Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 147/2008/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 17/11/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 147/2008/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA ĐẨY NHANH THỰC HIỆN CAM KẾT ĐỐI VỚI HIỆP ĐỊNH VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ KIỂM DỊCH ĐỘNG THỰC VẬT ĐÁP ỨNG NGHĨA VỤ THÀNH VIÊN WTO

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam kết đối với Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) đáp ứng nghĩa vụ thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

Tạo chuyển biến căn bản trong việc kiện toàn năng lực các cơ quan quản lý nhà nước hướng tới các mục tiêu:

1. Thực thi toàn diện Hiệp định SPS như cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới;

2. Giảm thiểu các tác động tiêu cực và khai thác tối đa những lợi thế khi Việt Nam là thành viên của WTO đối với các ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và chế biến thực phẩm của Việt Nam;

3. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong và ngoài nước thông qua việc cung cấp các sản phẩm nông sản thực phẩm có chất lượng tốt, không bị ô nhiễm bởi hóa chất và vi sinh vật gây hại;

4. Đẩy mạnh hơn nữa thương mại hóa các mặt hàng nông lâm sản và thủy sản, thực phẩm chế biến, tăng cường năng lực cạnh tranh và xâm nhập thị trường đối với các sản phẩm của Việt Nam trên thị trường quốc tế;

5. Bảo vệ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong nước không bị dịch sâu hại và dịch bệnh xâm nhập qua các sản phẩm nhập khẩu, bảo vệ môi trường sinh thái, sự đa dạng của các nguồn tài nguyên động thực vật của Việt Nam.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Nội dung thực chi các cam kết Hiệp định WTO/SPS

a) Tăng cường thể chế

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế: sửa đổi, xây dựng mới và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện;

- Xây dựng các quy định kỹ thuật về thực hành trồng trọt tốt, chăn nuôi tốt và nuôi trồng thủy sản tốt theo tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế đảm bảo an toàn trong chuỗi thực phẩm;

- Xây dựng quy định kỹ thuật về phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả thức ăn thủy sản) theo đúng tiêu chuẩn và khuyến nghị quốc tế đảm bảo vệ sinh và an toàn trong sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản.

- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, các quy định kỹ thuật về an toàn sinh học trong sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm, trong trồng trọt và chăn nuôi;

- Xây dựng quy chế điều phối giữa các cấp, các ngành trong điều tra, thông báo và phối hợp phòng trừ dịch bệnh trên động vật và thực vật dựa trên nguyên tắc giám sát chủ động.

- Xã hội hóa công tác thú y và giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Hoàn thiện về tổ chức và quy định trong việc thanh tra, kiểm tra và cấp chứng nhận về an toàn thực phẩm với các mặt hàng nông lâm và thủy sản, các mặt hàng thực phẩm tươi sống và chế biến.

b) Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác SPS

- Xây dựng Kế hoạch phát triển nhân lực có trình độ khoa học và kỹ thuật đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế trong việc thanh kiểm tra, giám sát về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật;

- Tăng cường năng lực cho cán bộ Văn phòng Hỏi đáp SPS quốc gia và các điểm hỗ trợ kỹ thuật tại các Bộ, ngành nhằm đáp ứng các yêu cầu trong nghĩa vụ minh bạch hóa thông tin về SPS;

- Đào tạo các cán bộ có trình độ và ngoại ngữ chuyên trách cho từng lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, thú y và bảo vệ thực vật kỹ năng trong giải quyết các vấn đề SPS liên quan tới thương mại;

- Tăng cường năng lực các cán bộ trong phân tích nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm và dịch bệnh trên động thực vật, trong chuẩn đoán, kiểm tra và giám sát dư lượng hóa chất, kháng sinh và dịch bệnh hại.

c) Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền

- Phổ biến nội dung hiệp định SPS, tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định của Hiệp định trong thương mại tới tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan và đặc biệt là tới các hiệp hội, các doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất;

- Phổ biến nâng cao nhận thức cho các đơn vị, doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm các tác động xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, uy tín trên thị trường trong nước và xuất khẩu khi vi phạm các quy định về SPS;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về SPS của Việt Nam và các nước là đối tác thương mại, bổ sung và cập nhật các thông tin cho Cổng thông tin điện tử SPS Việt Nam, in ấn tài liệu hướng dẫn sử dụng;

- Phổ biến, tập huấn nâng cao năng lực cho kỹ thuật viên, nông dân điển hình áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp tốt (GAPs), chăn nuôi tốt (GAHP) và phương thức nuôi trồng thủy sản tốt (GFPs), thực hành sản xuất tốt (GMP) và phân tích mối nguy hiểm và kiểm soát tại các khâu then chốt trong quá trình chế biến (HACCP), các kỹ năng xác định dịch hại và các biện pháp chủ đạo trong việc phòng chống dịch hại về thú y, thủy sản và bảo vệ thực vật (tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, biên tập và in ấn tài liệu kỹ thuật, thiết lập hệ thống thông tin trực tuyên truyền, xây dựng các đĩa CD cơ sở dữ liệu về phương pháp điều tra, nhận dạng, các đặc điểm sinh học sinh thái cơ bản của dịch hại và các phương pháp phòng trừ);

- Phổ biến kiến thức cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm các công nghệ về chế biến và bảo quản nông lâm sản và thủy sản sau thu hoạch đảm bảo thực phẩm an toàn;

- Thiết lập, ứng dụng và khai thác mạng lưới thông tin tuyên truyền, giáo dục cộng đồng về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng trừ dịch bệnh trên động thực vật.

d) Mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông, lâm và thủy sản

- Nghiên cứu thị trường và quy định kỹ thuật của các nước nhằm tăng tỷ lệ chế biến và giá trị các sản phẩm nông lâm và thủy sản, các sản phẩm thực phẩm tươi sống và chế biến xuất khẩu;

- Xây dựng chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại phù hợp với quy định của WTO (Hiệp định Nông nghiệp – AoA);

- Phổ biến nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp trong việc thực thi các cam kết Hiệp định SPS, việc tuân thủ các quy định về SPS của các nước là đối tác thương mại và phương thức giải quyết các vấn đề thương mại liên quan đến SPS;

- Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng tổng hợp đối với một số mặt hàng nông sản sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật được quốc tế công nhận (GLOBAL GAP, Công bằng thương mại và các tiêu chuẩn chứng nhận tư được quốc tế công nhận).

2. Giải pháp thực hiện các nghĩa vụ Hiệp định WTO/SPS

a) Đảm bảo tính khoa học

- Xây dựng các hệ thống giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và các dịch bệnh truyền qua thực phẩm. Dự tính, dự báo khả năng ô nhiễm đối với các nhóm thực phẩm chính theo từng giai đoạn trong năm. Củng cố hệ thống thông tin tuyên truyền và báo cáo tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm;

- Xây dựng hệ thống quốc gia cảnh báo nhanh về vệ sinh an toàn thực phẩm và kết nối với hệ thống cảnh báo nhanh về vệ sinh an toàn thực phẩm của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Cộng đồng châu Âu (EU);

- Xây dựng mạng lưới và triển khai chương trình quốc gia dự tính dự báo sâu hại và dịch bệnh trên động thực vật và đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp giúp giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất dựa trên điều kiện sinh thái và địa lý, ưu tiên một số cây trồng và vật nuôi chủ đạo;

- Xây dựng chương trình ngăn chặn sự xâm nhập của các loài vi rút gây bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), hội chứng Taura(TSV) và vi khuẩn gây hoại tử gan tụy (NHPB) trên tôm và loại trừ tận gốc bệnh đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV) trên tôm và đốm đỏ trên cá da trơn;

- Tiến hành phân tích, đánh giá nguy cơ dịch hại trên các sản phẩm nông sản và thực phẩm nhập khẩu, giống cây trồng và vật nuôi, nguy cơ ô nhiễm đối với nguyên liệu phục vụ chế biến thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp SPS phù hợp;

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ trong chuẩn đoán, thanh tra và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, trong phân tích và chuẩn đoán dịch bệnh trên động thực vật, tăng cường năng lực trang thiết bị và cán bộ cho các trạm kiểm dịch động thực vật vùng, cảng biển, cảng hàng không và tại các cửa khẩu;

- Nghiên cứu giải pháp xử lý sau thu hoạch các loại rau và hoa quả trước khi xuất khẩu phù hợp với các quy định Hiệp định SPS.

b) Xây dựng và hài hòa các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật của Việt Nam với tiêu chuẩn của CODEX, OIE và IPPC.

- Rà soát, sửa đổi và ban hành các tiêu chuẩn thực phẩm theo tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của CODEX. Xác định các nguồn lực chủ động tham gia các hoạt động của Ủy ban CODEX;

- Rà soát, sửa đổi và ban hành các tiêu chuẩn và quy chuẫn kỹ thuật về kiểm dịch động vật (trên cạn và dưới nước) phù hợp với tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của CODEX và OIE. Xác định các nguồn lực chủ động tham gia các hoạt động của Ủy ban CODEX và OIE;

- Rà soát, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về kiểm dịch thực vật phù hợp với tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị của IPPC. Xác định các nguồn lực chủ động tham gia các hoạt động của IPPC;

- Xây dựng đề án “Một tiêu chuẩn” cho sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.

c) Đảm bảo tính tương đương

- Đánh giá hiện trạng, nâng cấp và xây dựng các phòng kiểm nghiệm trọng điểm ngành theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025. Các Bộ đề xuất các dự án xây dựng và nâng cấp phòng kiểm nghiệm chuyên ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Xây dựng quy chế đánh giá và công nhận sự tương đương về các biện pháp SPS của Việt Nam với các nước thành viên WTO trong khu vực và thế giới;

- Đàm phán, xây dựng các thỏa thuận song phương trong việc thanh kiểm tra và chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật;

- Xây dựng và ban hành quy chế quản lý các tổ chức trong nước và nước ngoài trong việc thanh kiểm tra và chứng nhận tiêu chuẩn VSATTP;

- Triển khai áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp tốt (GAPs), chăn nuôi tốt (GAHP) và phương thức nuôi trồng thủy sản tốt (GFPs), thực hành sản xuất tốt (GMP) và phân tích nguy cơ và kiểm soát tại các khâu then chốt trong quá trình chế biến (HACCP), tất cả đảm bảo dựa trên nguyên tắc quản lý chất lượng từ trang trại tới bàn ăn;

- Đào tạo, tập huấn về quản lý sản xuất và cung ứng thịt gia súc, gia cầm phù hợp với yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của các quốc gia phát triển;

- Đào tạo, tập huấn về quản lý sản xuất và cung ứng thủy sản và hải sản phù hợp với yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của các quốc gia phát triển;

- Đào tạo, tập huấn áp dụng quy trình sản xuất và cung ứng rau, hoa quả tươi phù hợp với yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của các quốc gia phát triển;

- Nâng cao vai trò của hiệp hội ngành hàng trong việc xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn riêng, kiểm tra và kiểm soát trong việc áp dụng các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Đẩy mạnh hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác và tổ chức của nông dân nhằm giáo dục nông dân ý thức sản xuất thực phẩm an toàn, chất lượng cao và đồng thời tăng cường mối liên kết giữa người sản xuất với các đơn vị kinh doanh, chế biến nhằm bình ổn giá của sản phẩm đảm bảo bù đắp chi phí sản xuất và mang lại lợi nhuận cho người nông dân cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

d) Phân tích nguy cơ dịch bệnh

- Tiến hành phân tích, đánh giá nguy cơ đối với hàng nhập khẩu, áp dụng các phương pháp chuẩn được quốc tế công nhận trong chuẩn đoán, xác định các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm do hóa chất và vi sinh vật;

- Xây dựng chương trình phân tích, đánh giá nguy cơ ô nhiễm thực phẩm. Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ về phân tích, đánh giá nguy cơ ô nhiễm sinh học, hóa học và vi sinh vật đến thực phẩm;

- Xây dựng chương trình phân tích, đánh giá nguy cơ dịch bệnh thủy sản. Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ về phân tích, đánh giá rủi ro dịch bệnh thủy sản;

- Xây dựng chương trình phân tích, đánh giá nguy cơ dịch bệnh động vật. Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ về phân tích, đánh giá nguy cơ dịch bệnh động vật;

- Xây dựng chương trình phân tích, đánh giá nguy cơ sâu hại và dịch bệnh thực vật. Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ phân tích, đánh giá nguy cơ sâu hại và dịch bệnh thực vật;

- Tăng cường năng lực giám định và quản lý sâu bệnh và dịch hại đối với cây trồng theo hướng hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng;

- Xây dựng chương trình trọng điểm quốc gia đẩy mạnh công tác nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng ngừa bệnh động vật (vắc xin nhược độc và vắc xin tái tổ hợp) và các chế phẩm sinh học phục vụ công tác bảo vệ thực vật (vi rút, vi khuẩn, nấm, côn trùng có ích v.v);

- Xây dựng chương trình phân tích nguy cơ dịch bệnh đối với việc nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi và giống vi sinh vật công nghiệp;

- Tăng cường năng lực các cơ quan quản lý và nhận thức cán bộ quản lý qua việc phân tích nguy cơ nhằm xây dựng các chính sách phù hợp trong quản lý rủi ro;

- Thiết lập hệ thống giám định chuyên sâu về virus và vi khuẩn gây ô nhiễm thực phẩm và dịch bệnh trên động thực vật, có phương án hợp tác với các trung tâm giám định ở nước ngoài;

- Đào tạo nâng cao năng lực chuẩn đoán và giám định côn trùng, cỏ dại, dịch bệnh thực vật và dịch bệnh động vật và đặc biệt là phương thức áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán nhanh hiện đại;

- Xây dựng giáo trình và đưa nội dung đào tạo về phân tích, đánh giá nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm, thú y và bảo vệ thực vật bào chương trình giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành;

- Khôi phục và xây dựng bảo tàng mẫu cỏ dại, sâu hại và dịch bệnh trên động thực vật tại các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo;

- Trong trường hợp khẩn cấp và hạn chế tối đa tác động xấu đến sức khỏe con người, kinh tế và xã hội các cơ quan chức năng quản lý thành lập nhóm đặc trách (có sự tham gia của Văn phòng SPS Việt Nam) hỗ trợ cho việc phân tích, đánh giá nguy cơ về hóa chất, vi sinh vật, các độc tố sinh học và sản phẩm có nguồn gốc cây chuyển gen nhằm đưa ra các biện pháp SPS;

- Nghiên cứu đề xuất chính sách thuế hoặc lệ phí đối với thuốc bảo vệ thực vật nhằm bù đắp một phần chi phí y tế và môi trường do việc sử dụng thuốc gây ra;

- Nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới trong kiểm tra và đánh giá mức độ ô nhiễm thực phẩm;

- Xây dựng và đưa nội dung đào tạo thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình đại học;

- Nâng cao năng lực quản lý cho các phòng kiểm nghiệm quốc gia, trung tâm kiểm nghiệm của các viện nghiên cứu chuyên ngành;

- Phổ biến và nâng cao năng lực quản lý các cấp trong triển khai áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAPs), chế biến tốt và chăn nuôi tốt (GAHP) và nuôi trồng thủy sản tốt (GFPs), phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát và cấp chứng nhận;

- Tăng cường năng lực Trung tâm đánh giá nguy cơ dịch hại thực vật thành một trung tâm đào tạo tổng hợp để hỗ trợ công tác bảo vệ sức khỏe cây trồng;

- Tiến hành phân tích nguy cơ và nghiên cứu khả thi nhằm thiết lập vùng sạch bệnh với một số loại sâu hại và dịch bệnh điển hình trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản;

- Tăng cường năng lực phân tích đánh giá nguy cơ thực vật chuyển gen nhằm kiểm soát có hiệu quả cây trồng và sản phẩm cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam;

- Trang bị phương tiện chẩn đoán hiện đại (hệ thống hình ảnh có độ phân giải cao) cho phép truyền phát hình ảnh sâu hại và dịch bệnh qua Internet giữa các phòng Thí nghiệm trung tâm và các trung tâm kiểm dịch trong nước;

- Mở rộng và củng số hệ thống giám sát chủ động hiện đang triển khai ở một số tỉnh đồng thời lồng ghép với hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm hiện nay đang thực hiện. Cần triển khai hệ thống giám sát này ở tất cả các tỉnh, thành phố sau khi nâng cao kỹ năng điều tra và tập huấn cho các cán bộ;

- Xây dựng chương trình phân tích nguy cơ dịch bệnh và an toàn vệ sinh đối với thức ăn chăn nuôi.

đ) Thích ứng với điều kiện khu vực

- Giám sát và thiết lập vùng sạch bệnh thủy sản, thú y và bảo vệ thực vật;

- Thiết lập vùng phi dịch hại phù hợp và vùng ít sâu hại và dịch bệnh với các tiêu chuẩn quốc tế thay thế cho biện pháp xử lý sau thu hoạch;

- Thiết lập và duy trì mạng lưới ứng phó khẩn cấp với các tình huống ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh đối với người, sâu bệnh và dịch hại đối với trồng trọt và chăn nuôi;

- Xây dựng chiến lược tiêm phòng đối với bệnh ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi và sản xuất như lở mồm long móng, dịch tả lợn cổ điển, dịch lợn tai xanh và cúm gia cầm.

e) Minh bạch hóa

- Tăng cường năng lực cho Văn phòng SPS Việt Nam và các điểm hỗ trợ kỹ thuật tại các Bộ, ngành;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các biện pháp SPS của Việt Nam, đưa lên cổng thông tin điện tử bằng tiếng Việt và tiếng Anh;

- Xây dựng kế hoạch và chủ động tham gia, hội nghị, hội thảo, các phiên họp chính thức và không chính thức về minh bạch hóa do Ủy ban SPS của WTO tổ chức.

g) Thanh tra, kiểm tra và thủ tục chấp thuận

- Thiết lập cơ chế quản lý, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, sâu hại và dịch bệnh động thực vật dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế được các bên liên quan chấp nhận;

- Xây dựng quy chế chung trong việc thanh kiểm tra và chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật;

- Thiết lập cơ chế quản lý các sản phẩm nông sản và thực phẩm xuất khẩu và nhập khẩu trên nguyên tắc thừa nhận lẫn nhau;

- Tiến hành phân tích nguy cơ và khả năng xâm nhập dịch bệnh và thiết lập cơ chế hợp tác kiểm soát dịch bệnh giữa các quốc gia, đặc biệt là với các nước có chung đường biên giới đường bộ với Việt Nam.

3. Kinh phí thực hiện

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí triển khai thực hiện bản Kế hoạch hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện các cam kết đối với Hiệp định về Vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật đáp ứng nghĩa vụ thành viên WTO theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Kinh phí cho việc thực hiện các hoạt động trong bản Kế hoạch hành động này được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ bản, đầu tư trang thiết bị khoa học và công nghệ, kinh phí cho hoạt động thường xuyên hàng năm của các Bộ, ngành và nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức, các nhà tài trợ quốc tế thông qua các dự án hợp tác, đầu tư, viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật thông qua hợp tác song phương, đa phương.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trên cơ sở những nội dung chủ yếu của bản Kế hoạch hành động và căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành mình, Bộ trưởng các Bộ liên quan trực tiếp chỉ đạo và phân công các đơn vị chức năng thuộc lĩnh vực quản lý cụ thể hóa các hoạt động và bố trí kinh phí hàng năm để triển khai thực hiện. Đối với những hoạt động không triển khai theo các đề án hay các chương trình dự án, cần tổ chức triển khai ngay nhằm đáp ứng các nhu cầu thực tế và đảm bảo tính hiệu quả trong việc thực hiện các cam kết.

2. Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương, Khoa học và Công nghệ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, theo dõi đôn đốc việc triển khai thực hiện bản Kế hoạch hành động và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ đảm bảo các nội dung và giải pháp của bản Kế hoạch hành động được thực hiện đồng bộ và hiệu quả.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, KTN (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER

 

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness

No. 147/2008/QD-TTg

Hanoi, November 17, 2008

DECISION

APPROVING THE NATIONAL ACTION PLAN ON ACCELERATION OF THE IMPLEMENTATION OF COMMITMENTS UNDER THE AGREEMENT ON THE APPLICATION OF SANITARY AND PHYTOSANITARY MEASURES IN PERFORMING THE WTO MEMBER OBLIGATIONS

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development;

DECIDES:

Article 1.

- To approve the National the National Action Plan on acceleration of the implementation of commitments under the Agreement on the Application of Sanitary and Phytosanitary Measures (the SPS Agreement) in performing the obligations of a member of the World Trade Organization (WTO) with the following contents:

I. OBJECTIVES

To create a substantial progress in raising the capacity of state management agencies for the following objectives:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Minimizing negative effects while tapping to the utmost the advantages of Vietnams WTO membership regarding its agriculture, forestry, fisheries and food processing industry;

3. Assuring food hygiene and safety for domestic and foreign consumers though the supply of agricultural products and foods which are of good quality and free of toxic chemicals and harmful micro-organisms;

4. Further promoting the commercialization of agricultural, forest and aquatic products and processed foods, improving the competitiveness and marketability of Vietnamese products on international market;

5. Protecting domestic agricultural production, forestry and fisheries from pests and diseases borne by imported products, and protecting the ecological environment and the diversity of fauna and flora resources in Vietnam.

II. CONTENTS AND SOLUTIONS

1. Contents of implementation of the commitments in the WTO/SPS Agreement.

a/ Enhancement of institutions:

- Perfecting the system of legal documents to conform to international regulations and practice: revising current guiding documents and elaborating and promulgating new ones;

- Elaborating technical regulations on good cultivation, animal husbandry and aquaculture practices according to regional and international standards, assuring safety of the food chain;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Elaborating legal documents and technical regulations on bio-safety in food production, processing and preservation, cultivation and animal husbandry;

- Promulgating regulations on coordination between different authorities and branches in investigation, notification and coordinated prevention and eradication of animal and plant diseases on the principle of proactive surveillance;

- Mobilizing all social strata to take part in the work of animal health and food hygiene and safety surveillance;

- Perfecting the organization of and regulations on control, inspection and certification of food safety for agricultural, forest and aquatic products, fresh and processed foods.

b/ Building of the capacity of SPS personnel

- Working out plans on development of human resources with scientific knowledge and skills meeting requirements of international integration in the control, inspection and surveillance of food hygiene and safety and sanitary and phytosanitary protection;

- Building the capacity of personnel of the National SPS Enquiry Office and technical assistance points based in ministries and branches in order to meet requirements of transparency of SPS information;

- Training full-time personnel to be professionally qualified and have a good command of foreign languages to take charge of food hygiene and safety, animal health or plant protection and possess skills of solving trade-related SPS problems;

- Building the capacity of personnel engaged in the assessment of risks of food hygiene and safety and animal or plant diseases, and in the diagnosis, inspection and surveillance of chemical and antibiotic residues and diseases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Disseminating the SPS Agreement and the importance of compliance with the Agreement's provisions in trade among all branches, levels and concerned organizations, especially business associations, enterprises and production units;

- Disseminating information to raise the awareness of agricultural product and food processing units and enterprises about bad effects caused by violations of SPS regulations on consumer health and reputation of products in the domestic and export markets;

- Building a database on SPS protection of Vietnam and its trade partners; adding and updating information on the SPS Portal of Vietnam; printing use manuals;

- Disseminating among, and training in raising the capacity of, technicians and farmers typical models of application of Good Agricultural Practices (GAPs), Good Animal Husbandry Practice (GAHP) and Good Faming Practices (GFPs), Good Manufacturing Practice (GMP) and Hazard Analysis and Critical Control Point (HACCP), skills of identifying diseases and principal measures for disease prevention and control in the domain of animal health, aquatic products and plant protection (training, building of demonstration models, editing and printing of technical documents, setting up of an online information system and, recording on CDs a database on methods of investigation, identification and basic biological and ecological characteristics of diseases and methods of prevention and control);

- Popularizing knowledge about technologies for post-harvest processing and preservation of agricultural, forest and aquatic products to ensure food safety among food producers, processors and traders;

- Establishing, applying and exploiting a network of information, propaganda and community education about food hygiene and safety and prevention and control of animal and plant diseases.

d/ Expansion of markets for agricultural, forest and aquatic products

- Surveying markets and studying technical regulations of foreign countries in order to raise the processing rate and the value of agricultural, forest and aquatic products, fresh food products or food products processed for export;

- Formulating a trade promotion assistance program compliant with WTO regulations (the Agreement on Agriculture-AoA);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Building integrated supply chain models for a number of export agricultural products according to internationally accredited technical processes (GLOBAL GAP, trade fairness and internationally accredited private certification standards).

2. Solutions for fulfilling the obligations under the WTO/SPS Agreement

a/ Ensuring scientificity

- Establishing systems to control risks of food contamination and food-borne diseases. Anticipating and forecasting the possibility of contamination of major food products for each year. Consolidating the system of information, propaganda and reporting on food poisonings and food-borne diseases;

- Establishing a national system for quick warning of food hygiene and safety connected to the food hygiene and safety quick warning systems of the Association of Southeast Asian National (ASEAN) and the European Union (EU);

- Establishing a network and organizing a national program for anticipation and forecast of animal and plant diseases and pests and appropriate prevention and control measures to minimize production damage, which are based on ecological and geographical conditions and prioritize some key plants and animals;

- Formulating programs to prevent the entry of Infectious Hypodermal and Hematopoietic Necrosis Virus (IHHNV), Taura Syndrome Virus (TSV) and Necrotizing Hepatopancreatitis Bacterium (NHPB) on shrimps, and completely eradicate viruses causing white spot syndrome and yellow head disease on shrimps and red spot syndrome on catfishes;

- Conducting capacity building training for personnel engaged in the diagnosis, inspection and control of food hygiene and safety, analysis and diagnosis of animal and plant diseases; raising the capacity of equipment and personnel of regional animal and plant quarantine stations, and at seaports and border gates;

- Studying approaches to post-harvest processing of vegetables and fruits for export in conformity with the SPS Agreement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Revising existing food standards and promulgating new ones conformable to the standards, instructions and recommendations of the CODEX. Identifying resources for active participation in activities of the CODEX Alimentarius Commission;

- Revising existing standards and technical regulations on sanitary measures (for terrestrial, amphibious and aquatic animals) and promulgating new ones conformable to CODEX and OIE standards, instructions and recommendations and the OIE. Identifying resources for active participation in activities of the CODEX Alimentarius Commission;

- Revising existing standards and technical regulations on phytosanitary measures and elaborating and promulgating new ones conformable to IPPC standards, instructions and recommendations; identifying resources for active participation in IPPC activities.

- Elaborating a scheme on "single standard" for products for export or domestic consumption.

c/ Ensuring equivalence

- Assessing the actual conditions of, upgrading and building key branch testing laboratories under ISO/IEC 17025 standard. Ministries shall propose projects on building or upgrading specialized testing laboratories to the Prime Minister for approval;

- Drafting a regulation on assessment and recognition of equivalence of Vietnam's SPS measures to those of other WTO members in the region and the world;

- Negotiating for the formulation of bilateral agreements on inspection, control and certification of food hygiene and safety and sanitary and phytosanitary measures;

- Elaborating and promulgating a regulation on management of domestic and foreign organizations conducting inspection, control and certification of food hygiene and safety standards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Providing training in the management of production and supply of cattle and poultry meat to meet the food hygiene and safety requirements of developed countries;

- Providing training in the management of production and supply of fishery and aquatic products to meet the food hygiene and safety requirements of developed countries;

- Providing training in the application of processes of production and supply of fresh vegetables and fruits to meet the food hygiene and safety requirements of developed countries;

- Heightening the role of commodity associations in elaborating and enforcing separate standards, inspecting and controlling the application of standards m order to ensure food quality, hygiene and safety;

- Promoting operations of agricultural cooperatives, cooperative groups and organizations of farmers in making farmers aware of the production of safe and high-quality foods and, at the same time, strengthening the link between producers and trading or processing establishments in order to stabilize product prices on the basis of covering production costs, bringing about profits to farmers and satisfying increasing market demand.

d/ Analysis of epidemic and disease risks

- Analyzing and assessing risks from imports, applying internationally accredited standard methods to diagnose and identify food contamination risks caused by chemicals and microorganisms;

- Formulating a program on analysis and assessment of food contamination risks. Conducting capacity building training for analysts and assessors of biological, chemical and micro-biological contamination of foods;

- Formulating a program on analysis and assessment of risks of aquatic product epidemics and diseases. Conducting capacity building training for analysts and assessors of risks of aquatic product epidemics and diseases;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Formulating a program on analysis and assessment of risks of plant pests and diseases. Conducting capacity building training for analysts and assessors of risks of plant pests and diseases;

- Raising the capacity to assess and control plant pests and diseases toward minimizing adverse impacts on the environment and human health;

- Formulating a national key program to accelerate research and production of vaccines against animal diseases (hypotoxic vaccines and recombinant vaccines) and biological preparations for plant protection activities (useful viruses, bacteria, fungi, insects, etc.);

- Formulating a program on analysis of epidemic and disease risks from imported industrial plant varieties, animal breeds and microorganism strains;

- Raising the capacity of management agencies and the awareness of managerial personnel through risk assessment before formulating appropriate policies on risk management;

- Establishing a system specializing in the assessment of viruses and bacteria causing food contamination and plant and animal diseases, and working out plans on cooperation with foreign assessment centers;

- Conducting training to raise the capacity of diagnosis and assessment of insects, weeds, plant and animal diseases, focusing on the application of quick and modern diagnosis techniques;

- Compiling training materials and introducing training in risks analysis and assessment for food hygiene and safety, animal health and plant protection into the teaching programs of specialized universities;

- Restoring and building museums of specimens of weeds, pests and diseases on animals and plants specialized research institutions to serve their research and training activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Studying and proposing taxes or fees on plant protection drugs in order to partially cover healthcare and environmental protection expenses incurred due to the use of these drugs;

- Researching and applying new technologies to the inspection and assessment of food contamination levels;

- Compiling training materials and introducing training of specialized food hygiene and safety inspectors into tertiary education programs;

- Enhancing the management capacity of national assessment laboratories and assessment centers of specialized research institutes;

- Informing management agencies at all levels of Good Agricultural Practices (GAPs), Good Animal Husbandry Practice (GAHP) and Good Fanning Practices (GFPS) in order to raise their inspection, surveillance and certification capacity;

- Building the Center for assessment of risks of plant epidemics and diseases into a general training center to assist the protection of plant health;

- Conducting risk analyses and feasibility studies in order to establish disease-free areas which are free of some typical pests and diseases in cultivation, husbandry and aquaculture;

- Raising the capacity to analyze and assess risks of genetically modified plants in order to effectively control genetically modified plants and their products in Vietnam;

- Furnishing modem diagnosis equipment (high-definition image systems) that can transmit images of pests and diseases through the Internet between domestic central laboratories and quarantine centers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Formulating a program on analysis of disease risks, safety and hygiene of animal feed.

e/ Adaptation to regional conditions

- Supervising and establishing areas free of aquatic product diseases, and supervising animal health and plant protection activities;

- Establishing appropriate disease-free areas and areas of low pest or disease prevalence up to international standards as alternatives to post-harvest treating methods;

- Establishing and maintaining a network for emergency response to food poisonings, human diseases, plant pests and animal diseases;

- Formulating a strategy on vaccination against serious animal diseases, such as foot-and-mouth disease, classical pig cholera, pig blue-ear disease and bird flu.

f/ Transparency

- Building the capacity of the Vietnam SPS Office and technical assistance points at ministries and branches;

- Developing a database on Vietnam's SPS measures and uploading it on the SPS portal in Vietnamese and English;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Control, inspection and approval procedures

- Formulating a mechanism for management and surveillance of risks of food contamination, plant pests and animal diseases based on international standards approved by relevant parties;

- Elaborating a general regulation on control, inspection and cerification of food hygiene and safety and sanitary and phytosanitary measures;

- Formulating a mechanism for management of imported and exported agricultural products and foods on the principle of mutual recognition;

- Conducting analysis of risks and possibility of cross-border transmission of diseases, and formulating a mechanism for disease control cooperation with other countries, especially bordering countries.

3. Funds for implementation

The Agriculture and Rural Development Ministry shall, in pursuance to the State Budget Law, coordinate with the Planning and Investment Ministry and the Finance Ministry in working out plans and funding estimates for the implementation of the National Action Plan for acceleration of the implementation of commitments under the Agreement on the Application of Sanitary and Phytosanitary Measures in performing the WTO member obligations.

Funds for performing activities set forth in this Action Plan will come from the state budget source for capital construction, investments in scientific and technological equipment and facilities, funds for annual regular operations of ministries and branches, and financial assistance of international organizations and donors through bilateral and multilateral cooperation, investment, non-refundable aid and technical assistance projects.

Article 2.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Based on the major contents of the Action Plan and the functions and tasks of their respective ministries or branches, concerned ministers shall personally direct and assign tasks to their relevant functional units to concretize activities set forth in the Action Program and allocate annual funds for implementation. For activities not required to be carried out under schemes, programs or projects, they should be immediately carried out to meet practical needs and ensure the effective fulfillment of commitments.

2. The Ministers of Agriculture and Rural Development; Health; Industry and Trade; and Science and Technology shall, on the basis of their functions and assigned tasks, monitor and urge the implementation of the Action Plan and periodically report it to the Prime Minister so as to ensure that the contents and solutions specified in the Action Plan are materialized in a coordinated and effective manner.

Article 3.

- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 4.

- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision.

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 147/2008/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam kết đối với Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Hiệp định SPS) đáp ứng nghĩa vụ thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.466

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.163.95
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!