|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
1179/1997/QĐ-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
30/12/1997
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 1179/1997/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1997
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP ĐIỀU HÀNH KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1998
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật
Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết số 12/1997-QH10 của kỳ họp thứ 2, Quốc hội
khóa X ngày 12 tháng 12 năm 1997 về nhiệm vụ năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng
Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
I. VỀ CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP ĐIỀU HÀNH KẾ HOẠCH NĂM 1998
Điều 1. Lĩnh vực
nông nghiệp và kinh tế nông thôn:
1. Triển khai
các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xây dựng
nông thôn, trước mắt tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 5, ổn định đời sống
nhân dân và nhanh chóng phục hồi nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở những nơi
bị thiên tai.
2. Tập trung
phát triển vùng chuyên canh lúa xuất khẩu, gạo đặc sản, ngô, cao su, cà phê, hạt
điều, mía đường, cây ăn quả... Tổ chức tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân.
Dành các ưu đãi về đất, vốn, thuế và những hỗ trợ khác để phát triển nhanh công
nghiệp chế biến gắn với phát triển nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản. Tổng
kết và mở rộng các mô hình làm ăn có hiệu qủa ở nông thôn. Công bố giá bán điện
sinh hoạt hợp lý đến hộ nông dân theo hướng thu hẹp khoảng cách chênh lệch giá
bán điện ở nông thôn và thành phố. Đẩy nhanh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho nông dân. Khuyến khích, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát
triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân vay vốn sản xuất.
3. Xây dựng
chính sách quản lý, bảo vệ, tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên. Chuẩn bị tốt các
điều kiện để chỉ đạo thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, tạo điều kiện
cho đồng bào trên địa bàn phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, chấm dứt tình
trạng du canh du cư, chặt phá rừng làm nương rẫy. Đối với các hộ dân di cư tự
do đã ổn định cuộc sống ở nơi mới, các địa phương thực hiện các giải pháp cụ thể
tạo thuận lợi để họ yên tâm làm ăn lâu dài.
4. Ban hành quy
chế hướng dẫn thực hiện việc huy động sức dân nhằm quản lý chặt chẽ quy định
các khoản đóng góp, kiểm tra công khai các khoản thu, chi tài chính ở tất cả
các xã.
Điều 2. Lĩnh vực
công nghiệp:
1. Tập trung
xây dựng quy hoạch phát triển từng ngành sản xuất và một số các sản phẩm chủ yếu,
nhất là các sản phẩm hướng về xuất khẩu, các sản phẩm chế biến để có kế hoạch đầu
tư hợp lý, hiệu quả, phát triển nhanh những sản phẩm có tính cạnh tranh cao ở
thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước
phù hợp với lộ trình Việt Nam tham gia AFTA, WTO và các tổ chức kinh tế quốc tế
khác.
2. Tăng cường đầu
tư chiều sâu đổi mới công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất đối với những doanh
nghiệp công nghiệp làm ăn có hiệu quả, đặc biệt là công nghiệp chế biến và sản
xuất hàng xuất khẩu.
Điều 3. Lĩnh vực đầu tư phát triển:
1. Thực hiện
các giải pháp nhằm huy động tối đa nguồn vốn trong nước, thu hút hơn nữa các
nguồn vốn từ bên ngoài (ODA, FDI) để đầu tư phát triển.
2. Nghiên cứu,
sửa đổi, bổ sung Nghị định 29/CP ngày 12 tháng 5 năm 1995 quy định chi tiết thi
hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, theo hướng khuyến khích tất cả các
nguồn vốn đầu tư và hình thức đầu tư đối với mọi thành phần kinh tế, đơn giản
hóa thủ tục xin hưởng ưu đãi đầu tư.
3. Công bố danh
mục các dự án định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, danh mục các
dự án theo hình thức BOT trong nước và ngoài nước, cải thiện mạnh mẽ môi trường
đầu tư, tạo thuận lợi tối đa cho các chủ đầu tư nước ngoài và chủ đầu tư trong
nước thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện các dự án này.
4. Công bố quy
hoạch và danh mục các dự án ODA. Bổ sung, đổi mới quy trình thẩm định và tổ chức
xét thầu để giản đơn thủ tục, phù hợp với các điều ước quốc tế ta đã ký kết, đẩy
nhanh tốc độ giải ngân, đảm bảo công trình ODA đưa vào sử dụng đúng tiến độ và
có chất lượng cao.
5. Đối với dự án đầu tư bằng vốn ngân sách, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương phải rà soát chặt chẽ, sắp xếp và đánh giá lại toàn bộ tính hiệu quả, tính
cấp bách của từng dự án, khắc phục ngay tình trạng đầu tư phân tán, kém hiệu qủa;
tập trung đầu tư vào những dự án quan trọng, những dự án hoàn thành đưa vào sử
dụng trong năm 1998. Hạn chế tối đa việc khởi công mới các công trình thuộc dự
án nhóm B, C. Việc bố trí vốn nhóm C phải bảo đảm dành trên 70% cho các dự án chuyển
tiếp và khởi công mới hoàn thành trong năm. Đình hoãn các công trình chưa thật
cấp bách; không bố trí kế hoạch các dự án đầu tư không đủ thủ tục theo Nghị định
số 42/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 và 92/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Chính
phủ về quản lý đầu tư và xây dựng.
6. Bố trí vốn
tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước, trong đó ưu tiên cho những ngành, những
sản phẩm sớm phát huy hiệu qủa, nhất là những ngành, sản phẩm hướng về xuất khẩu
và thay thế hàng nhập khẩu.
Điều 4. Lĩnh vực
tài chính tiền tệ:
1. Tiếp tục rà
soát, điều chỉnh chính sách thuế theo hướng vừa bảo đảm nguồn thu của ngân
sách, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích tụ vốn để đầu tư phát triển
nhằm nuôi dưỡng nguồn thu, có tính đến yêu cầu hội nhập quốc tế.
2. Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu trình Chính phủ ban hành chế độ
khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, nộp thuế lợi tức năm sau cao
hơn năm trước theo hướng được cấp lại một phần thuế lợi tức nộp cao hơn năm trước
để tái đầu tư. Quy định việc ổn định, công khai mức thuế trong 6 tháng hoặc một
năm đối với hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ; mở rộng diện thu thuế tiêu thụ đặc biệt
đối với một số mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng. Đẩy mạnh việc bán nhà thuộc
sở hữu nhà nước nhằm tăng thu cho ngân sách. Chuẩn bị tốt các điều kiện để triển
khai thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp từ
ngày 1 tháng 1 năm 1999.
3. Thực hiện
chính sách triệt để tiết kiệm trong chi tiêu ngân sách. Tiếp tục bổ sung, hòan
chỉnh các cơ chế, chính sách, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu, bảo đảm hợp lý và
phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước để áp dụng thống nhất trong cả nước.
Thực hiện quy chế thẩm định giá và đấu thầu trong việc sử dụng nguồn vốn ngân
sách mua sắm các thiết bị, vật tư có giá trị cao hoặc khối lượng lớn, các thiết
bị, tài sản trong các dự án đầu tư xây dựng.
Hạn chế tối đa
việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước để xây dựng mới trụ sở làm việc, mua mới xe
ô tô con, mua sắm mới các trang bị đắt tiền trong cơ quan hành chính sự nghiệp.
Trên cơ sở kết quả kiểm kê tài sản, đất đai khu vực hành chính sự nghiệp và chế
độ trang bị tài sản, thực hiện điều hòa tài sản giữa nơi thừa sang nơi thiếu để
sử dụng có hiệu quả. Trong quý I năm 1998, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục trụ sở làm việc khởi công mới
trong năm 1998; Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định số
lượng và đơn vị được mua xe ô tô con trong năm 1998. Kinh phí xây dựng mới trụ
sở làm việc và mua xe ô tô con phải nằm trong dự toán ngân sách được giao năm
1998.
Đối với các cơ
sở đào tạo, khám chữa bệnh thuộc các Tổng công ty, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ
một phần (tối đa không qúa 45% so với mức ngân sách nhà nước đang hỗ trợ năm
1997), số còn lại cho phép đơn vị được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh
doanh; mức hỗ trợ cụ thể cho từng đơn vị được xác định căn cứ vào hiệu quả sản
xuất kinh doanh của đơn vị.
4. Giao dự toán
chi ngân sách năm 1998 cho các Bộ, cơ quan Trung ương bằng mức 90% dự toán theo
phương án phân bổ ngân sách trung ương đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội thông
qua (trừ các khoản chi tiền lương và có tính chất lương, chi trả nợ trong và
ngoài nước, chi viện trợ, chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên từ nguồn vốn
vay và viện trợ ngoài nước). ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương thực hiện giao dự toán chi ngân sách năm 1998 cho các đơn vị trực thuộc bằng
mức 90% (trừ các khoản chi tiền lương và có tính chất lương, chi trả nợ, chi đầu
tư phát triển, chi thường xuyên từ nguồn vốn vay và viện trợ ngoài nước) và cho
ngân sách cấp dưới bằng mức 100% theo phương án phân bổ dự toán chi ngân sách địa
phương đã được Hội đồng nhân dân quyết định. Căn cứ vào nguyên tắc trên, ủy ban
nhân dân huyện giao cho các đơn vị trực thuộc bằng 90% và cho ngân sách cấp dưới
bằng mức 100% theo phương án phân bổ dự toán chi ngân sách đã được Hội đồng
nhân dân quyết định.
5. Tiếp tục thực
hiện cơ chế sử dụng các nguồn thu để lại cho ngân sách địa phương (thu giao quyền
sử dụng đất, tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, thu từ hoạt động xổ số kiến
thiết, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên rừng, thu từ quảng cáo
truyền hình,...) để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển
nông nghiệp và nông thôn, tái tạo quỹ rừng, phát triển quỹ nhà ở, phát triển ngành
truyền hình,... như đã thực hiện trong năm 1997.
6. Tiếp tục thực
hiện cơ chế thưởng vượt dự toán thu về thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc
biệt cho các địa phương theo nguyên tắc:
- Đối với thuế
xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu qua biên giới đất liền,
thưởng cho địa phương 100% số thu vượt dự toán.
- Đối với khoản
thu thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất nội địa, hàng nhập khẩu và thuế xuất,
nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết
định trích một phần theo tỷ lệ (%) trên số thu vượt dự toán thưởng cho địa
phương.
Số thu vượt dự
toán về thuế xuất, nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu làm căn cứ
xét thưởng được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa dự toán thu được giao và số
thực thu đối với hàng hóa thực tế có xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đất
liền, cửa khẩu đường biển và cửa khẩu, đường hàng không, thuộc địa bàn của địa
phương.
Số thưởng do vượt
thu nêu trên chỉ được sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng các công trình kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội.
7. Trên cơ sở kế
hoạch cung ứng tiền cả năm 1998, giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát
diễn biến của thị trường để điều hành kế hoạch cung ứng tiền phù hợp với việc
thực hiện chính sách tiền tệ, bảo đảm ổn định tiền tệ và giá cả.
- Có chính sách
khuyến khích để đẩy mạnh huy động vốn trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền
kinh tế.
- Tiếp tục dành
một phần vốn tín dụng ngắn hạn cho đầu tư trung, dài hạn và các đối tượng ưu
tiên, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng núi, sản xuất hàng xuất khẩu.
- Điều hành
chính sách lãi suất, tỷ giá linh hoạt theo hướng có thể giảm lãi suất cho vay, ổn
định tỷ giá ở mức cần thiết, bảo đảm khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu,
tăng dự trữ quốc tế và thu hẹp mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế.
8. Khẩn trương
xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Ngân hàng Nhà nước và
Luật Các tổ chức tín dụng. Chấn chỉnh hoạt động của hệ thống Ngân hàng Thương mại.
9. Theo dõi sát
tình hình khủng hoảng tiền tệ trong khu vực và trên thế giới, áp dụng các giải
pháp đồng bộ nhằm ngăn ngừa, xử lý những tác động không tốt đến kinh tế, xã hội
của nước ta.
Điều 5. Lĩnh vực
lưu thông vật tư hàng hóa.
1. Về cơ chế điều
hành xuất nhập khẩu năm 1998, Thủ tướng Chính phủ sẽ có Quyết định riêng.
2. Ban hành các
Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại. Tập trung chỉ đạo thực hiện lộ
trình cắt giảm thuế và hợp lý hóa các mức thuế, phù hợp với cam kết trong khuôn
khổ AFTA.
3. Bộ Thương mại
cùng các Bộ liên quan xây dựng cơ chế điều hành, bảo đảm các mặt hàng thiết yếu,
nhất là đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục thực hiện việc
trợ giá cước vận tải đối với các mặt hàng chính sách cung ứng cho miền núi và đồng
bào dân tộc ở vùng cao. Nâng cao trách nhiệm, vai trò của thương nghiệp quốc
doanh và mạng lưới hợp tác xã ở thị trường nông thôn, miền núi.
Điều 6. Đổi mới
quản lý doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích phát triển doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác :
1. Đối với doanh nghiệp nhà nước, sớm hoàn thành việc phân loại, sắp
xếp và tổ chức lại sản xuất, kinh doanh. Củng cố doanh nghiệp mà Nhà nước cần
giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối. Các doanh nghiệp nhà nước còn lại sẽ được
tiến hành cổ phần hóa rộng rãi. Thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, tích cực để tiến
hành cổ phần hóa 150 doanh nghiệp nhà nước trong năm 1998. Những doanh nghiệp
có quy mô nhỏ, kinh doanh thua lỗ kéo dài mà không cần thiết duy trì sở hữu Nhà
nước thì tiến hành sáp nhập, bán hoặc đấu thầu công khai cho tập thể hoặc cá
nhân thuê, khoán kinh doanh (có thể giao khoán cho tập thể cán bộ, công nhân tiến
hành kinh doanh), giải thể hoặc cho phá sản theo Luật phá sản doanh nghiệp.
Sắp xếp việc
làm, giải quyết tốt số lao động dôi dư trong các doanh nghiệp nhà nước được cổ
phần hóa, sáp nhập hoặc chuyển sở hữu...
Sơ kết mô hình
Tổng công ty; thực hiện các giải pháp lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh
nghiệp nhà nước; xử lý dứt điểm nợ dây dưa và chiếm dụng vốn giữa các doanh
nghiệp; đánh giá lại tài sản doanh nghiệp. Ban hành quy định kiểm soát chi phí
và giá đối với các doanh nghiệp độc quyền, các Tổng công ty nhà nước; công khai
hóa kết quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhà nước.
2. Khuyến khích
phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nghiên cứu
quy định thêm loại hình công ty, mở rộng đối tượng được quyền thành lập và góp
vốn vào công ty, thực hiện đăng ký kinh doanh, cấp phép hành nghề nhanh chóng,
thủ tục đơn giản.
3. Quy định thống
nhất chế độ thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp
và việc kiểm soát trong lưu thông; ngăn chặn tình trạng tùy tiện, gây phiền hà
sách nhiễu.
Điều 7. Lĩnh vực
khoa học công nghệ:
1. Ban hành các
chính sách, cơ chế kinh tế để khuyến khích mạnh mẽ đổi mới và nâng cao trình độ
công nghệ của đất nước. Sớm hòan thành dự thảo Luật Khoa học và Công nghệ trình
Quốc hội.
2. Sắp xếp, lựa
chọn và bảo đảm các điều kiện để thực hiện có hiệu quả các đề tài nghiên cứu
công nghệ ứng dụng theo hướng phục vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng sản
phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài.
3. Tăng cường
công tác kiểm tra môi trường, tăng năng lực các trạm quan trắc môi trường, đầu
tư giải quyết một số vùng ô nhiễm môi trường nặng, hình thành quỹ môi trường,
tăng cường công tác truyền thông và giáo dục môi trường trong các tầng lớp nhân
dân.
Điều 8. Lĩnh vực
văn hóa, giáo dục, đào tạo và các vấn đề xã hội.
1. Sớm hoàn chỉnh
dự án Luật Giáo dục trình Quốc hội thông qua. Mở rộng hình thức dân lập và bán
công ở ngành học phổ thông, kể cả tiểu học. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo ở
bậc đại học, khuyến khích các cơ sở đại học nước ngoài thành lập tại Việt Nam.
2. Triển khai
thực hiện chính sách học bổng để khuyến khích người học giỏi và trợ cấp xã hội
cho các học sinh, sinh viên nghèo được theo học ở các cấp học, bậc học. Cải tiến
chính sách học phí theo hướng xác định khung học phí theo vùng; học phí thu được
đưa vào ngân sách nhà nước để cân đối lại cho ngành giáo dục.
3. Chấn chỉnh
và cải tiến cơ chế bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng đối tượng tham gia, quản lý
thống nhất và điều hoà trong cả nước.
4. Tiếp tục thực
hiện các chính sách về xã hội và chủ trương xã hội hóa một số dịch vụ xã hội, tạo
cơ sở pháp lý cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các công trình và các hoạt động
thể dục, thể thao, chuyển đổi cơ chế quản lý các câu lạc bộ thể dục thể thao,
quản lý sân vận động...
5. Ban hành đồng
bộ các chế độ, chính sách cụ thể để khuyến khích đẩy mạnh thực hiện chủ trương
xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội đã nêu trên (ưu tiên
khi cấp quyền sử dụng đất, ưu đãi về tín dụng và về thuế, đảm bảo chế độ bảo hiểm
xã hội và các quyền lợi hợp pháp của những cán bộ nhà nước chuyển sang khu vực
dân lập và khu vực tư nhân).
Điều 9. Về các
chương trình quốc gia:
1. Bộ trưởng quản
lý chương trình quốc gia chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực
hiện mục tiêu chương trình quốc gia. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ quản
lý chung các chương trình quốc gia. Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ các chương trình trên địa bàn.
2. Bộ quản lý
chương trình quốc gia xác định nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình quốc gia,
xây dựng kế hoạch thực hiện toàn bộ chương trình, tính toán các nguồn lực, các
giải pháp, hướng dẫn xây dựng các dự án của chương trình, lập phương án phân bổ
nguồn vốn để thực hiện chương trình mục tiêu cho từng Bộ, cơ quan trung ương và
các địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư
chủ trì cùng Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan Trung ương, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương tổ chức phê duyệt các dự án của chương trình quốc gia trên cơ
sở dự toán được giao; xây dựng kế hoạch thực hiện gửi về Bộ quản lý chương
trình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp
chung báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối với các
chương trình quốc gia đã có nhưng từ năm 1998 không được xếp vào danh mục
chương trình quốc gia, trước mắt vẫn thực hiện theo cơ chế tài chính quy định tại
Quyết định 531/TTg ngày 8 tháng 8 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời
các Bộ, ngành, địa phương quản lý chương trình khẩn trương chuẩn bị các điều kiện
để từ năm 1999 chuyển vào nhiệm vụ thường xuyên của các Bộ, ngành và địa
phương.
II. VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIAO KẾ HOẠCH.
Điều 10. Thủ
tướng Chính phủ giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng
công ty 91 các chỉ tiêu sau:
1. Xuất nhập khẩu:
Tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu (giao cho Bộ Thương mại).
2. Hàng hóa, vật
tư, thiết bị chủ yếu tăng dự trữ quốc gia: thóc, gạo, thiết bị, vật tư, hàng
chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh và một số ngành.
3. Đầu tư xây dựng
cơ bản:
- Tổng mức vốn
đầu tư xây dựng cơ bản tập trung (vốn trong nước, vốn nước ngoài);
Trong đó: vốn
thực hiện dự án, cơ cấu theo một số ngành, lĩnh vực quan trọng;
- Danh mục và vốn
đầu tư các dự án thuộc nhóm A; trong đó vốn trong nước, vốn nước ngoài.
4. Tài chính:
- Tổng mức chi
ngân sách và các khoản chi theo lĩnh vực, trong đó chi cho các chương trình quốc
gia.
- Tổng mức thu
ngân sách nhà nước: giao cho Bộ Tài chính.
- Tổng mức thu
thuế xuất, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu (không kể
các khỏan phụ thu, lệ phí): giao cho Tổng cục Hải quan.
Điều 11. Thủ
tướng Chính phủ giao cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các chỉ tiêu
sau:
1. Đầu tư xây dựng
cơ bản:
- Tổng mức vốn
đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, trong đó vốn trong nước, vốn ngoài nước.
- Danh mục và vốn
đầu tư các dự án thuộc nhóm A, trong đó vốn trong nước, vốn nước ngoài.
2. Tài chính:
- Tổng số thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn và chi tiết các khoản thu: thuế tiêu thụ đặc biệt
hàng nội địa, thuế xuất, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu,
trong đó hàng qua biên giới đất liền.
- Tổng số chi
ngân sách địa phương.
- Bổ sung từ
ngân sách Trung ương (nếu có).
Điều 12. Thủ tướng
Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
1. Hướng dẫn
các Bộ, cơ quan trung uơng, địa phương, các Tổng công ty 91 các chỉ tiêu kế hoạch
về sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông vật tư hàng hóa, giáo dục, đào tạo, khoa
học công nghệ, nhiệm vụ điều tra cơ bản, văn hóa và xã hội nhằm bảo đảm những
cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân thực hiện theo đúng định hướng kế hoạch đã
đề ra.
2. Hướng dẫn về
mục tiêu, nhiệm vụ, vốn của các chương trình quốc gia cho các Bộ, ngành và địa
phương.
3. Giao cho các
Bộ, các Tổng công ty 91 danh mục và vốn đầu tư các công trình, dự án nhóm B,
trong đó vốn trong nước, vốn nước ngoài; vốn cho công tác thiết kế quy hoạch, vốn
chuẩn bị đầu tư và vốn chuẩn bị thực hiện dự án.
4. Giao cho các
địa phương: vốn cho công tác thiết kế quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư, vốn chuẩn
bị thực hiện dự án, cơ cấu vốn đầu tư thực hiện dự án theo một số ngành, lĩnh vực
quan trọng, danh mục dự án và vốn đầu tư nhóm B; thông báo danh mục những dự án
nhóm A, B của Trung ương trên địa bàn.
5. Đối với vốn
tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao danh mục và
mức vốn cho từng dự án thuộc nhóm A, thông báo danh mục các dự án thuộc nhóm B
và giao tổng số vốn của các dự án thuộc nhóm B, C cho các Bộ, ngành, địa
phương; (sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định tổng mức vốn, đối tượng,
lãi suất và cơ chế cho vay).
Điều 13. Thủ
tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính:
1. Giao dự toán
thu, chi ngân sách nhà nước cho các cơ quan trung ương ngoài các Bộ, cơ quan do
Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp giao.
2. Hướng dẫn
các Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty 91 các chỉ tiêu thu, chi ngân sách nhà
nước bao gồm cả dự toán chi các chương trình quốc gia, nhằm bảo đảm thực hiện dự
toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội thông qua và Thủ tướng Chính phủ giao.
III. VỀ CHỈ ĐẠO VÀ ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH.
Điều 14. Trên
cơ sở những chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch kinh tế - xã hội và dự
toán ngân sách nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua, các Bộ, ngành, tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương phải xây dựng chương trình kế hoạch cụ thể của
Bộ, ngành, địa phương mình để điều hành thực hiện. Đồng thời cụ thể hóa và hướng
dẫn những vấn đề thuộc Bộ, ngành và địa phương phụ trách để thực hiện thống nhất
trong cả nước. Ngay từ đầu năm, các Bộ, các ngành lập chương trình nghiên cứu
xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách thuộc phạm vi Bộ phụ trách để nhanh
chóng đưa vào thực hiện trong năm 1998.
Điều 15. Thực
hiện chế độ giao ban hàng tháng về tình hình thực hiện kế hoạch giữa một số cơ
quan, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, để kịp thời đề xuất các giải
pháp khắc phục những vấn đề nảy sinh nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội . Thực hiện tốt sự phối
hợp công tác giữa các Bộ, ngành trong từng vấn đề được phân công cụ thể dưới sự
chỉ đạo thống nhất của Chính phủ.
Điều 16. Các
Bộ, ngành, địa phương phải thực hiện chế độ báo cáo hàng tháng về tình hình thực
hiện kế hoạch trên một số lĩnh vực chủ yếu: sản xuất, xây dựng cơ bản, thu -
chi ngân sách, tiền tệ, xuất nhập khẩu, lưu thông vật tư hàng hóa, lạm phát...
gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê
chậm nhất trước ngày 22 hàng tháng. Đối với các Tổng công 91, ngoài việc gửi
báo cáo đến các cơ quan nói trên còn phải gửi báo cáo cho Bộ quản lý ngành. Đối
với báo cáo quý, cần phải đánh giá các mặt làm được và chưa làm được, phân tích
sâu hơn về nguyên nhân, kiến nghị biện pháp điều hành kế hoạch. Trên cơ sở báo
cáo của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp để báo cáo
Chính phủ vào ngày 25 hàng tháng.
IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.
Quyết định 1179/1997/QĐ-TTg về một số chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 1998 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------
|
No.
1179/1997/QD-TTg
|
Hanoi,
December 30, 1997
|
DECISION ON A NUMBER OF POLICIES AND MEASURES TO EXECUTE THE 1998
SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN AND THE 1998 DRAFT STATE BUDGET THE PRIME MINISTER Pursuant to the Law on
Organization of the Government of September 30, 1992;
Proceeding from Resolution No. 12/1997-QH10 of the second session of the Xth National
Assembly on December 12, 1997 on the 1998 tasks;
At the proposals of the Minister of Planning and Investment and the Minister of
Finance, DECIDES: I. REGARDING
THE POLICIES AND MEASURES TO EXECUTE THE 1998 PLAN Article 1.- The
field of agriculture and rural economy: 1. To adopt measures to overcome
difficulties and boost agricultural development and rural construction, in the
immediate future, to concentrate efforts on surmounting consequences of storm
Linda, stabilizing the people's life and quickly restoring the aquaculture and
fishery in the disaster-stricken areas. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. To formulate a policy to
manage, protect then proceed to close natural forests. To prepare good
conditions for directing the implementation of projects to for afforestation of
five million hectares, to create conditions for inhabitants in the areas to
develop production, stabilize their life and put an end to nomadism and
destruction of forests for milpa farming. For free migrant households that have
settled down in the new land, the local authorities shall take concrete
measures to create favorable conditions for them to feel assured in their
production and life for a long time.. 4. To issue the regulation
guiding the mobilization of the people's resources in order to strictly control
the setting of contribution amounts and openly inspect financial revenues and
expenditures in all communes. Article 2.- The
industrial field: 1. To concentrate on drawing up
plans for the development of each production branch and a number of key
products, particularly export products and processed products so as to prepare
rational and effective investment plans, quickly developing products of high
competitiveness on the domestic and overseas markets. To rationally protect
domestic production in conformity with Vietnam's roadmap for joining AFTA, WTO
and other international economic organizations. 2. To promote in-depth
investment, technology renewal and production restructuring in effectively
operating industrial enterprises, particularly in the export goods processing
and producing industry. Article 3.-
The field of development investment: 1. To adopt measures to mobilize
to the maximum the domestic ital sources and attract more foreign ital sources
(ODA and FDI) for development investment. 2. To study, amend and
supplement Decree No. 29-CP of May 12, 1995 detailing the implementation of the
Law on Promotion of Domestic Investment along the directing of encouraging all
sources of investment ital and forms of investment from every economic sector,
simplifying procedures of application for investment preferential treatment. 3. To announce the list of
projects calling for foreign direct investment ital, the list of domestic and
foreign BOT projects, to drastically improve the investment environment and
create the most favorable conditions for foreign investors and domestic
investors of all economic sectors to realize these projects. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5. For budget-funded projects,
the ministers, the heads of the agencies attached to the Government, the
presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly
under the Central Government shall have to scrutinize and rearrange these
projects, re-evaluate the effectiveness and urgency of each project, promptly solve
the problem of scattered and low effective investment; concentrate investment
on important projects and projects which shall be completed and put to use in
1998. To restrict to the minimum the start of new constructions belonging to
Group B and C projects. Over 70% of the ital allocated to Group C projects must
be channeled to on-going or new constructions due to be completed in the year.
To suspend constructions which are not really urgent; not to include into their
plans investment projects that fail to complete the procedures under Decree No.
42-CP of July 16, 1996 and Decree No. 92-CP of August 23, 1997 of the
Government regarding the management of investment and construction. 6. To allocate investment
credits according to the State plan, with priority given to the branches and
products that will shortly yield profits, particularly those targeted at export
and import substitutes. Article 4.- The
field of finance and currency: 1. To continue reviewing and
revising of the tax policy along the direction of both ensuring budget revenues
and creating conditions for enterprises to accumulate ital for development
investment so as to nurture sources of revenues while taking into account the
requirements of international integration. 2. The Ministry of Finance shall
assume the prime responsibility for studying, then submitting to the Government
for issuance the regime of incentives for profitably operating enterprises
which pay higher profit taxes year by year along the direction that they shall
be reimbursed part of the profit tax amount in excess of the previous year's
profit tax for reinvestment. To issue regulations on the stabilization and
public announcement of the tax rates every six months or every year applicable
to small production and business households; to expand the coverage of special
consumption tax to a number of goods items which are not encouraged to be
consumed. To step up the sale of State-owned houses so as to increase budget
revenues. To prepare good conditions for implementing the Law on Value-Added
Tax and the Law on Enterprises' Income from January 1, 1999. 2. To adopt the policy of
practicing thrift in budget spending. To continue supplementing and finalizing
the spending mechanisms, policies, norms and criteria, to ensure that they are
rational and compatible to the State budget' ability and can be uniformly
applied throughout the country. To implement the regulation on price evaluation
and bidding in the use of budget ital to procure equipment and supplies of high
value or in large quantities, equipment and properties of construction
investment projects. To minimize the use of State
budget ital to build new working offices, purchase new cars and new expensive
equipment and furniture by administrative non-business agencies. On the basis
of the results of the asset and land inventory in the administrative and
non-business sector and the asset supply regime, to transfer properties from
places with surplus properties to places with inadequate properties to ensure
their effective use. In the first quarter of 1998, the Minister of Planning and
Investment shall submit to the Prime Minister for decision a list of offices to
be constructed in 1998; the Minister of Finance shall submit to the Prime
Minister for decision the numbers of cars to be purchased and units permitted
to do so in 1998. The funds for the construction of new offices and the
purchase of cars must be included in the assigned 1998 draft budgets. Training and medical examination
and treatment establishments of the Corporations shall be partly supported by
the State budget (not exceeding 45% of the 1997 State budget allocations) and
be allowed to account the remainder into their the production and business
costs; the specific level of support for each establishment shall be determined
on the basis of the effectiveness of its production and business. 4. To assign to the ministries
and central agencies 90% of the 1998 draft budget expenditures under the plan
on allocation of the central budget already adopted by the National Assembly Standing
Committee (except for expenditures on salaries and expenditures of salary
character, expenditures on payment of foreign and domestic debts, donations and
development investment and current expenditures from the source of foreign
loans and aid). The People's Committees of the provinces and cities directly
under the Central Government shall allocate to their attached units 90% of the
1998 draft budget expenditures (except for the expenditures on salaries and
expenditures of salary character, expenditures on repayment of debts and
development investment, current expenditures from the source of foreign loans
and aid) and to the lower-level budget 100% of draft budget expenditures under
the plan on allocation of the draft local budget expenditures already decided
by the provincial People's Councils. Basing themselves on the above-mentioned
principle, the district People's Committees shall allocate to their attached
units 90% and to the lower-level budget 100% of the draft budget expenditures
under the plan on allocation of 1998 draft budget expenditures already decided
by the district People's Councils. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 6. To continue implementing the
mechanism on rewards for extra revenues from import and export duties and
special consumption tax to localities on the principle: - For import and export duties
and special consumption tax on goods imported through land borders, 100% of the
revenues in excess of the draft revenues shall be rewarded to the locality. - For revenues from special consumption
tax on domestically produced goods, imported goods and from import and export
duties on goods imported or exported by sea or by air, the Prime Minister shall
decide to reward the locality with a percentage (%) deducted from the revenues
in excess of the draft revenues. The revenues in excess of the
draft revenues from import and export duties and special consumption tax on
imported goods which serve as basis for reward consideration shall be
determined on the basis of the difference between the assigned draft revenues
and the actual revenues from the goods actually imported or exported through
land border gates, sea and air entry gates in the territory of each locality. The above-mentioned reward for
excess revenues shall be used only for investment in the construction of
socio-economic infrastructure projects. 7. On the basis of the money
supply plan for the whole of 1998, to assign the Governor of the State Bank to
closely monitor the market fluctuations so as to execute the money supply plan
in consistence with the monetary policy and ensure the stability of the
currency and prices. - To adopt incentive policies so
as to step up the mobilization of domestic ital for meeting the demand of ital
for the economy. - To continue reserving part of
short-term credits for medium- and long-term investment and priority objects,
particularly remote, deep-lying and mountainous areas, and the production of
export goods. - To execute the policy on
flexible interest and exchange rates along the direction of possibly lowering
the lending interest rates and stabilizing the exchange rates at a necessary
level, ensuring the encouragement of export and the control of import,
increasing international reserves and reducing the imbalance in international
payment. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 9. To closely follow the
monetary crisis in the region and the world, to apply comprehensive measures to
prevent and deal with its negative impacts on our economy and society. Article 5.- The
field of circulation of supplies and goods: 1. Regarding the mechanism for
the import and export management in 1998, the Prime Minister shall have a
separate decision. 2. To issue decrees to guide the
implementation of the Commercial Law, To concentrate on directing the
implementation of the tax reduction schedule and rationalization of tax rates
in conformity with the commitments within the AFTA framework. 3. The Ministry of Trade shall,
together with the concerned ministries, work out a management mechanism and
ensure essential goods, particularly for mountainous, island, remote and
deep-lying areas. To continue to subsidize the transportation costs for goods
supplied under social policies to mountainous areas and ethnic minority peoples
residing in highland areas. To raise the responsibility and role of the State
run trade service and the network of cooperatives in rural and mountainous
region. Article 6.-
Renovation of the management of State enterprises, encouragement of the
development of enterprises in other economic sectors: 1. For State enterprises, they
should be soon categorized, rearranged and reorganized in terms of production
and business activities. The enterprises where the State needs to own 100% of
the ital or dominant shares shall be consolidated. The rest shall be
extensively equitized. Active and drastic measures shall be taken to equitize
150 State enterprises in 1998. Small enterprises and enterprises suffering from
prolonged losses where the maintenance of State ownership is no longer
necessary shall be merged, sold or, open for bidding, leased to collectives or
individuals under business package contracts (an enterprise may be assigned
under a package contract to the collective of its employees and workers for
business operation), dissolved or declared bankrupt under the Law on
Enterprises' bankruptcy. To arrange jobs and render good
support for redundant laborers in the equitized or merged State enterprises or
in enterprises where the form of ownership is changed. To organize a preliminary review
of the corporation model; to adopt measures to ensure a healthy financial
status in State enterprises; to resolutely settle delayed payment of debts and
ital misappropriation among enterprises; to re-evaluate the enterprises'
assets. To issue regulations on the control of costs and prices with regard to
monopoly enterprises and State corporations; to make public the results of
financial operations of State enterprises. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. To issue uniform regulations
on the State agencies' inspection and supervision over enterprises and the
circulation control; to prevent arbitrariness, causing hassles and troubles. Article 7.-
The field of science and technology: 1. To adopt economic policies
and mechanisms to promote the intensified technological renovation and raise
the country's technological level. To finalize soon the Bill on Science and
Technology for submission to the National Assembly. 2. To arrange, select and ensure
the conditions for the effective implementation of applied technology research
schemes along the direction of directly serving the improvement of product quality
and competitiveness on the domestic and overseas markets. 3. To intensify the
environmental inspection work, to enhance the acity of environmental
observation posts, to finance the settlement of serious environmental pollution
in a number of areas, to set up an environmental fund, to enhance the
environmental communication and education among people of various strata. Article 8.-
The field of culture, education, training and social affairs: 1. To finalize soon the Bill on
Education and submit it to the National Assembly for passage. To expand the
forms of people-funded and semi-public schools at the general education level,
including the primary education level. To diversify the training forms at the
tertiary education level, encourage the foreign universities to open their
affiliates in Vietnam. 2. To adopt the policy of
granting scholarships to excellent learners so as to encourage them in their
study and providing social allowances for poor pupils and students so that they
can continue their study at various levels. To improve the school fee policy in
the direction along determining the school fee bracket according to
geographical areas; collected school fees shall be remitted into the State
budget to fund the educational sector. 3. To reorganize and improve the
medical insurance mechanism in the direction of increasing the number of the
insured and ensuring uniform management and regulations throughout the country. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5. To issue comprehensive and concrete
regimes and policies to encourage and promote the policy on the socialization
of the above-mentioned educational, medical, cultural and social
activities.(priority shall be given to the granting of land-use right, credit
and tax incentives, assurance of social insurance regime and legitimate
interests for State employees who move to work in the people-funded and private
sector). Article 9.- Regarding
the national programs: 1. The minister who manages
national programs shall take responsibility to the Prime Minister for the
fulfillment of such national programs' objectives. The Ministry of Planning and
Investment shall assist the Government in performing the overall management of
the national programs. The presidents of the People's Committees of the
provinces and cities directly under the Central Government shall be responsible
for managing and organizing the fulfillment of the objectives and tasks of the
programs in their respective localities. 2. The ministry that manages
national program(s) shall determine the tasks and objectives thereof, draw up a
plan for implementing the whole program, calculate resources, work out
solutions, provide guidance for on the formulation of projects within the
framework of each program, draw up plans on the allocation of ital to each
ministry, central agency or locality for implementing the target programs and
send them to the Ministry of Planning and Investment; the Ministry of Planning
and Investment shall assume the prime responsibility together with the Ministry
of Finance for summing up and submitting them to the Prime Minister for
decision. The ministers, the heads of the central agencies and the presidents
of the People's Committees of the provinces and cities directly under the
Central Government shall organize the approval of projects of the national
programs on the basis of the assigned cost estimates; draw up implementation
plans and send them to the program managing ministry, the Ministry of Planning
and Investment and the Ministry of Finance so that the Ministry of Planning and
Investment can sum them up and report to the Prime Minister. 3. For the national programs
which have been implemented but not included in the 1998 list of the national
programs, in the immediate future they still comply with the financial
mechanism defined in Decision No. 531/TTg of August 8, 1996 of the Prime
Minister and, at the same time, the ministries, branches and localities which
manage such programs shall expeditiously prepare conditions for including them
into their routine tasks from 1999. II. REGARDING
THE SYSTEM OF ASSIGNED PLAN NORMS AND QUOTAS Article
10.- The Prime Minister assigns the ministries, ministerial-level agencies,
agencies attached to the Government and Corporations 91 the following norms and
quotas: 1. Import and export: Total
value of imports and exports (assigned to the Ministry of Trade). 2. Goods, supplies and equipment
essential for increasing the national reserves: paddy, rice, equipment,
supplies, commodities exclusively for national defense, security and a number
of branches. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Total amount of ital for
concentrated ital construction (domestic and foreign ital); including
project-implementing ital structured according to a number of important
branches and sectors; - A list of Group A projects and
their ital investment, including domestic and foreign ital. 4. Finance: - Total budget expenditures and
expenditures according to sector, including expenditures on the national
programs. - Total State budget revenues:
assigned to the Ministry of Finance. - Total revenues from import and
export duties and special consumption tax on imported goods (excluding
surcharges and fees): assigned to the General Department of Customs. Article 11.-
The Prime Minister assigns the provinces and cities directly under the central
Government the following norms and quotas: 1. ital construction investment: - Total amount of ital for
concentrated ital construction, including domestic and foreign ital). ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2. Finance: - The total State budget
revenues in their respective localities and detailed revenues: special
consumption tax on home-made goods, import and export duties and special
consumption tax on imported goods, including those imported through land
borders. - The total local budget
expenditures.. - Additional allocations from
the central budget (if any). Article
12.- The Prime Minister authorizes the Minister of Planning and Investment: 1. To provide guidance for the
ministries, central agencies, localities and Corporations 91 on the plan norms
and quotas regarding production, import and export, circulation of goods and
supplies, education, training, science and technologies, basic survey tasks,
culture and social affairs in order to ensure the major balances of the
national economy in compliance with the orientations set forth in the plan. 2. To provide guidance for the
ministries, branches and localities on the objectives, tasks and funds of the
national programs. 3. To assign the ministries and
Corporates 91 the list and investment ital of Group B projects and
constructions, including domestic and foreign ital, ital for the designing and
planning work, investment preparation ital and implementation preparation ital. 4. To assign the localities:
ital for the designing and planning work, investment preparation ital and
implementation ital, the structure of investment ital for project
implementation according to a number of important branches and sectors, the
list and investment ital of Group B projects; to announce the list of the
Central Government's Group A and B projects in their respective localities. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article
13.- The Prime Minister authorizes the Minister of Finance: 1. To assign the draft State
budget revenues and expenditures to the central agencies other than the
ministries and branches directly assigned by the Prime Minister. 2. To provide guidance for the
ministries, branches, localities and Corporations 91 on the norms and quotas
for State budget revenues and expenditures, including draft expenses on the
national programs in order to ensure the implementation of the draft State
budget already passed by the National Assembly and assigned by the Prime
Minister. III.
REGARDING THE DIRECTION AND MANAGEMENT OF THE PLAN EXECUTION Article
14.- On the basis of the policies and measures to execute the
socio-economic plan and the draft State budget already approved by the Prime
Minister, the ministries, branches, provinces and cities directly under the
Central Government shall have to elaborate their own concrete programs and
plans for execution. They shall, at the same time, concretize and provide
guidance on the matters under their charge for uniform implementation
nationwide. Right from the beginning of the year, the ministries and branches
shall work out programs on the study, elaboration and issuance of mechanisms
and policies within the scope of their management for early implementation in
1998. Article
15.- Monthly briefings on the plan implementation shall be held among a
number of agencies under the chairmanship of the Minister of Planning an
Investment to propose in time solutions to arising problems in order to ensure
successful implementation of the socio-economic development tasks determined in
the National Assembly's resolution. The coordination among the ministries and
branches in solving each matter shall be concretely assigned under the uniform
direction of the Prime Minister. Article
16.- The ministries, branches and localities shall have to apply the regime
of making monthly reports on the plan implementation in a number of major fields:
production, ital construction, budget expenditures and revenues, currencies,
import and export, circulation of supplies and goods, inflation... and send
them to the Office of the Government, the Ministry of Planning and Investment,
the Ministry of Finance and the General Department of Statistics not later than
the 22nd day of every month. For Corporations 91, apart from sending reports to
the above-mentioned agencies, they shall have to send reports to the
branch-managing ministries. Quarterly reports should evaluate achievements and
weaknesses with in-depth analysis of the causes and recommendations on the
measures to execute the plan. On the basis of the reports from the ministries,
branches and localities, the Ministry of Planning and Investment shall sum up
and report to the Government on the 25th day of every month. IV.
IMPLEMENTATION PROVISIONS Article
17.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads
of the agencies attached to the Government, the chairmen of the People's
Councils and the presidents of the People's Committees of the provinces and
cities directly under the Central Government , the chairmen of the Managing
Boards and the general directors of Corporations 91 shall have to implement
this Decision. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. FOR
THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Quyết định 1179/1997/QĐ-TTg ngày 30/12/1997 về một số chủ trương, biện pháp điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 1998 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
5.023
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|