BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-UỶ BAN BẢO VỆ VÀ CHĂM SÓC TRẺ EM VIỆT NAM
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
07/1998/TTLTBLĐTBXH-UBBVCSTEVN
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 5 năm 1998
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, UỶ BAN BVCS TRẺ EM
VIỆT NAM SỐ 07/1998/TTLT-BLĐTBXH-UBBVCSTEVN NGÀY 4 THÁNG 5 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 19/1998/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 1 NĂM 1998 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH
QUỐC GIA CŨ
Căn cứ Quyết định số
19/1998/QĐ-TTg ngày 24 tháng 1 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các Chương trình quốc gia cũ.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt
Nam hướng dẫn việc chuyển giao mục tiêu chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
I. NỘI DUNG
CHUYỂN GIAO:
1. Mục tiêu chăm sóc trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chuyển sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
Năm 1998 có 50% trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn được chăm sóc và phấn đấu đạt 70% đến năm 2000 theo mục tiêu
của Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em Việt Nam 1991 - 2000.
2. Kinh phí phục vụ sự nghiệp
chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hình thành từ các nguồn:
+ Nguồn hỗ trợ của ngân sách Nhà
nước;
+ Các nguồn thu khác.
Khi thực hiện chuyển giao phần
ngân sách Nhà nước theo mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình Quốc gia cũ phải thực
hiện đúng nguyên tắc và thể thức bàn giao theo chế độ bàn giao tài chính, lập
biên bản bàn giao đầy đủ, cụ thể theo đúng nguyên tắc hành chính. Uỷ ban Bảo vệ
và chăm sóc trẻ em các cấp chịu trách nhiệm quyết toán kinh phí từ năm 1997 trở
về trước. Từ năm 1998 do đơn vị quản lý mới chịu trách nhiệm về những nội dung
bàn giao, trường hợp đã chi cho các hoạt động quý I/1998 Uỷ ban Bảo vệ và chăm
sóc trẻ em tỉnh chịu trách nhiệm quyết toán với Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội.
Các nguồn kinh phí trên được quản
lý theo Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tài
chính.
3. Ngành Lao động - Thương binh
và Xã hội sau khi tiếp nhận nhiệm vụ chuyển giao phải tiến hành mở hệ thống sổ
sách theo dõi, quản lý mới và tổ chức lưu trữ hồ sơ bàn giao một cách chặt chẽ
để tiện cho việc kiểm tra của cấp có thẩm quyền. Tiếp tục tổ chức thực hiện những
mục tiêu và nhiệm vụ đã được xác định khi chuyển giao.
4. Việc thay đổi cơ quan quản lý
chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ Uỷ ban Bảo vệ và
chăm sóc trẻ em sang Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội không được làm ảnh
hưởng tới mục tiêu của chương trình. Trong năm 1998, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội tiếp tục thực hiện mục tiêu kế hoạch và ngân sách do Uỷ ban Bảo vệ và
chăm sóc trẻ em Việt Nam đã dự toán kinh phí và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Từ năm 1999 trở đi, hàng năm
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc
trẻ em các cấp xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đưa vào kế hoạch ngân sách thường xuyên thuộc
Bộ, ngành, địa phương quản lý.
II. NHỮNG HƯỚNG
DẪN CỤ THỂ:
Ngân sách Nhà nước chuyển giao
phân bổ về cho các địa phương trong chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn năm 1998 theo Quyết định 184/1997/QĐ-BT ngày 31/12/1997 của Bộ
trưởng - Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam và thông báo của Bộ
Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư (Có phụ lục kèm theo).
1. Nội dung hoạt động cụ thể
trong năm 1998 đối với công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
ngoài các hoạt động thường xuyên của Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội vẫn
thực hiện, nay được bổ sung như sau:
a. Nội dung hoạt động tại địa
phương bằng kinh phí uỷ quyền bao gồm:
+ Lớp vừa học vừa làm: 47 tỉnh
triển khai;
+ Theo dõi phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng: 31 tỉnh triển khai;
+ Tập huấn cán bộ xã hội: 60 tỉnh
triển khai;
(Có danh sách kèm theo)
b. Nội dung hoạt động của các Bộ,
ngành bằng nguồn kinh phí chương trình đã được thông báo sẽ ký hợp đồng trách
nhiệm với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Bảo trợ xã hội).
c. Nội dung hoạt động của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội thực hiện bao gồm:
+ Huấn luyện cán bộ xã hội;
+ Hội nghị sơ kết trao đổi kinh
nghiệm các khu vực;
+ Thu thập xử lý số liệu;
+ Nghiên cứu;
+ Kiểm tra giám sát.
2. Nội dung hoạt động của Uỷ ban
Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam thực hiện trong năm 1998 và của Uỷ ban Bảo vệ
và chăm sóc trẻ em các cấp: chỉ đạo tiếp một số hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ nguồn ngân sách (chương trình trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) bằng kinh phí uỷ quyền cho các mô hình, nội dung
sau:
a. Nội dung hoạt động tại địa
phương bằng kinh phí uỷ quyền: Chỉ đạo một số mô hình điểm:
+ Mái ấm
+ Văn phòng tư vấn;
+ Cuộc vận động "Người lớn
gương mẫu trẻ em chăm ngoan";
+ Hỗ trợ vá môi, hở hàm ếch cho
trẻ em;
+ Một số hoạt động khác.
b. Nội dung hoạt động của các Bộ,
ngành bằng kinh phí của Chương trình thuộc phần của Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc
trẻ em Việt Nam quản lý đã được thông báo sẽ ký hợp đồng trách nhiệm với Uỷ ban
bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
c. Nội dung hoạt động của Uỷ ban
Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam thực hiện bao gồm:
+ Chỉ đạo triển khai Chương
trình hành động Bảo vệ đặc biệt trẻ em;
+ Kiểm tra, giám sát và tổng kết
các mô hình;
+ Nghiên cứu vai trò gia đình và
cộng đồng trong chiến lược Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
3. Ngoài kinh phí uỷ quyền cho địa
phương thực hiện mục tiêu đã định, địa phương nào có thêm các nguồn khác (Ngân
sách địa phương, tài trợ trong nước hoặc nước ngoài...), hai bên cần xác định
rõ mục tiêu, nội dung kế hoạch, kinh phí hoạt động...
4. Nội dung và định mức chi của
chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vẫn tiếp tục thực
hiện theo Thông tư Liên tịch Bộ Tài chính, Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt
Nam số 69/TTLB ngày 4 tháng 10 năm 1997 "Hướng dẫn nội dung, và định mức
chi của Chương trình chăm sóc và bảo vệ trẻ em năm 1997" cho tới khi có
văn bản mới thay thế.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN CHUYỂN GIAO:
1. Công việc tổ chức chuyển giao
được tiến hành từng bước, đảm bảo tính liên tục, tính vững chắc trong việc thực
hiện chương trình. Căn cứ vào Thông tư Liên tịch này, Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội và Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh, thành phố lập kế hoạch bàn
giao trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.
2. Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ
em tỉnh, thành phố bàn giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành
phố trong tháng 5/1998, có sự chứng kiến của Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính. Phòng Bảo trợ xã hội hoặc Phòng chức năng thuộc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội thực hiện việc tiếp nhận chuyển giao với sự tham gia của phòng Kế hoạch
Tài chính Sở.
Sau khi bàn giao xong, các Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo bằng văn bản về Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội; Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em tỉnh, thành phố báo cáo bằng
văn bản về Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
3. Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ
em Việt Nam bàn giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có sự chứng kiến của
đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu từ, Bộ Tài chính.
Vụ Bảo trợ xã hội của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội giúp Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực
hiện việc tiếp nhận chuyển giao với sự tham gia của Vụ Kế hoạch - Tài chính.
Vụ Kế hoạch Tài chính và Quản lý
chương trình của Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam giúp lãnh đạo Uỷ ban
Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam thực hiện công việc bàn giao.
4. Biên bản bàn giao bao gồm các
nội dung: Mục tiêu, biện pháp, tài liệu, kinh phí có liên quan đến nội dung hoạt
động tại cơ sở; biên bản có chữ ký của các bên giao, nhận phải được gửi kịp thời
lên cấp trên trực tiếp của các bên và các ngành liên quan.
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện có gì
vướng mắc cần phản ảnh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ
ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam để phối hợp giải quyết.
Đàm
Hữu Đắc
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Thụy Bảo
(Đã
ký)
|