Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật trợ giúp pháp lý 2006 số 69/2006/QH11

Số hiệu: 69/2006/QH11 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 29/06/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
************

Số: 69/2006/QH 11

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2006

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khóa XI, kỳ họp thứ 9
(Từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 29 tháng 6 năm 2006)

LUẬT

TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này quy định về trợ giúp pháp lý
.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về người được trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, hoạt động trợ giúp pháp lý và quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý

1. Không thu phí, lệ phí, thù lao từ người được trợ giúp pháp lý.

2. Trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

3. Sử dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

4. Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.

5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trợ giúp pháp lý.

Điều 5. Vụ việc trợ giúp pháp lý

Vụ việc trợ giúp pháp lý phải liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

Điều 6. Chính sách trợ giúp pháp lý

1. Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước.

2. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; khuyến khích, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức hành nghề luật sư và Luật sư, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện, đóng góp, hỗ trợ hoạt động trợ giúp pháp lý.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong hoạt động trợ giúp pháp lý

1. Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, thành viên, hội viên và cá nhân khác làm việc tại cơ quan, tổ chức mình làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

2. Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp, tạo điều kiện, cung cấp thông tin, tài liệu cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để trợ giúp pháp lý.

Điều 8. Quỹ trợ giúp pháp lý

1. Quỹ trợ giúp pháp lý được lập để hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; hỗ trợ trang thiết bị, phương tiện làm việc cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ở địa phương có khó khăn về kinh tế.

2. Nguồn tài chính của Quỹ trợ giúp pháp lý gồm đóng góp tự nguyện, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

3. Quỹ trợ giúp pháp lý hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được miễn thuế. Việc quản lý và sử dụng quỹ trợ giúp pháp lý phải đúng mục đích và theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ trợ giúp pháp lý.

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;

b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;

c) Tiết lộ thông tin, bí mật về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

d) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;

đ) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi;

e) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

g) Xúi giục người được trợ giúp pháp lý khai, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

2. Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý thực hiện các hành vi sau đây:

a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý;

b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý;

c) Cản trở hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

Chương II

NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Điều 10. Người được trợ giúp pháp lý

1. Người nghèo.

2. Người có công với cách mạng.

3. Người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa.

4. Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Điều 11. Quyền của người được trợ giúp pháp lý

1. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, người đại diện yêu cầu trợ giúp pháp lý.

2. Lựa chọn người thực hiện trợ giúp pháp lý; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này.

3. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.

4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý.

5. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

6. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý.

Điều 12. Nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý

1. Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.

2. Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu đó.

3. Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý.

4. Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về một vụ việc đang được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trợ giúp.

5. Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Điều 13. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

1. Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý là Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

2. Các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm:

a) Tổ chức hành nghề luật sư;

b) Tổ chức tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là tổ chức tư vấn pháp luật).

Điều 14. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập.

2. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. Biên chế và kinh phí hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.

3. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giám đốc, Phó giám đốc, Trợ giúp viên pháp lý. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

1. Thực hiện trợ giúp pháp lý.

2. Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý.

3. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý

4. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý.

5. Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này.

6. Giải quyết tranh chấp trong trợ giúp pháp lý.

7. Kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật.

Điều 16. Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

1. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.

2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Trưởng Chi nhánh là Trợ giúp viên pháp lý và do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Điều 17. Đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật

1. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý phải đăng ký bằng văn bản về phạm vi, hình thức, lĩnh vực trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động.

2. Đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý được thực hiện theo mẫu thống nhất và phù hợp với phạm vi, hình thức, lĩnh vực pháp luật được ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.

Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật khi tham gia trợ giúp pháp lý

1. Thực hiện trợ giúp pháp lý theo Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý.

2. Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

3. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý

4. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý.

5. Giải quyết tranh chấp trong trợ giúp pháp lý.

6. Kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật.

Điều 19. Chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật

1. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý trong các trường hợp sau đây:

a) Tự chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý;

b) Không được tiếp tục tham gia trợ giúp pháp lý trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này;

c) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Khi chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật phải thông báo cho Sở Tư pháp nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; chuyển hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý đang trợ giúp đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở địa phương nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan.

Chương IV

NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Điều 20. Người thực hiện trợ giúp pháp lý

1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý là Trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý.

2. Người tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm:

a) Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây gọi là cộng tác viên);

b) Luật sư;

c) Tư vấn viên pháp luật làm việc trong tổ chức tư vấn pháp luật (sau đây gọi là Tư vấn viên pháp luật).

3. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được tham gia trợ giúp pháp lý:

a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích hoặc đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế hành chính;

c) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

d) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực;

đ) Đang bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư; bị thu hồi giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật

Điều 21. Trợ giúp viên pháp lý

1. Trợ giúp viên pháp lý là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt;

b) Có bằng cử nhân luật;

c) Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

d) Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên;

đ) Có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Trợ giúp viên pháp lý là viên chức nhà nước, làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.

3. Trợ giúp viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý bằng các hình thức sau đây:

a) Tư vấn pháp luật;

b) Tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa; người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự; người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính;

c) Đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật;

d) Thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác.

Điều 22. Cộng tác viên

1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, tự nguyện tham gia trợ giúp pháp lý mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật này thì được Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, công nhận và cấp thẻ cộng tác viên trong các trường hợp sau đây:

a) Người có bằng cử nhân luật; người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;

b) Người thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng;

c) Luật sư, Tư vấn viên pháp luật.

2. Cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Cộng tác viên không phải là Luật sư chỉ tham gia trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật.

3. Khi tham gia trợ giúp pháp lý, cộng tác viên được hưởng chế độ bồi dưỡng và chi phí hành chính theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý

Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về luật sư, tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước theo quy định của Luật này.

Điều 24. Tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý

Tư vấn viên pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý theo sự phân công của tổ chức tư vấn pháp luật nơi họ làm việc, tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Điều 25. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý

1. Thực hiện trợ giúp pháp lý.

2. Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 45 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng.

3. Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý.

4. Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý.

5. Tuân thủ nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

6. Kịp thời báo cáo với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý.

Chương V

PHẠM VI, HÌNH THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Mục 1

PHẠM VI, HÌNH THỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Điều 26. Phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý

1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi sau đây:

a) Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương;

b) Vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương;

c) Vụ việc trợ giúp pháp lý do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác chuyển đến.

2. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký.

Điều 27. Các hình thức trợ giúp pháp lý

1. Tư vấn pháp luật.

2. Tham gia tố tụng.

3. Đại diện ngoài tố tụng.

4. Các hình thức trợ giúp pháp lý khác.

Điều 28. Tư vấn pháp luật

Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, Luật sư, Tư vấn viên pháp luật thực hiện tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

Điều 29. Tham gia tố tụng

1. Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư tham gia tố tụng hình sự để bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc để bảo vệ quyền lợi của người được trợ giúp pháp lý là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

2. Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư tham gia tố tụng dân sự, tố tụng hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính.

Điều 30. Đại diện ngoài tố tụng

1. Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý khi họ không thể tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Việc đại diện ngoài tố tụng được thực hiện trong phạm vi yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý.

Điều 31. Các hình thức trợ giúp pháp lý khác

Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc giúp đỡ họ hoà giải, thực hiện những công việc liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Mục 2

HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Điều 32. Địa điểm tiếp người được trợ giúp pháp lý

1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bố trí nơi tiếp người được trợ giúp pháp lý, bảo đảm các điều kiện để họ trình bày yêu cầu được dễ dàng, thuận lợi.

2. Tại nơi tiếp phải niêm yết lịch tiếp, nội quy tiếp người được trợ giúp pháp lý.

Điều 33. Yêu cầu trợ giúp pháp lý

Người được trợ giúp pháp lý phải có đơn yêu cầu hoặc gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý trình bày và có giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Trong trường hợp người được trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn, để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ.

Điều 34. Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý

1. Người tiếp nhận đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý; nếu yêu cầu trợ giúp pháp lý thuộc vụ việc, đối tượng, phạm vi trợ giúp pháp lý quy định tại các điều 5, 10 và 26 của Luật này thì phải thụ lý.

2. Trong trường hợp người được trợ giúp pháp lý còn thiếu những giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu phải hướng dẫn họ cung cấp các giấy tờ, tài liệu đó.

Điều 35. Thực hiện trợ giúp pháp lý

Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải nghiên cứu đầy đủ, toàn diện giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ vụ việc liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý, các tình tiết của vụ việc và các quy định của pháp luật có liên quan; sử dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để thực hiện trợ giúp pháp lý.

Điều 36. Phối hợp xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý

1. Trong trường hợp cần xác minh các tình tiết, sự kiện có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý ở địa phương khác thì Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã thụ lý vụ việc được yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước nơi cần xác minh phối hợp thực hiện. Yêu cầu xác minh phải bằng văn bản, nêu rõ nội dung cần xác minh và thời hạn trả lời.

2. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được yêu cầu xác minh có trách nhiệm thực hiện và thông báo kết quả bằng văn bản kèm theo các giấy tờ, tài liệu có liên quan cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước yêu cầu.

3. Văn bản yêu cầu xác minh, văn bản thông báo kết quả thực hiện và các giấy tờ, tài liệu có liên quan phải được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.

Điều 37. Chuyển vụ việc trợ giúp pháp lý

1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chuyển vụ việc trợ giúp pháp lý bằng văn bản kèm theo hồ sơ cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ở địa phương khác để thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này và thông báo cho người được trợ giúp pháp lý biết.

2. Kể từ ngày nhận được văn bản chuyển vụ việc kèm theo hồ sơ, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm thụ lý vụ việc và thông báo cho người được trợ giúp pháp lý biết.

Điều 38. Hoạt động tư vấn pháp luật

1. Tư vấn pháp luật được thực hiện bằng miệng hoặc bằng văn bản; tư vấn trực tiếp, bằng thư tín, điện tín hoặc thông qua phương tiện thông tin khác; thông qua trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và các phương thức khác.

2. Đối với vụ việc đơn giản, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải tư vấn ngay và ghi chép những nội dung chính trong phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý. Phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý được lập thành hai bản, một bản giao cho người được trợ giúp pháp lý, một bản được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc.

3. Đối với vụ việc phức tạp, cần có thời gian nghiên cứu, xác minh hoặc vụ việc thiếu những giấy tờ, tài liệu có liên quan thì người thực hiện trợ giúp pháp lý phải viết phiếu hẹn hoặc yêu cầu bổ sung các giấy tờ, tài liệu còn thiếu.

Trong thời hạn không quá mười lăm ngày, kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; trong trường hợp vụ việc cần có thời gian để xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày.

4. Đối với vụ việc yêu cầu tư vấn được chuyển đến bằng thư tín, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý.

Điều 39. Hoạt động tham gia tố tụng

1. Khi người được trợ giúp pháp lý yêu cầu cử người tham gia tố tụng quy định tại Điều 29 của Luật này, trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước hoặc tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng.

Việc cử người tham gia tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan.

2. Cơ quan tiến hành tố tụng cấp giấy chứng nhận người bào chữa, giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án hình sự hoặc giấy chứng nhận người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận tham gia tố tụng) cho Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư trong thời hạn không quá ba ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người tham gia tố tụng, trừ trường hợp pháp luật tố tụng có quy định khác.

Việc cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý do tổ chức hành nghề luật sư cử hoặc Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật tố tụng và pháp luật về luật sư.

3. Giấy chứng nhận tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư có giá trị trong các giai đoạn tố tụng, trừ trường hợp bị thu hồi hoặc Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư bị thay đổi, không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

4. Khi tham gia tố tụng, Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư xuất trình giấy chứng nhận tham gia tố tụng, thẻ Trợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ Luật sư; có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng; được sử dụng các biện pháp mà pháp luật tố tụng quy định để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.

Điều 40. Hoạt động đại diện ngoài tố tụng

1. Trong thời hạn không quá ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý làm đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý.

Việc cử người làm đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý.

2. Khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng, người đại diện có trách nhiệm sử dụng các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.

Điều 41. Hoạt động trợ giúp pháp lý khác

1. Theo yêu cầu của người được trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức hành nghề luật sư cử người thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý khác cho họ theo quy định tại Điều 31 của Luật này.

2. Việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý khác phải được ghi thành biên bản.

Điều 42. Kiến nghị thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý

Thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý kiến nghị bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật. Cơ quan nhận được kiến nghị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 43. Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý

1. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải lập hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý. Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý gồm có:

a) Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

b) Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;

c) Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

2. Đối với vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng hình thức tư vấn pháp luật, ngoài các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý còn phải có phiếu thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc văn bản tư vấn pháp luật.

3. Đối với vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, ngoài các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý còn phải có các giấy tờ sau đây:

a) Văn bản cử Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư;

b) Bản bào chữa, bản bảo vệ quyền lợi cho người được trợ giúp pháp lý.

4. Đối với vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng hình thức đại diện ngoài tố tụng, ngoài các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý còn phải có bản báo cáo về những công việc đã thực hiện trong phạm vi đại diện ngoài tố tụng của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

5. Đối với vụ việc trợ giúp pháp lý được thực hiện bằng các hình thức trợ giúp pháp lý khác, ngoài các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý còn phải có biên bản về việc thực hiện trợ giúp pháp lý.

Điều 44. Lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý

1. Trong thời hạn không quá mười lăm ngày, kể từ ngày hoàn thành vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.

2. Hồ sơ từng vụ việc trợ giúp pháp lý được phân loại, đánh số, sắp xếp theo thứ tự thời gian, hình thức, lĩnh vực pháp luật trợ giúp pháp lý và được lưu trữ trong thời hạn năm năm, kể từ ngày hồ sơ được bàn giao.

Điều 45. Từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý

1. Vụ việc trợ giúp pháp lý bị từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người có yêu cầu trợ giúp pháp lý không thuộc đối tượng quy định tại Điều 10 của Luật này;

b) Người được trợ giúp pháp lý cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc;

c) Người được trợ giúp pháp lý vi phạm nghiêm trọng nội quy hoặc có hành vi làm mất trật tự nơi thực hiện trợ giúp pháp lý; xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý;

d) Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý;

đ) Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp;

e) Vụ việc trợ giúp pháp lý không phù hợp với quy định tại Điều 5 và Điều 26 của Luật này;

g) Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc trường hợp chuyển vụ việc trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 37 của Luật này.

2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là một bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp hoà giải, giải đáp pháp luật;

b) Có quyền, lợi ích hợp pháp hoặc có người thân thích liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý;

c) Người thực hiện trợ giúp pháp lý đã từng là người giải quyết vụ việc đó;

d) Có căn cứ khác cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý.

3. Trong trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử người khác thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý hướng dẫn, giới thiệu người được trợ giúp pháp lý đến người thực hiện trợ giúp pháp lý khác để được trợ giúp pháp lý.

4. Trường hợp từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý.

Chương VI

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Điều 46. Nội dung quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý

1. Xây dựng, ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý; xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển trợ giúp pháp lý.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách, quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.

3. Quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; cấp, thu hồi, thay đổi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật; xây dựng các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý.

4. Quản lý, bồi dưỡng đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý; cấp, thu hồi thẻ Trợ giúp viên pháp lý; công nhận, cấp, thu hồi thẻ cộng tác viên; quy định mẫu đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, mẫu thẻ Trợ giúp viên pháp lý, mẫu thẻ cộng tác viên; ấn hành các tài liệu về trợ giúp pháp lý.

5. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý.

6. Bảo đảm kinh phí, phương tiện hoạt động và điều kiện vật chất khác cho hoạt động trợ giúp pháp lý của Nhà nước; xây dựng, quản lý Quỹ trợ giúp pháp lý.

7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

8. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý.

Điều 47. Cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.

2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.

4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý tại địa phương; có trách nhiệm bảo đảm biên chế, kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm về trợ giúp pháp lý trong phạm vi địa phương.

Chương VII

XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP

Điều 48. Xử lý vi phạm

1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý, người được trợ giúp pháp lý hoặc người khác có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì không được tiếp tục tham gia trợ giúp pháp lý.

3. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở, gây khó khăn cho hoạt động trợ giúp pháp lý hoặc vi phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Hình thức, thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính về trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Điều 49. Giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại đối với các hành vi sau đây của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

a) Từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý;

b) Không thực hiện trợ giúp pháp lý;

c) Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với các hành vi quy định tại khoản này trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại; trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, người khiếu nại có quyền khiếu nại lên Giám đốc Sở Tư pháp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về việc cấp, thay đổi, thu hồi Giấy đăng ký thực hiện trợ giúp pháp lý; cấp, thu hồi thẻ cộng tác viên; quyết định xử lý kỷ luật, quyết định xử phạt hành chính và các quyết định hành chính, hành vi hành chính khác trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý.

Việc giải quyết khiếu nại về trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

3. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm các quy định của Luật này. Việc tố cáo và giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Điều 50. Giải quyết tranh chấp

1. Trong trường hợp có tranh chấp giữa người được trợ giúp pháp lý với Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Tư vấn viên pháp luật, tổ chức tư vấn pháp luật liên quan đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

2. Trong trường hợp có tranh chấp giữa người được trợ giúp pháp lý và Luật sư, tổ chức hành nghề luật sư liên quan đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về luật sư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 51. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.

Điều 52. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 69/2006/QH11

Hanoi, June 29, 2006

 

 LAW

ON LEGAL AID

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides for legal aid.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope

This Law provides for legal aid beneficiaries, legal aid-providing organizations, legal aid-providing persons, legal aid services and the state management of legal aid.

Article 2.- Subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Law, the provisions of that treaty shall apply.

Article 3.- Legal aid

Legal aid means the provision of "pro bono" legal services to legal aid beneficiaries in accordance with this Law to help them protect their legitimate rights and interests and improve their legal understanding as well as their sense of respect for and observance of law; to contribute to law dissemination and education, protect justice, ensure social equity and prevent and restrict disputes and violations of law.

Article 4.- Principles of legal aid services

1. Non-collection of charges, fees or remunerations from legal aid beneficiaries.

2. Honesty and respect for objective truth.

3. Application of appropriate measures in accordance with law in order to best protect legitimate rights and interests of legal aid beneficiaries.

4. Observance of law and professional rules on legal aid.

5. Taking of responsibility before law for legal aid contents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Legal aid cases must be related to legitimate rights and interests of legal aid beneficiaries and must not fall into business or commercial domains.

Article 6.- Legal aid polices

1. It is the State's responsibility to provide legal aid.

2. The State plays a key role in providing, and organizing the provision of, legal aid; encourages and creates conditions for the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, law-practicing organizations and lawyers, and other agencies, organizations and individuals to participate in, make contributions to, or support legal aid services.

Article 7.- Responsibilities of organizations and individuals for legal aid services

1. Agencies and organizations shall, within the scope of their tasks and powers, encourage and create conditions for their cadres, civil servants, employees, members and other individuals working in their agencies and organizations to act as legal aid collaborators.

2. Legal proceeding-conducting agencies and other agencies and organizations related to legal aid services shall, within the scope of their tasks and powers, coordinate with, facilitate, and supply information and documents to, legal aid-providing organizations in providing legal aid services.

Article 8.- Legal aid fund

1. The legal aid fund is set up to support the raising of the quality of legal aid services of, and the supply of working equipment and facilities to, legal aid-providing organizations in localities with economic difficulties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The legal aid fund operates for non-profit purposes and is entitled to tax exemption. The legal aid fund must be properly managed and used in accordance with law.

4. The Government shall specify the setting up, management and use of the legal aid fund.

Article 9.- Prohibited acts

1. Legal aid-providing organizations and persons may not commit the following acts:

a/ Infringing upon the dignity, honor or legitimate rights and interests of legal aid beneficiaries; discriminating against legal aid beneficiaries;

b/ Receiving or demanding any sum of money or any economic benefit from legal aid beneficiaries; harassing legal aid beneficiaries;

c/ Disclosing information or secrets on legal aid cases or legal aid beneficiaries, unless it is so agreed in writing by legal aid beneficiaries or otherwise provided for by law.

d/ Refusing or discontinuing the provision of legal aid, except for cases specified in Clauses 1 and 2, Article 45 of this Law and provided for by the procedural law;

e/ Abusing legal aid services for self-seeking purposes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Inciting legal aid beneficiaries to declare and supply false information and documents or to make complaints or denunciations or initiate lawsuits in contravention of law.

2. Legal aid beneficiaries, agencies, organizations and individuals engaged in legal aid services may not commit the following acts:

a/ Infringing upon the dignity and honor of legal aid-providing persons;

b/ Deliberately supplying false information and documents on legal aid cases;

c/ Obstructing legal aid services; disturbing and causing disorder at legal aid-providing places.

Chapter II

LEGAL AID BENEFICIARIES

Article 10.- Legal aid beneficiaries

1. Poor people;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Lonely elderly people, disabled people and helpless children.

4. Ethnic minority people permanently residing in areas with exceptionally difficult socio-economic conditions.

Article 11.- Rights of legal aid beneficiaries

1. To request legal aid by themselves or via their relatives or representatives.

2. To select legal aid-providing persons; to request the replacement of legal aid-providing persons who fall into one of the cases defined in Clause 2, Article 45 of this Law.

3. To modify or withdraw legal aid requests.

4. To request confidentiality of contents of legal aid cases.

5. To be entitled to damages in accordance with law.

6. To lodge complaints or denunciations about legal aid.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To supply papers proving their eligibility for legal aid.

2. To supply information and documents related to legal aid cases and be accountable for the accuracy of these information and documents.

3. To respect legal aid-providing organizations, legal aid-providing persons and other agencies, organizations and individuals engaged in legal aid services.

4. Not to request a legal aid-providing organization to provide legal aid for the case for which another legal aid-providing organization is providing legal aid.

5. To abide by the law on legal aid and internal rules of places of legal aid provision.

Chapter III

LEGAL AID-PROVIDING ORGANIZATIONS

Article 13.- Legal aid-providing organizations

1. Legal aid-providing organizations include state legal aid centers and legal aid-participating organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Law-practicing organizations;

b/ Legal counseling organizations of socio-political organizations, socio-political-professional organizations, socio-professional organizations (below collectively referred to as legal counseling organizations).

Article 14.- State legal aid centers

1. State legal aid centers are set up under decisions of provincial/municipal People's Committees.

2. State legal aid centers are non-business units attached to provincial/municipal Justice Services, have the legal persons status, their own seals, head offices and accounts. Payrolls and funds for operation of state legal aid centers are decided by provincial/municipal People's Committees.

3. A state legal aid center has a director, a deputy director and legal aid professionals. Directors of state legal aid centers are appointed, removed from office or dismissed by provincial/municipal People's Committee presidents.

Article 15.- Rights and obligations of state legal aid centers

1. To provide legal aid.

2. To request concerned agencies and organizations to coordinate and supply information and documents on legal aid cases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To make reports and statistics on legal aid according to regulations.

5. To settle complaints according to the provisions of Clause 1, Article 49 of this Law.

6. To settle disputes over legal aid.

7. To make recommendations on matters related to law enforcement.

Article 16.- Branches of state legal aid centers

1. Based on the demands and practical conditions of localities, presidents of provincial/municipal People's Committees shall decide to establish branches of state legal aid centers at the request of directors of provincial/municipal Justice Services.

2. Branches of state legal aid centers are dependents units of these centers. State legal aid centers are accountable for all operations of their branches. A branch is headed by a legal aid professional who shall be appointed, removed from office or dismissed by the director of the provincial/municipal Justice Service.

Article 17.- Registration for participation in legal aid services by law-practicing organizations and legal counseling organizations

1. Law-practicing organizations and legal counseling organizations that participate in legal aid services shall make written registration of the scope, forms and domains of legal aid with the provincial/municipal Justice Services which have issued their operation registration certificates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 18.- Rights and obligations of law-practicing organizations and legal counseling organizations participating in legal aid services

1. To provide legal aid in accordance with their legal aid participation registration certificates.

2. To request concerned agencies and organizations to supply information and documents related to legal aid cases.

3. To compensate for damage caused by their faults during the process of providing legal aid.

4. To make reports and statistics on legal aid according to regulations.

5. To settle disputes over legal aid.

6. To make recommendations on matters related to law enforcement.

Article 19.- Termination of participation in legal aid services by law-practicing organizations and legal counseling organizations

1. Law-practicing organizations or legal counseling organizations terminate their participation in legal aid services in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ They are not allowed to further participate in legal aid services in cases of causing serious consequences or committing violations though having been administratively sanctioned according to the provisions of Clause 2, Article 48 of this Law;

c/ They terminate their operation in accordance with law.

2. When terminating their participation in legal aid services, law-practicing organizations or legal counseling organizations shall notify it to the provincial/municipal Justice Services with which they have registered for participation in legal aid services, transfer dossiers of legal aid cases they are handling to state legal aid centers in localities where they have registered for participation in legal aid services, and perform related obligations.

Chapter IV

LEGAL AID-PROVIDING PERSONS

Article 20.- Legal aid-providing persons

1. Legal aid-providing persons include legal aid professionals and legal aid-participating persons.

2. Legal aid-participating persons include:

a/ Collaborators of state legal aid centers (below referred to as collaborators);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Legal counselors working in legal counseling organizations (below referred to as legal counselors).

3. Those who fall into one of the following cases are prohibited from participating in legal aid services:

a/ Being examined for penal liability or having been convicted but not yet entitled to remission of criminal records or having been convicted for very serious crimes or particularly serious crimes;

b/ Being confined to a medical establishment or reformatory as an administrative handling measure or being put on administrative probation;

c/ Having their civil act capacity lost or restricted;

d/ Having been dismissed from their jobs as a disciplinary form while the three-year time limit counting from the date the dismissal decisions take effect has not yet expired;

e/ Being deprived of the right to use legal practice certificate; or having their legal counselor's certificates withdrawn.

Article 21.- Legal aid professionals

1. Legal aid professionals are Vietnamese citizens who permanently reside in Vietnam and fully satisfy the following conditions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Having a law university degree;

c/ Having a certificate of legal aid training;

d/ Having been involved in legal work for two years or more;

e/ Being physically fit for ensuring the fulfillment of assigned tasks.

2. Legal aid professionals are state employees, work in state legal aid centers and are granted legal aid professional's cards by presidents of provincial/municipal People's Committees at the proposal of directors of provincial/municipal Justice Services.

3. Legal aid professionals provide legal aid in the following forms:

a/ Providing legal advice;

b/ Participating in legal proceedings in the capacity as lawful representatives of detainees, the accused or defendants to defend these persons; as defenders of interests of involved parties in criminal cases or as representatives or defenders of legitimate rights and interests of involved parties in civil or administrative cases;

c/ Acting as representatives beyond legal proceedings for legal aid beneficiaries to perform jobs related to law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22.- Collaborators

1. Vietnamese citizens who permanently reside in Vietnam, have full civil act capacity, have good moral quality, are physically fit for ensuring the fulfillment of assigned tasks, voluntarily participate in legal aid services and do not fall into one of the cases specified in Clause 3, Article 20 of this Law will be considered, recognized and granted collaborator's cards by directors of provincial/municipal Justice Services if:

a/ They have a law university degree; they have a university degree in another major and work in branches or professions related to fundamental rights and obligations of citizens;

b/ They permanently reside in areas with exceptional socio-economic difficulties, ethnic minority or mountainous regions, have an intermediate degree in law or have been involved in legal work for three years or more, or have legal knowledge and high prestige in their communities;

c/ They are lawyers or legal counselors.

2. Collaborators shall participate in legal aid services under the assignment of directors of state legal aid centers.

Collaborators who are not lawyers shall participate in legal aid services only in the form of legal counseling.

3. When participating in legal aid services, collaborators are entitled to remuneration and administrative expenses in accordance with law.

Article 23.- Lawyers participating in legal aid services

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 24.- Legal counselors participating in legal aid services

Legal counselors shall participate in legal aid services under the assignment of legal counseling organizations where they are working and in the capacity as collaborators of state legal aid centers.

Article 25.- Rights and obligations of legal aid-providing persons

1. To provide legal aid.

2. To refuse or discontinue the provision of legal aid in cases specified in Clauses 1 and 2, Article 45 of this Law and in accordance with procedural law.

3. To be trained in legal aid knowledge and skills.

4. To abide by the principles of legal aid services.

5. To observe internal rules of legal aid-providing organizations.

6. To promptly report to legal aid-providing organizations on arising matters which may affect legal aid results.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



SCOPE, FORMS AND ACTIVITIES OF LEGAL AID

Section 1. SCOPE AND FORMS OF LEGAL AID

Article 26.- Scope of legal aid

1. State legal aid centers in provinces and centrally run cities shall provide legal aid within the following scope:

a/ Legal aid beneficiaries residing in their localities;

b/ Legal aid cases occurring in their localities;

c/ Legal aid cases transferred by other legal aid-providing organizations.

2. Law-practicing organizations and legal counseling organizations shall participate in legal aid services within their registered scope.

Article 27.- Forms of legal aid

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Participation in legal proceedings.

3. Representation beyond legal proceedings.

4. Other forms of legal aid.

Article 28.- Legal counseling

Legal aid professionals, collaborators, lawyers and legal counselors shall provide legal counseling to legal aid beneficiaries by giving instructions, explanations and opinions, supplying legal information or drafting documents related to legal aid cases.

Article 29.- Participation in legal proceedings

1. Legal aid professionals and lawyers shall participate in criminal proceedings to defend legal aid beneficiaries who are detainees, the accused or defendants or to protect interests of legal aid beneficiaries who are victims, civil plaintiffs, civil defendants or persons with rights and interests related to criminal cases.

2. Legal aid professionals and lawyers shall participate in civil proceedings and administrative proceedings to protect legitimate rights and interests of legal aid beneficiaries in civil and administrative cases.

Article 30.- Representation beyond legal proceedings

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Representation beyond legal proceedings shall be carried out within the scope of the request of a legal aid beneficiary.

Article 31.- Other forms of legal aid

Legal aid professionals and lawyers shall provide legal aid in other forms to legal aid beneficiaries by helping them make reconciliation or performing other tasks related to administrative procedures, complaints and other activities in accordance with law.

Section 2. LEGAL AID SERVICES

Article 32.- Places for reception of legal aid beneficiaries

1. Legal aid-providing organizations shall arrange places for reception of legal aid beneficiaries which are convenient for legal aid beneficiaries to express their requests.

2. At the reception places, the timetable for and internal rules on reception of legal aid beneficiaries must be posted up.

Article 33.- Legal aid requests

Legal aid beneficiaries shall file written requests or directly meet legal aid-providing persons to explain their cases and produce papers proving their eligibility for legal aid. If a legal aid beneficiary cannot write a request by himself/herself, the legal aid-providing person shall fill in the request form, give it to the legal aid beneficiary for reading or read it to the legal aid beneficiary and asks him/her to sign or press his/her fingerprint on the filled-in form.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Those who receive written requests for legal aid shall check their contents related to legal aid and shall accept those requests that involve cases, within the scope and with beneficiaries as defined in Articles 5, 10 and 26 of this Law.

2. When legal aid beneficiaries lack papers proving their eligibility for legal aid or papers and documents related to the legal aid cases, the persons who receive the requests of the legal aid beneficiaries shall guide them to supply these papers and documents.

Article 35.- Provision of legal aid

When providing legal aid, legal aid-providing persons shall thoroughly study papers and documents in the dossiers of the cases related to the legal aid requests, details of the cases and relevant legal provisions, and apply appropriate measures in conformity with law to provide legal aid.

Article 36.- Coordination in verifying legal aid cases

1. When it is necessary to verify details and facts related to a legal aid case in another locality, the state legal aid center which has accepted the case may request the state legal aid center in that locality to join in the verification. A verification request must be made in writing, clearly stating the to be-verified contents and the deadline for reply.

2. The requested state legal aid center shall carry out the verification and send a notice of the verification results, together with relevant papers and documents, to the requesting state legal aid center.

3. The verification requests, notices of verification results and relevant papers and documents must be filed in dossiers of legal aid cases.

Article 37.- Transfer of legal aid cases

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. After receiving documents on the transfer of legal aid cases and relevant dossiers, state legal aid centers shall accept the cases and notify concerned legal aid beneficiaries thereof.

Article 38.- Legal counseling activities

1. Legal counseling shall be provided verbally or in writing; directly, by mail, telegraphs or through other means of communication; through itinerant legal aid services, law-specialized activities, legal aid clubs or in other forms.

2. For simple cases, legal aid-providing persons shall immediately provide legal advice and record the major contents on the legal aid-provision slips. A legal aid-provision slip shall be made in two copies, one copy to be given to the legal aid beneficiary and the other copy to be filed in the dossier of the case.

3. For complicated cases which require time for study or verification or cases which lack relevant papers and documents, legal aid-providing persons shall make appointment slips or request the submission of relevant papers and documents.

Within 15 days after accepting the cases or receiving adequate papers and documents, legal aid-providing persons shall study the cases and issue written replies to legal aid beneficiaries; for cases which require time for verification, this time limit may be longer but must not exceed 30 days.

4. For counseling requests sent by mail, legal aid-providing persons shall issue written replies within 15 days after receiving the requests.

Article 39.- Participation in legal proceedings

1. Within three working days after receiving legal aid beneficiaries' requests for the appointment of persons to participate in legal proceedings as provided for in Article 29 of this Law, state legal aid centers or law-practicing organizations shall appoint legal aid-providing persons to participate in legal proceedings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Legal proceeding-conducting agencies shall issue defense counsel's certificates, certificates of defenders of interests of involved parties in criminal cases or certificates of the defenders of legitimate rights and interests of involved parties in civil or administrative cases (collectively referred to as proceeding participation certificates) to legal aid professionals and lawyers within three days after receiving state legal aid centers' documents on the appointment of persons to participate in legal proceedings, unless otherwise provided for by the procedural law.

The grant of proceeding participation certificates to lawyers who participate in legal aid services under the appointment of law-practicing organizations or to lawyers who practice law individually shall comply with the procedural law and the law on lawyers.

3. Except when they are withdrawn or when legal aid professionals and lawyers are replaced or not allowed to participate in legal proceedings as provided for by law, proceeding participation certificates granted to legal aid professionals and lawyers are valid in all stages of legal proceedings.

4. When participating in legal proceedings, legal aid professionals and lawyers shall produce their proceeding participation certificates, legal aid professional's cards or lawyer's cards; have rights and obligations as provided for by the procedural law; and may apply measures provided for by the procedural law to protect legitimate rights and interests of legal aid beneficiaries.

Article 40.- Representation beyond legal proceedings

1. Within three working days after receiving legal aid requests, state legal aid centers or law-practicing organizations shall appoint legal aid-providing persons to act as representatives beyond legal proceedings for legal aid beneficiaries.

The appointment of representatives beyond legal proceedings must be expressed in a document to be sent to concerned legal aid beneficiaries.

2. When performing representation beyond legal proceedings, representatives shall apply appropriate measures in accordance with law to protect legitimate rights and interests of legal aid beneficiaries.

Article 41.- Other legal aid services

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The provision of other legal aid services must be recorded in a minutes.

Article 42.- Recommendations made through legal aid services

Through legal aid services, legal aid-providing organizations may make written recommendations to competent state agencies on matters related to law enforcement. Agencies that receive those recommendations shall, within the scope of their tasks and powers, consider and settle them in accordance with law.

Article 43.- Dossiers of legal aid cases

1. When providing legal aid, legal aid-providing persons shall compile dossiers of legal aid cases. The dossier of a legal aid case comprises:

a/ A written request for legal aid;

b/ Papers proving the requester's eligibility for legal aid;

c/ Papers and documents related to the legal aid case.

2. For cases of legal aid provided in the form of legal counseling, apart from papers and documents specified in Clause 1 of this Article, their dossiers also comprise legal aid-provision slips or documents on legal counseling.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ The document on the appointment of a legal aid professional or lawyer;

b/ The document on the defense or protection of interests of the legal aid beneficiary.

4. For cases of legal aid provided in the form of representation beyond legal proceedings, apart from papers and documents specified in Clause 1 of this Article, the dossiers also comprise reports on the jobs that have been done by legal aid-providing persons within the scope of representation beyond legal proceedings.

5. For cases of legal aid provided in other forms, apart from papers and documents specified in Clause 1 of this Article, the dossiers also comprise the minutes on the provision of legal aid.

Article 44.- Filing of legal aid case dossiers

1. Within 15 days after finishing the legal aid cases, legal aid-providing persons shall transfer their dossiers to their legal aid-providing organizations.

2. Dossiers of legal aid cases shall be classified, numbered and arranged chronologically according to the forms and legal domains in which legal aid is provided and preserved for five years after the date of transfer.

Article 45.- Refusal or discontinuation of the provision of legal aid

1. A legal aid case will be rejected or discontinued if it falls into one of the following circumstances:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The legal aid beneficiary intentionally supplies false information and documents on the case;

c/ The legal aid beneficiary seriously violates internal rules or causes disorder at the place of legal aid provision; infringes upon the honor or dignity of the legal aid-providing person;

d/ The legal aid beneficiary withdraws his/her request for legal aid;

e/ The legal aid case is currently dealt with by another legal aid-providing organization;

f/ The legal aid case does not comply with the provisions of Article 5 and Article 26 of this Law;

g/ The legal aid case should be transferred under Article 37 of this Law.

2. The legal aid-providing person shall refuse or discontinue the provision of legal aid in the following cases:

a/ He/she has provided or is providing legal aid to a legal aid beneficiary that is a party with conflicting interests in the same case, except for cases of reconciliation or legal counseling;

b/ His/her legitimate rights and interests are related to or his/her relatives are involved in the legal aid case;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ There are grounds to believe that he/she is possibly biased during the process of providing legal aid.

3. When the legal aid-providing person must refuse or discontinue the provision of legal aid under Clause 2 of this Article, his/her legal aid-providing organization shall appoint another person to provide legal aid or he/she shall introduce another legal aid-providing person to the concerned legal aid beneficiary.

4. When refusing or discontinuing the provision of legal aid, the legal aid-providing organization or legal aid-providing person shall notify the reason therefor in writing to the concerned legal aid beneficiary.

Chapter VI

STATE MANAGEMENT OF LEGAL AID

Article 46.- Contents of state management of legal aid

1. Elaborating, promulgating, guiding, and organizing the implementation of, legal documents on legal aid; formulating strategies and plans on the development of legal aid.

2. Promulgating, and organizing the implementation of, professional regulations, criteria, regimes, policies and professional rules on legal aid.

3. Managing and guiding the organization and operation of state legal aid centers and their branches; issuing, withdrawing or renewing certificates of registration for participation in legal aid services of law-practicing organizations and legal counseling organizations; and adopting measures to support the development of legal aid services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Making reports and statistics on legal aid according to regulations.

6. Ensuring funds, working equipment and other physical conditions for the provision of legal aid services by the State; and setting up and managing the legal aid fund.

7. Examining, inspecting, settling complaints and denunciations, effecting commendation, reward and disciplining, and handling violations in the domain of legal aid.

8. Implementing international cooperation in the domain of legal aid.

Article 47.- Agencies performing state management of legal aid

1. The Government shall perform the uniform state management of legal aid.

2. The Ministry of Justice shall take responsibility before the Government for the performance of state management of legal aid.

3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Justice in performing the state management of legal aid.

4. Provincial/municipal People's Committees shall, within the scope of their tasks and powers, perform the state management of legal aid in their localities; ensure payroll, funds, material bases and working equipment and facilities for state legal aid centers; conduct inspection and examination, settle complaints and denunciations, effect commendation, reward and disciplining, and handle violations in the domain of legal aid in their localities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



HANDLING OF VIOLATIONS AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND DISPUTES

Article 48.- Handling of violations

1. Legal aid-providing persons, legal aid beneficiaries and other persons who commit acts of violating the provisions of this Law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensation therefor in accordance with law.

2. Legal aid-participating organizations that commit acts of violating the provisions of this Law shall be administratively sanctioned; if causing damage, they shall pay compensation therefor in accordance with law; if causing serious consequences or committing violations though having been administratively sanctioned, they shall be banned from participation in legal aid services.

3. Those who abuse their position or powers to hinder or cause difficulties to legal aid services or commit acts of violating the law on legal aid shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensation therefor in accordance with law.

4. Forms, competence and procedures for handling administrative violations on legal aid shall comply with the law on handling of administrative violations.

Article 49.- Settlement of complaints and denunciations

1. Legal aid beneficiaries may lodge complaints about the following acts of state legal aid centers, legal aid professionals or collaborators when having grounds to believe that those acts are unlawful acts or infringe upon their legitimate rights and interests:

a/ Refusing to accept legal aid cases;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Changing legal aid-providing persons.

Directors of state legal aid centers shall settle complaints about acts defined in this Clause within three working days after receiving the complaints; the complainants who disagree with complaint-settlement decisions of directors of state legal aid centers may further lodge their complaints to directors of provincial/municipal Justice Services. Directors of provincial/municipal Justice Services shall settle complaints within 15 days after receiving them.

2. Organizations and individuals may complain about the issuance, renewal and withdrawal of certificates of registration for the provision of legal aid; the grant and withdrawal of collaborator's cards; and disciplining decisions, decisions on administrative sanctions and other administrative decisions and acts in the domain of legal aid.

The settlement of complaints about legal aid specified in this Clause shall comply with the law or complaints.

3. Individuals may denounce violations of this Law to competent state agencies. Denunciations and settlement of denunciations shall comply with the law on denunciations.

Article 50.- Settlement of disputes

1. Disputes arising between legal aid beneficiaries and legal aid professionals, collaborators, state legal aid centers, legal counselors or legal counseling organizations regarding the provision of legal aid shall be settled in accordance with the civil law.

2. Disputes arising between legal aid beneficiaries and lawyers or law-practicing organizations regarding the provision of legal aid shall be settled in accordance with the law on lawyers and other relevant laws.

Chapter VIII

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 51.- Implementation effect

This Law takes effect on January 1, 2007.

Article 52.- Implementation guidance

The Government, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall, within the scope of their functions and tasks, detail and guide the implementation of this Law.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Law No. 69/2006/QH11 of June 29, 2006 on legal aid

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.532

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.36.106
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!