Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 114/2008/NĐ-CP hướng dẫn luật phá sản đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm chứng khoán tài chính khác

Số hiệu: 114/2008/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 03/11/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 114/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2008

NGHỊ ĐỊNH

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÁ SẢN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM, CHỨNG KHOÁN VÀ TÀI CHÍNH KHÁC

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phá sản ngày 24 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về:

a) Danh mục doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác được áp dụng các quy định về phá sản của Nghị định này.

b) Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Phá sản đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác.

Các vấn đề khác liên quan đến việc phá sản đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác thực hiện theo quy định của Luật Phá sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:

a) Các doanh nghiệp được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và thuộc danh mục quy định tại Điều 2 Nghị định này.

b) Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác.

Điều 2. Danh mục doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác

1. Đối với lĩnh vực bảo hiểm: là các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp bảo hiểm), ngoại trừ các công ty môi giới bảo hiểm.

2. Đối với lĩnh vực chứng khoán: là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Chứng khoán (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp chứng khoán).

3. Đối với lĩnh vực tài chính khác: là các công ty Xổ số kiến thiết hoạt động kinh doanh xổ số theo quy định của Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh xổ số.

Trường hợp phát sinh các mô hình doanh nghiệp mới được thành lập và hoạt động theo giấy phép, quyết định của Bộ Tài chính hoặc hoạt động dưới sự quản lý nhà nước của Bộ Tài chính để trực tiếp tham gia cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực tài chính và việc phá sản doanh nghiệp đó có ảnh hưởng lớn tới công chúng, tác động trực tiếp tới sự phát triển an toàn, ổn định của hệ thống tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố bổ sung danh mục doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính khác được áp dụng theo Nghị định này (sau đây gọi chung là doanh nghiệp tài chính khác) sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 3. Thủ tục phá sản

1. Trường hợp doanh nghiệp không được áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán, thủ tục phá sản áp dụng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác lâm vào tình trạng phá sản bao gồm:

a) Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản;

b) Phục hồi hoạt động kinh doanh;

c) Thanh lý tài sản, các khoản nợ;

d) Tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

2. Trường hợp doanh nghiệp đã được áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán, nhưng vẫn không khôi phục được, không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu và Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyết định chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán, đồng thời không có đủ quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 2/3 (hai phần ba) tổng số nợ không có bảo đảm trở lên đề nghị tổ chức Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán quyết định áp dụng ngay việc thanh lý tài sản, các khoản nợ theo quy định tại điểm c khoản 1 và tuyên bố doanh nghiệp phá sản mà không áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Điều 4. Tổ quản lý, thanh lý tài sản

1. Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phụ trách việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

2. Thành phần Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm có:

a) Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản làm Tổ trưởng;

b) Một cán bộ của Tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

c) Một đại diện của chủ nợ là tổ chức, cá nhân có số nợ lớn nhất trong số các chủ nợ. Trường hợp hội nghị chủ nợ xét thấy phải thay người đại diện cho các chủ nợ trong thành phần tổ quản lý, thanh lý tài sản thì hội nghị bầu người thay thế;

d) Một đại diện hợp pháp của doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản;

đ) Một đại diện của Bộ Tài chính khi tiến hành phá sản doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp tài chính khác do Bộ Tài chính cấp giấy phép, quyết định thành lập và hoạt động hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi tiến hành phá sản doanh nghiệp chứng khoán hoặc Chủ sở hữu doanh nghiệp khi tiến hành phá sản các doanh nghiệp tài chính khác không do Bộ Tài chính cấp giấy phép, quyết định thành lập và hoạt động;

e) Đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động (nơi không có tổ chức công đoàn) đối với doanh nghiệp có nợ lương hoặc các khoản nợ khác đối với người lao động.

3. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm cử đại diện tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của Thẩm phán.

4. Việc thành lập, thay đổi thành phần, giải thể, thành lập lại Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện theo quy định tại các Điều 16, 17, 18, và 19 của Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn và chế độ làm việc của Tổ quản lý, thanh lý tài sản

1. Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 10 và 11 của Luật phá sản.

2. Chế độ làm việc của Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện theo quy định tại Điều 20 và từ Điều 22 đến Điều 33 của Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

Chương 2.

NỘP ĐƠN VÀ THỤ LÝ ĐƠN YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁ SẢN

Điều 6. Đối tượng có quyền và nghĩa vụ trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Các đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác thực hiện theo quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật Phá sản.

2. Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác lâm vào tình trạng phá sản, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan có liên quan theo quy định tại Điều 20 Luật Phá sản có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho những người nêu tại khoản 1 Điều này biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cơ quan thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó.

3. Người người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 Điều này có các nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định tại Điều 19 của Luật Phá sản.

Điều 7. Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Trường hợp người nộp đơn là chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp thì trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án thông báo cho các cơ quan sau:

a) Bộ Tài chính trong trường hợp nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp tài chính khác do Bộ Tài chính cấp giấy phép, quyết định thành lập và hoạt động.

b) Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong trường hợp nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp chứng khoán.

2. Trường hợp người nộp đơn không phải là chủ doanh nghiệp hoặc không phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì trong thời hạn năm (05) ngày kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án thông báo cho doanh nghiệp biết, đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức sau:

a) Bộ Tài chính trong trường hợp nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp tài chính khác do Bộ Tài chính cấp giấy phép, quyết định thành lập và hoạt động.

b) Ủy ban chứng khoán Nhà nước trong trường hợp nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp chứng khoán.

c) Chủ sở hữu doanh nghiệp trong trường hợp nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp tài chính khác không do Bộ Tài chính cấp giấy phép, quyết định thành lập và hoạt động.

Điều 8. Trách nhiệm của doanh nghiệp và của cơ quan quản lý nhà nước về việc áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

1. Trường hợp nhận thấy nguy cơ mất khả năng thanh toán, trước khi quyết định việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác phải chủ động thực hiện các biện pháp tự khôi phục khả năng thanh toán, củng cố tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời báo cáo ngay bằng văn bản cho các cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.

2. Trong thời hạn năm (05) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người nộp đơn không phải là chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu về thực trạng tài chính, nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và phương án khôi phục khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.

3 Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác, các cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu nhận được thông báo của Tòa án nêu tại Điều 7 Nghị định này phải có văn bản về việc có hoặc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Điều 9. Quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, chủ sở hữu trong việc yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán

1. Đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán, Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện khôi phục khả năng thanh toán, gồm các biện pháp sau:

a) Bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu;

b) Tái bảo hiểm; thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động;

c) Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp;

d) Yêu cầu chuyển giao hợp đồng bảo hiểm;

đ) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không khôi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm bị đặt vào tình trạng kiểm soát khả năng thanh toán. Bộ Tài chính quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 80 Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

2. Đối với trường hợp doanh nghiệp chứng khoán có nguy cơ mất khả năng thanh toán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền sau:

a) Yêu cầu doanh nghiệp chứng khoán thực hiện việc bàn giao quyền và nghĩa vụ đối với quỹ, nhà đầu tư ủy thác, các nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán của doanh nghiệp cho các doanh nghiệp khác thay thế. Việc lựa chọn đối tác để bàn giao quyền và nghĩa vụ do doanh nghiệp tự thỏa thuận và phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Trường hợp doanh nghiệp không tự thỏa thuận và thống nhất được đối tác bàn giao thì việc lựa chọn doanh nghiệp cùng ngành nghề sẽ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chỉ định.

b) Yêu cầu doanh nghiệp chứng khoán thực hiện niêm phong tạm thời một phần hoặc toàn bộ các tài khoản tiền và tài khoản chứng khoán của khách hàng và tài khoản tự doanh của doanh nghiệp để áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

c) Đặt doanh nghiệp chứng khoán vào tình trạng cảnh báo theo quy định tại Điều 74 Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

d) Các biện pháp theo quy định của pháp luật.

3. Đối với trường hợp doanh nghiệp tài chính khác có nguy cơ mất khả năng thanh toán, Bộ Tài chính (đối với các doanh nghiệp do Bộ Tài chính cấp giấy phép, quyết định thành lập và hoạt động) hoặc Chủ sở hữu (đối với các doanh nghiệp không do Bộ Tài chính cấp giấy phép, quyết định thành lập và hoạt động) có quyền yêu cầu doanh nghiệp thực hiện khôi phục khả năng thanh toán, gồm các biện pháp sau:

a) Thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động; đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động;

b) Củng cố tổ chức bộ máy và thay đổi người quản trị, điều hành của doanh nghiệp;

c) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp chứng khoán và tài chính khác không được áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Bộ Tài chính hoặc Chủ sở hữu thông báo cho Tòa án về việc không áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp để thực hiện giải quyết theo thủ tục phá sản quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định này.

Điều 10. Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Tòa án ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác trong những trường hợp sau:

1. Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong thời hạn do Tòa án ấn định

2. Người nộp đơn không có quyền nộp đơn;

3. Có Tòa án khác đã mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng phá sản;

4. Có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là không khách quan, gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản;

5. Doanh nghiệp chứng minh được mình không lâm vào tình trạng phá sản;

6. Doanh nghiệp được các Cơ quan quản lý nhà nước hoặc Chủ sở hữu quy định tại Điều 7 Nghị định này có thông báo về việc có áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

Điều 11. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản

1. Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau:

a) Các Cơ quan quản lý nhà nước hoặc Chủ sở hữu quy định tại Điều 7 Nghị định này đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biên pháp khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác.

b) Doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

2. Quyết định mở thủ tục phá sản phải có các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật Phá sản;

3. Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản khi không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Việc khiếu nại quyết định không mở thủ tục phá sản được thực hiện theo Điều 32 của Luật Phá sản.

Điều 12. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản

1. Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản vẫn được tiến hành bình thường, nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và 4 Điều này.

2. Trường hợp xét thấy người quản lý của doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác không có khả năng điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành hoạt động sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp thì theo đề nghị của Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán ra quyết định cử người quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Cất giấu, tẩu tán tài sản;

b) Thanh toán nợ không có bảo đảm;

c) Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

d) Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

đ) Thanh toán nợ cho các chủ nợ đồng thời là bên nợ của doanh nghiệp;

e) Nhận mở tải khoản giao dịch chứng khoán với khách hàng, thực hiện các hoạt động môi giới chứng khoán;

g) Thực hiện các hoạt động đầu tư và các hoạt động khác liên quan đến các tài khoản tiền gửi và tài khoản chứng khoán của khách hàng, của doanh nghiệp.

4. Sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, các hoạt động sau đây của doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện:

a) Cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản;

b) Nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng;

c) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

d) Vay tiền;

đ) Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản;

e) Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp.

Chương 3.

NGHĨA VỤ VỀ TÀI SẢN VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO TOÀN TÀI SẢN

Điều 13. Xác định nghĩa vụ về tài sản, xử lý các khoản nợ và hoàn trả lại tài sản cho Nhà nước

Việc xác định nghĩa vụ về tài sản, xử lý các khoản nợ chưa đến hạn, các khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố, hoàn trả tài sản cho Nhà nước thực hiện theo quy định tại các Điều 33, 34, 35 và 36 của Luật Phá sản.

Điều 14. Thứ tự phân chia tài sản

Sau khi thực hiện các nghĩa vụ về tài sản theo quy định tại Điều 13 Nghị định này, giá trị tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác được phân chia theo thứ tự quy định tại Điều 37 của Luật Phá sản.

Điều 15. Các giao dịch bị coi là vô hiệu

1. Các giao dịch bị coi là vô hiệu theo quy định tại Điều 43 của Luật Phá sản, trừ trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này.

2. Nếu trong khoảng thời gian ba tháng trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác đang áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán thì việc thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn, thực hiện thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ, chi trả tiền gửi trên tài khoản chứng khoán của khách hàng, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán sẽ không áp dụng các quy định về giao dịch vô hiệu.

3. Chủ nợ không có bảo đảm, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố các giao dịch bị coi là vô hiệu theo quy định tại Điều 44 của Luật Phá sản.

Chương 4.

HỘI NGHỊ CHỦ NỢ

Điều 16. Hội nghị chủ nợ

1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 78 của Luật Phá sản, Thẩm phán quyết định việc triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng các biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh khi các cơ quan quản lý nhà nước hoặc chủ sở hữu quy định tại Điều 7 Nghị định này đã có văn bản thông báo về việc không áp dụng hoặc chấm dứt các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán.

2. Các nội dung liên quan đến Hội nghị chủ nợ được thực hiện theo quy định từ Điều 61 đến Điều 77 của Luật Phá sản.

Chương 5.

THỦ TỤC THANH LÝ TÀI SẢN

Điều 17. Quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản

Tòa án, Thẩm phán thực hiện việc ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác theo quy định từ Điều 78 đến Điều 80 của Luật Phá sản

Điều 18. Thanh lý tài sản

1. Việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán, tài chính khác phá sản thực hiện theo phương thức và thứ tự ưu tiên như sau:

a) Bán đấu giá toàn bộ doanh nghiệp cho đối tượng hoạt động kinh doanh trong cùng ngành nghề lĩnh vực để tiếp tục kinh doanh;

b) Bán đấu giá toàn bộ doanh nghiệp cho các đối tượng khác trong trường hợp không có đối tượng hoạt động kinh doanh trong cùng ngành nghề lĩnh vực tham gia đấu giá mua doanh nghiệp để tiếp tục kinh doanh;

c) Bán theo phương thức trực tiếp toàn bộ doanh nghiệp cho đối tượng hoạt động kinh doanh trong cùng ngành nghề lĩnh vực để tiếp tục kinh doanh trong trường hợp chỉ có một đối tượng đăng ký mua;

d) Bán đấu giá từng tài sản riêng lẻ được thực hiện trong trường hợp không thực hiện được theo phương thức bán đấu giá toàn bộ doanh nghiệp;

đ) Bán từng tài sản riêng lẻ theo phương thức trực tiếp được thực hiện trong trường hợp không thực hiện được theo phương thức bán đấu giá từng tài sản hoặc giá trị tài sản dưới mức phải bán theo phương thức đấu giá theo quy định của pháp luật.

2. Việc bán toàn bộ doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, bán đấu giá công ty nhà nước và bán đấu giá tài sản thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Chương 6.

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Xử lý vi phạm

Việc xử lý vi phạm trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản được thực hiện theo quy định tại Điều 93 Luật Phá sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UB Giám sát Tài chính QG;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, KTTH (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 114/2008/ND-CP

Hanoi, November 03, 2008

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE BANKRUPTCY LAW APPLICABLE TO ENTERPRISES ENGAGED IN INSURANCE, SECURITIES AND OTHER FINANCIAL BUSINESS ACTIVITIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 24, 2004 Bankruptcy Law;
Pursuant to the December 9, 2000 Law on Insurance Business;
Pursuant to the June 29, 2006 Securities Law;
At the proposal of the Minister of Finance,

DECREES:

Chapter I.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope and subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. Provides a list of enterprises engaged in insurance, securities and other financial business activities to which this Decree’s provisions on bankruptcy apply.

b. Guides the application of a number of provisions of the Bankruptcy Law to enterprises engaged in insurance, securities and other financial business activities.

Other bankruptcy-related matters concerning enterprises engaged in insurance, securities and other financial business activities comply with the Bankruptcy Law and guiding documents.

2. This Decree applies to:

a. Enterprises established and making business registration under law and being on the list specified in Article 2 of this Decree.

b. Organizations and individuals involved in the settlement of requests for bankruptcy of enterprises engaged in insurance, securities and other financial business activities.

Article 2. List of enterprises engaged in insurance, securities and other financial business activities

1. In the insurance domain: insurance business enterprises established and operating in Vietnam under the Law on Insurance Business (below referred to as insurance enterprises), excluding insurance brokerage companies.

2. In the securities domain: securities companies, securities investment fund management companies and securities investment companies established and operating in Vietnam under the Securities Law (below referred to as securities enterprises).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case enterprises of new models are established and operate under the Finance Ministry’s licenses or decisions or operate under the Finance Ministry’s state management in order to directly provide financial services and the bankruptcy of these enterprises would greatly affect the public or directly impact the safe and stable development of the financial system, the Minister of Finance shall publicize an additional list of enterprises engaged in other financial business activities to which this Decree will apply (below referred to as other financial enterprises) after obtaining the Prime Minister’s approval.

Article 3. Bankruptcy procedures

1. In case insurance, securities or other financial enterprises falling into bankruptcy are not entitled to the application of measures to restore solvency, bankruptcy procedures applicable to them cover:

a. Submission of a written request for and opening of bankruptcy procedures;

b. Resumption of business activities;

c. Liquidation of assets and debts;

d. Declaration of enterprise bankruptcy.

2. In case measures to restore solvency have been applied but fail and the enterprise is still unable to pay due debts at the request of creditors, and the Ministry of Finance, the State Securities Commission or the enterprise owner decides to terminate the application of these measures and, at the same time, only half or fewer of creditors with unsecured debts that represent less than 2/3 (two-thirds) of total unsecured debts request the organization of a creditors’ conference, the judge shall decide to immediately liquidate assets and debts of the enterprise under Point c of Clause 1 and declare its bankruptcy without applying procedures for restoring business activities under Point b, Clause 1 of this Article.

Article 4. Asset management and liquidation teams

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. An asset management and liquidation team is composed of:

a. Its head being an executor of the judgment enforcement body of the same level with the court competent to process written requests for opening of bankruptcy procedures;

b. An official of the people’s court competent to process written requests for opening of bankruptcy procedures;

c. A representative of creditors that is an organization or individual having the biggest debt among the creditors. When the creditors’ conference finds it necessary to replace the creditors’ representative in the asset management and liquidation team, it shall elect another person in replacement of that representative;

d. A lawful representative of the enterprise for which bankruptcy procedures are opened;

e. A representative of the Ministry of Finance, in case of bankruptcy of an insurance or another financial enterprise to which the Ministry of Finance has granted a license or issued a decision on its establishment and operation, or of the State Securities Commission, in case of bankruptcy of a securities enterprise, or of the enterprise owner, in case of bankruptcy of another financial enterprise to which an agency other than the Ministry of Finance has granted a license or issued a decision on its establishment and operation;

f. A trade union representative or a representative of laborers (in case trade unions are unavailable), for an enterprise owing salary or other debts to laborers.

3. Agencies and organizations defined in Clause 2 of this Article shall appoint their representatives to join asset management and liquidation teams at the request of the judge.

4. The setting up, member replacement, dissolution or re-setting up of asset management and liquidation teams comply with Articles 16 thru 19 of the Government’s Decree No. 67/2006/ND-CP of July 11, 2006, guiding the application of the Bankruptcy Law to special enterprises and the organization and operation of asset management and liquidation teams.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Asset management and liquidation teams shall perform the tasks and exercise the powers defined in Articles 10 and 11 of the Bankruptcy Law.

2. Asset management and liquidation teams shall work under Article 20 and Articles 22 thru 33 of the Government’s Decree No. 67/2006/ND-CP of July 11, 2006, guiding the application of the Bankruptcy Law to special enterprises and the organization and operation of asset management and liquidation teams.

Chapter II.

SUBMISSION AND PROCESSING OF WRITTEN REQUESTS FOR OPENING OF BANKRUPTCY PROCEDURES

Article 6. Persons having rights and obligations to submit written request for opening of bankruptcy procedures

1. Persons having rights to submit written request for opening of open bankruptcy procedures for insurance, securities and other financial enterprises are specified in Articles 13 thru 18 of the Bankruptcy Law.

2. While performing their functions and tasks, if discovering that insurance, securities and other financial enterprises fall into bankruptcy, the Ministry of Finance, the State Securities Commission and concerned agencies defined in Article 20 of the Bankruptcy Law shall notify such in writing to persons defined in Clause 1 of this Article for consideration of the submission of written requests for opening of bankruptcy procedures, and shall take responsibility for the accuracy of their notices.

3. Persons submitting written requests for opening of bankruptcy procedures defined in Clause 1 of this Article have the obligations and responsibilities defined in Article 19 of the Bankruptcy Law.

Article 7. Notification of the processing of written requests for opening of bankruptcy procedures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a. The Ministry of Finance, for a written request for opening of bankruptcy procedures for an insurance or another financial enterprise to which the Ministry of Finance has granted a license or issued a decision on its establishment and operation.

b. The State Securities Commission, for a written request for opening of bankruptcy procedures for a securities enterprise.

2. In case the request submitter is other than the owner or lawful representative of the enterprise falling into bankruptcy, within five (05) days after receiving the request, the court shall notify it to the enterprise and, at the same time, send the request to the following agencies and organizations:

a. The Ministry of Finance, for a written request for opening of bankruptcy procedures for an insurance or another financial enterprise to which the Ministry of Finance has granted a license or issued a decision on its establishment and operation.

b. The State Securities Commission, for a written request for opening of bankruptcy procedures for a securities enterprise.

c. The enterprise owner, for a written request for opening of bankruptcy procedures for another financial enterprise to which an agency other than the Ministry of Finance has granted a license or issued a decision on its establishment and operation.

Article 8. Responsibilities of enterprises and state management agencies for the application of measures to restore solvency

1. If identifying the danger of insolvency, before deciding to submit written requests for opening of bankruptcy procedures, insurance, securities or other financial enterprises shall take the initiative in taking measures to restore their solvency by themselves and consolidate their organization and operation and, at the same time, report in writing to state management agencies and owners on the actual financial conditions, causes of the danger of insolvency and plans to restore solvency according to law.

2. Within five (05) days after receiving the court’s notices of the availability of written requests for opening of bankruptcy procedures from persons other than owners or lawful representatives of enterprises, insurance, securities or other financial enterprises concerned shall report in writing to their state management agencies or owners on their actual financial status, causes of the danger of insolvency and plans to restore solvency according to law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9. Powers of state management agencies and owners to request enterprises to take measures to restore their solvency

1. For insurance enterprises in danger of insolvency, the Ministry of Finance may request them to restore their solvency through the following measures:

a. Supplementing the owner capital;

b. Providing re-insurance; narrowing contents, scope and areas of operation; suspending some or all of activities;

c. Reorganizing organizational structures and replacing executives or managers of enterprises;

d. Requesting the transfer of insurance policies;

e. Other measures provided for by law.

Insurance enterprises which fail to restore solvency at the request of the Ministry of Finance shall be placed under the solvency control. The Ministry of Finance shall decide to set up a solvency control board to apply measures to restore solvency under Article 80 of the Law on Insurance Business and relevant guiding documents.

2. For securities enterprises in danger of insolvency, the State Securities Commission may:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b. Request securities enterprises to temporarily seal up some or all of clients’ monetary accounts and securities accounts and their dealing accounts in order to apply measures to restore solvency.

c. Place securities enterprises in the state of warning under Article 74 of the Securities Law and relevant guiding documents.

d. Apply other measures provided for by law.

3. For other financial enterprises in danger of insolvency, the Ministry of Finance (for enterprises to which the Ministry of Finance has granted licenses or issued decisions on their establishment and operation) or owners (for enterprises to which agencies other than the Ministry of Finance have granted licenses or issued decisions on their establishment and operation) may request enterprises to restore their solvency through the following measures:

a. Narrowing contents, scope and areas of operation; suspending some or all of activities;

b. Reorganizing organizational structures and replacing executives or managers of enterprises;

c. Other measures provided for by law.

4. In case securities and other financial enterprises are not entitled to apply measures to restore solvency, the State Securities Commission, the Ministry of Finance or owners shall notify the courts of the non-application of these measures to these enterprises for the latter to settle the cases according to bankruptcy procedures under Clause 1, Article 3 of this Decree.

Article 10. Return of written requests for opening of bankruptcy procedures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The request submitter fails to pay an advance of bankruptcy charge within the time limit prescribed by the court;

2. The request submitter has no right to submit such a request;

3. Another court has opened bankruptcy procedures for the enterprise as it has fallen into bankruptcy;

4. There is an explicit ground to believe that the submission of the written request for opening of bankruptcy procedures is not objective, affecting the honor, prestige or business activities of the enterprise or that the request for opening of bankruptcy procedures is deceitful;

5. The enterprise is able to prove that it does not fall into bankruptcy;

6. The enterprise has been notified by a state management agency or its owner defined in Article 7 of this Decree of the application of measures to restore solvency.

Article 11. Decision to open or not to open bankruptcy procedures

1. The court shall issue a decision to open bankruptcy procedures when the following conditions are fully met:

a. The state management agency or owner defined in Article 7 of this Decree has notified in writing the non-application or termination of application of measures to restore solvency of the insurance, securities or other financial enterprise;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A decision to open bankruptcy procedures must contain the details specified in Clause 3, Article 28 of the Bankruptcy Law.

3. The court shall issue a decision not to open bankruptcy procedures when the conditions specified in Clause 1 of this Article are not fully met. The lodging of complaints about the decision not to open bankruptcy procedures complies with Article 32 of the Bankruptcy Law.

Article 12.  Business activities of insurance, securities and other financial enterprises after the issuance of decisions to open bankruptcy procedures

1. All business activities of insurance, securities and other financial enterprises after the issuance of decisions to open bankruptcy procedures shall still be conducted as normal but are subject to supervision and inspection by the judges and asset management and liquidation teams, except the cases specified in Clauses 3 and 4 of this Article.

2. If deeming that managers of insurance, securities or other financial enterprises are incapable of running enterprises or that their continued running of enterprises will badly affect the preservation of the enterprises’ assets, the judge shall, at the proposal of the creditors’ conference, issue a decision to appoint other persons to manage and run business activities of these enterprises.

3. After receiving decisions to open bankruptcy procedures, insurance, securities or other financial enterprises are prohibited from:

a. Hiding or dispersing assets;

b. Paying unsecured debts;

c. Waiving or reducing the right to claim debts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e. Paying debts to creditors that are also debtors of enterprises;

f. Undertaking to open securities trading accounts for clients or carrying out securities brokerage activities;

g. Carrying out investment activities and other activities related to their clients’ and their own monetary accounts and securities accounts.

4. After receiving a decision to open bankruptcy procedures, before being carried out, the following activities of insurance, securities and other financial enterprises are subject to written approval of the judge:

a. Pledging, mortgaging, transferring, selling, donating or leasing assets;

b. Receiving assets from a transfer contract;

c. Terminating the performance of contracts which have become effective;

d. Borrowing capital;

e. Selling or transforming shares or transferring asset ownership;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III.

ASSET-RELATED OBLIGATIONS AND MEASURES TO PRESERVE ASSETS

Article 13. Determination of asset-related obligations, handling of debts, and return of assets to the State

The determination of asset-related obligations, handling of undue debts or debts guaranteed with mortgaged or pledged assets, and return of assets to the State comply with Articles 33 thru 36 of the Bankruptcy Law.

Article 14. Order of distributing assets

After the fulfillment of asset-related obligations under Article 13 of this Decree, the value of assets of insurance, securities and other financial enterprises shall be distributed in the order specified in Article 37 of the Bankruptcy Law.

Article 15. Transactions regarded as invalid

1. Transactions regarded as invalid are specified in Article 43 of the Bankruptcy Law, except the case specified in Clause 2 of this Article.

2. If, within three months before the court processes written requests for opening of bankruptcy procedures, insurance, securities and other financial enterprises apply measures to restore solvency, the payment of undue debts, mortgage or pledge of assets for debts, payment of deposits on clients’ securities accounts, clearing and payment of securities transactions are not subject to regulations on invalid transactions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV.

CREDITORS’ CONFERENCE

Article 16. Creditors’ conference

1. Except the case specified in Article 78 of the Bankruptcy Law, the judge shall decide to convene a creditors’ conference to consider the application of measures to restore business activities when state management agencies or owners defined in Article 7 of this Decree have notified in writing the non-application or termination of application of measures to restore solvency.

2. Contents related to the creditors’ conference comply with Articles 61 thru 77 of the Bankruptcy Law.

Chapter V.

ASSET LIQUIDATION PROCEDURES

Article 17. Decision to open asset liquidation procedures

The court and the judge shall issue a decision to open asset liquidation procedures for insurance, securities or other financial enterprises under Articles 78 thru 80 of the Bankruptcy Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Assets of bankrupt insurance, securities or other financial enterprises shall be liquidated by the mode and in the order of priority below:

a. Auctioning the whole enterprise to entities engaged in the same business lines or domains in order to continue its business operations;

b. Auctioning the whole enterprise to other entities in case no entity engaged in the same business lines or domains participates in the auction for acquiring the enterprise in order to continue its business operations;

c. Directly selling the whole enterprise to an entity engaged in the same business lines or domains in order to continue its business operations in case only one entity registers to acquire the enterprise;

d. Auctioning each separate asset in case of failure to auction the whole enterprise;

e. Directly selling each separate asset in case of failure to auction each separate asset or when the value of assets is smaller than the level subject to auction under law.

2. The sale of the whole of a state-owned enterprise, auction of a state company and auction of assets comply with law.

Chapter VI.

HANDLING OF VIOLATIONS AND IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The handling of violations in the process of carrying out bankruptcy procedures complies with Article 93 of the Bankruptcy Law and guiding documents.

Article 20. Effect

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial-level People’s Committees shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 114/2008/NĐ-CP ngày 03/11/2008 Hướng dẫn Luật phá sản đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.133

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.67.228
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!