BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
|
Số:
47/1999/QĐ-BNN/KL
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 03 năm 1999
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH KIỂM TRA VIỆC VẬN CHUYỂN, SẢN XUẤT,
KINH DOANH GỖ VÀ LÂM SẢN
BỘ
TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73/CP
ngày 1/11/1995 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 12/8/1991;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm và Cục trưởng Cục Phát triển lâm nghiệp,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này bản "Quy định kiểm tra việc vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ
và lâm sản".
Điều 2. Bản quy định này có hiệu
lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 11 LN/KL ngày 31/10/1995
của Bộ Lâm nghiệp.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng
Bộ, Cục trưởng các Cục: Kiểm lâm, Phát triển lâm nghiệp, Chế biến nông lâm sản
và ngành nghề nông thôn; Vụ trưởng Vụ Chính sách và các Cục, Vụ liên quan; Giám
đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
QUY ĐỊNH
KIỂM TRA VIỆC VẬN CHUYỂN, SẢN XUẤT, KINH DOANH GỖ VÀ LÂM SẢN
(Ban hành theo Quyết định số 47/1999/QĐ-BNN-KL ngày 12/03/1999 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Gỗ, lâm sản
và các thuật ngữ khác trong Quy định này được hiểu như sau:
1. Gỗ nguyên
liệu khai thác từ rừng tự nhiên trong nước, gồm gỗ tròn, gỗ bổ đôi, bổ tư, và gỗ
đẽo, gỗ xẻ các loại chưa qua nhập xưởng chế biến.
2. Gỗ nguyên
liệu từ rừng trồng, gồm các chủng loại gỗ khai thác từ rừng trồng thuộc các nguồn
vốn khác nhau, gỗ vườn, gỗ cây trồng phân tán và khoanh nuôi, gỗ rừng đước, rừng
tràm, gỗ cao su thanh lý.
3. Củi các loại,
gồm củi rừng tự nhiên, củi rừng trồng là phần không thể tận dụng làm gỗ.
4. Gỗ nguyên
liệu nhập khẩu, gồm gỗ nhập khẩu dưới dạng gỗ tròn, gỗ xẻ, ván nhân tạo các loại,
gỗ tận dụng từ bao bì nhập khẩu.
5. Các loại sản
phẩm đã qua chế biến, gồm:
a) Gỗ xẻ các
loại được cưa xẻ từ gỗ nguyên liệu đã qua nhập xưởng chế biến để pha cắt thành
ván, thanh, hộp, cầu phong, la ti, li tô... đã bào hoặc chưa bào bề mặt.
b) Sản phẩm gỗ
hoàn chỉnh, chi tiết sản phẩm hoàn chỉnh; sản phẩm thủ công mỹ nghệ theo quy định
tại Quyết định số 65/1998/QĐ-TTg ngày 24-3-1998 của Thủ tướng chính phủ.
c) Hàng mộc
đã qua sử dụng các loại.
d) Ván nhân tạo
các loại, gồm ván dán, ván ép, ván dăm, ván sợi, ván ghép, ván lợp có phủ bề mặt
hoặc không phủ bề mặt, có trang trí bề mặt hoặc không trang trí bề mặt.
e) Dăm mảnh
(dăm gỗ, dăm tre nứa), bao bì tận dụng.
6. Các loại
nguyên liệu lâm sản khác và sản phẩm của chúng (gọi tắt là lâm sản khác), gồm
các loại lâm sản ngoài gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên hoặc rừng trồng, bao
gồm dạng nguyên liệu và dạng đã qua chế biến.
a) Dạng
nguyên liệu, gồm tất cả các lâm sản khác có tên gọi đúng với tên gọi thực tế, như
song, mây, tre, nứa, lồ ô, sa nhân, ba kích, hạt ươi, hoa hồi, quế, phong lan,
cây cảnh, củ, lá, rễ cây rừng...
b) Dạng đã
qua chế biến, gồm tất cả các loại sản phẩm lâm sản khác chế biến từ dạng nguyên
liệu theo mục a khoản 6, Điều 1 của bản quy định này, có tên gọi đúng với tên gọi
trong thực tế, như song chuốt, mây chẻ, tre nứa thanh, tinh dầu thực vật, dầu
trong, chai cục, than hầm, than hoa...
7. Gỗ và lâm
sản được phân biệt làm 2 loại thông thường và quý hiếm. Loại quý hiếm được xác
định theo quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Hội đồng bộ trưởng
(nay là Chính phủ) bao gồm:
a) Thực vật rừng
quý hiếm nhóm IA và IIA.
b) Động vật rừng
quý hiếm nhóm IB và IIB.
8. Động vật
hoang dã, gồm:
a) Động vật hoang
dã nguyên khai các loại (thông thường và quý hiếm theo Nghị định 18/HĐBT ngày
17/01/1992) và sản phẩm của chúng.
b) Động vật
hoang dã qua gây nuôi, nhân giống và sản phẩm của chúng.
9. Ngoài các
mục gỗ và lâm sản nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 1 của bản quy định
này, nếu gỗ và lâm sản chưa có thì chủ hàng báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn để được xử lý kịp thời.
10. Hoá đơn
bán hàng, gồm hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng, hoá đơn kiêm phiếu xuất
kho, hoá đơn dịch vụ và các loại hoá đơn khác, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội
bộ và các loại chứng từ khác như: tem, vé... in sẵn giá thanh toán (gọi chung
là hoá đơn) do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phát hành hoặc được Bộ Tài chính (Tổng
cục Thuế) chấp nhận bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân tự in.
11. Tờ khai hải
quan, là tờ khai do cơ quan Hải quan xác nhận hàng hoá đã hoàn thành thủ tục Hải
quan theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Mọi Tổ chức,
cá nhân có hoạt động vận chuyển, sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản phải chấp
hành nghiêm chỉnh bản Quy định này và chịu sự giám sát, kiểm tra của Cơ quan Kiểm
lâm.
Điều 3. Giám đốc Sở
Nông nghiệp và PTNT, Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân (gọi tắt là
chủ hàng) thực hiện việc vận chuyển, sản xuất kinh doanh gỗ và lâm sản theo
đúng bản quy định này; đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng và chính
quyền địa phương các cấp thực hiện đúng Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày
21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của
các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.
Chương 2:
CHỨNG TỪ VẬN CHUYỂN, SẢN XUẤT, KINH DOANH GỖ VÀ LÂM SẢN
Điều 4. Chứng từ vận chuyển gỗ
nguyên liệu theo khoản 1 Điều 1 và sản phẩm đã qua chế biến từ nguồn nguyên liệu
theo khoản 5 Điều 1:
1. Đối với việc
vận chuyển gỗ nguyên liệu theo khoản 1 Điều 1.
a) Chứng từ vận
chuyển, gồm:
Hoá đơn bán
hàng (chỉ cần một trong các loại hoá đơn quy định tại khoản 10 Điều 1).
Lý lịch gỗ
kèm theo gỗ có dấu búa kiểm lâm.
b) Trường hợp
gỗ nguyên liệu đã trình kiểm sau khi nhập xưởng chế biến, khi vận chuyển hoặc
tiêu thụ thì không cần phải đóng lại dấu búa Kiểm lâm, nhưng phải có xác nhận của
Kiểm lâm sở tại.
c) Trường hợp
gỗ, nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn đóng dấu búa kiểm lâm thì chủ hàng phải xuất
trình giấy xác nhận của Hạt Kiểm lâm sở tại là gỗ hợp pháp.
d) Trường hợp
gỗ, lâm sản quý hiếm thuộc nhóm IIA, khi vận chuyển ra ngoài tỉnh phải có giấy
phép vận chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm sở tại cấp theo quy định tại Điều
11 của bản quy định này.
2. Đối với việc
vận chuyển các sản phẩm đã qua chế biến từ các nguồn nguyên liệu theo khoản 5
Điều 1 cần có hoá đơn bán hàng.
Trường hợp là
hàng mộc đã qua sử dụng thì không cần xuất trình giấy tờ gì.
3. Đối với gỗ,
lâm sản phạm pháp đã qua xử lý tịch thu khi vận chuyển chứng từ gồm có:
a) Biên lai
thu tiền bán lâm sản.
b) Nếu là gỗ
nguyên liệu có đủ tiêu chuẩn đóng dấu búa Kiểm lâm thì phải có lý lịch gỗ, kèm
theo gỗ được đóng dấu búa Kiểm lâm. Nếu là gỗ nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn
đóng dấu búa Kiểm lâm phải có xác nhận của Kiểm lâm sở tại trong lý lịch gỗ.
c) Nếu gỗ,
lâm sản quý hiếm thuộc nhóm IIA, khi vận chuyển ra ngoài tỉnh phải có giấy phép
vận chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm sở tại cấp theo quy định tại Điều 11 của
bản quy định này.
Điều 5. Chứng từ vận chuyển gỗ
nguyên liệu từ rừng trồng và các sản phẩm chế biến từ rừng trồng theo khoản 2
Điều 1:
1. Nếu sử dụng
tại chỗ theo mục đích gia dụng chỉ cần giấy chứng nhận của cơ quan Kiểm lâm gần
nhất hoặc UBND xã, thị trấn sở tại.
2. Nếu sử dụng
vào mục đích thương mại phải có:
a) Giấy xác
nhận của cơ quan Kiểm lâm gần nhất.
b) Hoá đơn
bán hàng (đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh) hoặc bản kê mua hàng (đối với tổ
chức, cá nhân thu mua trong dân)
3. Trường hợp
gỗ nguyên liệu là các loài cây trồng có tên trùng với các loài cây rừng tự
nhiên, chứng từ vận chuyển theo khoản 1 Điều 4.
Điều 6. Chứng từ vận chuyển
củi các loại theo khoản 3 Điều 1:
1. Đối với củi
có nguồn gốc hợp pháp từ rừng tự nhiên, chứng từ vận chuyển gồm : Hoá đơn bán
hàng hoặc bản kê mua hàng.
Nghiêm cấm mọi
trường hợp cắt ngắn gỗ thành củi.
2. Đối với củi
các loại có nguồn gốc từ rừng trồng,được tự do lưu thông, khi vận chuyển chỉ cần
bản kê mua hàng.
Điều 7. Chứng từ vận chuyển
gỗ, lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu theo khoản 4 Điều 1 gồm:
a) Tờ khai hải
quan cửa khẩu.
b) Nếu lâm sản
là gỗ tròn và gỗ xẻ thì phải có lý lịch gỗ, tên gỗ, do nước ngoài lập.
Trường hợp gỗ
tròn phải cắt ngắn để phù hợp với phương tiện vận chuyển, phải đóng dấu búa Kiểm
lâm Việt Nam kèm theo biên bản đóng dấu búa.
Nếu bán lại
cho Doanh nghiệp khác thì ngoài các giấy tờ trên, phải có hợp đồng mua bán kèm
theo hoá đơn bán hàng. Trường hợp gỗ tròn, gỗ xẻ phải có bản trích lý lịch gỗ từ
bản gốc, có xác nhận của Hạt Kiểm lâm sở tại.
Điều 8. Chứng từ vận chuyển
các sản phẩm gỗ và lâm sản có nguồn gốc hợp pháp để xuất khẩu:
1. Đối với sản
phẩm gỗ và lâm sản có nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong nước.
a) Định mức
tiêu hao nguyên liệu do chủ hàng lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính thực tế, chính xác của việc xác định định mức.
b) Bản hạn mức
gỗ rừng tự nhiên để xuất khẩu của Doanh nghiệp.
c) Hợp đồng
mua bán ngoại thương.
2. Đối với sản
phẩm gỗ và lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu:
a) Định mức
tiêu hao nguyên liệu do chủ hàng lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
tính thực tế, chính xác của việc xác định định mức.
b) Hợp đồng
mua bán ngoại thương.
3. Đối với sản
phẩm gỗ và lâm sản có nguồn gốc rừng trồng chỉ cần có hợp đồng mua bán ngoại
thương.
4. Trường hợp
đã hoàn thành thủ tục Hải quan khi vận chuyển sản phẩm gỗ và lâm sản đến cửa khẩu
để xuất khẩu phải có tờ khai Hải quan (bản chính).
Điều 9. Chứng từ vận chuyển các
lâm sản khác và sản phẩm từ lâm sản khác theo khoản 6 Điều 1:
Khi khai thác
và tiêu thụ chủ rừng chỉ cần báo với cơ quan Kiểm lâm gần nhất hoặc UBND xã, thị
trấn sở tại để trong vòng 10 ngày được cấp giấy chứng nhận sản phẩm này là sản
phẩm hợp pháp và được tự do lưu thông trên thị trường.
1. Nếu sử dụng
tại chỗ thì thực hiện theo khoản 1 Điều 5.
2. Nếu sử dụng
vào mục đích thương mại thì thực hiện theo khoản 2 Điều 5.
Điều 10. Chứng từ vận chuyển động
vật hoang dã theo khoản 8 Điều 1:
1. Đối với động
vật hoang dã thông thường phải có:
a) Giấy phép săn,
bắt động vật hoang dã thông thường (bản chính hoặc bản sao y bản chính của Hạt
Kiểm lâm sở tại).
b) Giấy phép
vận chuyển do Hạt Kiểm lâm sở tại cấp (theo mẫu thống nhất).
2. Đối với động
vật hoang dã theo quy định tại Nghị định 18/HĐBT phải có:
a) Văn bản
cho phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
b) Giấy phép
vận chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm sở tại cấp.
3. Đối với động
vật hoang dã có nguồn gốc nhân giống, gây nuôi sinh sản phát triển phải có:
a) Xác nhận của
Chi cục Kiểm lâm sở tại, đối với tổ chức và cá nhân gây nuôi, nhân giống sinh sản
(bản chính hoặc sao y bản chính của Hạt Kiểm lâm sở tại).
b) Hoá đơn
bán hàng (đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh) hoặc bản kê mua hàng (đối với tổ
chức, cá nhân thu mua trong dân).
c) Giấy phép
vận chuyển do Hạt Kiểm lâm sở tại cấp theo mẫu thống nhất.
4. Đối với động
vật hoang dã được xử lý tịch thu phải có:
a) Biên lai
thu tiền bán lâm sản.
b) Giấy phép
vận chuyển của cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với loại thông thường và giấy phép vận
chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm sở tại cấp đối với loại quý hiếm.
Điều 11. Quy định về cấp
giấy phép vận chuyển đặc biệt:
1. Khi vận
chuyển thực vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IIA và động vật hoang dã quý hiếm thuộc
nhóm IIB theo khoản 8 Điều 1 phải có giấy phép vận chuyển đặc biệt.
2. Giấy phép
vận chuyển đặc biệt do Chi cục Kiểm lâm sở tại cấp và được quyền gia hạn giấy
phép.
3. Thủ tục cấp
giấy phép: Chủ hàng có công văn hoặc đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển đặc
biệt gửi Chi cục Kiểm lâm sở tại, trong đó nêu rõ nguồn gốc, khối lượng, số lượng,
chủng loại gỗ và lâm sản, nơi đi, nơi đến, thời gian, phương tiện vận chuyển
kèm theo chứng từ gốc về nguồn gốc gỗ, lâm sản.
Chi cục Kiểm
lâm xem xét nếu đầy đủ hồ sơ chứng từ thì cấp ngay giấy phép vận chuyển đặc biệt,
nếu chưa đủ thì hướng dẫn cho khách hàng bổ sung để chậm nhất trong vòng 10
ngày (kể từ ngày nhận được văn bản hoặc đơn của chủ hàng) chủ hàng được cấp giấy
phép vận chuyển đặc biệt.
4. Quản lý giấy
phép vận chuyển đặc biệt: Giấy phép vận chuyển đặc biệt được in theo mẫu thống
nhất toàn quốc. Cục Kiểm lâm có trách nhiệm in và phát hành cho các Chi cục Kiểm
lâm. Các Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm quản lý việc sử dụng và định kỳ hàng
quý báo cáo về Cục Kiểm lâm tình hình cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt để Cục
Kiểm lâm tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 12. Đối với tổ chức, cá
nhân có sử dụng nguyên liệu gỗ và lâm sản đưa vào sản xuất, kinh doanh.
1. Khi nguyên
liệu gỗ và lâm sản nhập xưởng, các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm:
a) Vào sổ nhập
gỗ và lâm sản do cơ quan Kiểm lâm cấp.
b) Lưu trữ chứng
từ nguồn gốc nguyên liệu gỗ và lâm sản.
2. Khi có dấu
hiệu vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, công chức Kiểm
lâm có quyền vào kiểm tra. Tổ chức, cá nhân phải xuất trình chứng từ chứng minh
nguồn gốc hợp pháp nguyên liệu gỗ, lâm sản đưa vào sản xuất, kinh doanh.
Chương 3:
THỦ TỤC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT GỖ VÀ LÂM SẢN
Điều 13. Việc kiểm tra,
kiểm soát gỗ và lâm sản trong vận chuyển được quy định như sau:
1. Trách nhiệm
của chủ hàng, người điều khiển phương tiện vận chuyển gỗ, lâm sản:
a) Khi đến Hạt
phúc kiểm lâm sản, Trạm phúc kiểm lâm sản phải dừng phương tiện vận chuyển để
trình các chứng từ có liên quan đến nguồn gốc gỗ, lâm sản.
b) Thực hiện
các yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của công chức Kiểm lâm khi đang thi hành công vụ.
Phản ánh kịp thời với cơ quan có thẩm quyền nếu công chức Kiểm lâm có hành vi
không đúng theo quy định pháp luật.
c) Chấp hành
nghiêm túc quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm,
quyền hạn và nội dung kiểm tra, kiểm soát của Hạt phúc kiểm lâm sản, Trạm phúc
kiểm lâm sản:
a) Trách nhiệm
và quyền hạn.
Tuyên truyền,
phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc quản
lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Đặt bảng báo
hiệu kiểm soát lâm sản trên đoạn đường trước khi qua Hạt, Trạm ở 2 phía khoảng
100m để chủ hàng hoặc chủ phương tiện biết dừng lại để trình kiểm.
Có bảng thông
báo quy định về hoá đơn, chứng từ liên quan đến vận chuyển, sản xuất, kinh
doanh gỗ, lâm sản.
Có kho bãi tạm
giữ, bảo quản lâm sản và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tạm giữ hàng.
Phải tổ chức
lực lưọng hoạt động 24/24 giờ trong ngày, phân công lãnh đạo để giải quyết kịp
thời công việc, tổ trực kiểm tra lâm sản phải có từ 02 người trở lên; phải mặc
đồng phục Kiểm lâm, mang cấp hiệu, phù hiệu, biển hiệu.
Phải ghi chép
đầy đủ ngày, giờ, số lượng, khối lượng lâm sản được vận chuyển qua trạm, kiểm
tra phải khẩn trương nhanh chóng, chính xác không được gây phiền hà cho khách
hàng. Thực hiện nghiêm túc việc bàn giao giữa các ca.
Phải mở sổ
ghi chép tin báo của công dân về hành vi vi phạm quy định quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản.
Khi kiểm tra,
nếu phát hiện có vi phạm phải lập biên bản xử lý theo đúng quy định pháp luật.
b) Nội dung
kiểm tra:
Kiểm tra chứng
từ liên quan gỗ, lâm sản.
Kiểm tra gỗ,
lâm sản trên phương tiện vận chuyển, đối chiếu với chứng từ gỗ, lâm sản đã được
xuất trình.
Sau khi kiểm
tra, nếu không có vi phạm, thì đơn vị Kiểm lâm đầu tiên kiểm tra đóng dấu đã kiểm
tra (có chữ ký, họ và tên cán bộ kiểm tra) vào mặt sau giấy phép vận chuyển hoặc
chứng từ vận chuyển. Các đơn vị Kiểm lâm tuyến sau chỉ ghi chép vào sổ nhật ký
của đơn vị.
Trường hợp vận
chuyển vượt khối lượng, sai quy cách, sai tuyến, sai chủng loại hoặc vi phạm mới
phát sinh sau khi đơn vị tuyến trước đã kiểm tra thì đơn vị, công chức Kiểm lâm
kiểm tra tuyến sau lập biên bản, xử lý đúng tính chất, mức độ vi phạm, sau đó
thông báo bằng văn bản cho cơ quan Kiểm lâm tỉnh quản lý đơn vị nhân viên Kiểm
lâm tuyến trước biết và báo cáo lên Cục Kiểm lâm.
Mọi trường hợp
vi phạm đều phải làm rõ chủ lâm sản, người điều khiển phương tiện vận chuyển. Nếu
không xác định được chủ lâm sản mà người điều khiển không có chứng cứ để chứng
minh hành vi của mình chỉ là vô ý chở thuê thì người điều khiển phương tiện coi
như là chủ lâm sản.
3. Công chức
Kiểm lâm trong khi thi hành công vụ có quyền kiểm tra ở sân ga đối với gỗ và
lâm sản được vận chuyển bằng đường sắt hoặc đường hàng không, chủ hàng phải xuất
trình các chứng từ liên quan đến gỗ, lâm sản.
Điều 14. Việc kiểm tra,
kiểm soát nguyên liệu gỗ và lâm sản trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh được
quy định như sau:
1. Đối với
công chức Kiểm lâm khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng
và quản lý lâm sản, được kiểm tra hiện trường trong cơ quan, xí nghiệp, đơn vị
và nhà tư nhân theo quy định của pháp luật. Nếu lập đoàn kiểm tra phải có quyết
định bằng văn bản của lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm hoặc lãnh đạo Hạt Kiểm lâm.
Nội dung kiểm
tra:
a) Kiểm tra
giấy phép chế biến gỗ và lâm sản.
b) Kiểm tra
việc vào sổ nhập gỗ và lâm sản của doanh nghiệp.
c) Kiểm tra đối
chiếu hồ sơ, chứng từ nguồn gốc nguyên liệu gỗ, lâm sản đưa vào sản xuất kinh
doanh.
d) Khi kiểm tra,
nếu phát hiện có vi phạm phải lập biên bản, xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Việc kiểm tra
phải nhanh chóng, khẩn trương, chính xác, không được gây phiền hà cho cơ sở.
2. Đối với cơ
sở sản xuất, kinh doanh phải:
Xuất trình
các hồ sơ, chứng từ theo khoản 1 Điều này.
Chấp hành
nghiêm túc quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 15. Việc kiểm tra,
kiểm soát gỗ và lâm sản ngoài khu vực Hạt phúc kiểm lâm sản, Trạm phúc kiểm lâm
sản được quy định như sau:
1. Công chức
Kiểm lâm trong khi thi hành công vụ chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm
tra gỗ và lâm sản khi có căn cứ là trong phương tiện đó có cất giấu trái phép gỗ
và lâm sản.
Phải sử dụng
cờ hiệu, biển hiệu, đèn báo hiệu để dừng phương tiện và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về quyết định của mình.
2. Nghiêm cấm
việc tuỳ tiện dừng phương tiện giao thông đang lưu hành để kiểm tra, kiểm soát
gỗ và lâm sản.
3. Dụng cụ được
sử dụng phát tín hiệu dừng phương tiện:
Còi hiệu:
dùng còi thổi bằng miệng.
Cờ hiệu: cờ
đuôi nheo Kiểm lâm.
Đèn hiệu: đèn
pin hoặc đèn bão.
Biển hiệu:
hình tròn, phản quang theo mẫu thống nhất.
4. Nội dung
kiểm tra theo điểm b khoản 2 Điều 13 của bản quy định này.
5. Đối với chủ
hàng hoặc người điều khiển phương tiện phải:
a) Phải chấp
hành nghiêm túc hiệu lệnh dừng phương tiện của công chức Kiểm
lâm.
b) Xuất trình
các hồ sơ chứng từ có liên quan nguồn gốc gỗ, lâm sản.
c) Kịp thời
phản ánh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nếu công chức Kiểm lâm có hành vi
không đúng quy định pháp luật.
Điều 16. Phương pháp đo
đếm gỗ và lâm sản trong kiểm tra, kiểm soát:
Công chức Kiểm
lâm khi kiểm tra, kiểm soát lâm sản, nếu phát hiện có vi phạm thì tiến hành đo
đếm gỗ, lâm sản và phải thông báo cho người điều khiển phương tiện vận chuyển
hoặc chủ gỗ và lâm sản biết phương pháp đo đếm.
a) Đối với gỗ
tròn: đo đường kính (hoặc vanh) trung bình ở hai đầu hoặc ở đoạn giữa thân cây
cả giác, lõi (đơn vị cm), đo chiều dài thân cây đoạn thực tế sử dụng (đơn vị
mét và lấy hai số lẻ) để tính khối lượng từng cây (quy về m3).
b) Đối với gỗ
xẻ, gỗ đẽo: đo đếm cụ thể từng hộp, phách, tấm, gỗ đẽo theo ba chiều dày (cm),
rộng (cm), dài (m) và lấy hai số lẻ để tính khối lượng gỗ (quy về m3).
c) Đối với gỗ
xẻ các loại cỡ nhỏ, ngắn thì kiểm tra số lượng thanh gỗ theo số lượng trong chứng
từ hoá đơn vận chuyển.
d) Đối với gỗ
bổ đôi, bổ tư: trên cơ sở gỗ đã được bổ để xác định đường kính bình quân cây gỗ,
từ đó tính tổng khối lượng cây gỗ đã được bổ, nếu gỗ bổ đôi thì lấy tổng khối
lượng cây gỗ chia hai, bổ tư thì chia tư, sau đó tính khối lượng từng loại gỗ
(quy về m3 gỗ tròn).
e) Đối với gỗ
đước, tràm được tính theo cây, cột, róng, lóng.
g) Đối với củi
được đo đếm bằng ster đơn, ster đôi, tấn, tạ.
h) Đối với
các loại lâm sản khác thì tuỳ theo từng loại cụ thể mà đo đếm khối lượng, số lượng
hoặc trọng lượng theo chứng từ hoá đơn vận chuyển.
Sai số cho
phép trong đo đếm gỗ về khối lượng gỗ: Đối với gỗ tròn các loại là +
10%, gỗ xẻ là + 5%.
Trường hợp nếu
gỗ có những khuyết tật như rỗng ruột, mục trong, mục ngoài... thì được trừ khuyết
tật đó trong quá trình đo đếm.
Chương 4:
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 17. Các tổ chức, cá nhân
thực hiện tốt và có thành tích được khen thưởng. Nếu vi phạm thì bị xử lý hành
chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Đối với công
chức Kiểm lâm có thành tích được khen thưởng. Nếu lạm dụng chức vụ, quyền hạn
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng bản quy định này thì bị xử lý kỷ luật,
xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trong quá
trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc, yêu cầu phản ánh về Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.