Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 104/2003/QĐ-BTM Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Mai Văn Dâu
Ngày ban hành: 24/01/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 104/2003/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 24 tháng 1 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 104/2003/QĐ-BTM NGÀY 24/01/2003 BAN HÀNH QUY CHẾ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 04/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2002/NQ-CP ngày 24/4/2002 của Chính phủ về một số giải pháp để triển khai thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2002,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xây dựng và quản lý chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

 

 

Mai Văn Dâu

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2003/QĐ-BTM ngày 24/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương mại)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.

Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia (sau đây gọi tắt là chương trình) là chương trình xúc tiến thương mại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đề nghị của Bộ Thương mại nhằm phát triển xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, tập trung cho các hàng hóa trọng điểm và thị trường trọng điểm.

Hàng năm Bộ Thương mại công bố Danh mục các hàng hóa trọng điểm và thị trường trọng điểm.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh.

Quy chế này quy định việc đề xuất, thẩm định và quản lý việc thực hiện chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.

Điều 3. Đối tượng áp dụng.

1. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo các quy định của pháp luật và được xác định là đơn vị tham gia chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.

2. Các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ; các Hiệp hội ngành hàng; các Tổng công ty ngành hàng được chỉ định làm đầu mối chủ trì thực hiện chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia.

Điều 4. Yêu cầu đối với chương trình.

1. Nhằm mục đích tăng trưởng xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam; phù hợp với định hướng phát triển xuất khẩu quốc gia trong từng thời kỳ; ưu tiên cho các hàng hóa trọng điểm và thị trường trọng điểm được công bố hàng năm.

2. Phù hợp với nội dung hoạt động xúc tiến thương mại trọng điểm theo hướng dẫn tại mục 1 Phần II Thông tư số 86/2002/TT-BTC ngày 27 tháng 9 năm 2002 của Bộ Tài chính.

3. Khả thi và hợp lý trên các phương diện: phương thức triển khai; thời gian, tiến độ triển khai; nguồn lực về con người, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật.

4. Đối với một số hoạt động dưới đây, ngoài những yêu cầu quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, còn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại nước ngoài:

- Đối với hội chợ, triển lãm đa ngành phải có quy mô tối thiểu 20 gian hàng tiêu chuẩn (3 m x 3 m) hoặc 18 doanh nghiệp tham gia.

- Đối với hội chợ, triển lãm chuyên ngành phải có quy mô tối thiểu 10 gian hàng tiêu chuẩn hoặc 8 doanh nghiệp tham gia.

b) Tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm trong nước:

- Đối với hội chợ, triển lãm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải có ít nhất 350 gian hàng tiêu chuẩn hoặc 300 doanh nghiệp tham gia.

- Đối với hội chợ, triển lãm tại các địa phương khác phải có ít nhất 250 gian hàng tiêu chuẩn hoặc 200 doanh nghiệp tham gia; riêng hội chợ, triển lãm tại các địa phương có đường biên giới với các nước láng giềng phải có quy mô tối thiểu là 120 gian hàng tiêu chuẩn hoặc 90 doanh nghiệp tham gia.

c) Tổ chức hoặc tham gia đoàn khảo sát thị trường, giao dịch thương mại ở nước ngoài:

- Đối với đoàn đa ngành phải có tối thiểu 18 doanh nghiệp tham gia.

- Đối với đoàn chuyên ngành phải có tối thiểu 8 doanh nghiệp tham gia.

d) Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp phải có tối thiểu 50 học viên.

Điều 5. Cơ quan chủ trì chương trình.

1. Cơ quan chủ trì chương trình là tổ chức được chỉ định làm đầu mối xây dựng và chủ trì việc thực hiện chương trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Cơ quan chủ trì chương trình phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Là các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; các hiệp hội ngành hàng; các Tổng công ty ngành hàng được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

b) Có bộ máy đủ năng lực để tổ chức thực hiện chương trình.

c) Thực hiện chương trình nhằm mang lại lợi ích cho nhiều doanh nghiệp, không nhằm mục đích lợi nhuận.

Điều 6. Đơn vị tham gia chương trình.

Đơn vị tham gia chương trình là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được thành lập theo các quy định của pháp luật.

Chương 2:

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

Điều 7. Đề xuất chương trình.

Các tổ chức xúc tiến thương mại thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; các hiệp hội ngành hàng; các Tổng công ty ngành hàng là cơ quan đầu mối đề xuất chương trình gửi về Bộ Thương mại (nội dung đề xuất chương trình theo mẫu quy định tại Phụ lục kèm theo Quy chế này).

Chương trình năm sau được gửi về Bộ Thương mại trước ngày 30 tháng 8 của năm trước năm kế hoạch.

Điều 8. Tiếp nhận và thẩm định chương trình.

1. Bộ Thương mại giao cho Cục Xúc tiến thương mại tiếp nhận đề xuất chương trình của các cơ quan đầu mối đề xuất chương trình và tổng hợp báo cáo.

2. Bộ Thương mại thẩm định, đánh giá và xây dựng chương trình trên cơ sở đề xuất của các cơ quan đầu mối đề xuất chương trình và tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chương 3:

QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Điều 9. Trách nhiệm thực hiện chương trình.

Cơ quan chủ trì chương trình có trách nhiệm thực hiện chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ, kinh phí được cấp và đóng góp của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và theo đúng quy định của Nhà nước.

Điều 10. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình.

1. Bộ Thương mại giao cho Cục Xúc tiến thương mại kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình của cơ quan chủ trì chương trình để đảm bảo chương trình được thực hiện theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ, đảm bảo hiệu quả và theo đúng quy định của Nhà nước.

2. Cơ quan chủ trì chương trình phải cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin liên quan đến chương trình và tạo điều kiện thuận lợi để Bộ Thương mại thực hiện việc kiểm tra, giám sát.

Điều 11. Bổ sung và chấm dứt chương trình.

1. Căn cứ tình hình thực tế, Bộ Thương mại trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung chương trình. Trình tự xây dựng bổ sung chương trình được thực hiện như việc xây dựng chương trình hàng năm.

2. Trường hợp phát hiện cơ quan chủ trì chương trình có sự sai phạm trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, tiến độ chương trình hoặc xét thấy nội dung chương trình cần có sự thay đổi, Bộ Thương mại đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấm dứt hoặc điều chỉnh chương trình.

Điều 12. Báo cáo việc thực hiện chương trình.

1. Cơ quan chủ trì chương trình phải gửi văn bản báo cáo tình hình thực hiện, đánh giá hiệu quả của chương trình và kiến nghị (nếu có) về Bộ Thương mại, Bộ Tài chính chậm nhất là ngày 30 tháng 11 hàng năm và 15 ngày sau khi hoàn thành chương trình.

2. Bộ Thương mại giao cho Cục Xúc tiến thương mại theo dõi, tổng hợp trình lãnh đạo Bộ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 13. Quyết toán chương trình.

1. Cơ quan chủ trì chương trình có trách nhiệm quyết toán với cơ quan tài chính và các doanh nghiệp tham gia chương trình theo hướng dẫn tại Thông tư số 86/2002/TT-BTC ngày 27/9/2002 của Bộ Tài chính.

2. Cơ quan chủ trì chương trình phải gửi báo cáo quyết toán về Bộ Thương mại chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành quyết toán với Bộ Tài chính.

Chương 4:

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Xử lý vi phạm.

Các tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này tùy theo mức độ bị xử lý theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 15. Hiệu lực thi hành.

Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và áp dụng cho các chương trình đến hết năm 2005.

 

 

PHỤ LỤC

(kèm theo Quy chế xây dựng và quản chương trình xúc tiến
thương mại trọng điểm quốc gia)

(Tên cơ quan chủ trì chương trình) (Tên tỉnh, thành phố), ngày... tháng... năm...

ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
TRỌNG ĐIỂM QUỐC GIA

Kính gửi: Bộ Thương mại

1. Tên chương trình:

2. Cơ quan chủ trì chương trình:

- Tên, địa chỉ, điện thoại, fax, mail, số tài khoản:

- Giấy tờ chứng minh việc thành lập và hoạt động phù hợp với pháp luật (số, ngày cấp, cơ quan cấp):

- Vốn điều lệ (nếu có):

- Ngày bắt đầu hoạt động:

- Năng lực triển khai: kinh nghiệm (nêu cả các hoạt động/chương trình tương tự đã triển khai thành công), số lượng và trình độ nhân viên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật v.v...

3. Chủ nhiệm chương trình

Họ tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email, chức vụ, học hàm, học vị của:

- Chủ nhiệm chương trình:

- Phó Chủ nhiệm chương trình (nếu có):

- Điều phối viên chương trình:

4. Mục tiêu chương trình:

5. Nội dung chương trình:

- Các phần việc chính: nêu cụ thể làm gì, ở đâu, khi nào, làm thế nào, phối hợp với ai v.v...; nêu rõ phần việc nào bắt buộc phải có, phần việc nào mang tính bổ sung, hỗ trợ.

- Tiến độ thực hiện: thời gian bắt đầu, kết thúc của chương trình; thời hạn cho những phần việc chính.

6. Doanh nghiệp tham gia chương trình:

- Nguyên tắc lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình.

- Số lượng doanh nghiệp dự kiến tham gia.

- Gửi kèm danh sách các doanh nghiệp tham gia chương trình (nếu đã xác định được cụ thể doanh nghiệp): tên, địa chỉ, điện thoại, fax, người đại diện, ngành nghề kinh doanh, mặt hàng xuất khẩu, vốn kinh doanh, doanh thu 02 năm gần nhất (nếu đã hoạt động trên 2 năm).

7. Phân tích hiệu quả của chương trình:

- Phân tích hiệu quả của chương trình, gồm cả định tính và định lượng, ngắn hạn và dài hạn.

- Đối tượng hưởng lợi từ chương trình: trực tiếp và gián tiếp.

- Dự kiến các kết quả.

8. Dự toán kinh phí:

- Dự trù kinh phí cho từng phần việc (đơn giá, số lượng, tổng số tiền).

- Tiến độ sử dụng kinh phí.

- Phương án huy động phần đóng góp của doanh nghiệp tham gia chương trình.

9. Phân tích rủi ro:

- Dự báo các rủi ro có thể xảy ra làm ảnh hưởng tới hiệu quả của chương trình.

- Trong từng tình huống, nêu các giải pháp/dự phòng cần có để phòng ngừa/giảm thiểu rủi ro.

10. Các kiến nghị:

Nêu các kiến nghị, đề xuất để đảm bảo thực hiện tốt chương trình.

Chức danh người đứng đầu

Cơ quan chủ trì chương trình

(Ký tên, đóng dấu)

THE MINISTRY OF TRADE
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
-------

No.104/2003/QD-BTM

Hanoi, January 24, 2003

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON FORMULATION AND MANAGEMENT OF NATIONAL KEY TRADE-PROMOTION PROGRAMS

THE MINISTER OF TRADE

Pursuant to the Government's Decree No. 95/ND-CP dated December 4, 1993 prescribing the functions, tasks, powers and organizational apparatus of the Ministry of Trade;
Pursuant to the Government's Resolution No. 05/2002/NQ-CP dated April 24, 2002 on a number of solutions to implement the 2002 socio-economic plan,

DECIDES:

Article 1. To promulgate together with this Decision the Regulation on formulation and management of national key trade-promotion programs.

Article 2. This Decision takes effect 15 days after it is signing.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER




Mai Van Dau

 

REGULATION

ON FORMULATION AND MANAGEMENT OF NATIONAL KEY TRADE-PROMOTION PROGRAMS
(Issued together with Decision No. 104/2003/QD-BTM dated January 24, 2003 of the Minister of Trade)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. National key trade-promotion programs

National key trade-promotion programs (hereinafter referred to as programs for short) are trade-promotion programs which are approved by the Prime Minister at the Ministry of Trade's proposal, aiming to develop export and raise the competitiveness of Vietnamese commodities, focusing on key commodities and key markets.

Annually, the Ministry of Trade shall announce the list of key commodities and key markets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Regulation prescribes the proposal, appraisal and implementation management of national key trade-promotion programs.

Article 3. Subjects of application

1. Enterprises of all economic sectors, which are set up under law provisions and determined as units participating in national key trade-promotion programs.

2. Trade-promotion organizations under ministries, ministerial-level agencies; commodity-line associations and corporations, which are designated to act as units in charge of implementing the national key trade-promotion programs.

Article 4. The programs' requirements

1. Aiming to boost export growth and raise the competitiveness of Vietnamese commodities; being in line with the national orientations for export development in each period, and prioritizing key commodities and key markets annually announced.

2. Being compatible with the contents of key trade-promotion activities under the guidance in Section 1, Part II of the Ministry of Finance's Circular No. 86/2002/TT-BTC dated September 27, 2002.

3. Being feasible and rational in terms of implementation mode; implementation time and tempo; human resource, financial sources and material as well as technical foundations.

4. For some activities mentioned below, apart from the requirements prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article, they must satisfy the following requirements:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Multi-branch fairs and exhibitions must have 20 standard pavilions (3mx3m) or be participated by 18 enterprises at least.

- Specialized fairs and exhibitions must have 10 standard pavilions or be participated by 8 enterprises at least.

b) Organizing or participating in domestic fairs and/or exhibitions:

- Fairs and exhibitions in Hanoi and Ho Chi Minh City must have 350 standard pavilions or be participated by 300 enterprises at least.

- Fairs and exhibitions in other localities must have 250 standard pavilions or be participated by 200 enterprises at least; particularly, fairs and exhibitions in localities bordering on neighboring countries must have 120 standard pavilions or be participated by 90 enterprises at least.

c) Organizing or participating in delegations for market surveys or commercial transactions in foreign countries:

- Multi-branch delegations must be joined by at least 18 enterprises.

- Specialized delegations must be joined by at least 8 enterprises.

d) Training and/or fostering course for raising export business capability and skills for enterprises must be attended by at least 50 trainees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The program-managing agencies are organizations designated to formulate and assume the prime responsibility for the implementation of the programs approved by the Prime Minister.

2. The program-managing agencies must satisfy the following requirements:

a) Being trade-promotion organizations under ministries, ministerial-level agencies, commodity-line associations and corporations, which are set up and operating under the provisions of Vietnamese laws and have the legal person status as well as their own accounts and seals.

b) Having staff fully capable of organizing the implementation of the programs.

c) Implementing the programs, aiming to bring benefits to many enterprises, not for profit purposes.

Article 6. The program-participating units

The program-participating units are enterprises of all economic sectors, which are set up under law provisions.

Chapter II

FORMULATION OF THE PROGRAMS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Trade-promotion organizations under ministries, ministerial-level agencies, commodity-line associations and corporations shall act as main bodies to propose and send the programs to the Ministry of Trade.

The programs for a year must be sent to the Ministry of Trade before August 30 of the preceding year.

Article 8. Receiving and appraising the programs

1. The Ministry of Trade shall assign the Trade Promotion Department to receive the program proposals by the designated agencies and to make sum-up reports thereon.

2. The Ministry of Trade shall appraise, assess and work out programs on the basis of the proposals of the agencies designated to propose the programs, then synthesize and submit them to the Prime Minister for approval.

Chapter III

MANAGEMENT OF THE PROGRAM IMPLEMENTATION

Article 9. Responsibility for implementation of the programs

The program-managing agencies shall have to implement the programs already approved by the Prime Minister strictly according to their objectives, contents and tempo, the allocated funding and enterprises' contributions, ensuring efficiency, thrift and compliance with the State's regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Ministry of Trade shall assign the Trade Promotion Department to inspect and supervise the implementation of the programs by the program-managing agencies, so as to ensure that the programs are carried out in strict accordance with the objectives, contents and tempo, ensuring their efficiency and compliance with the State's regulations.

2. The program-managing agencies shall have to fully provide documents and information related to the programs and create favorable conditions for the Ministry of Trade to conduct the inspection and supervision.

Article 11. Supplementation and termination of the programs

1. Based on the practical situation, the Ministry of Trade shall submit the programs' supplementation to Prime Minister for approval. The order for formulation of the programs' supplementation shall comply with the order for formulation of the annual programs.

2. In cases where the program-managing agencies are detected to have committed errors in materializing the programs' objectives, contents and/or schedules or it deems that the programs' contents need to be changed, the Ministry of Trade shall request the Prime Minister to terminate or adjust the programs.

Article 12. Reports on the program implementation

1. The program-managing agencies shall have to send written reports on the implementation of the programs and evaluation of their efficiency and on their suggestions (if any) to the Ministry of Trade and the Ministry of Finance no later than November 30 every year and 15 days after the programs are completed.

2. The Ministry of Trade shall assign the Trade Promotion Department to monitor, synthesize and submit the programs to the Ministry's leaders for reporting to the Prime Minister.

Article 13. Final settlement of the programs

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The program-managing agencies shall have to send final settlement reports to the Ministry of Trade within 15 days after the date of completing the final settlement with the Ministry of Finance.

Chapter IV

HANDLING OF VIOLATIONS AND IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 14. Handling of violations

Organizations and individuals that commit acts of violating this Regulation shall, depending on the seriousness thereof, be handled according to Vietnam's law provisions.

Article 15. Implementation provisions

This Regulation takes effect 15 days after its signing and applies to the programs up to the end of 2005.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 104/2003/QĐ-BTM ngày 24/01/2003 ban hành Quy chế xây dựng và quản lý Chương trình Xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.214

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.149.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!