiệp gây nên.
IV. QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC CHỨNG NHẬN CHO NGHỈ ỐM TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP ĐI CÔNG TÁC, NGHỈ PHÉP
1. Trường hợp cán bộ, công nhân,
viên chức đi công tác ở cơ sở, địa phương khác bị ốm đau, thì y tế đó giải quyết
như đối với cán bộ, công nhân, viên chức ở đơn vị họ; nếu cần nghỉ ốm từ 5 ngày
trở lên thì cán bộ, công nhân, viên chức đó có trách nhiệm báo cáo nhanh nhất về
đơn vị biết để thăm hỏi, giúp đỡ hoặc bố trí người thay thế nếu công tác cần
thiết.
Trường hợp cán bộ, công nhân,
viên chức đi công tác ở nông thôn, nếu bị ốm đau thì y tế xã chỉ giải quyết bệnh
cấp cứu và được chứng nhận cho nghỉ từ 1 ngày đến 2 ngày rồi gửi lên tuyến trên
gần nhất.
2. Trường hợp cán bộ, công nhân,
viên chức đi phép về địa phương khác nếu đã nghỉ hết ngày phép mà bị ốm đau thì
y tế địa phương hoặc y tế xã chỉ giải quyết bệnh cấp cứu và được chứng nhận cho
nghỉ ốm từ 1 đến 2 ngày rồi gửi lên tuyến trên gần nhất hoặc về đơn vị họ.
3. Nữ cán bộ, công nhân, viên chức
sau thời gian nghỉ đẻ, nếu tự xét thấy còn yếu chưa thể sản xuất, công tác được,
muốn nghỉ thêm về đơn vị mình để y tế đơn vị xét và giải quyết.
V. TRÁCH NHIỆM
CỦA BÁC SĨ, Y SĨ, LƯƠNG Y TRONG VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ ỐM
1. Việc chứng nhận cho cán bộ,
công nhân, viên chức nghỉ việc khi ốm đau đòi hỏi thầy thuốc phải nêu cao tinh
thần trách nhiệm, khám bệnh chu đáo, cho thuốc, cho bồi dưỡng, cho nghỉ đúng chế
độ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, nghiên cứu tình hình sức khoẻ ốm
đau của cán bộ, công nhân, viên chức được chính xác, đồng thời đảm bảo cho việc
thi hành chính sách bảo hiểm xã hội được đúng đắn.
2. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ
ốm phải ghi theo đúng những thể lệ sau đây:
a. Các giấy chứng nhận phải ghi
bằng mực, rõ ràng; nếu có chữa chữ sai phải ghi chú ở dưới, có chữ ký của bác
sĩ, y sĩ, lương y và đóng dấu ở cơ quan.
Các giấy chứng nhận khi cấp ra
phải có ký nhận của người nhận ở phần cuống phiếu cũng phải ghi rõ họ tên và
nơi làm việc của người nhận.
b. Phải ghi toàn bộ bằng tiếng
Việt (trường hợp có tên bệnh chưa dịch được thì phiên âm ra tiếng Việt). Tổng số
ngày nghỉ ghi bằng chữ, từ ngày... đến ngày... ghi bằng số.
3. Sau mỗi quý, các cơ quan điều
trị phải báo cáo với cơ quan y tế và công đoàn cấp trên số lượng giấy chứng nhận
nghỉ ốm đã lĩnh về, đã cấp ra, với tổng số ngày đã cho nghỉ và số lượng phiếu
còn lại kèm theo những nhận xét và đề nghị của mình.
VI. TRÁCH NHIỆM
CỦA CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN TRONG VIỆC PHỐI HỢP VỚI CÁC CƠ QUAN Y TẾ TRONG CÔNG TÁC
KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH, BỒI DƯỠNG SỨC KHOẺ CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC, THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tổ chức công đoàn Nhà nước giao
trách nhiệm trực tiếp quản lý sự nghiệp bảo hiểm xã hội và hướng dẫn thực hiện
các chính sách đó.
Vì vậy, trong công tác khám bệnh,
chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ... cho cán bộ, công nhân, viên chức, công đoàn có
trách nhiệm:
1. Xây dựng, phối hợp và tham
gia với cơ quan y tế các cấp về các chế độ bồi dưỡng sức khoẻ, chính sách và tổ
chức khám bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng... cho cán bộ, công nhân, viên chức đồng
thời kiểm tra, đôn đốc, phát hiện những sai sót trong việc thực hiện các chính
sách chế độ đó được đúng đắn.
2. Vận động, giáo dục cán bộ,
công nhân, viên chức thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ điều trị, điều dưỡng,
nghỉ ốm, sử dụng thuốc men, bồi dưỡng... để nhanh chóng phục hồi sức khoẻ trở lại
sản xuất và công tác, góp phần tích cực vào việc quản lý lao động, quản lý sự
nghiệp bảo hiểm xã hội.
3. Tổ chức, xây dựng các mạng lưới
hoạt động quần chúng của đoàn về bảo hiểm xã hội, bồi dưỡng và hướng dẫn về
nghiệp vụ cho họ để họ trở thành những người cộng tác đắc lực với cơ quan y tế,
là người giúp đỡ thiết thực của quần chúng khi ốm đau, và là người đấu tranh chống
những hiện tượng tiêu cực, vi phạm các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội của
các cơ quan chính quyền, của quần chúng và của công đoàn.
VII. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Việc quy định chế độ cho cán bộ,
công nhân, viên chức ốm đau nghỉ việc để chữa bệnh nêu rõ trách nhiệm của cơ
quan y tế và công đoàn, đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của cán bộ, công
nhân. Trong khi tổ chức thực hiện, các ngành, các địa phương, các cơ sở cần chú
ý những điểm sau đây:
1. Cải tiến hệ thống khám bệnh,
chữa bệnh, điều dưỡng, phân phối thuốc men, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ,
công nhân, viên chức không mất thì giờ chờ đợi lâu, ảnh hưởng đến sản xuất,
công tác và chữa bệnh.
2. Cố gắng sắp xếp giường lưu tại
đơn vị để có điều kiện trực tiếp chăm sóc người ốm phục vụ sức khoẻ nhanh
chóng.
3. Các thủ trưởng các cơ quan,
công, nông, lâm trường, xí nghiệp, các thủ trưởng viện, bệnh viện, bệnh xá, điều
dưỡng, các trạm chuyên khoa chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ công tác cấp giấy
chứng nhận cho nghỉ ốm và hàng năm tiến hành đăng ký chữ ký của bác sĩ, y sĩ,
lương y... với ban chấp hành công đoàn cơ sở, liên hiệp công đoàn và Sở, Ty Y tế,
(các mẫu giấy chứng nhận này do Bộ Y tế và Tổng Công đoàn thống nhất quản lý
phân phối).
4. Các Sở, Ty Y tế địa phương,
Phòng y tế các Bộ và Tổng cục cùng với công đoàn các cấp cần tổ chức những hội
nghị chuyên đề, những buổi toạ đàm để thảo luận, hướng dẫn việc thi hành. Cần tổ
chức nghiên cứu kỹ Thông tư này trong các bác sĩ, y sĩ, lương y, y tá và cán bộ
làm công tác bảo hiểm xã hội để mọi người chấp hành cho đúng. Đồng thời phải tổ
chức kiểm tra việc chấp hành quy định này, phát hiện và xử lý những trường hợp
vi phạm chính sách.
5. Thủ trưởng các đơn vị và công
đoàn các cấp cần nghiên cứu, tổ chức phổ biến rộng rãi cho toàn thể cán bộ,
công nhân, viên chức trong đơn vị để nắm vững tinh thần những quy định trong
Thông tư này và trong suốt chủ trương chính sách Nhà nước, sử dụng tốt những
ngày nghỉ việc vì ốm đau, chế độ bồi dưỡng và thuốc men để nhanh chóng phục hồi
sức khoẻ trở lại sản xuất, công tác.
6. Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày ban hành, những điều quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.
Trong khi thực hiện thông tư
này, có gì mắc mứu khó khăn, các cấp, các ngành cần phản ánh kịp thời về Bộ Y tế
và Tổng Công đoàn để nghiên cứu, hướng dẫn thêm.
Nguyễn
Văn Bút
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Văn Tín
(Đã
ký)
|