BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
*****
Số: 21/2006/QĐ-BGTVT
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*****
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH “PHƯƠNG
TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT – TOA XE KHÁCH – YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI SẢN XUẤT, LẮP
RÁP MỚI” 22 5CN 347-06
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12
tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Giao thông đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24 tháng 12 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận
tải;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Khoa học – Công
nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Tiêu chuẩn ngành “Phương tiện giao thông đường sắt – Toa xe
khách – Yêu cầu kỹ thuật khi sản xuất, lắp ráp mới”.
Số đăng ký: 22 TCN 347 – 06
Điều 2. Quyết định
này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa
học – Công nghệ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt
Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, và Thủ trưởng các đơn
vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
(Ban hành kèm theo Quyết định số
21/2006/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
1. Quy định
chung
1.1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ
thuật cơ bản để kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối
với toa xe khách khi sản xuất, lắp ráp mới.
1.2. Đối tượng áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với tổ
chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, lắp ráp mới toa xe khách để
sản xuất trên mạng đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có kết nối với
đường sắt quốc gia.
1.3. Nội dung tiêu chuẩn gồm hai
phần:
1) Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật chung
cho các loại toa xe khách (áp dụng đối với cả toa xe khách thông dụng và toa xe
khách có xét đến yêu cầu cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng);
b) Phần 2: Yêu cầu kỹ thuật riêng
đối với toa xe khách có xét đến yêu cầu cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
2. Tiêu chuẩn
trích dẫn
22 TCN 340 – 05: Quy phạm kỹ thuật
khai thác đường sắt
Phần 1:
YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG
CỦA TOA XE KHÁCH
3. Giải thích
từ ngữ
3.1. Toa xe khách thông dụng là toa xe ghế ngồi, toa xe giường
nằm và các loại toa xe phục vụ hành khách (sau đây gọi là toa xe khách).
3.2. Tốc độ cáu tạo là tốc độ vận hành lớn nhất được hạn
chế bởi điều kiện an toàn và độ bền kết cấu mà toa xe có thể vận hành ổn định
liên tục theo thiết kế.
4. Các yêu cầu
cơ bản và tính năng chủ yếu
Khi thiết kế và sản xuất, lắp ráp
toa xe khách phải tuân theo quy định của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn hiện
hành có liên quan cũng như các văn bản kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
4.1. Tốc độ cấu tạo của toa xe khách
không quá 120km/h đối với toa xe khổ đường 1000mm và không quá 160km/h đối với
toa xe khổ đường 1435mm.
4.2. Kích thước đường bao của toa xe
khách không vượt ra khỏi khổ giới hạn đầu máy toa xe quy định trong tiêu chuẩn
22 TCN 340-05.
4.3. Toa xe khách rỗng hoặc có tải, khi
móc nối với nhau hoặc được kéo đơn phải đi qua được đường cong có bán kính:
a) 97m trên đường chính tuyến và 75m
trên đường nhánh đối với khổ đường 1000mm;
b) 145m trên đường chính tuyến và
100m trên đường nhánh đối với khổ đường 1435mm.
4.4. Tính năng động lực học toa xe khách
phải thỏa mãn các chỉ tiêu sau:
a) Độ êm dịu W của toa xe £ 2,8;
b) Hệ số trật bánh £ 0,8;
c) Hệ số lật nghiêng £ 0,7.
4.5. Thân toa xe khách phải có lớp cách
nhiệt và có hệ số truyền nhiệt K không lớn hơn 1,16 kcal/m2h0C
(trừ toa xe hành lý).
4.6. Thông gió toa xe khách phải dùng một
trong các hình thức sau: thông gió tự nhiên, thông gió cưỡng bức, điều hòa
không khí, hoặc sử dụng kết hợp của các hình thức trên.
4.6.1. Toa xe khách sử dụng kết hợp hình
thức thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức để đảm bảo lưu lượng thông gió
tính cho mỗi hành khách không nhỏ hơn 35m3/h về mủa hè và không nhỏ
hơn 20m3/h về mùa đông.
4.6.2. Toa xe khách có lắp thiết bị điều
hòa không khí phải đảm bảo các thông số trong buồng hành khách theo quy định
sau:
a) Nhiệt độ bình quân từ 24 đến 280C;
b) Chênh lệnh nhiệt độ tại các điểm
đo không quá 20C;
c) Độ ẩm tương đối bình quân không
lớn hơn 70%;
d) Tốc độ gió bình quân (đo tại vị
trí của mỗi hành khách không nhỏ hơn 20m3/s)
đ) Lượng không khí tươi cung cấp cho
mỗi hành khách không nhỏ hơn 20m3/h.
4.7. Khi toa xe khách chạy ở tốc độ
60km/h ± 5%, thì độ ồn trong buồng hành
khách không được lớn hơn:
a) 70 dB(A) đối với toa xe giường
nằm có thiết bị điều hòa không khí;
b) 75 dB(A) đối với toa xe giường
nằm không có thiết bị điều hòa không khí;
c) 72 dB(A) đối với toa xe ghế ngồi
có thiết bị điều hòa không khí;
d) 75 dB(A) đối với toa xe ghế ngồi
không có thiết bị điều hòa không khí;
đ) 72 dB(A) đối với toa xe hàng ăn
có thiết bị điều hòa không khí;
e) 75 dB(A) đối với toa xe hàng ăn
không có thiết bị điều hòa không khí;
g) 72 dB(A) đối với toa xe công vụ
phát điện có thiết bị điều hòa không khí (đo tại buồng nhân viên);
h) 75 dB(A) đối với toa xe công vụ
phát điện không có thiết bị điều hòa không khí (đo tại buồng nhân viên);
4.8. Độ chiếu sáng bên trong buồng khách
toa xe khách
4.8.1. Toa xe khách sử dụng nguồn điện
220V:
a) Đối với toa xe ghế ngồi, toa xe
hàng ăn, yêu cầu độ chiếu sáng không nhỏ 150 Lux khi dùng đèn huỳnh quang và
không nhỏ 120 Lux khi dùng đèn dây tóc;
b) Đối với toa xe giường nằm, yêu
cầu độ chiếu sáng không nhỏ 100 Lux khi dùng đèn huỳnh quang và không nhỏ 80
Lux khi dùng đèn dây tóc.
4.8.2. Toa xe khách sử dụng nguồn điện 24V,
yêu cầu độ chiếu sáng không nhỏ 100 Lux khi dùng đèn huỳnh quang và không nhỏ 80
Lux khi dùng đèn dây tóc.
4.9. Kết cấu thép thân toa xe phải được
làm sạch, sơn chống gỉ và sơn phủ phù hợp với quy định của thiết kế.
4.10. Khi thiết kế và sản xuất, lắp ráp
toa xe khách phải thực hiện các quy định về an toàn phòng cháy.
4.11. Khi toa xe ở vị trí đường thẳng và
phẳng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Chiều cao trung tâm móc nối:
- mm đối với toa xe khách khổ đường
1000mm;
- mm đối với toa xe khách khổ đường
1435mm.
b) Chênh lệch chiều cao của hai
trung tâm móc nối trên cùng một toa xe khách không được quá 10mm.
c) Độ nghiêng lệch của thân toa xe
theo phương ngang không được quá 15mm;
d) Kết cấu bàn trượt phải phù hợp
yêu cầu của thiết kế. Nếu toa xe khách thiết kế loại bàn trượt có khe hở thì
các bàn trượt chéo nhau không được có hiện tượng sát khít.
5. Những quy
định kỹ thuật chung
5.1. Khi thiết kế, đối với những chi tiết
cần thay thế trong sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ phải có tính lắp lẫn cao, tháo
lắp thuận tiện. Các chi tiết, cụm chi tiết được sử dụng trong sản xuất, lắp ráp
toa xe khách phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ thiết kế.
5.2. Các thiết bị được lắp cố định trên
toa xe khách phải đảm bảo vững chắc, những bộ phận của thiết bị khi hoạt động
cần di chuyển thì phải chuyển động linh hoạt, không bị vướng kẹt.
5.3. Hệ thống cấp nước phải có bộ phận xả
nước, xả khí. Sàn buồng vệ sinh buồng rửa mặt phải có lỗ xả nước được bố trí ở
chỗ thích hợp, để khi toa xe khách đứng yên, nước xả ra không được chảy xuống
giá chuyển hướng.
5.4. Khi toa xe khách có tốc độ cấu tạo
lớn hơn 100km/h phải có thiết bị cảnh báo nhiệt độ các hộp trục ổ bi.
6. Vật liệu
6.1. Thép
Thép cacbon và thép hợp kinh thấp
dùng để chế tạo các chi tiết rèn quan trọng, các dầm, xà, cột chịu lực chính
của toa xe khách và các chi tiết dập khác, khi tiến hành thử nghiệm cơ tính
phải phù hợp với quy định trong thiết kế.
6.2. Vật liệu nhôm
Vật liệu nhôm và hợp kim nhôm dùng
để chế tạo các chi tiết toa xe khách phải phù hợp với tiêu chuẩn đã quy định trong
thiết kế.
6.3. Vật liệu gỗ
Trong bản vẽ thiết kế phải ghi rõ
loại gỗ; riêng gỗ dán, phoocmica phải ghi rõ chiều dày, số lớp, màu sắc. Khi
sản xuất, lắp ráp toa xe khách phải sử dụng đúng loại gỗ đã quy định trong
thiết kế. Tất cả các xà gỗ, dầm gỗ, đệm gỗ trong kết cấu gỗ thân toa xe phải
được xử lý phòng mục.
6.4. Các vật liệu khác
Các vật liệu kim loại màu khác và
các vật liệu phi kim loại như cao su, chất dẻo, sứ, thủy tinh v.v… phải phù hợp
với tiêu chuẩn tương ứng đã quy định.
7. Kết cấu và
tính năng của các bộ phận toa xe khách
7.1. Thân xe
7.1.1. Khi thiết kế kết cấu thép của toa xe
khách phải có biện pháp phòng rỉ, biện pháp hạn chế nước và hơi ẩm đọng trong
kết cấu.
7.1.2. Dung sai tối đa của các kích thước
chính kết cấu thép thân xe phải phù hợp với quy định trong Bảng 1.
Bảng 1: Dung sai tối đa của các kích
thước chính kết cấu thép thân xe (mm)
TT
|
Hạng mục
|
Dung sai tối đa (mm)
|
Ghi chú
|
1
|
Chiều dài thân xe
|
± 10
|
|
2
|
Chiều rộng bên trong thân xe
|
± 5
|
|
3
|
Chiều cao bên trong thân xe
|
± 10
|
|
4
|
Sai lệch về đường chéo góc mặt cắt
ngang thân xe (đường chéo được tính từ chân cột thành bên tới điểm tiếp xúc
của thành bên đối diện với xà vành mai)
|
8
|
|
5
|
Độ vồng lên của xà dọc cạnh phần
giữa trung tâm hai xà gối
|
2 – 12
|
|
6
|
Độ xệ xuống của xà kéo bên ngoài
trung tâm xà gối
|
5
|
|
7
|
Sai lệch giữa đường trung tâm cối
chuyển với đường trung tâm bệ xe
|
3
|
|
8
|
Sai lệch của hai đường chéo góc bệ
xe
|
8
|
Đo chỗ xà gối
|
7.1.3. Độ lồi lõm bề mặt của tấm vách đầu
xe, vách thành xe sau khi lắp ráp không được quá 2mm trên chiều dài 1m.
7.1.4. Độ lồi lõm của bề mặt bên ngoài kết
cấu thép thân xe đo trên 1 m chiều dài phải phù hợp với quy định trong Bảng 2.
Bảng 2. Độ lồi lõm tối đa của bề mặt
ngoài kết cấu thép thân xe (mm/m)
TT
|
Hạng mục
|
Độ lồi lõm tối đa
|
Ghi chú
|
1
|
Tấm thành bên
|
2
|
|
2
|
Tấm thành đầu
|
3
|
|
3
|
Tấm dọc cạnh sườn của mui xe
|
3
|
Vị trí ống thông gió £ 8
|
4
|
Tấm giữa của mui xe
|
5
|
Vị trí ống thông gió £ 8
|
5
|
Mặt sàn xe kim loại
|
8
|
|
6
|
Tấm vách trong đầu xe
|
2,5
|
|
7.1.5. Các chi tiết và bộ phận của kết cấu
gỗ thân xe phải đảm bảo tháo lắp, thay thế dễ dàng khi sửa chữa.
7.1.6. Thành, mui, sàn của thân xe phải có
tính năng cách âm, chống ẩm và có lớp cách nhiệt chống cháy.
7.2. Móc nối dỡ đấm và thiết bị bên
ngoài toa xe khách
7.2.1. Kiểm loại móc nối, dỡ đấm lắp trên
toa xe khách phải đúng phù hợp yêu cầu thiết kế, có đường bao phù hợp đảm bảo
cho việc nối kết an toàn và thuận lợi.
7.2.2. Hợp đỡ đấm (lắp phía sau móc nối tự
động) phải có dung năng phù hợp với tổng trọng toa xe khách và tốc độ cấu tạo
của toa xe khách.
7.2.3. Bộ móc nối đỡ đấm sau khi lắp ráp
xong phải đảm bảo 3 tác dụng (đóng, mở, mở hoàn toàn) và khả năng chống tuột
móc.
7.2.4. Vị trí tiếp giáp giữa các toa xe
khách phải có khung che gió đầu xe (súp lê) và cầu giao thông. Khung che gió
phải đảm bảo tiếp nối an toàn, kín và không được cài khi toa xe khách thông qua
đường cong.
7.2.5. Tại thành ngoài đầu xe phải có bậc
thang hoặc quai móc thang để trèo lên nóc toa xe khách.
7.2.6. Phần đầu xà gối tiếp giáp với xà
cạnh phải có bệ ky nâng xe. Trên xà cạnh, trong phạm vi 2 m tính từ tâm xà gối
trở vào giữa xe phải có bệ kê toa xe khách.
7.3. Cửa sổ và cửa ra vào
7.3.1. Đối với toa xe khách lắp điều hòa
không khí phải có ít nhất là 4 cửa sổ di động. Cửa sổ buồng vệ sinh phải lắp
lớp kính mờ hoặc dùng cửa sổ 2 lớp kính với lớp kính ngoài là kính mờ.
7.3.2. Cửa sổ di động và cửa ra vào phải
đóng mở linh hoạt và kính.
7.3.3. Kính dùng cho cửa sổ và cửa ra vào
toa xe khách phải là loại kính an toàn.
7.3.4. Cửa lên xuống xe phải có bậc lên xuống,
tay vịn và nắp đậy bậc lên xuống. Phía trên cửa lên xuống phải có máng hứng
nước mưa.
7.4. Thiết bị trong toa xe khách
7.4.1. Thiết bị chủ yếu cần lắp đặt bên
trong các loại xe khách phải thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn có liên quan và
quy định của thiết kế.
7.4.2. Tại vị trí làm việc của trưởng tàu
phải lắp van hãm khẩn cấp, đồng hồ áp suất và có vị trí để bố trí thiết bị đo
tốc độ đoàn tàu, thiết bị thông tin liên lạc giữa trưởng tàu và lái tàu.
7.4.3. Mỗi toa xe khách phải có ít nhất 2
bình cứu hỏa hoặc theo quy định của thiết kế và có chỗ để dụng cụ chèn tàu, tín
hiệu cần tay, tủ thuốc sơ cứu.
7.4.4. Các toa xe khách lắp cửa kính cố
định phải trang bị dụng cụ thoát hiểm đặt tại nơi hành khách dễ thấy, dễ thấy
khi sử dụng.
7.5. Giá chuyển hướng
7.5.1. Giá chuyển hướng là loại 2 trục và 2
hệ lò xo
a) Tốc độ cấu tạo
- Không lớn hơn 120km/h đối với loại
khổ đường 1000mm;
- Không lớn hơn 160km/h đối với loại
khổ đường 1435mm.
b) Tải trọng trục phải phù hợp với
tải trọng cho phép của cầu, đường sắt.
7.5.2. Tính năng động lực học của giá
chuyển hướng phải đảm bảo cho toa xe đạt được các chi tiêu động lực học đã quy
định tại mục 4.4 của tiêu chuẩn này.
7.5.3. Các yêu cầu kỹ thuật cụ thể khác đối
với giá chuyển hướng phải theo đúng các tiêu chuẩn có liên quan hoặc văn bản kỹ
thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
7.6. Hệ thống hãm
7.6.1. Hệ thống hãm gió ép và hãm tay phải
lắp ráp theo đúng quy định của thiết kế.
7.6.2. Khoảng cách hãm của toa xe khách
phải phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn 22 TCN 340-05.
7.6.3. Đầu số 1 (đầu lắp hãm tay) mỗi toa
xe khách phải lắp van hãm khẩn cấp và đồng hồ áp suất.
7.6.4. Các ống mềm nối từ thân toa xe tới
giá chuyển hướng phải có đủ khoảng hở đối với các bộ phận quanh nó, để tránh bị
va quệt khi xe đi vào đường cong.
7.6.5. Tất cả các lỗ liên kết của các suốt
hãm đều phải đóng bạc (trừ suốt hãm tay).
7.6.6. Giá đỡ suốt hãm phải có biện pháp
chống rung.
7.6.7. Tất cả các loại van của hệ thống hãm
đều phải được thử nghiệm theo quy định trước khi tiến hành lắp ráp hãm toa xe.
7.6.8. Hệ thống hãm sau khi lắp ráp xong
phải thử hãm đơn xa, các tính năng của hệ thống hãm phải phù hợp với quy định
thiết kế.
7.7. Hệ thống cấp nước
7.7.1. Các toa xe khách phải có hệ thống
cung cấp nước sạch, trừ toa xe hành lý.
7.7.2. Tổng dung tích của các két nước toa
xe khách phải đảm bảo cung cấp tối thiểu 15 lít nước/1 hành khách/1 ngày đêm
(trừ các trường hợp có quy định riêng).
7.8. Hệ thống điện
7.8.1. Toa xe khách có thể dùng hình thức
cấp điện độc lập hoặc cấp điện tập trung. Điện áp định mức tối đối với nguồn
điện một chiều là 24V, đối với nguồn điện xoay chiều là 220V/380V, 50Hz.
Toa xe khách lắp thiết bị điều hòa
không khí phải có đủ điều kiện để có thể dùng điện lưới bên ngoài.
7.8.2. Hệ thống chiếu sáng dùng cho toa xe
khách phải đảm bảo độ chiếu sáng theo quy định và phải có biện pháp chiếu sáng
dự phòng.
7.8.4. Toa xe khách sau khi lắp ráp phải
kiểm tra độ cách điện, độ cách điện không được thấp hơn trị số quy định trong
thiết kế.
7.9. Hệ thống thông tin
7.9.1. Mỗi toa xe khách trang bị ít nhất
một loa điện có thông số tối thiểu 8W -
4W. Riêng toa xe giường nằm, mỗi phòng ngủ lắp một toa điện có thông số tối
thiểu 8W - 2W, loa có chiết áp điều chỉnh âm
lượng.
7.9.2. Loa phát thanh phải có chất lượng tốt,
âm thanh phát ra phải rõ ràng.
7.9.3. Đường dây phát thanh trên từng toa
xe khách phải được kiểm tra độ cách điện, điện trở cách điện không được thấp
hơn quy định trong thiết kế.
PHẦN 2: YÊU
CẦU KỸ THUẬT RIÊNG ĐỐI VỚI TOA XE KHÁCH CÓ XÉT ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN SỬ DỤNG CHO
NGƯỜI KHUYẾT TẬT
8. Giải thích
từ ngữ
8.1. Ghế ngồi ưu tiên: Ghế gành cho người khuyết tật đi tàu
được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn.
8.2. Khu vực ưu tiên: Khu vực có các chỗ ngồi hoặc giường
nằm dành riêng cho người khuyết tật đi tàu.
8.3. Độ tương phản: Mức độ phản xạ ánh sáng do sự khách
biệt về màu sắc của bề mặt các bộ phận hoặc thiết bị trên toa xe khách.
8.4. Phòng hành khách: Phần bên trong toa xe khách dành cho
hành khách đi tàu, không bao gồm phòng vệ sinh, hành lang và lối cửa ra vào.
8.5. Người khuyết tật: người khiếm thính, khiếm thị và
người khuyết tật vận động.
8.6. Xe lăn chuẩn: xe lăn có người ngồi và có kích
thước đường bao như hình 1.
SCAN ẢNH TRANG 55
8.7. Người đi xe lăn: Người khuyết tật vận động không có
kỹ năng đi lại được phải sử dụng xe lăn.
8.8. Hệ thống neo giữ xe lăn: Hệ thống giữ không cho xe lăn tự di
chuyển trong chỗ để xe lăn.
8.9. Cầu dẫn lên xuống xe: cơ cấu lắp trên toa xe tạo thành cầu
để người dùng xe lăn có thể lên, xuống toa xe.
8.10. Bàn nâng xe: Thiết bị chuyên dùng để đưa người đi
xe lăn lên xuống toa xe tại các nhà ga.
9. Yêu cầu để
người khuyết tật tiếp cận sử dụng
Đối với toa xe khách tiếp cận người
khuyết tật ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho xe khách thông dụng như đã
nêu ở trên còn phải thực hiện các yêu cầu kỹ thuật sau đây:
9.1. Cửa lên xuống
9.1.1. Cửa lên xuống toa xe phải có màu sơn
tương phản với màu sơn thành xe để người khiếm thị dễ dàng nhận biết.
9.1.2. Mỗi lối cửa lên xuống toa xe phải
lắp thiết bị cảnh báo bằng âm thanh gần lối cửa lên xuống hoặc gần thiết bị
điều khiển (nếu có). Thiết bị phải phát ra tín hiệu âm thanh rõ ràng để báo cho
hành khách biết trước khi cửa bắt đầu mở hoặc đóng.
9.1.3. Toa xe khách có chỗ dành cho người
xe lăn có cửa, lối lên xuống phù hợp ở mỗi bên thành xe, chiều rộng của cửa khi
mở hoàn toàn không nhỏ hơn 800mm.
9.1.4. Ký hiệu của toa xe khách có chỗ dành
cho người khuyết tật và xe lăn phải được dán mỗi bên thành xe ít nhất một cái.
Ký hiệu được dán ở ngoài toa xe được dán gần cửa lên xuống để hành khách dễ
dàng nhìn thấy được khi cửa đóng hay mở. Ký hiệu phía trong toa xe được dán gần
chỗ để xe lăn.
9.1.5. Ký hiệu toa xe khách chở người
khuyết tật và xe lăn phù hợp với hình 2; có nền màu trắng hoặc xanh da trời; có
kích thước không nhỏ hơn 120mm x 150mm khi lắp ngoài xe và không nhỏ hơn 60mm x
75mm khi lắp trong toa xe.
Hình 2: Ký hiệu toa xe chở người
khuyết tật và xe lăn.
HÌNH TRANG 56
9.1.6. Lối đi lại cho người đi xe lăn từ
cửa lên xuống đến khu vực ưu tiên phải rộng tối thiểu 800mm và không có vật cản
trở. Gần khu vực ưu tiên phải có chỗ quay đầu cho xe lăn, đường kính chỗ quay
đầu xe tối thiểu 1500mm.
9.2. Thiết bị điều khiển cửa lên
xuống (nếu có)
9.2.1. Thiết bị điều khiển đóng, mở cửa lên
xuống của toa xe được sử dụng khi việc đóng, mở cửa phải dùng nguồn năng lượng
điện hoặc gió ép; không áp dụng cho cửa tự động hoặc cửa phải đóng mở bằng tay.
9.2.2. Chiều cao lắp đặt nút ấn điều khiển cửa
để hành khách sử dụng đóng, mở cửa từ 700mm đến 1200mm được đo theo chiều thẳng
đứng tính từ sàn xe đến tâm nút ấn điều khiển.
9.2.3. Nút ấn điều khiển cửa được ấn bằng
lòng bàn tay, lực ấn không vượt quá 15N.
9.2.4. Nút ấn điều khiển cửa phải có đèn
tín hiệu phát sáng liên tục khi nó ở trạng thái sẵn sàng làm việc. Độ rọi ánh
sáng trong khoảng từ 80 Lux đến 100 Lux.
9.2.5. Nút ấn điều khiển cửa phải có màu
sắc tương phản với màu sắt bề mặt được lắp, bề mặt không quá bóng và không phản
quang. Đường viền bao quanh nút điều khiển phải có kích thước tối thiểu là:
100mm x 100mm.
9.2.6. Nút ấn điều khiển phải có ký hiệu
nổi để người khiếm thị nhận biết bằng tay khi tiếp xúc.
9.3. Cửa bên trong toa xe khách
9.3.1. Cửa trong toa xe khách mà người đi
xe lăn đi qua để đến khu vực ưu tiên phải rộng tối thiểu 800mm.
9.3.2. Cửa giao thông 2 đầu toa xe khách
phải rộng tối thiểu 750mm với chiều cao không vướng chướng ngại vật tối thiểu
là 1400mm tính từ mép dưới cửa.
9.3.3. Đối với loại cửa đóng, cửa tự động
trên toa xe khách phải theo các yêu cầu sau:
a) Cửa ra vào bắt đầu mở khi một
phần bất kỳ của hành khách đi tới cách cửa ra vào dưới 500mm đo theo phương
ngang.
b) Cánh cửa ra vào mỗi lần mở phải
duy trì thời gian mở hoàn toàn không ít hơn 5 giây trước khi đóng.
c) Khi cửa bắt đầu đóng nếu cạnh của
cửa tiếp xúc với bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể hành khách thì cửa phải tự
mở ra một lần nữa. Lực đóng cửa không vượt quá 65N.
9.4. Bậc lên xuống toa xe khách
9.4.1. Toa xe khách được thiết kế phù hợp
với kết cấu hạ tầng nhà ga. Tốt nhất là sàn xe và ke ga cùng nằm trên một mặt
phẳng.
9.4.2. Kích thước bậc lên xuống toa xe
khách như sau:
a) Chiều cao từ 120mm đến 200mm;
b) Mặt bậc có chiều sâu không nhỏ
hơn 300mm và chiều rộng không nhỏ hơn 455mm.
9.4.3. Bề mặt của bậc lên xuống toa xe
khách phải có khả năng chống trượt được trong mọi điều kiện thời tiết.
9.4.4. Mép trước của mỗi bậc lên xuống phải
có dải sơn màu. Kích thước chiều rộng của dải sơn không nhỏ hơn 45mm và không
lớn hơn 50mm. Màu dải sơn phải tương phản với màu của bậc lên xuống.
9.4.5. Khu vực của mỗi bậc lên xuống được
khép kính bằng các tấm đỡ đứng với tấm bề mặt bậc lên xuống và cạnh trước của
nó hoặc mặt sàn của toa xe. Góc tạo bởi tấm đỡ đứng và tấm bề mặt là 900
để phòng chống vấp trượt.
9.4.6. Bề mặt bậc lên xuống toa xe khách
phải được chiếu sáng đều. Độ rọi của đèn chiếu sáng bậc lên xuống không nhỏ hơn
100 Lux.
9.5. Sàn toa xe khách
9.5.1. Toàn bộ mặt sàn toa xe khách phải
được chế tạo bằng vật liệu chống trượt. Màu sắc sàn khu vực đầu xe và hành lang
phải tương phản với màu sắc vùng sàn xe dành cho hành khách.
9.5.2. Khu vực sàn lối cửa lên xuống của
khách được đánh dấu bằng dải sơn kẻ song song với mép trên bậc cầu thang, có
màu sắc tương phản với màu sắc bề mặt sàn xe. Chiều rộng dải sơn không quá
50mm, khoảng cách đo từ mép bậc cầu thang đến cạnh gần của dải sơn không nhỏ
hơn 50mm.
9.6. Chỗ ưu tiên cho hành khách
khuyết tật
9.6.1. Đối với toa xe ghế ngồi có chỗ dành
cho người khuyết tật quy định số lượng ghế ngồi ưu tiên ít nhất là 10% tổng số
chỗ trong toa, trong đó có ít nhất một chỗ dành cho xe lăn. Chỗ ngồi ưu tiên
phải có ký hiệu chỉ dẫn cho người khuyết tật dễ nhận biết.
9.6.2. Đối với toa xe khách giường nằm có
chỗ dành cho người khuyết tật phải có ít nhất một phòng ngủ dành cho người đi
xe lăn.
9.6.3. Ghế ngồi ưu tiên không được dùng
loại ghế lật hoặc ghế gập. Chiều rộng mặt ghế tối thiểu là 450mm. Kích thước
ghế và khoảng không gian giữa ghế trước và ghế sau phù hợp với phụ lục 1.
9.6.4. Các tay ghế trên ghế ngồi ưu tiên
phải gập được để mở rộng chỗ tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách khuyết tật
ra, vào chỗ ngồi.
9.6.5. Các thiết bị phục vụ được lắp đặt
tại khu vực ưu tiên phải có biển hiệu chỉ dẫn, phải bố trí ở vị trí thuận lợi
trong tầm với của hành khách khuyết tật.
9.7. Tay vịn và tay nắm
9.7.1. Tay vịn được lắp trên toa xe khách
cả hai phía ở trong và ngoài lối cửa lên xuống, điểm dưới không cao quá 700mm,
điểm trên không thấp dưới 1200mm đo từ sàn xe theo phương thẳng đứng.
9.7.2. Các tay vịn đều có dạng ống tròn với
đường kính ngoài từ 30mm đến 40mm. Khoảng cách giữa thân tay vịn với bề mặt giá
gá lắp và với các chi tiết xung quanh không được bé hơn 45mm. Bề mặt tay vịn
được chế tạo bằng vật liệu chống trơn, có màu sắc tương phản với màu sắc các bộ
phận xung quanh.
9.7.3. Tay nắm lắp trên tựa lưng của mỗi ghế ngồi hành khách
trong toa xe khách phải có dạng hình tròn. Bề mặt tay nắm được chế tạo bằng vật
liệu chống trơn, có màu sắc tương phản với màu sắc nơi tay nắm được lắp. Khoảng
cách giữa tay nắm với các chi tiết xung quanh nơi lắp đặt không được nhỏ hơn
150mm.
9.8. Phương tiện thông tin cho hành
khách
9.8.1. Toa xe khách phải có các thiết bị
thông tin được lắp đặt ở trong phòng hành khách và các biển hiệu ở bên ngoài
toa xe để hành khách dễ nhận biết bằng mắt nhìn hoặc tay nghe.
9.8.2. Hệ thống thông tin bên trong và bên
ngoài toa xe khách sẽ dùng để thông báo các thông tin cần thiết cho hành khách
như sau:
a) Thông báo ga tiếp theo, hoặc điểm
đỗ tiếp theo ở đó đoàn tàu sẽ dừng.
b) Thông báo về bất kỳ sự chậm trễ
nào của đoàn tàu nếu vượt quá 10 phút so với thời gian quy định của hành trình
đoàn tàu.
c) Thông báo về sự chệch giờ của
đoàn tàu theo bảng giờ tàu chung quy định.
d) Thông báo về tình trạng khẩn cấp
của đoàn tàu khi cần thiết.
9.8.3. Trên toa xe khách có lắp điện thoại
phục vụ hành khách nên có một máy điện thoại nối dài cấp cho người đi xe lăn.
9.8.4. Chiều cao mặt trên hộp điện thoại
không quá 1400mm tính từ sàn xe. Buồng cabin điện thoại phải được chiếu sáng
tốt và đều.
9.8.5. Bàn phím của điện thoại đều có chấm
nổi ở phím số 5 giúp người khiếm thị có thể nhận diện được. Các phím số phải có
sự tương phản như các thiết bị khác trên toa xe khách.
9.9. Buồng vệ sinh
9.9.1. Phải có ít nhất một buồng vệ sinh
dành cho người đi xe lăn, bố trí gần khu vực chỗ ưu tiên trên toa xe khách và
có ký hiệu chỉ dẫn bên ngoài.
9.9.2. Chiều cao của tay nắm, khóa cửa và
các thiết bị phục vụ bên trong hoặc bên ngoài buồng vệ sinh từ 800mm đến 1200mm
tính từ sàn xe đến tâm thiết bị.
9.9.3. Tay nắm, khóa cửa và các thiết bị khác ở trong buồng vệ
sinh phải hoạt động được bằng một lực tác động không quá 15N, được lắp đặt tại
vị trí thuận lợi để hành khách khiếm thị có thể nhận dạng bằng tay khi tiếp
xúc.
9.9.5. Chỗ ngồi, nắp đậy bệ cầu và các tay
nắm trong buồng vệ sinh phải có màu sắc tương phản với màu sắc của các chi tiết
xung quanh.
9.9.6. Chiều cao bề mặt bệ ngồi của bồn cầu
dành cho người đi xe lăn từ 475mm đến 485mm tính từ sàn xe.
9.9.7. Các thiết bị rửa và sấy khô tay (nếu
có) phải được lắp đặt ở vị trí thuận lợi bên cạnh bồn cầu để người đi xe lăn
không phải di chuyển ra khỏi bồn cầu khi cần rửa tay. Tay vịn bên cạnh bồn cầu
là loại tay vịn dùng khớp bản lề bố trí lắp đặt ở vị trí thuận lợi không cản
trở cho việc di chuyển của người đi xe lăn. (theo hình 3).
Hình 3: Sơ đồ bố trí bồn cầu và tay vịn khớp
quay
9.9.8. Chiều rộng của cửa vào buồng vệ
sinh không nhỏ hơn 800mm. Trong buồng vệ sinh phải có không gian tối thiểu là
700mm x 1300mm để đặt xe lăn được bố trí bên pyhải nhìn từ mặt trước bồn cầu để
người khuyết tật dễ dàng chuyển từ xe lăn sang bệ ngồi bồn cầu.
9.9.9. Trong buồng vệ sinh phải lắp ít nhất
2 thiết bị liên lạc với bên ngoài để trợ giúp cho trường hợp khẩn cấp. Thiết bị
thứ nhất đặt cách mặt sàn không quá 450mm, thiết bị thứ 2 cách mặt sàn trong
khoảng từ 800mm đến 1200mm.
9.9.10. Chiều rộng lối đi từ khu vực ưu tiên
đến buồng vệ sinh không nhỏ hơn 800mm, gần buồng vệ sinh phải có chỗ để quay xe
được 1800. Trên lối đi của xe lăn phải bảo đảm không có bất kỳ
chướng ngại vật nào cản trở.
9.10.1. Kích thước chỗ dành cho xe lăn như
sau:
a) Chiều dài theo chiều dọc xe không
nhỏ hơn 1300mm;
b) Chiều rộng theo chiều ngang xe
không nhỏ hơn 750mm;
c) Chiều cao tính từ sàn xe không
nhỏ hơn 1400mm.
9.10.2. Đối với toa xe ghế ngồi.
a) Bố trí chỗ dành cho xe lăn trên
toa xe có kích thước phù hợp với quy định tại khoản 9.10.1.
b) Có hệ thống đai an toàn cho người
đi xe lăn (dây đai ngang thắt lưng) và hai điểm neo đai cố định; dây đai được
thiết kế và cấu tạo như dây đai an toàn theo TCVN 7001 – 2002.
c) Hệ thống neo giữa xe lăn, thiết
bị phanh hãm của xe lăn phải có tác dụng chống được xe lăn tự di chuyển khi tầu
vận hành.
9.10.3. Đối với toa xe giường nằm
a) Chiều rộng cửa ra và lối vào
buồng ngủ dành cho người đi xe lăn và không gian bên cạnh giường không nhỏ hơn
850mm.
b) Buồng ngủ phải có chỗ quay đầu xe
với đường kính nhỏ nhất là 1500mm. Khoảng trống không gian ở phía dưới gầm bàn
có chiều cao ít nhất là 700mm để hành khách duỗi chân.
c) Giường dành cho người đi xe lăn
được lắp trên giá đỡ chắc chắn. Chiều cao đo từ sàn xe đến mặt trên của đệm mút
là 475mm đến 485mm.
9.10.4. Có ký hiệu theo hình 2 đặt gần ngay
chỗ dành cho xe lăn để hành khách nhận biết.
9.10.5. Chỗ dành cho xe lăn phải lắp các
thiết bị trợ giúp để người khuyết tật ngồi trên xe lăn có thể liên hệ với nhân
viên trong trường hợp khẩn cấp.
9.10.6. Các thiết bị điều khiển lắp đặt
trong tầm với của người khuyết tật ngồi trên xe lăn để có thể điều khiển thiết
bị hoạt động bằng lòng bàn tay với một lực không quá 30N.
9.10.7. Đèn dùng cho hành khách đi xe lăn là
loại đèn có thể điều chỉnh được cường độ ánh sáng, các công tác điều khiển được
lắp ở hai đầu giường ngủ nằm trong tầm với thuận lợi của hành khách.
9.10.8. Các lối đi dành cho người đi xe lăn
trong toa xe khách có tốc độ dốc không được quá 5% ở bất kỳ vị trí nào. Không
gian dành cho xe lăn không bị cản trở từ sàn xe đến độ cao tối thiểu là 1400mm.
9.11. Yêu cầu chung của thiết bị đưa
xe lăn lên xuống toa xe khách
9.11.1. Khi khe hở giữa mép ke ga với mép
cạnh bậc lên xuống toa xe khách lớn quá 75mm theo phương ngang và lớn quá 50mm
theo phương thẳng đứng thì phải có thiết bị bàn nâng hoặc cầu dẫn để đưa người
đi xe lăn lên, xuống toa xe.
9.11.2. Bàn nâng và cầu dẫn đưa xe lăn lên
xuống toa xe phải phù hợp các yêu cầu sau:
a) Tải trọng làm việc an toàn không
nhỏ hơn 300kg.
b) Không xảy ra biến dạng vĩnh cửu
hoặc hư hỏng sau khi phải chịu một tải trọng bằng 125% tải trọng làm việc an
toàn, được phân bố đều trên bàn nâng xe, trong khoảng thời gian ít nhất là 10
giây.
c) Bàn nâng và cầu dẫn chỉ hoạt động
khi toa xe dừng để đưa khách đi xe lăn lên xuống.
9.11.3. Bề mặt của bàn nâng hoặc cầu dẫn đưa
xe lăn lên toa xe khách phải chế tạo bằng vật liệu chống trượt để bảo đảm an
toàn cho hành khách.
9.12. Yêu cầu riêng đối với bàn nâng
xe
9.12.1. Mặt sàn của bàn nâng phải rộng tối
thiểu 750mm và dài tối thiểu 1200mm. Thiết bị phải có khả năng nâng tải ít nhất
là 300kg.
9.12.2. Mặt sàn và các mép tiếp giáp giữa
vàn nâng với sàn phải được đánh dấu bằng dải màu rộng 50mm có màu sắc tương
phản với màu nền.
9.12.3. Vto của bàn nâng xe không vượt quá
0,15m/s. Khi hạ xuống hết hành trình thì sàn nâng phải tiếp xúc với mặt đất.
9.12.4. Mặt sàn thiết bị nâng phải lắp đặt
cơ cấu chặn có chiều cao không quá 100mm để chặn xe không tự lăn ra ngoài trong
quá trình nâng, hạ.
9.12.5. Nếu hành trình nâng của sàn bàn nâng
xe lớn hơn 500mm thì phải lắp ít nhất một tay vịn tại một phía của sàn bàn nâng
xe. Tay vịn được lắp chắc chắc theo phương ngang có độ cao từ 650mm đến 1100mm
đo từ bề mặt sàn của bàn nâng xe.
9.12.6. Bàn nâng xe hoạt động bằng năng
lượng điện phải có cảm biến tiếp xúc để có thể dừng hoạt động khi chạm vào
người hay các chướng ngại khác trong quá trình nâng, hạ.
9.12.7. Thiết bị nâng xe tự hành phải có khả
năng vận hành được bằng tay trong trường hợp cơ cấu tự động bị hỏng.
9.13. Yêu cầu riêng đối với cầu dẫn
9.13.1. Toa xe khách lắp cầu dẫn hoạt động
bằng nguồn năng lượng điện được điều khiển bởi người đi xe lăn thì nút ấn điều
khiển cầu dẫn hoạt động phải được đặt tại vị trí thích hợp với độ cao khoảng
800mm gần ngay cửa lên xuống dành cho xe lăn.
9.13.2. Cầu dẫn phải có cảm biến tiếp xúc ở
phía đầu để có thề dùng hoạt động khi chạm vào người hay các chướng ngại khác.
9.13.3. Cầu dẫn phải tự động cắt nguồn không
hoạt động khi có vật nặng ³ 15kg đè lên
trong khi cầu thang chuyển động.
9.13.4. Khi toa xe khách chưa dừng hẳn thì
không thể điều khiển hạ cầu dẫn xuống được.
9.13.5. Cầu dẫn (bao gồm loại tự hành và
loại vận hành bằng tay) phải lắp đặt an toàn chắc chắc, chiều rộng tối thiểu
800mm nhưng không lớn hơn chiều rộng cửa. Hai mép bên cửa cầu dốc phải có gờ
chặn cao tối thiểu 50mm.
9.14.6. Cầu dẫn phải chịu được tải trọng tối
thiểu 300kg. Mép của cầu dẫn phải tiếp xúc chắc chắn với ke ga hay bậc chờ. Các
cạnh của cầu dẫn phải được sơn dải màu rộng 50mm có màu sắc tương phản với màu
nền./.
Phụ lục 1
Hình 1
Hình 2
Hình 3: