|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
2117/1997/QĐ-BKHCNMT
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
|
|
Người ký:
|
Phạm Khôi Nguyên
|
Ngày ban hành:
|
30/12/1997
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ
KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
2117/1997/QĐ-BKHCNMT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 12 năm 1997
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN NGUỒN GEN THỰC VẬT,
ĐỘNG VẬT VÀ VI SINH VẬT
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 22/CP
ngày 22-05-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường;
Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Quản lý Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Quản
lý Khoa học, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế quản lý và
bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật".
Điều 2.
Quyết định này thay thế Quyết định số 582/QĐ-NSY ngày
02-11-1987 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành quy định
tạm thời về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan bảo tồn, lưu giữ, sử dụng nguồn
gen và giống động vật, thực vật và vi sinh vật và bãi bỏ những quy định trước
đây về quản lý và bảo tồn, lưu giữ quỹ gen trái với Quyết định này.
Điều 3.
Các ông Thủ trưởng các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tham gia bảo
tồn, lưu giữ các nguồn gen thuộc các Bộ, ngành và các địa phương chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ
ngày ký.
QUY CHẾ
VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN NGUỒN GEN THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT VÀ VI
SINH VẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2117/1997/QĐ-BKHCN&MT ngày 30 tháng 12
năm 1997)
Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen động
vật, thực vật và vi sinh vật là bảo vệ tài nguyên di truyền nhằm cung cấp nguồn
nguyên liệu khởi thuỷ phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cải tạo giống, đảm
bảo duy trì được tính đa dạng sinh học và những tiền đề cần thiết về tài nguyên
sinh học cho sự phát triển bền vững nền nông nghiệp hiện tại cũng như trong
tương lai.
I. QUY ĐỊNH
CHUNG:
1. Nguồn gen được quy định trong
Quy chế này là những sinh vật sống hoàn chỉnh hay bộ phận sống của chúng mang
thông tin di truyền sinh học có khả năng tạo ra hay tham gia tạo ra giống mới của
thực vật, động vật và vi sinh vật.
2. Nguồn gen thực vật, động vật
và vi sinh vật là tài nguyên quốc gia và là một bộ phận hợp thành quan trọng
trong việc bảo vệ tính đa dạng sinh học, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và
phát triển khoa học và kinh tế của các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản,
công nghiệp thực phẩm, y tế.
3. Bảo tồn, lưu giữ tài nguyên
di truyền được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau (Insitu, Exsitu,
On-Farm, in vivo, in vitro) tại các cơ sở, tổ chức, các thành phần kinh tế khác
(trong đó có cả tư nhân) và được liên kết thành một Mạng lưới dưới sự quản lý
thống nhất của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
II. NỘI DUNG
CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ BẢO TỒN, LƯU GIỮ NGUỒN GEN:
1. Điều tra, khảo sát và thu thập
các nguồn gen thích hợp với tính chất và đặc điểm của từng cây, con và vi sinh
vật.
2. Bảo tồn lâu dài và an toàn
các nguồn gen đã thu thập được thích hợp với đặc tính sinh học cụ thể của từng
đối tượng cần giữ, trình độ kỹ thuật, khả năng thiết bị của cơ quan có nhiệm vụ
lưu giữ quy mô cần bảo tồn.
3. Đánh giá các nguồn gen theo các
chỉ tiêu sinh học cụ thể phù hợp với đối tượng.
4. Tư liệu hoá: các nguồn gen
sau khi đánh giá đều phải tư liệu hoá dưới các hình thức: phiếu điều tra, phiêu
miêu tả, phiếu đánh giá, hình vẽ, bản đồ phân bố, chụp ảnh, ấn phẩm thông tin,
catalog hoặc xây dựng cơ sở dữ liệu tin học.
5. Trao đổi thông tin tư liệu và
nguồn gen cần được tiến hành thường xuyên giữa các cơ quan tham gia trong hệ thống
bảo tồn, lưu giữ đồng thời cung cấp các thông tin tư liệu về nguồn gen cho các
cơ quan khoa học, sản xuất khi có nhu cầu. Trường hợp cần thiết có thể trao đổi
với nước ngoài nhưng phải được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
III. ĐỐI TƯỢNG
CẦN ĐƯỢC ĐƯA VÀO BẢO TỒN, LƯU GIỮ:
1. Ưu tiên các nguồn gen quý, hiếm
đặc thù của Việt Nam và đang có nguy cơ bị mất.
2. Các nguồn gen đã được đánh
giá các chỉ tiêu sinh học.
3. Các nguồn gen cần cho công
tác nghiên cứu, lai tạo giống và phục vụ đào tạo.
4. Các nguồn gen được nhập từ nước
ngoài đã được ổn định và thuần hoá ở Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong sản
xuất.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. Hoạt động quản lý và bảo tồn,
lưu giữ nguồn gen được tiến hành trên phạm vi cả nước. Hệ thống các cơ quan
tham gia bảo tồn, lưu giữ nguồn gen của các Bộ, ngành, địa phương được liên kết
thành một Mạng lưới các cơ quan bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và đặt dưới sự quản
lý thống nhất của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
2. Hoạt động quản lý và điều
hành Mạng lưới cơ quan bảo tồn, lưu giữ nguồn gen bao gồm các nội dung sau:
- Hướng dẫn nghiệp vụ, xây dựng
kế hoạch và tổ chức xét duyệt các Đề án bảo tồn, lưu giữ nguồn gen hàng năm để
trình Lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
xét duyệt.
- Tổ chức cho các cơ quan tham
gia trong hệ thống đăng ký chủng loại gen đang được bảo tồn, lưu giữ tại các cơ
quan đó theo Đề án chung đã được duyệt và Đề án trong năm về các chỉ tiêu số lượng,
chất lượng cụ thể.
- Xây dựng số kiểm tra hàng năm
về kế hoạch bảo tồn, lưu giữ nguồn gen để hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương
làm kế hoạch.
- Hàng năm, Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường hướng dẫn kế hoạch khoa học, công nghệ và môi trường trong
đó có kế hoạch về bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật.
Trên cơ sở đó, các Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn và tổng hợp nhu cầu bảo tồn,
lưu giữ nguồn gen của các cơ quan thực hiện gửi Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường cùng với toàn bộ kế hoạch khoa học, công nghệ và môi trường của năm sau.
Kế hoạch bảo tồn, lưu giữ nguồn gen phải được thảo luận trong Hội nghị thảo luận
kế hoạch năm của Bộ, ngành, địa phương và được tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt cùng các nội dung khác của kế hoạch khoa
học, công nghệ và môi trường.
- Kiểm tra, đôn đốc các mặt hoạt
động các cơ quan tham gia hệ thống bảo tồn, lưu giữ. Trong trường hợp cần thiết,
khi các cơ quan không chấp hành các điều khoản trong quy định này hoặc không đủ
khả năng đảm đương nhiệm vụ thì có thể đề nghị Lãnh đạo Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường đình chỉ hoặc chuyển giao nhiệm vụ cho cơ quan khác.
3. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi
trường các tỉnh, thành phố có nhu cầu bảo tồn, lưu giữ nguồn gen đặc hữu của địa
phương mình sẽ là cơ quan thực hiện nhiệm vụ:
- Giúp Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố xây dựng kế hoạch, đưa vào kế hoạch khoa học, công nghệ và môi trường
của địa phương và quản lý toàn diện công tác bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thuộc
phạm vi địa phương sau khi kế hoạch được phê duyệt.
- Phối hợp với đơn vị chủ trì
thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để thống nhất công tác quản lý về bảo
tồn, lưu giữ nguồn gen theo ngành và lãnh thổ.
4. Nhiệm vụ của các cơ quan tham
gia Mạng lưới bảo tồn, lưu giữ nguồn gen:
- Quản lý và tổ chức thực hiện
các nội dung quy định tại phần II của Quy chế này về toàn bộ số lượng và chất
lượng nguồn gen đã được duyệt trong Đề án (kể cả nguồn gen mà cơ quan phối hợp
bảo tồn, lưu giữ).
5. Các Bộ, ngành, địa phương:
- Xây dựng Đề án tổng thể bảo tồn,
lưu giữ nguồn gen thuộc lĩnh vực do cơ quan đảm nhiệm.
- Các Bộ, ngành chủ quản, Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố có trách nhiệm đăng ký với Bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường về số lượng cụ thể các chủng loại nguồn gen đang được giữ tại các
đơn vị theo các chỉ tiêu kỹ thuật quy định cho từng chủng loại.
- Hàng năm lập kế hoạch và báo
cáo cụ thể về tình hình quản lý nguồn gen thuộc đơn vị đang bảo tồn, lưu giữ gửi
cho Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
- Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật và
nghiệp vụ quản lý nguồn gen cho các cán bộ kỹ thuật và các đơn vị phối hợp.
- Báo cáo định kỳ theo yêu cầu của
các cơ quan quản lý.
6. Các tổ chức khoa học, công
nghệ, cơ sở sản xuất kinh doanh, cá nhân... thuộc các Bộ, ngành, địa phương có
điều kiện cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật có thể đảm nhận được nhiệm vụ bảo tồn,
lưu giữ nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật trong lĩnh vực chuyên môn hẹp
của Bộ, ngành, địa phương mình nhưng phải được sự chấp thuận và phải chịu sự quản
lý, chỉ đạo về chuyên môn của cơ quan chủ trì.
V. NGUỒN TÀI
CHÍNH:
- Hàng năm các Bộ, ngành, địa
phương lập kế hoạch tài chính cho công tác bảo tồn, lưu giữ nguồn gen từ Ngân
sách khoa học, công nghệ và môi trường. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ
xem xét và giao chỉ tiêu hàng năm cho các Đề án bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thuộc
các Bộ, ngành, địa phương thành một hạng mục của kế hoạch khoa học, công nghệ
và môi trường.
- Các Bộ, ngành, địa phương cần
tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác phục vụ công tác bảo tồn, lưu giữ
nguồn gen.
- Tranh thủ các nguồn tài chính
của các tổ chức quốc tế để đào tạo cán bộ, trao đổi chuyên gia, hội thảo quốc tế,
hợp tác với các tổ chức quốc tế, với các nước trong khu vực và quốc tế cùng điều
tra, thu thập, trao đổi nguồn gen và để bổ sung trang thiết bị, tiến hành điều
tra, bảo tồn, lưu giữ, tư liệu hoá và trao đổi các thông tin tư liệu.
VI. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH:
1. Vụ trưởng Vụ Quản lý Công nghệ
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, định
kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường về việc thực hiện Quy
chế này.
2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực trên cơ sở Quy chế này chỉ định cơ quan chủ trì và ban
hành Quy chế quản lý về bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thực vật, động vật và vi
sinh vật của cơ quan mình.
3. Quy chế này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Quyết định 2117/1997/QĐ-BKHCNMT năm 1997 về Quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật do Bộ Trưởng Bộ Khoa Học Công nghệ Và Môi Trường ban hành
THE
MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------
|
No.
2117/1997/QD-BKHCN&MT
|
Hanoi,
December 30, 1997
|
DECISION TO
ISSUE THE REGULATION ON THE MANAGEMENT AND PRESERVATION OF PLANT, ANIMAL AND
MICRO-ORGANISM GENE SOURCES THE MINISTER OF SCIENCE,
TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT Pursuant to Decree No. 22-CP
of May 22, 1993 of the Government on the tasks, powers and organizational
structure of the Ministry of Science, Technology and Environment;
At the proposals of the Directors of the Department of Technology Management,
the Department of Science Management and the Department of Planning; DECIDES: Article 1.- To issue
together with this Decision the "Regulation on the Management and
Preservation of Plant, Animal and Micro-organism Gene Sources." Article 2.- This Decision
shall replace Decision No. 582/QD-NSY of November 2, 1987 of the Chairman of
the State Commission for Sciences and Techniques issuing a provisional
regulation on the tasks and powers of the agencies involved in preserving,
storing and using gene sources and animal, plant and micro-organism genes and
breeds and repeal the previous provisions on the management, preservation and
storage of gene funds which are contrary to this Decision. Article 3.- The heads of
the concerned units attached to the Ministry of Science, Technology and
Environment, the heads of the agencies and units involved in preserving and
storing gene sources under the ministries, branches and localities shall have
to implement this Decision. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. FOR
THE MINISTER OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
VICE MINISTER
Pham Khoi Nguyen REGULATION ON
THE MANAGEMENT AND PRESERVATION OF THE PLANT, ANIMAL AND MICRO-ORGANISM GENE
SOURCES (issued
together with Decision No. 2117/1997/QD-BKHCN&MT of December 30, 1997) The preservation and storage of
the animal, plant and micro-organism gene sources mean to protect genetic
resources in order to supply original materials for the scientific research, to
improve breeds and ensure the preservation of bio-diversity and essential
prerequisites in the field of biological resources for the sustainable
agricultural development today as well as in future. I. GENERAL PROVISIONS ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2. The source of plant, animal
and micro-organism genes constitute is the nation's resources and an integral
part of the protection of biological diversity, serving the scientific and
economic research and development in agriculture, forestry, aquatic resources,
food industry and health. 3. The preservation and storage
of natural genetic resources are carried out in various forms (Insitu, Exsim,
On-Farm, in viro, in vitro) at various establishments and organizations as well
as other economic sectors (including the private sector) which are joined
together into a network under the uniform management by the Ministry of
Science, Technology and Environment. II. CONTENTS OF THE MANAGEMENT
OVER THE PRESERVATION AND STORAGE OF GENE SOURCES 1. To conduct survey and gather
gene sources suited to the nature and characteristics of each kind of plant,
animal or micro-organism. 2. To safely preserve for a long
time already collected gene sources suited to the specific biological
characteristics of each object that needs to be preserved, the technical level
and equipment capability of the agency in charge of storing and the scope of
preservation. 3. To assess the gene sources
according to the specific biological criteria suited to each object. 4. Documentation: The already
assessed gene sources must all be documented in the forms of survey cards,
description cards, evaluation cards, drawings, distribution maps, pictures,
publications, catalogues or a database should be created for this purpose. 5. The exchange of information,
materials on gene sources should be conducted regularly among the agencies
participating in the preservation and storing network and, at the same time,
information and materials on gene sources should be made available to
scientific agencies and production establishments at their request. In case of
necessity, such information and materials may be exchanged with foreign
countries if it is so approved by competent bodies. III. OBJECTS THAT NEED TO BE
PRESERVED AND STORED ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2. The gene sources which have
been assessed in terms of biological criteria. 3. The gene sources which are
needed for the research work, cross-breeding and training. 4. The gene sources imported
from abroad which have been stabilized and domesticated in Vietnam, being of
important significance for production. IV. ORGANIZATION OF
IMPLEMENTATION 1. The management of the
preservation and storage of gene sources shall be effected nationwide. The
system of agencies involved in the preservation and storage of gene sources
under the ministries, branches and localities shall be joined together into a
network of gene source- preserving and storing agencies and placed under the
uniform management of the Ministry of Science, Technology and Environment. 2. The management and
administration of the network of gene source-preserving and storing agencies
cover the following: - Providing professional
guidance, drawing up plans and organizing the annual evaluation of gene source
preservation and storage projects before submitting them to the leading
officials of the ministries, branches, localities and the Ministry of Science,
Technology and Environment for consideration and approval. - Organizing the registration of
types of genes being preserved and stored at the agencies within the network
according to the general plan already approved and the annual plan on specific
quantity and quality criteria. - Elaborating annual examination
codes for the plan on the gene source preservation and storage so as to guide
the ministries, branches and localities to make their own plans. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Overseeing various activities
of the agencies participating in the preservation and storage network. In case of
necessity, if the agencies fail to abide by the provisions in this Regulation
or are incapable of fulfilling their tasks, a proposal can be made to the
leading officials of the Ministry of Science, Technology and Environment to
suspend their activities or assign these tasks to other agencies. 3. The provincial/municipal
Science, Technology and Environment Departments that have a need to preserve
and store their local unique gene sources shall perform the following tasks: - Assisting the
provincial/municipal People's Committees in drawing up plans and incorporating
into the local plans on science, technology and environment the work of gene
source preservation and storage within their respective territories and manage
such work in a comprehensive manner after the plans are approved. - Coordinating with the
responsible unit under the Ministry of Science, Technology and Environment to
ensure the uniform management of the gene source preservation and storage
according to branch and territory. 4. Tasks of the agencies
participating in the gene source preservation and storage network - Managing and organizing the
implementation of the provisions in Part II of this Regulation regarding the
whole quantity and the quality of gene sources already approved in their respective
projects (including the gene sources preserved and stored together with other
agencies). 5. The ministries, branches and
localities: - Elaborating master plans for
the preservation and storage of gene sources in the fields under their charge. - The responsible ministries and
branches, the provincial/municipal People's Committees shall have to register
with the Ministry of Science, Technology and Environment the specific
quantities of different types of gene sources being stored at various establishments
according to the technical criteria set for each type. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Providing training and
guidance on the gene source management techniques and skills for technical
cadres and coordinating agencies. - Making periodical reports at
the request of the managing agencies. 6. The science and technology
agencies, business and production establishments, individuals... under the
ministries, branches and localities that have material, scientific and
technical conditions can assume the task of preserving and storing gene sources
of animals, plants and micro-organisms in the specialized fields under the
management of the ministries and localities if they obtain the approval from
the responsible agencies and place themselves under the latter's specialized
management and direction. V. FINANCIAL SOURCE Annually, the ministries,
branches and localities shall draw up financial plans for the gene source
preservation and storage with allocations from the budget for science,
technology and environment The Ministry of Science, Technology and Environment
shall consider and assign annual quotas to various gene source preservation and
storage projects under the ministries, branches and localities as one content
of the plan on science, technology and environment. - The ministries, branches and
localities should create conditions for the attraction of other funding sources
for the gene source preservation and storage. - To make use of the financial
support of international organizations for training cadres, exchanging
specialists, holding international seminars, to cooperate with international
organizations, countries in the region and the world in surveying, collecting
and exchanging gene sources and in providing additional equipment, surveying,
preserving, storing, documenting and exchanging relevant information and
materials. VI. IMPLEMENTATION PROVISIONS 1. The Director of the
Technology Management Department of the Ministry of Science, Technology and
Environment shall have to oversee and make periodical reports on the
implementation of this Regulation to the Minister of Science, Technology and
Environment. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. This Regulation takes effect
15 days after its signing.
Quyết định 2117/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 30/12/1997 về Quy chế quản lý và bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật do Bộ Trưởng Bộ Khoa Học Công nghệ Và Môi Trường ban hành
5.263
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|