CÔNG ƯỚC SỐ 167
VỀ AN TOÀN SỨC KHỎE TRONG XÂY DỰNG
Hội nghị toàn thể của Tổ
chức lao động quốc tế,
Được Hội đồng quản trị của Văn
phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ trong kỳ họp thứ bảy mươi lăm,
ngày mồng 1 tháng 6 năm 1988;
Ghi nhận những quy định trong
các Công ước và Khuyến nghị lao động quốc tế, đặc biệt là: Công ước và Khuyến
nghị về an toàn (trong xây dựng), 1937; Khuyến nghị về sự phối hợp ngăn ngừa
tai nạn (trong xây dựng), 1937; Công ước và Khuyến nghị về chống bức xạ, 1960;
Công ước và Khuyến nghị về che chắn máy móc, 1963; Công ước và Khuyến nghị về
trọng lượng tối đa, 1967; Công ước và Khuyến nghị về bệnh ung thư nghề nghiệp,
1974; Công ước và Khuyến nghị về môi trường làm việc (sự ô nhiễm không khí, ồn
và rung), 1977; Công ước và Khuyến nghị về an toàn lao động, sức khỏe và môi
trường làm việc 1981; Công ước và Khuyến nghị về dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp,
1985; Công ước và Khuyến nghị về A-mi-ăng, 1986; và danh mục bệnh nghề nghiệp
đă được sửa đổi năm 1980 đă ghi thêm Công ước về trợ cấp mất việc, 1964;
Sau khi quyết định chấp thuận một
số đề nghị về an toàn và sức khỏe trong xây dựng là vấn đề thuộc điểm thứ tư
trong chương trình nghị sự của kỳ hợp;
Sau khi quyết định rằng những đề
nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế, sửa đổi Công ước về an toàn
(trong xây dựng), 1937,
Thông qua, ngày 20 tháng 6 năm
1988, Công ước dưới đây, gọi là Công ước về an toàn và sức khỏe trong xây dựng,
1988.
I. PHẠM VI ÁP
DỤNG VÀ ĐỊNH NGHĨA
Điều 1.
1. Công ước
này áp dụng đối với tất cả các hoạt động trong xây dựng như xây cất, công trình
xây dựng, kể cả dựng lên và tháo dỡ, bao gồm cả cách thức tiến hành, việc điều
hành hay vận chuyển tại một địa điểm xây dựng, từ lúc chuẩn bị địa điểm đến lúc
hoàn thành dự án.
2. Mỗi Nước thành viên phê chuẩn
Công ước này có thể, sau khi tham khảo ý kiến những tổ chức hữu quan đại diện
tiêu biểu nhất của người sử dụng lao động và của người lao động miễn trừ việc
áp dụng Công ước hoặc một số quy định của Công ước đối với những ngành hoạt động
kinh tế hay những doanh nghiệp có tầm quan trọng đáng kể mà có những vấn đề đặc
biệt với một tầm quan trọng đáng kể, với điều kiện phải giữ gìn được một môi
trường làm việc an toàn và vệ sinh.
3. Công ước này cũng áp dụng với
những cá nhân tự làm chủ (có thể đã quy định trong pháp luật và các quy định của
quốc gia).
Điều 2
Theo công
ước này:
(a) Thuật ngữ “xây dựng”
bao hàm
(1) Thi công, gồm cả đào xúc và
xây dựng, sửa chữa kết cấu, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng (gồm cả dọn dẹp và
quét sơn) và việc phá dỡ tất cả các tòa nhà hoặc kết cấu.
(2) Xây dựng dân dụng, gồm cả
đào xúc và xây dựng, sửa chữa kết cấu, tu tạo, bảo dưỡng và phá dỡ các công
trình như sân bay, bến tàu, cảng, đường thủy trong đất liền, đập, đường sá và
quốc lộ, đường sắt, cầu, cống, cầu cạn, các công việc bảo vệ sông, thác nước và
biển, các công việc liên quan đến việc cung cấp các loại dịch vụ như viễn
thông, tưới tiêu, thoát nước, cung cấp nước, điện.
(3) Lắp đặt và tháo dỡ các công
trình hay cấu trúc đúc sẵn cũng như việc chế tạo các chi tiết đúc sẵn trên công
trường xây dựng.
(b) Thuật ngữ “công trường
xây dựng” có nghĩa là bất cứ mặt bằng nào có diễn ra một quá trình hay hoạt
động nào đó được mô tả trong khoảng (a) ở trên.
(c) Thuật ngữ ”chổ làm việc”
bao hàm tất cả những chỗ mà người công nhân, do công việc của họ đòi hỏi, phải
có mặt hoặc đi lại, dưới sự điều khiển của người sử dụng lao động được định
nghĩa trong khoảng (e) dưới đây.
(d) Thuật ngữ “công nhân”
có nghĩa là bất cứ người nào tham gia vào công việc xây dựng.
(e) Thuật ngữ “người sử dụng
lao động” bao hàm:
(i) Bất cứ một pháp nhân hoặc thể
nhân nào thuê một hay nhiều công nhân trở lên làm việc trên công trường; và
(ii) Như trong ngữ cảnh đòi hỏi,
là nhà thầu chính, nhà thầu qui ước và nhà thầu phụ.
(f) Thuật ngữ người có trình
độ có nghĩa là người có đủ bằng cấp tương xứng như được đào tạo phù hợp, có
đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng để có thể đảm bảo an toàn của một công
việc cụ thể. Các cấp có thẫm quyền có thể đê ra những tiêu chí phù hợp cho việc
bổ nhiệm những người như vậy đồng thời phân công nhiệm vụ cho họ.
(g) Thuật ngữ “giàn giáo”
bao hàm mọi loại kết cấu tạm, cố định, treo hoặc di động và tất cả các cấu kiện
đi kèm để gia cố cho nó hoặc để phụ trợ người công nhân làm việc, hoặc để giúp
họ lên xuống các kết cấu ấy; chú ý giàn giáo không nằm trong phạm trù “thiết bị
nâng” được định nghĩa trong khoảng (h) dưới đây.
(h) Thuật ngữ “thiết bị nâng”
bao hàm mọi thiết bị di động hay không di động dùng để nâng hoặc hạ người và
các tải trọng khác.
(i) Thuật ngữ “cơ cấu nâng”
bao hàm mọi loại bánh răng hoặc ròng rọc được dùng để gắn tải trọng lên thiết bị
nâng, nhưng không phải là một bộ phận gắn liền của thiết bị nâng hoặc tải trọng.
II. CÁC ĐIỀU
KHOẢNG CHUNG ĐIỀU 3
Khi thực hiện các điều khỏn của Công
ước này cần phải tham khảo tối đa ý kiến của đai diện các tổ chức công nhân và
người sử dụng lao động có liên quan nhằm đảm bảo tính hiệu lực của chúng.
Điều 4
Mỗi thành
viên tham gia phê chuẩn công ước này, trên cơ sở việc đánh giá những hiểm họa về
an toàn và vệ sinh có liên quan, phải đảm bảo sẽ thực hiện và duy trì tính hiệu
lực của các văn bản pháp luật nhằm hổ trợ cho việc áp dụng các điều khoản trong
Công ước.
Điều 5
1. Luật
pháp và các quy định đã định nghĩa trong điều 4 ở trên có thể áp dụng vào thực
tế thông qua những tiêu chuẩn về kỹ thuật hoặc những bộ luật hiện hành, hoặc bằng
những phương pháp thích ứng phù hợp với điều kiện và thực tiễn của quốc gia.
2. Để mang lại hiệu lực cho điều
4 nêu trên và đoạn 1 của điều này, mỗi thành viên sẽ phải lưu ý tới những tiêu
chuẩn có liên quan được quy định bởi các tổ chức quốc tế được công nhận trong
lĩnh vực tiêu chuẩn hóa.
Điều 6
Cần tiến
hành những biện pháp phù hợp với các quy định đề ra trong luật pháp và các quy
định của quốc gia để đảm bảo sự hợp tác giữa người sử dụng lao động và công
nhân, nhằm nâng cao sự an toàn và vệ sinh trên các công trường xây dựng.
Điều 7
Luật pháp
hay các quy định của quốc gia cần đòi hỏi người sử dụng lao động cũng như những
người tự làm chủ có nhiệm vụ phải tuân theo những biện pháp về an toàn và vệ
sinh được quy định tại nơi làm việc.
Điều 8
1. Bất cứ
khi nào có hai người quản lý lao động trở lên cùng một lúc hoạt động trên công
trường thì:
(a) Nhà thầu chính hoặc bất cứ
ai đó thực sự điều khiển hoặc chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động trên công
trường xây dựng sẽ chịu trách nhiệm điều phối các biện pháp an toàn và vệ sinh
đã quy định và tuân theo những biện pháp đó trên cơ sở luật pháp và các quy định
của quốc gia.
(b) Trong khuôn khổ pháp luật và
các quy định của quốc gia, tại những nơi mà nhà thầu chính hoặc bất cứ ai đó thực
sự điều khiển hoặc chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động trên công trường xây
dựng, trong trường hợp vắng mặt phải chỉ định một người khác có trình độ tại
công trường với những quyền hạn và phương tiện cần thiết để đảm bảo thay mặt họ
làm nhiệm vụ điều phối và tuân theo những biện pháp đã nêu ra trong khoảng (a) ở
trên.
(c) Mỗi người sử dụng lao động sẽ
có trách nhiệm thực thi các biện pháp đã quy định như ở trên đối với công nhân
dưới quyền mình.
2. Bất cứ khi nào người sử dụng
lao động hoặc người tự làm chủ cùng đồng thời hoạt động trên một công trường
xây dựng, họ đều phải có nghĩa vụ phối hợp với nhau trong việc áp dụng các biện
pháp an toàn và vệ sinh đã được quy định. Điều này cũng có thể đã được định rõ
trong luật pháp hoa75c các quy định của quốc gia.
Điều 9
Những người
có liên quan đến việc thiết kế và hoạch định một dự án xây dựng phải tính đến sự
an toàn và sức khỏe của người công nhân xây dựng, phù hợp với luật pháp, các
quy định và thực tiễn của quốc gia.
Điều 10
Pháp luật
và các quy định của quốc gia cần đề ra quyền lợi và nghĩa vụ của người công
nhân tại bất cứ nơi làm việc nào, từ việc tham gia bảo đảm điều kiện lao động
an toàn đến quyền kiễm tra các thiết bị và phương pháp làm việc, và việc bày tỏ
các quan điểm riêng về thủ tục làm việc được dề ra vì chúng sẽ ảnh hưởng tới sự
an toàn và sức khỏe của họ.
Điều 11
Pháp luật
và các quy định của quốc gia cần đề ra các quyền và các nhiệm vụ bắt buộc của
người công nhân như:
(a) Hợp tác chặt chẽ đến mức tối
đa với người sử dụng lao động trong việc áp dụng các biện pháp an toàn và vệ
sinh.
(b) Chú ý một cách hợp lý tới sự
an toàn và sức khỏe của bản thân và những người có thể bị ảnh hưởng bởi hành động
hay sự chểnh mảng của họ.
(c) Sử dụng các phương tiện theo
ý muốn bản thân và không sử dụng sai bất cứ vật dụng gì được dùng để bảo vệ cho
bản thân họ cũng như cho những người khác.
(d) Báo cáo ngay lập tức cho đốc
công của họ và cho an toàn viên, nếu có, về bất cứ tình huống nào mà họ cho rằng
có thể phát sinh rủi ro hoặc họ không có khả năng tự giải quyết.
(e) Tuân theo các biện pháp về
an toàn và vệ sinh đã quy định.
Điều 12
1. Pháp
luật và các quy định của quốc gia cần ghi rõ là công nhân sẽ có quyền được rời
khỏi nơi nguy hiểm khi anh ta có lý do đúng để tin rằng sắp có một mối nguy hiểm
nghiêm trọng đe dọa sự an toàn và sức khỏe của mình, và có nhiệm vụ thông báo
cho đốc công của anh ta ngay lập tức.
2. Tại nơi có mối nguy hiểm xảy
ra, đe dọa sự an toàn của công nhân, người chủ phải thực hiện ngay lập tức những
biện pháp cần thiết để chấm dứt công việc và sơ tán công nhân một cách thích hợp.
III. CÁC BIỆN
PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÒNG NGỪA ĐIỀU 13 SỰ AN TOÀN CỦA NƠI LÀM VIỆC
1. Cần tiến hành mọi biện pháp đề
phòng thích hợp để đảm bảo tất cả vị trí làm việc đều được an toàn và không có
rủi ro chấn thương đe dọa sự an toàn và sức khỏe công nhân.
2. Cần cung cấp đầy đủ và bảo dưỡng
các phương tiện ra vào nơi làm việc, và các phương tiện này cần được để tại những
nơi thích hợp.
3. Cần tiến hành mọi biện pháp đề
phòng cần thiết để bảo vệ công nhân có mặt tại công trường và những người ở gần
đó khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra.
Điều 14.
Giàn giáo và thang
1. Tại những nơi không thể tiến
hành công việc một cách an toàn như từ mặt đất hoặc từ trên công trình hay từ một
kết cấu kiên cố, cần cung cấp và duy trì một giàn giáo an toàn thích hợp hoặc một
phương tiện an toàn và phù hợp tương đương.
2. Nếu không có phương tiện an
toàn thay thế để lên xuống những chỗ thi công trên cao, cần cung cấp các thang
lên xuống thích hợp và chắc chắn.Các thang này cần được neo chắc để chống sự dịch
chuyển ngoài ý muốn.
3. Mọi loại thang và giàn giáo
phải được chế tạo và sử dụng dựa trên những quy định và luật pháp quốc gia.
4. Giàn giáo cần phải được người
có trình độ kiểm tra trong những tình huống và thời điểm như đã nêu ra trong
các quy định và luật pháp quốc gia.
Điều 15.
Thiết bị và cơ cấu nâng
1. Tất cả các thiết bị nâng và các
loại cơ cấu nâng, kể cả các chi tiết cấu thành, đồ gá, neo và thanh giằng của
chúng cần phải:
(a) Được thiết kế và chế tạo tốt,
bằng vật liệu vững chắc và đủ cứng vững cho mục đích sử dụng.
(b) Được lắp đặt và sử dụng
đúng.
(c) Được bảo dưỡng để có thể sử
dụng tốt.
(d) Được người có trình độ kiểm
tra và chạy thử tại các thời điểm và trong các trường hợp như đã nêu ra trong
các quy định và luật pháp quốc gia; kết quả vận hành thử và kiểm tra phải được
ghi lại đầy đủ.
(e) Được vận hành bởi những công
nhân đã qua huấn luyện đầy đủ theo các quy định và luật pháp quốc gia.
2. Không được phép sử dụng thiết
bị nâng để chở người lên xuống nếu thiết bị đó không được chế tạo và lắp đặt
cho mục đích này như đã nêu trong pháp luật và các quy định của quốc gia, trừ
trường hợp khẩn cấp nếu không dùng có thể dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng
hoặc chết người và nếu như thiết bị đó đủ an toàn để chở người.
Điều 16.
Các phương tiện vận tải, chuyên chở đất và vật liệu
1. Mọi xe cơ giới và thiết bị
chuyên chở vật liệu, vận chuyển đất phải:
(a) Được thiết kế, chế tạo tốt
và phải tính toán tối đa đến các nguyên tắc ecgônômy.
(b) Được bảo dưỡng để luôn có sử
dụng tốt.
(a) Được sử dụng đúng.
(e) Được vận hành bởi những công
nhân đã qua huấn luyện đầy đủ theo các quy định và luật pháp quốc gia.
2.Tại các công trường xây dựng
có các xe cơ giới, thiết bị chuyên chở vật liệu, đất đang hoạt động:
(a) Cần cung cấp đủ các lối ra
vào an toàn và thích hợp;
(b) Giao thông đi lại cần phải
được tổ chức và kiểm soát tốt nhằm đảm bảo an toàn.
Điều 17.
Máy móc, thiết bị và dụng cụ cầm tay
1. Máy móc và thiết bị, bao gồm
cả thiết bị cầm tay- cả thô sơ và chạy điện, phải:
(a) Được thiết kế, chế tạo tốt
và phải tính toán tối đa đến các nguyên tắc ecgônômy
(b) Được bảo dưỡng để luôn có thể
sử dụng tốt.
(c) Sử dụng cho những công việc
đúng theo mục đích như chúng đã được thiết kế, ngoài ra có thể dùng để phục vụ
cho những tính năng khác ngoài thiết kế ban đầu nếu chúng đã được người có
trình độ đánh giá và kết luận là đảm bảo an toàn.
(d) Do các công nhân đã được đào
tạo đầy đủ vận hành.
2. Các bản hướng dẫn cách sử dụng
an toàn phải được người sử dụng lao động hoặc nhà sản xuất cung cấp đầy đủ và
dưới dạng dễ hiểu cho người sử dụng tại bất cứ chỗ nào thích hợp.
3. Máy móc và thiết bị nén khí cần
được người có trình độ kiểm tra và chạy thử vào các thời điểm và trường hợp như
đã nêu ra trong luật pháp và các qui định của quốc gia.
Điều 18.
Thi công trên cao (bao gồm cả các công việc trên mái)
1. Khi cần ngăn chặn các mối
nguy hiểm, hoặc ở những nơi có độ cao và độ dốc của công trình vượt qua mức cho
phép đã nêu ra trong luật pháp và các quy định quốc gia, cần tiến hành những biện
pháp phòng ngừa việc công nhân có thể bị ngã và các công cụ, vật liệu hay những
vật thể khác có thể bị rơi.
2. Tại những nơi đòi hỏi công
nhân phải làm việc trên hoặc gần những mái hay bề mặt lợp bằng vật liệu giòn mà
công nhân có thể bị ngã xuống từ đó, cần tiến hành những biện pháp phòng ngừa
việc họ có thể vô ý bước lên hoặc rơi xuống qua vật liệu đó.
Điều 19.
Hố, hầm lò, đào đất, thi công ngầm, đường hầm
Cần hết sức đề phòng tại bất cứ
hầm lò, hố, nơi đào đất, nơi thi công ngầm hay đường hầm nào
(a) bằng cách đặt cột chống phù
hợp hoặc nếu không thì phải đề phòng những nguy hiểm đe dọa công nhân như đất,
đá hoặc vật liệu sập lở;
(b) để đề phòng nguy hiểm phát
sinh do người ngã, vật liệu, các vật thể khác rơi hay nước tuôn vào hầm, hố,
công trình ngầm và đường hầm;
(c) để đảm bảo hệ thống thông
gió hoạt động tốt tại mọi chổ làm việc nhằm duy trì đủ không khí thở cho công
nhân và giữ được các loại khói, khí, hơi bụi và những chất không trong sạch ở một
mức độ không nguy hiểm và không gây tổn hại chop sức khỏe, và nằm trong giới hạn
cho phép đã được luật pháp quy định.
(d) để đảm bảo cho công nhân được
an toàn khi có hỏa hoạn hoặc nước tuôn hay các vật liệu khác tràn vào.
(e) để phòng tránh cho công nhân
khỏi những rủi ro phát sinh khi thi công những công trình ngầm như sự lưu hành
các chất lỏng đễ cháy hay sự có mặt của các túi khí ga trong lòng đất bằng cách
điều tra, phát hiện vị trí của chúng.
Điều 20.
Giếng khí và thùng lặn
1. Mọi giếng kín và thùng lặn phải:
(a) Được xây dựng tốt, bằng vật
liệu phù hợp và chắc chắn, đủ cứng vững
(b) Có đầy đủ các phương tiện đảm
bảo an toàn cho công nhân trong trường hợp bị nước hay các loại vật liệu tràn
vào.
2. Việc xây dựng, lắp đặt, sửa
chữa và tháo dỡ các giếng nước kín và thùng lặn phải được thực hiện dưới sự
giám sát nghiêm ngặt của người có trình độ.
3. Mọi thùng lặn và giếng kín phải
được người có trình độ kiểm tra kỹ theo lịch trình quy định
Điều 21.
Làm việc với khí nén
1. Chỉ được tiến hành công ciệc
với khí nén bằng những phương pháp đã được quy định trong luật pháp và các quy
định của quốc gia.
2. Chỉ có công nhân đủ thể lực
đã được chứng nhận qua các cuộc kiểm tra về y tế mới được làm việc với khí nén,
và chỉ khi có sự giám sát của người có trình độ thì công việc mới được tiến
hành.
Điều 22.
Khung kết cấu và ván khuôn
1. Việc lắp đặt khung kết cấu và
các cấu kiện, ván khuôn, cốy pha và cột chống chỉ được tiến hành dưới sự giám
sát của người có trình độ.
2. Cần hết sức chú ý đề phòng
nguy hiểm đe dọa đến công nhân do tình trạng không ổn định hoặc không vững chắt
nhất thời của các kết cấu.
3. Ván khuôn, cốt pha và cột chống
cần được thiết kế, chế tạo và bảo dưỡng tốt để có thể chịu được một tải trọng
chất lên chúng một cách an toàn.
Điều 23.
Làm việc trong môi trường nước
Khi thi công ở những nơi gần hoặc
trong môi trường nước, cần có đầy đủ phương tiện để:
(a) ngăn ngừa việc công nhân ngã
xuống nước;
(b) cứu công nhân khỏi chết đuối;
(c) vận tải đầy đủ và an toàn.
Điều 24.
Phá dỡ
Khi việc phá dỡ một công trình
hay cấu trúc nào đó có thể gây nguy hiểm cho công nhân hoặc cộng đồng;
(a) Cần có những biện pháp, thủ
tục đề phòng thích đáng kể cả đối với các loại nước và chất thải, theo các quy
định và luật pháp quốc gia.
(b) Chỉ được vạch kế hoạch và tiến
hành thi công dưới sự giám sát của người có trình độ.
Điều 25.
Chiếu sáng
Cần cung cấp đủ phương tiện chiếu
sáng phù hợp, kể cả thiết bị chiếu sáng cầm tay tại mọi chỗ làm việc và bất cứ
chổ nào trên công trường mà công nhân cần qua lại.
Điều 26.
Điện
1. Mọi trang thiết bị điện và mọi
việc lắp đặt phải do người có trình độ tiến hành và bảo dưỡng nhằm đề phòng mọi
nguy hiểm có thể xảy ra.
2. Trước khi và trong quá trình
xây dựng, cần xác định rõ các đường dây hoặc thiết bị đang có dòng điện đi qua ở
dưới lòng đất, trên không hay trên mặt đất và có các biện pháp phòng ngừa thích
hợp.
3. Việc lắp đặt, bảo dưỡng các
đường dây và thiết bị điện trên công trường xây dựng cần được quản lý thống nhất
theo các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật ở cấp quốc gia.
Điều 27.
Chất cháy nổ
Không được lưu trữ, vận chuyển
và sử dụng các chất cháy nổ trừ các trường hợp sau:
(a) tuân theo các điều kiện đã
quy định trong luật pháp và các quy định của quốc gia; và
(b) do người có trình dộ thực hiện,
và người này sẽ tiến hành những biện pháp cần thiết để đảm bảo công nhân không
bị đe dọa bởi các nguy hiểm có thể gây chấn thương.
Điều 28.
Các hiểm họa đối với sức khỏe con người
1. Tại những nơi mà sức khỏe
công nhân có thể bị đe dọa bởi những mối nguy hiểm gây ra do các chất lý, hóa
hay sinh học, cần tiến hành những biện pháp đề phòng thích đáng để chống lại những
mối nguy hiểm đó.
2. Những biện pháp phòng ngừa
nói trên có thể bao gồm:
(a) Thay thế các hóa chất nguy
hiểm bằng những hóa chất vô hại hoặc ít nguy hiểm hơn nếu có thể;
(b) áp dụng các biện pháp kỹ thuật
đối với máy móc, thiết bị hoặc quy trình làm việc và cho cả nhà máy;
(c) Nếu không thể thực hiện những
cách đã nêu trong các khoảng (a) và (b), cần thực hiện những biện pháp hữu hiệu
khác, bao gồm cả việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và quần áo bảo hộ.
3. Tại những nơi đòi hỏi công
nhân phải làm việc trong khu vực có thể có mặt những hóa chất nguy hiểm, độc hại
hoặc khu vực đó có thể thiếu dưỡng khí, hay có bầu không khí rất dễ phát cháy,
cần tiến hành những biện pháp thích đáng để phòng ngừa.
4. Không được tiêu hủy chất thải
trên công trường theo những cách thức có thể gây tổn thương tới sức khỏe.
Điều 29.
Phòng ngừa hỏa hoạn
1. Người sử dụng lao động phải
tiến hành những biện pháp thích hợp để:
(a) Tránh nguy cơ hỏa hoạn.
(b) Dập tắt nhanh chóng và có hiệu
quả những đám cháy bùng phát.
(c) Sơ tán công nhân nhanh chóng
và an toàn.
2. Có đủ những chỗ chứa thích hợp
các loại chất lỏng, rắn và khí chữa cháy.
Điều 30.
Phương tiện bảo vệ cá nhân và quần áo bảo hộ
1. Tại những nơi không có những
phương tiện nào khác để phòng chống các mối nguy hiểm, tai nạn hoặc chấn thương
cho sức khỏe, kể cả để giảm bớt những điều kiện bất lợi, người sử dụng lao động
phải cung cấp và bảo dưỡng miễn phí cho các công nhân các loại phương tiện bảo
vệ cá nhân và quần áo bảo hộ phù hợp với công việc của họ theo luật pháp và các
quy định quốc gia.
2. Người sử dụng lao động cần
cung cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp cho công nhân để họ có thể sử dụng.
3. Phương tiện bảo vệ và quần áo
bảo hộ cần phải thuân theo các tiêu chuẩn do cơ quan có trách nhiệm đặt ra và
tính toán tối đa tới các nguyên tắc ecgônômy.
4. Công nhân có nghĩa vụ sử dụng
đúng và bảo dưỡng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân và quần áo bảo hộ cung
cấp cho họ.
Điều 31.
Cấp cứu
Người sử dụng lao động có trách
nhiệm đảm bảo việc cấp cứu, kể cả các nhân viên cấp cứu đã được đào tạo, phải
luôn thường trực. Cần bố trí đảm bảo việc đưa công nhân đi khám y tế trong trường
hợp công nhân đó bị tai nạn hay bị ốm.
Điều 32.
Chăm sóc sức khỏe
1. Bố trí đủ nước uống sạch tại
những chổ hợp lý trên tất cả các công trường xây dựng.
2. Tùy theo số lượng công nhân
và thời gian thi công, tại những chỗ hợp lý trên công công trường xây dựng, cần
cung cấp và duy trì các loại phương tiện sau:
(a) Tiện nghi vệ sinh và rửa
ráy;
(b) Nơi để thay, cất giữ và hong
khô quần áo;
(c) Nhà ăn và chổ nghĩ ngơi có
che chắn đề phòng những điều kiện thời tiết bất lợi.
3. Cung cấp các tiện nghi vệ
sinh và rửa ráy riêng biệt cho nam và nữ.
Điều 33.
Thông tin và đào tạo
Công nhân cần được:
(a) Thông tin đầy đủ và thích đáng
những mối nguy hiểm tiềm ẩn tại nơi làm việc đe dọa sức khỏe và sự an toàn của
họ;
(b) Hướng dẫn và đào tạo đúng, đầy
đủ các biện pháp sẵn có để kiểm soát và phòng ngừa những mối nguy hiểm đó.
Điều 34.
Báo cáo các tai nạn và bệnh tật
Những người có thẩm quyền phải
được thông báo về tình hình các tai nạn và bệnh nghề nghiệp trong những khoảng
thời gian nhất định dựa theo luật pháp và các quy định quốc gia.
IV. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 35.
Mỗi thành viên phải:
(a) Thi hành những biện pháp cần
thiết, kể cả việc áp dụng những hình thức phạt thích đáng để đảm bảo tính hiệu
lực của các điều khoản của Công ước;
(b) Có những hoạt động kiểm tra
thích ứng để giám sát việc thực hiện Công ước và có các nguồn lực hổ trợ cho việc
thực hiện đó và hoàn thành các công tác kiểm tra này.
V. ĐIỀU KHOẢN
CUỐI CÙNG
Điều 36.
Công ước này sửa đổi Công ước về những quy định về an toàn (Xây dựng), 1937.