ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------
|
Số:
733/UB
|
Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 4 năm 1977
|
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH
CỦA THƯỜNG TRỰC ỦY BAN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ
VỀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI SINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
Ngày 5-4-1977, đồng chí Vũ Đình
Liệu, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố kiêm Chủ tịch Hội đồng
Bảo vệ môi sinh Thành phố, đã chủ trì buổi họp lần thứ I của Hội đồng bảo vệ
môi sinh Thành phố được thành lập theo quyết định số 02/QĐ-UB-TC ngày 6-1-1977
của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi nghe đồng chí Dương
Quang Trung, Phó giám đốc Sở Y tế kiêm phó Phó chủ tịch thường trực Hội đồng
bảo vệ môi sinh báo cáo về tổ chức, lề lối làm việc, phương hướng công tác của
Hội đồng bảo vệ môi sinh Thành phố và các biện pháp xử lý tình hình ô nhiễm ở
khu vực Tham Lương,
Đồng chí Phạm Duy Linh, Trưởng
trạm vệ sinh phòng dịch của Thành phố, Ủy viên Hội đồng Bảo vệ môi sinh, báo
cáo các số liệu dữ kiện về tình hình ô nhiễm hiện nay ;
Đồng chí Trần Thanh Liêm, Phó
giám đốc Sở Thủy lợi kiêm Ủy viên Hội đồng bảo vệ môi sinh, trình bày các
phương án kế hoạch tẩy rửa dòng sông Tham Lương, và
Sau khi nghe ý kiến thảo luận và
nhiều kiến nghị của các đại biểu hội nghị,
Đồng chí Vũ Đình Liệu, Phó Chủ
tịch thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố, đã có những quyết định như sau :
1.- Đồng chí Dương Quang Trung
cùng với Ban Tổ chức chánh quyền nhanh chóng hình thành Văn phòng của Hội đồng bảo
vệ môi sinh Thành phố để giúp Thường trực Hội đồng triển khai kịp thời các
quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố về bảo vệ môi sinh. Biên chế của Văn
phòng là 3 cán bộ. Văn phòng đặt tại Sở Y tế.
2.- Giao cho Thường trực Hội
đồng bảo vệ môi sinh tổ chức ngay 3 tiểu ban chuyên môn của Hội đồng :
a) Tiểu ban kỹ thuật sử dụng Ban
Khoa học và kỹ thuật Thành phố và có sự phối hợp với một số ban ngành khác, do
đại diện của Ban Khoa học và kỹ thuật Thành phố làm Trưởng tiểu ban.
b) Tiểu ban pháp chế bao gồm đại
diện Sở Lao động, Ban Pháp chế của Ủy ban nhân dân Thành phố, khi cần sẽ phối
hợp với Toà án và Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố, và do đại diện Sở Lao động
làm Trưởng tiểu ban.
c) Tiểu ban điều tra - khảo sát
do đại diện Trạm Vệ sinh phòng dịch làm Trưởng tiểu ban.
Chức năng, nhiệm vụ và lề lối
làm việc của các tiểu ban đã được ghi rõ trong báo cáo của Hội đồng bảo vệ môi
sinh.
3.- Đối với các xí nghiệp công
nghiệp trung ương và địa phương đóng tại khu vực Tham Lương :
Tình hình ô nhiễm ở khu vực Tham
Lương chưa được cải thiện và đang ở mức độ rất nghiêm trọng. Một ít nhà máy
trong khu vực này đã thể hiện thái độ tích cực trong vấn đề chống ô nhiễm, mặc
dầu biện pháp giải quyết ô nhiễm của các nhà máy đó vẫn chưa đầy đủ (ví dụ nhà
máy Cofata). Bên cạnh đó, nhiều giám đốc nhà máy vẫn chưa có chuyển biến tích
cực trong vấn đề này, chưa thể hiện đầy đủ trách nhiệm đối với các chất thải
của nhà máy đã gây ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng tai hại đến sức khoẻ của
nhân dân.
Để giải quyết về cơ bản nạn ô
nhiễm ở khu vực Tham Lương phải tiến hành nhiều biện pháp, trong đó, khử độc
tại nhà máy để thanh lọc các chất thải phải là biện pháp chính. Ủy ban nhân dân
Thành phố yêu cầu giám đốc các nhà máy phải dựa vào sự lãnh đạo của Đảng bộ nhà
máy, phát động tinh thần làm chủ tập thể của công nhân và cán bộ nhà máy, phát
huy sáng kiến, khắc phục khó khăn, cùng nhau giải quyết tốt việc khử độc đối
với các chất thải của nhà máy, giải quyết tại chỗ với những biện pháp tích cực
và phù hợp với khả năng của nhà máy, ví dụ như đào ao khử chất độc, xây bể lắng
cho từng nhà máy hoặc nghiên cứu làm bể lắng chung cho một số nhà máy…
Các cơ quan (trung ương và địa
phương) trực tiếp quản lý các nhà máy ở khu vực Tham Lương cần phối hợp với Ủy
ban nhân dân Thành phố, khẩn trương chỉ đạo các nhà máy tiến hành ngay những
biện pháp có hiệu quả nhằm chống ô nhiễm môi sinh.
Trong thời gian từ nay đến
1-5-1977 các nhà máy phải báo cáo với Ủy ban nhân dân Thành phố về kế hoạch xử
lý chất thải nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất thải công nghiệp. Trong thời gian từ
nay đến cuối tháng 6-1977 các nhà máy phải thực hiện các biện pháp xử lý chất
thải. Đến ngày 1-7-1977, nếu nhà máy nào không thực hiện quyết định trên, Ủy
ban nhân dân Thành phố bắt buộc phải áp dụng các hình thức kỷ luật theo luật
pháp hiện hành của Nhà nước.
Hội đồng bảo vệ môi sinh Thành
phố có trách nhiệm góp ý kiến cụ thể với các nhà máy về biện pháp xử lý chất
thải cho từng nhà máy, nhất là về phương diện kỹ thuật của các biện pháp đó,
ngoài ra cần nghiên cứu có thể làm bể lắng chung cho những nhà máy gần nhau.
4.- Sở Thủy lợi tiếp tục nghiên
cứu phương án xây dựng trạm máy bơm để kết hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp với
việc tẩy rửa nước sông Tham Lương.
5.- Thường trực Hội đồng bảo vệ
môi sinh tập hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng để hoàn chỉnh bản “Điều lệ
tạm thời về giữ gìn vệ sinh, bảo hộ lao động” và trình cho Thường trực Ủy ban
nhân dân Thành phố ký quyết định ban hành trong khoảng từ 16-4 đến 20-4-1977.
6.- Đối với các cơ sở sản xuất
khác trong thành phố (ở ngoài khu vực Tham Lương), các Sở Công nghiệp, Y tế,
Xây dựng phải tiếp tục nghiên cứu mức độ gây ô nhiễm để có biện pháp thỏa đáng
nhằm hạn chế và loại trừ những tai hại do chất thải gây ra. Ví dụ các lò nấu
nhôm, v.v…
7.- Trên quan điểm bảo vệ môi
sinh, Sở Xây dựng, Sở Y tế, Trạm Vệ sinh phòng dịch cùng với Bộ Lương thực thực
phẩm nghiên cứu và đề xuất biện pháp xử lý nước thải của nhà máy dứa ở Bà Quẹo.
8.- Các Sở Vệ sinh, Y tế, Xây
dựng, Nông nghiệp, Trạm Vệ sinh phòng dịch nghiên cứu vấn đề sử dụng phân ở các
quận ngoại thành (Thủ Đức, Bình Chánh…) cấm sử dụng phân tươi để bón rau ; quy
định bãi ủ rác cho hợp vệ sinh ; không để các nhà thầu tư nhân khai thác phân
rác làm giàu, bán đắt cho nông dân và phân phối phân rác trái với chính sách
khuyến khích nông dân làm ăn tập thể.
9.- Sở Vệ sinh nghiên cứu ngay
kế hoạch cải tạo và trực tiếp quản lý công tác rút hầm cầu và chở rác.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC
Vũ Đình Liệu
|