Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 50/1997/TC/TCĐN hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính Dự án bảo tồn phát triển tài nguyên nông nghiệp tỉnh Quảng Bình

Số hiệu: 50/1997/TC/TCĐN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Lê Thị Băng Tâm
Ngày ban hành: 06/08/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 50/1997/TC/TCĐN

Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 1997

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 50/1997/TC/TCĐN NGÀY 6 THÁNG 8 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ hiệp định vay vốn số 434-VN ký ngày 16/1/1997 giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế IFAD cho dự án Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình;
Căn cứ Nghị định số 58/CP ngày 30/8/1993 của Chính phủ quy định Quy chế vay và trả nợ nước ngoài và các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định;
Căn cứ Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ quy định Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng; Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu; Nghị định 87/CP ngày 19/12/1996 ban hành chi tiết việc lập, thực hiện và quyết toán ngân sách và các thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định;
Căn cứ Quyết định số 642/TTg ngày 10/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nông nghiệp tỉnh Quảng Bình 1997-2001;
Sau khi thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với dự án Bảo tồn và Phát triển tài nguyên nông nghiệp tỉnh Quảng Bình như sau:

I- CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

1. Giải thích từ ngữ:

1.1. "Hiệp định" là Hiệp định vay vốn số 434-VN ký ngày 16/1/1997 giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế IFAD cho dự án bảo tồn và phát triển tài nguyên nông nghiệp tỉnh Quảng bình.

1.2. "IFAD" là Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế.

1.3 "Dự án" là Dự án Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nông nghiệp tỉnh Quảng bình vay vốn IFAD.

1.4. "Uỷ ban Điều phối Quốc gia" là Uỷ ban Điều phối Quốc gia của dự án Tuyên Quang vay IFAD đồng thời là Uỷ ban Điều phối Quốc gia của dự án Quảng Bình theo quy định tại Quyết định 642/TTg ngày 10/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ, có trách nhiệm chỉ đạo dự án ở cấp Trung ương.

1.5 "Hội đồng Quản trị dự án tỉnh" thành lập theo quyết định của UBND tỉnh, có trách nhiệm điều phối dự án tại cấp tỉnh.

1.6 "Chủ quản đầu tư" là UBND tỉnh Quảng Bình, "Chủ đầu tư" là Ban Quản lý dự án theo sự uỷ quyền của Hội đồng Quản trị dự án tỉnh, được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh.

2. Các nguyên tắc quản lý:

2.1. Chính phủ Việt Nam quản lý vay và trả nợ IFAD theo những điều khoản do Hiệp định quy định và phù hợp với các quy định hiện hành của Chính phủ Việt nam.

2.2. Các nguồn tài trợ cho dự án gồm:

- Vốn vay IFAD

- Viện trợ không hoàn lại của UNDP và các tổ chức quốc tế khác

- Vốn đối ứng do Việt nam đóng góp

Toàn bộ vốn vay của IFAD và các nguồn đồng tài trợ cho Dự án là nguồn vốn vay, viện trợ của Chính phủ và được phản ánh vào ngân sách nhà nước.

2.3. Vốn vay IFAD (phần cấp phát) sẽ được chuyển đổi thành tiền đồng Việt nam để cấp trực tiếp cho Dự án thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, theo hình thức Ngân sách Trung ương trợ cấp có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Quảng Bình.

Vốn vay IFAD (phần tín dụng) sẽ được chuyển đổi thành tiền đồng Việt Nam chuyển cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam (NHNN&PTNT) vay theo đề nghị của NHNN&PTNT/ Ban QLDA và phù hợp với những quy định tại Hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính và NHNN&PTNT. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trực tiếp nhận nợ với Bộ Tài chính.

2.4. Vốn viện trợ không hoàn lại của UNDP và các tổ chức quốc tế khác: được quản lý và hạch toán theo các quy định hiện hành về thu và chi đối với viện trợ không hoàn lại của các tổ chức này.

2.5. Vốn đối ứng: Do UBND tỉnh Quảng Bình bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm.

3. Các thành phần của dự án:

Vốn vay IFAD được thực hiện qua hai phần chính:

3.1. Phần chuyển cho tỉnh Quảng Bình để thực hiện các thành phần dự án gồm:

(1) Phát triển nông nghiệp;

(2)

(3) Phát triển nuôi trồng thuỷ sản;

(4) Cố định cát;

(5) Khôi phục đường giao thông nông thôn và phát triển cơ sở hạ tầng;

(6) Hỗ trợ tăng cường thể chế.

3.2. Phần chuyển cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vay lại để thực hiện các hoạt động tín dụng của Dự án theo những điều khoản quy định tại Hiệp định vay phụ ký giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

II. LẬP KẾ HOẠCH

1. Lập kế hoạch tài chính cho dự án:

Hàng năm theo đúng trình tự lập, trình và xét duyệt dự toán ngân sách Nhà nước, Ban quản lý dự án lập kế hoạch tài chính của Dự án gửi Sở Tài chính, Hội đồng Quản trị dự án tỉnh phê duyệt, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh để tổng hợp trong kế hoạch ngân sách chung của tỉnh, gửi và bảo vệ kế hoạch với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt. Việc lập, bảo vệ, phê duyệt và thông báo kế hoạch ngân sách theo trình tự thủ tục lập dự toán ngân sách hàng năm.

2. Nội dung kế hoạch tài chính của dự án phải thể hiện:

- Khối lượng công việc sẽ được thực hiện;

- Nguồn vốn, bao gồm vốn vay IFAD, vốn viện trợ (UNDP và các tổ chức khác), vốn đối ứng trong nước;

- Tiến độ rút vốn vay và sử dụng vốn đối ứng phân chia chi tiết theo tháng, quý, năm và theo từng hạng mục công việc.

Kế hoạch nay bao gồm cả phần vốn vay IFAD rút về cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vay lại.

3. Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch ngân sách năm cho tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh thông báo kế hoạch ngân sách đã được phê duyệt cho Ban quản lý dự án. Thông báo kế hoạch ngân sách đã được duyệt của tỉnh phải được gửi cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại, Vụ Ngân sách Nhà nước, KBNNTW) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, KBNN tỉnh để theo dõi tình hình rút, sử dụng các nguồn vốn của dự án.

III. MỞ TÀI KHOẢN

1. Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước Trung ương) mở một tài khoản đặc biệt bằng đôla Mỹ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để tiếp nhận vốn do Quỹ IFAD giải ngân.

2. Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình mở một tài khoản nguồn vốn cho dự án với các tiểu khoản để tiếp nhận, quản lý vốn IFAD do Bộ Tài chính chuyển về và vốn đối ứng ngân sách tỉnh cấp cho dự án.

3. Ban QLDA được mở tài khoản tiền gửi tại KBNN tỉnh theo chế độ hiện hành để thực hiện các yêu cầu thanh toán của Ban QLDA.

IV. RÚT VỐN, CẤP PHÁT VÀ QUẢN LÝ VỐN VAY NGOÀI NƯỚC

1. Rút vốn về Tài khoản đặc biệt: Việc rút vốn lần đầu và rút vốn bổ sung Tài khoản đặc biệt sẽ do Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) thực hiện.

1.1. Rút vốn lần đầu vào Tài khoản đặc biệt: Căn cứ Hạn mức tài khoản đặc biệt đã quy định trong Hiệp định vay là 1 triệu đôla Mỹ, căn cứ đề nghị của Ban QLDA, Bộ Tài chính ký đơn xin rút vốn lần đầu về Tài khoản đặc biệt.

1.2. Rút vốn bổ sung tài khoản đặc biệt: Từ lần rút vốn thứ hai trở đi, căn cứ số tiền thực tế đã chi tiêu, Ban QLDA chuẩn bị đơn xin rút vốn bổ sung tài khoản đặc biệt, công văn đề nghị rút vốn, kèm theo các chứng từ chứng minh việc chi tiêu hợp lệ (hợp đồng, hoá đơn, giấy đề nghị thanh toán, sao kê chi tiêu, xác nhận khối lượng công việc...) gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại). Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị rút vốn, Bộ Tài chính (Vụ tài chính Đối ngoại) sẽ ký đơn xin rút vốn gửi IFAD (trình tự thủ tục rút vốn - Phụ lục I).

2. Thực hiện chuyển tiền cho tỉnh Quảng Bình thực hiện dự án:

a. Chuyển vốn vay cho Ban QLDA để thực hiện dự án: khi có tiền trên tài khoản đặc biệt, căn cứ dự toán ngân sách năm của Dự án đã được Hội đồng quản trị dự án tỉnh duyệt, căn cứ tiến độ thực hiện dự án, theo đề nghị của Ban QLDA, Bộ Tài chính làm thủ tục chuyển ngoại tệ thành tiền đồng Việt Nam (VNĐ) và chuyển về Tài khoản nguồn vốn cho dự án tại Kho bạc Nhà nước Quảng Bình (trình tự thủ tục chuyển tiền - Phụ lục II).

Nguyên tắc hạch toán ngân sách như sau:

- Kho bạc Nhà nước Trung ương, theo đề nghị của Vụ Tài chính đối ngoại, làm thủ tục chuyển đổi ngoại tệ thành VNĐ và ghi thu ngân sách Trung ương tiền vay IFAD.

- Vụ Ngân sách Nhà nước, theo đề nghị của Vụ Tài chính đối ngoại, làm lệnh chi chuyển tiền cho ngân sách tỉnh theo hình thức ngân sách Trung ương trợ cấp có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Quảng Bình, đồng thời làm uỷ nhiệm chi thay mặt Sở Tài chính tỉnh chuyển tiền vào Tài khoản nguồn vốn cho dự án tại Kho bạc nhà nước Quảng Bình.

- Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình, căn cứ giấy báo có và giấy báo nợ của Kho bạc Nhà nước Trung ương chuyển về, ghi thu trợ cấp có mục tiêu cho ngân sách tỉnh, ghi chi chuyển tiền vào Tài khoản nguồn vốn cho dự án để Kho bạc Nhà nước tỉnh quản lý, cấp phát cho dự án.

b. Đối với vốn IFAD chuyển cho NHNN&PTNT để thực hiện cho vay tín dụng:

Theo đề nghị của NHNN&PTNT/Ban QLDA, căn cứ kế hoạch tín dụng đã được duyệt của dự án Vụ TCĐN đề nghị KBNNTW làm thủ tục chuyển đổi ngoại tệ thành tiền VNĐ và làm thủ tục ghi thu ngân sách Trung ương tiền vay IFAD. Vụ TCĐN làm thông tri duyệt y dự toán đề nghị Vụ NSNN làm lệch chi chuyển tiền cho NHNN&PTNT vay.

3. Quản lý và cấp phát vốn:

Kho bạc Nhà nước tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát chi các khoản chi tiêu của dự án. Việc cấp phát thanh toán cho dự án được thực hiện theo hai bước cấp tạm ứng và cấp thanh toán.

a. Cấp tạm ứng: Ban QLDA gửi hồ sơ cho Kho bạc Nhà nước tỉnh để rút vốn từ Tài khoản nguồn vốn cho dự án. Hồ sơ bao gồm:

- Tài liệu gốc của dự án (bản sao Hiệp định vay vốn, Dự án được duyệt, quyết định bổ nhiệm Giám đốc dự án....)

- Kế hoạch, dự toán chi tiêu năm của dự án được cấp có thẩm quyền (phía Việt Nam, phía UNOPS) phê duyệt.

- Hợp đồng mua sắm hàng hoá, dịch vụ, xây lắp hợp lệ.

- Các tài liệu chứng minh hợp đồng hợp lệ (phê duyệt hợp đồng của cơ quan có thẩm quyền của phía Việt Nam, phê duyệt hợp đồng của UNOPS);

- Công văn đề nghị tạm ứng của chủ dự án.

Việc cấp tạm ứng được thực hiện cho từng hạng mục công việc riêng biệt. Mức tạm ứng tối đa cho mỗi công việc không vượt quá mức quy định tại Chương III, Điều 35 Nghị định 42/CP ngày 16/7/1997.

b. Cấp thanh toán: khi có khối lượng hoàn thành, chủ dự án phải làm thủ tục đề nghị Kho bạc Nhà nước tỉnh thanh toán cho nhà thầu, hồ sơ bao gồm:

- Công văn đề nghị Kho bạc Nhà nước tỉnh rút tiền từ Tài khoản nguồn vốn cho dự án để thanh toán;

- Hoá đơn, vận đơn (nếu có)/ chứng nhận giao hàng;

- Biên bản nghiệm thu công trình, các chứng từ cần thiết khác chứng minh công việc đã hoàn thành hoặc đã bàn giao (trường hợp xây dựng cơ bản);

- Đề nghị thanh toán của nhà thầu hay người cung cấp;

- Các chứng từ khác nếu cần thiết.

Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện kiểm tra bộ hồ sơ đề nghị tạm ứng, thanh toán của Ban QLDA và chỉ cấp tạm ứng, thanh toán từ Tài khoản nguồn vốn cho dự án khi đã kiểm tra và xác nhận các hoạt động của dự án yêu cầu thanh toán được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước, đúng nội dung dự án được phê duyệt và đúng tỷ lệ vốn tài trợ của IFAD và vốn đối ứng. Khi thanh toán, Kho bạc Nhà nước tỉnh sẽ khấu trừ khoản đã tạm ứng trước cho nhà thầu.

Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ xin rút vốn đầy đủ, hợp lệ, Kho bạc Nhà nước tỉnh kiểm tra, xác nhận hồ sơ đủ điều kiện thanh toán và thực hiện việc thanh toán theo đề nghị của Ban Quản lý dự án.

Trình tự rút vốn từ tài khoản nguồn vốn - Phụ lục III.

V. CẤP PHÁT, THANH TOÁN BẰNG VỐN ĐỐI ỨNG

Vốn đối ứng của Dự án được bố trí trong ngân sách của tỉnh Quảng Bình. Việc cấp phát vốn đối ứng cho Dự án do Sở Tài chính thực hiện theo quý, căn cứ vào kế hoạch chi tiêu của Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và dự toán ngân sách tháng, quý, năm. Vốn đối ứng sẽ được Sở Tài chính chuyển vào tài khoản nguồn vốn của dự án tại KBNN tỉnh để Kho bạc quản lý và cấp phát theo quy định tại điểm 3 Phần IV của Thông tư này.

VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ CẤP TỈNH TRONG VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN

1. Hội đồng Quản trị dự án Tỉnh có trách nhiệm:

1.1. Thông qua dự toán ngân sách sử dụng các nguồn vốn của Dự án để tổng hợp vào kế hoạch ngân sách chung của tỉnh, điều phối và theo dõi quản lý việc thực hiện dự án ở địa phương.

1.2. Phê duyệt các báo cáo quyết toán thực hiện vốn hàng năm và báo cáo quyết toán hoàn thành dự án.

2. Ban quản lý Dự án có trách nhiệm:

2.1. Lập chương trình công tác và dự toán ngân sách hàng năm trình Hội đồng Quản trị dự án tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện dự án theo đúng các điều khoản của Hiệp định vay đã ký giữa IFAD và Chính phủ Việt Nam.

2.2. Hàng tháng, quý báo cáo tình hình sử dụng các nguồn vốn và tiến độ thực hiện cho Hội đồng Quản trị dự án tỉnh, Kho bạc Nhà nước và Sở Tài chính Vật giá tỉnh; Lập báo cáo quyết toán thực hiện vốn hàng năm và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (chi tiết theo nguồn vốn vay, viện trợ và vốn đối ứng) gửi Sở Tài chính - Vật giá và Kho bạc Nhà nước tỉnh, UBND tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định hiện hành.

3. Sở Tài chính - Vật giá Quảng Bình có trách nhiệm:

3.1. Tham gia điều phối Dự án, giúp Hội đồng Quản trị dự án tỉnh theo dõi việc thực hiện chương trình công tác được duyệt. 3.2. Tổ chức theo dõi kiểm tra việc thực hiện Dự án.

3.3. Căn cứ dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng quý thực hiện chuyển vốn đối ứng vào tài khoản nguồn vốn của dự án để KBNN tỉnh quản lý cấp phát cho dự án theo tiến độ rút vốn vay.

3.4. Làm thủ tục hạch toán ngân sách tỉnh nguồn vốn vay IFAD được ngân sách Trung ương trợ cấp có mục tiêu cho tỉnh để thực hiện dự án.

3.5. Thẩm tra các báo cáo hàng tháng, hàng quý và cùng với Kho bạc Nhà nước tỉnh thẩm tra quyết toán năm và thẩm định báo cáo quyết toán hoàn thành dự án để trình Hội đồng Quản trị dự án tỉnh phê duyệt. 3.6. Cuối năm, căn cứ vào báo cáo quyết toán dự án được Hội đồng Quản trị dự án Tỉnh thông qua, Sở Tài chính tổng hợp vào quyết toán ngân sách địa phương; gửi báo cáo quyết toán đã được phê duyệt của dự án cho Bộ Tài chính (Vụ NSNN, Vụ TCĐN, KBNNTW) theo quy định hiện hành.

4. Kho bạc Nhà nước Quảng Bình có trách nhiệm:

4.1. Làm các thủ tục mở tài khoản nguồn vốn cho dự án.

4.2. Tiếp nhận các khoản vốn IFAD và vốn đối ứng Bộ Tài chính và Sở Tài chính chuyển vào Tài khoản nguồn vốn của dự án.

4.3. Căn cứ dự toán ngân sách của dự án tiến hành kiểm tra, thẩm định, chấp nhận các đề nghị thanh toán của Ban QLDA và cấp vốn từ tài khoản nguồn vốn cho dự án theo quy định hiện hành.

4.4. Hàng tháng lập sao kê tài khoản nguồn vốn của Dự án, phản ánh các giao dịch từ tài khoản, số dư tài khoản gửi Ban QLDA và Sở Tài chính tỉnh Quảng Bình.

4.5. Chủ trì cùng Sở Tài chính - Vật giá thẩm tra báo cáo quyết toán từng hạng mục, quyết toán năm và thẩm định báo cáo quyết toán hoàn thành dự án trình Hội đồng Quản trị dự án tỉnh phê duyệt.

VII. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI PHỤC VỤ

1. Vụ Tài chính Đối ngoại

1.1. Chịu trách nhiệm theo dõi chung tiến độ thực hiện dự án.

1.2. Làm các thủ tục đề nghị Kho bạc Nhà nước mở tài khoản đặc biệt tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, rút tiền vay của IFAD về Tài khoản đặc biệt. Theo yêu cầu của chủ dự án, đề nghị KBNNTW chuyển đổi ngoại tệ thành đồng Việt Nam và đề nghị Vụ NSNN chuyển tiền về tài khoản nguồn vốn của dự án và chuyển cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vay.

1.3. Kiểm tra và ký đơn rút vốn gửi Quỹ IFAD.

1.4. Kiểm tra, tổng hợp để ghi kế hoạch vay và trả nợ hàng năm của Dự án khi đến hạn.

2. Vụ Ngân sách Nhà nước:

2.1. Căn cứ chương trình công tác và kế hoạch ngân sách của Dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chuyển vốn vay IFAD đã được chuyển thành tiền đồng vào tài khoản nguồn vốn của dự án tại KBNN tỉnh Quảng Bình.

2.2. Làm thủ tục hạch toán nguồn vốn vay vào ngân sách Nhà nước và ghi chi chuyển nguồn vốn trợ cấp có mục tiêu cho tỉnh Quảng Bình thực hiện dự án.

2.3. Theo dõi tình hình thực hiện dự án ở Tỉnh.

2.4. Phối hợp cùng Vụ Tài chính Đối ngoại lên kế hoạch trả nợ hàng năm cho IFAD.

3. Kho bạn Nhà nước Trung ương

3.1. Thực hiện ghi thu ngân sách khi làm thủ tục chuyển đổi ngoại tệ, ghi chi ngân sách khi chuyển tiền vào tài khoản nguồn vốn của dự án tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Bình khi có lệnh chi của Vụ NSNN.

3.2. Tổ chức hạch toán, kế toán, thống kê các nguồn vốn của dự án.

3.3. Chỉ đạo, hướng dẫn cho Kho bạc Nhà nước Quảng Bình nghiệp vụ quản lý duyệt chi và cấp phát vốn của dự án IFAD.

4. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

4.1. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo dõi việc rút vốn IFAD về tài khoản đặc biệt và các khoản chi từ tài khoản này.

4.2. Sau mỗi lần rút ngoại tệ từ TKĐB theo yêu cầu của Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương gửi thông báo cho Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước, Vụ Tài chính Đối ngoại) về ngày hành tự, số tiền và tỷ giá chuyển đổi để làm căn cứ ghi thu ghi chi ngân sách nhà nước.

4.3. Hàng năm và hàng quý (vào ngày mùng 5 tháng đầu của quý sau), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam lập sao kê chi tiết tài khoản đặc biệt, ghi rõ nội dung chi, ngày chi trả, số tiền thanh toán, số tiền VNĐ tương đương và tỷ giá chuyển đổi gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại, Kho bạc Nhà nước Trung ương). Bảng sao kê cần phản ánh số dư tài khoản, số lãi phát sinh hàng tháng theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, ngày chuyển trả lãi đó vào tài khoản Quỹ Ngoại tệ tập trung của Bộ Tài chính tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (số 212.210.371.000).

4.4. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được hưởng phí phục vụ theo từng lần chuyển tiền với mức phí quy định tại biểu phí của Ngân hàng. Khoản phí này được tính vào tổng chi phí của dự án và hạch toán vào nguồn vốn vay.

VIII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA, KIỂM TOÁN

1. Hàng quý, năm Ban Quản lý dự án có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính (Vụ Tài chính Đối ngoại, Vụ ngân sách Nhà nước) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sử dụng vốn vay, vốn viện trợ và vốn đối ứng; Ban QLDA có trách nhiệm làm báo cáo quyết toán khi hạng mục hoàn thành, quyết toán năm và quyết toán hoàn thành dự án gửi KBNN tỉnh và Sở Tài chính tỉnh thẩm tra để trình Hội đồng Quản trị dự án tỉnh phê duyệt.

2. Định kỳ và đột xuất, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình sẽ kiểm tra tình hình thực hiện dự án, việc sử dụng vốn trong và ngoài nước của dự án. Nếu phát hiện trường hợp sử dụng vốn không đúng quy định, Bộ Tài chính sẽ đình chỉ chuyển vốn để xử lý vi phạm.

3. Hàng năm tài khoản đặc biệt, các tài khoản dự án, sổ sách hồ sơ kế toán của dự án phải được kiểm toán độc lập phù hợp với các quy định của Nhà nước và của các tổ chức quốc tế. Báo cáo quyết toán, báo cáo kiểm toán sẽ được gửi cho Bộ Tài chính và là căn cứ để xem xét việc rút vốn bổ sung Tài khoản đặc biệt hay chuyển vốn xuống Tài khoản nguồn vốn của dự án và cũng là cơ sở để đánh giá việc thực hiện dự án.

VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan cần phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung.

 

Lê Thị Băng Tâm

(Đã Ký)

 

PHỤ LỤC I

TÀI KHOẢN ĐẶC BIỆT RÚT VỐN VỀ TÀI KHOẢN ĐẶC BIỆT

BỘ TÀI CHÍNH

Vụ Tài chính Đối ngoại

 

IFAD

 

Tài khoản đặc biệt

 

Ban Quản lý dự án

 

1

 

2

 

3

 

4

 

(1) Ban Quản lý dự án gửi đơn rút vốn cho Bộ Tài chính

(2) Bộ Tài chính xem xét, ký đơn và gửi IFAD

PHỤ LỤC II

CHUYỂN TIỀN TỪ TÀI KHOẢN ĐẶC BIỆT VỀ TÀI KHOẢN NGUỒN VỐN CHO DỰ ÁN

Tài khoản đặc biệt
Ngân hàng Ngoại thương

 

BỘ TÀI CHÍNH

NSNN - Vụ TCĐN

 

Tài khoản nguồn vốn cho dự án Kho bạc Nhà nước tỉnh

 

Ban Quản lý dự án

 

1

 

2

 

3

 

(1) Ban Quản lý dự án đề nghị chuyển tiền về Tài khoản nguồn vốn cho dự án theo tiến độ thực hiện dự án và trên cơ sở kế hoạch đã được duyệt.

(2) Bộ Tài chính xem xét và làm thủ tục chuyển ngoại tệ từ Tài khoản Đặc biệt thành tiền đồng Việt Nam để chuyển về tài khoản nguồn vốn của dự án tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.

(3) Vụ Ngân sách Nhà nước chuyển tiền đồng về tài khoản nguồn vốn cho dự án tại KBNN tỉnh theo hình thức NSTW trợ cấp cho ngân sách địa phương.

PHỤ LỤC III

CHI TIÊU TỪ TÀI KHOẢN NGUỒN VỐN CHO DỰ ÁN

Tài khoản đặc biệt

 

Ban Quản lý dự án

 

1

 

2

 

3

 

Nhà thầu, người cung cấp

 

(1) Nhà thầu thực hiện công việc theo hợp đồng và đề nghị thanh toán cho khối lượng công việc hoàn thành.

(2) Ban Quản lý dự án nghiệm thu và đề nghị Kho bạc Nhà nước tỉnh chấp nhận thanh toán.

(3) Kho bạc Nhà nước tỉnh kiểm tra, thẩm định, xác nhận công việc hoàn thành đủ điều kiện cấp vốn và thanh toán từ nguồn vốn IFAD và vốn đối ứng theo tỷ trọng cho nhà thầu, người cung cấp.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 50/1997/TC/TCĐN ngày 06/08/1997 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính Dự án bảo tồn và phát triển tài nguyên nông nghiệp tỉnh Quảng Bình do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.914

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.223.239
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!