Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 36-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 24/04/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 36-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 1997

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 36-CP NGÀY 24 THÁNG 4 NĂM 1997 VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước ngày 22 tháng 06 năm 1994;
Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996;
Nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.- Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, thay thế Quy chế khu chế xuất đã ban hành theo Nghị định 322/HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Quy chế khu công nghiệp đã ban hành kèm theo Nghị định 192/CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ.

Điều 2.- Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 3.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam, chịu trách nhiệm hướng dẫn chi tiết việc thi hành Quy chế ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 4.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

QUY CHẾ

KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT, KHU CÔNG NGHỆ CAO
(Ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 04 năm 1997 của Chính phủ)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.- Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao (gọi chung và tắt là KCN, trừ trường hợp có quy định riêng cho từng loại khu) trên cơ sở Quy chế này và các quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 2.- Trong Quy chế này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Khu công nghiệp" là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất.

2. "Khu chế xuất" là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

3. "Khu công nghệ cao" là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu - triển khai khoa học - công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghệ cao có thể có doanh nghiệp chế xuất.

4. "Doanh nghiệp chế xuất" là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu được thành lập và hoạt động theo Quy chế này.

5. "Doanh nghiệp KCN" là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ.

6. "Doanh nghiệp sản xuất KCN" là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN.

7. "Doanh nghiệp dịch vụ KCN" là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, thực hiện dịch vụ các công trình kết cấu hạ tầng KCN, dịch vụ sản xuất công nghiệp.

8. "Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh" (trừ trường hợp có quy định riêng cho từng loại Ban quản lý) là cơ quan quản lý trực tiếp các khu công nghiệp, khu chế xuất trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Ban quản lý khu công nghiệp trên địa bàn liên tỉnh hoặc Ban quản lý một khu công nghiệp (trường hợp cá biệt) hoặc Ban quản lý khu công nghệ cao; do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Điều 3.- Việc phát triển các KCN phải tuân theo quy hoạch tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt. Trường hợp muốn hình thành KCN đã có trong quy hoạch tổng thể, thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ đạo việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi thành lập KCN và trình duyệt theo quy định hiện hành. Trường hợp muốn hình thành KCN chưa có trong quy hoạch tổng thể thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam và các cơ quan liên quan (nếu cần) trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chủ trương hình thành KCN đó.

Điều 4.- Khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập KCN, cơ quan xem xét, thẩm định dự án làm rõ các xấn đề sau:

1. Có hoặc chưa có trong quy định tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt. Trường hợp chưa có trong quy hoạch tổng thể thì phải làm rõ sự cần thiết phải điều chỉnh bổ sung vào quy hoạch tổng thể.

2. Việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN, có tính đến các đầu nối kỹ thuật ngoài KCN, khu dân cư phục vụ công nhân, lao động làm việc tại KCN, các trường học, cơ sở khám và chữa bệnh phục vụ KCN.

3. Các giải pháp về: Nguồn vốn, cấp điện, cấp thoát nước, giao thông, thông tin, môi trường, lao động để đảm bảo tính khả thi của KCN.

4. Ngành nghề sản xuất công nghiệp trong KCN.

5. Phương án vận động đầu tư vào KCN.

Điều 5.- Việc quản lý đầu tư, xây dựng và quản lý đấu thầu với hoạt động của các doanh nghiệp KCN phải tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Điều 6.- Trong KCN có các loại doanh nghiệp sau đây:

a. Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế.

b. Doanh nghiệp có vốn nước ngoài.

c. Các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 7.- Trong KCN, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư vào các lĩnh vực:

1. Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng.

2. Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước; phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ.

3. Nghiên cứu - triển khai khoa học - công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra sản phẩm mới.

4. Dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.

Chương 2:

DOANH NGHIỆP KCN

Điều 8.- Doanh nghiệp KCN có đủ cơ sở pháp lý hoạt động trong KCN sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận đầu tư hoặc cấp giấy phếp đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì giấy phếp đầu tư có giá trị là giấy đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 60 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đối với các nhà đầu tư trong nước khi đầu tư vào KCN phải có quyết định thành lập doanh nghiệp theo quy định hiện hành đối với mỗi loại hình doanh nghiệp.

Điều 9.- Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp KCN không quá 50 năm và không vượt quá thời hạn hoạt động của Công ty phát triển hạ tầng KCN, được tính từ ngày doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư vào KCN.

Trường hợp đặc biệt thời hạn hoạt động của doanh nghiệp KCN có thể vượt quá thời hạn hoạt động của Công ty phát triển hạ tầng KCN, nhưng phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan ra quyết định chấp thuận đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư.

Điều 10.- Doanh nghiệp KCN có các quyền:

1. Thuê lại đất trong KCN theo quy định hiện hành đối với mỗi loại hình doanh nghiệp để xây dựng nhà xưởng và các công trình kiến trúc phục vụ sản xuất - kinh doanh. Thời hạn thuê đất trong KCN phù hợp với thời hạn hoạt động của các doanh nghiệp KCN ghi trong quyết định chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư.

2. Sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng, các tiện nghi tiện ích công cộng, các dịch vụ trong KCN.

3. Tổ chức sản xuất kinh doanh, thực hiện các dịch vụ phù hợp với quyết định chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp.

4. Xuất nhập khẩu trực tiếp theo quy định của pháp luật.

5. Thuê các tiện ích công cộng, các phương tiện sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngoài KCN.

6. Trong thời hạn được phép sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp KCN có quyền chuyển nhượng phần vốn của mình theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Việc chuyển nhượng vốn chỉ có hiệu lực sau khi được cơ quan ra quyết định chấp thuận đầu tư hoặc cấp giấy phép đầu tư chuẩn y hợp đồng chuyển nhượng vốn.

Điều 11.- Doanh nghiệp KCN có nghĩa vụ:

1. Tuân thủ pháp luật, Quy chế này, Điều lệ quản lý KCN, quyết định chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh: Số lượng, khối lượng sản phẩm xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước (đối với doanh nghiệp KCN); số lượng phế phẩm, phế liệu còn giá trị thương mại từ doanh nghiệp chế xuất bán vào thị trường trong nước và hàng hoá từ thị trường trong nước được mua chuyển vào doanh nghiệp chế xuất (đối với doanh nghiệp chế xuất). Đối với doanh nghiệp khu công nghệ cao, ngoài việc đăng ký các nội dung nêu trên tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, còn phải đăng ký việc chuyển giao công nghệ cao.

3. Thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

4. Mở tài khoản ngoại tệ và tài khoản đồng Việt Nam tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.

Được mở tài khoản tại các Ngân hàng nước ngoài để tiếp nhận vốn vay nếu bên cho vay nước ngoài yêu cầu phải mở tài khoản vốn vay tại Ngân hàng nước ngoài và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.

5. Thực hiện chế độ kế toán, thống kê, bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

6. Tuân thủ các quy định về an ninh, trật tự, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi sinh, môi trường và phòng chống cháy, nổ.

7. Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh.

Chương 3:

XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH CÔNG TRÌNH KẾT CẤU HẠ TẦNG KCN

Điều 12.- Chính phủ khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài dưới hình thức liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng KCN (sau đây gọi là Công ty phát triển hạ tầng KCN) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo quy mô và tính chất, một KCN có thể có một hoặc nhiều Công ty phát triển hạ tầng KCN.

Điều 13.- Sau khi có quyết định chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của cấp có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể việc cho phép Công ty phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế (không áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) được chậm nộp tiền thuê đất trong khoảng thời gian nhất định (tuỳ theo quy mô của dự án đầu tư, địa bàn hoạt động, khả năng tài chính của doanh nghiệp), dưới hình thức cho doanh nghiệp được nhận nợ tiền thuê đất thuộc vốn ngân sách Nhà nước.

Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc chậm nộp tiền thuê đất của các doanh nghiệp KCN là doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế (không áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) căn cứ thoả thuận về thời gian chậm nộp tiền thuê đất giữa doanh nghiệp KCN và Công ty phát triển hạ tầng KCN, nhưng tối đa không vượt quá thời gian mà Công ty phát triển hạ tầng KCN được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cho phép chậm nộp tiền thuê đất.

Công ty phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế (không áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp Việt Nam tham gia Công ty phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được vay vốn ưu đãi của Nhà nước; huy động các nguồn vốn theo quy định của pháp luật để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KCN.

Điều 14.-

1. Công ty phát triển hạ tầng KCN có các quyền:

a. Vận động đầu tư vào KCN trên cơ sở quy hoạch phát triển chi tiết đã được duyệt.

b. Cho các doanh nghiệp nêu tại Điều 6 Quy chế này thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng theo quy định tại Nghị định 11/CP ngày 24 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam và Nghị định 85/CP ngày 17 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tố chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Sở Địa chính được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền cấp giấy đăng ký cho thuê lại đất với thủ tục hành chính đơn giản trên cơ sở hợp đồng thuê lại đất ký giữa Công ty phát triển hạ tầng KCN và doanh nghiệp KCN.

c. Cho các doanh nghiệp KCN thuê hoặc bán nhà xưởng do Công ty phát triển hạ tầng KCN xây dựng trong KCN.

d. Kinh doanh các dịch vụ trong KCN phù hợp với quyết định chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty

đ. Ấn định giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng, giá cho thuê hoặc bán nhà xưởng và phí dịch vụ với sự thoả thuận của Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh

2. Công ty phát triển hạ tầng KCN có nghĩa vụ:

a. Lập và trình đề án tổng thể về phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong KCN và nêu nhu cầu phát triển các công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN liên quan để các cơ quan quản lý Nhà nước có căn cứ lập kế hoạch phát triển và phân giao trách nhiệm thực hiện.

b. Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo đúng quy hoạch, thiết kế và tiến độ được duyệt. Nếu vì lý do bất khả kháng và có lý do chính đáng khác mà Công ty không hoàn thành kế hoạch xây dựng theo tiến độ quy định thì ít nhất ba mươi (30) ngày trước khi hết hạn quy định, Công ty phải xin phép cơ quan có thẩm quyền gia hạn xây dựng. Nếu quá thời hạn, Công ty không xin phép gia hạn hoặc vì sử dụng đất sai mục đích nên không được phép gia hạn thì phần đất chưa sử dụng sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp chế tài, nếu tái phạm sẽ áp dụng hình thức thu hồi.

c. Duy tu, bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng KCN trong suốt thời gian hoạt động của Công ty.

d. Bảo đảm vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi sinh, môi trường.

đ. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và hàng năm cho ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh.

Điều 15.- Trong trường hợp việc xây dựng nhà xưởng tuy phải phân kỳ sử dụng đất, doanh nghiệp KCN vẫn được phép thuê lại một phần toàn bộ diện tích đất cần thiết, nhưng phải có kế hoạch phân kỳ sử dụng diện tích đất được thuê trong thời hạn tối đa là hai (2) năm. Doanh nghiệp KCN phải gửi kế hoạch phân kỳ sử dụng diện tích đất được thuê về Công ty phát triển hạ tầng KCN (đã cho thuê lại đất), Sở Địa chính và Ban quản lý KCN cấp tỉnh. Nếu vì lý do bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng mà không hoàn thành kế hoạch sử dụng đất đã cam kết thì ít nhất ba mươi (30) ngày trước khi kết thúc thời hạn quy định, doanh nghiệp KCN phải xin gia hạn quyền sử dụng đất. Nếu quá thời hạn quy định, doanh nghiệp không xin phép gia hạn hoặc vì sử dụng đất sai mục đích nên không được phép gia hạn thì phần đất thuê lại chưa sử dụng sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định các biện pháp chế tài, nếu tái phạm sẽ áp dụng hình thức thu hồi.

Chương 4:

QUAN HỆ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP KCN

Điều 16.- Quan hệ lao động trong doanh nghiệp KCN được điều chỉnh theo quy định của Bộ Luật Lao động Việt Nam ngày 23 tháng 06 năm 1994 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 17.- Tuỳ theo theo điều kiện cụ thể của ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh để thực hiện đầy đủ chức năng của trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại Nghị định 72/CP ngày 31 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ Luật Lao động về việc làm.

Điều 18.- Việc tuyển dụng lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp KCN theo quy định tại Nghị định 72/CP nêu trên và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Chương 5:

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ NGOẠI HỐI

Điều 19.- Nghĩa vụ nộp thuế của các doanh nghiệp KCN

1. Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào KCN và Công ty phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với mức ưu đãi theo quy định hiện hành.

2. Doanh nghiệp KCN có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh và Công ty phát triển hạ tầng KCN là doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện nộp thuế như sau:

a. Nộp thuế lợi tức với mức (thuế xuất thuế lợi tức này được áp dụng trong suốt thời hạn thực hiện dự án):

- Đối với doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao, doanh nghiệp dịch vụ công nghệ cao trong khu công nghệ cao: 10% lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 8 năm kể từ khi kinh doanh bắt đầu có lợi nhuận.

- Đối với doanh nghiệp chế xuất:

+ 10% lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận đối với doanh nghiệp sản xuất;

+ 15 % lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận đối với doanh nghiệp dịch vụ.

- Đối với doanh nghiệp KCN:

+ 15 % lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu dưới 50% sản phẩm của mình và được miễn thuế lợi tức 2 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận; trường hợp xuất khẩu từ 50 % đến 80 % sản phẩm của mình thì được giảm thêm 50 % thuế lợi tức trong 2 năm tiếp theo; 10 % lợi nhuận thu được đối với doanh có hoạt động xuất khẩu trên 80 % sản phẩm của mình và được miễn thuế lợi tức 2 năm và giảm 50 % trong 2 năm tiếp theo kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận

+ 20 % lợi nhuận thu được đối với doanh nghiệp dịch vụ và được miễn thuế lợi tức 1 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận.

- Đối với Công ty phát triển hạ tầng KCN: 10 % lợi nhuận thu được và được miễn thuế lợi tức 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh có lợi nhuận và giảm 50 % trong 4 năm tiếp theo.

Việc điều chỉnh lại mức thuế xuất cũng như miễn giảm thuế lợi tức đã được quy định trong giấy phép đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 58 Nghị định 12/CP ngày 18 tháng 2 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Việc dùng lợi nhuận được chia để tái đầu tư và việc hoàn thuế lợi tức đã nộp của số lợi nhuận tái đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 59 Nghị định 12/CP ngày 18 tháng 2 năm 1997 của Chính phủ.

b. Khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, doanh nghiệp KCN nộp một khoản thuế là 5% số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài.

c. Nộp các loại thuế khác và lệ phí theo quy định hiện hành tại thời điểm nộp thuế hàng năm.

Điều 20. Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có quyền hoạt động trong KCN khi được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh.

Việc quản lý Ngoại hối trong KCN thực hiện theo quy định của Chính phủ và theo quy định tại chương VII Quy chế này.

Chương 6:

TỔ CHỨC QUẢN LÝ KCN

Điều 21.- Nội dung quản lý Nhà nước đối với KCN bao gồm:

1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển KCN;

2. Ban hành các văn bản quy phạm Pháp luật về hoạt động KCN;

3. Quy định và hướng dẫn việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của KCN;

4. Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép và thực hiện các thủ tục hành chính Nhà nước liên quan;

5. Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ;

6. Kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động của KCN và giả quyết các vấn đề phát sinh.

Điều 22.- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung là cơ quan Chính phủ) thực hiện nhệm vụ quản lý Nhà nước đối với KCN và Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành và uỷ quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với KCN.

Điều 23.- Trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với KCN:

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KCN trong phạm vi cả nước phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ để trình Chính phủ phê duyệt.

- Tổng hợp và trình Chính phủ kế hoạch phát triển KCN hàng năm và 5 năm. Bảo đảm các yếu tố để thực hiện các cân đối lớn trong kế hoạch Nhà nước hàng năm về các giải pháp nêu tại khoản 2 và 3 Điều 4 Quy chế này.

- Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm thúc đẩy phát triển KCN.

- Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư thuộc thẩm quyền.

- Uỷ quyền cho các Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với Ban quản lý KCN trên địa bàn liên tỉnh thì do Ban quản lý KCN trên địa bàn liên tỉnh đề nghị và Ban quản lý khu công nghệ cao thì do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị) và được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

- Tổ chức thẩm định các dự án nhóm A theo thẩm quyền để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chấp thuận đầu tư vào KCN.

- Ban hành Điều lệ mẫu về quản lý KCN

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội việc thực hiện các dự án đầu tư vào KCN thuộc thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư của Bộ.

- Bố trí kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản cho các Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh nằm trong kế hoạch hàng năm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; trường hợp KCN nằm trên địa bàn liên tỉnh thì thuộc Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh nơi Ban quản lý khu công nghiệp trên địa bàn liên tỉnh đặt trụ sở chính; đối với khu công nghệ cao thì thuộc Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường.

2. Bộ Công nghiệp:

- Cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KCN trình Chính phủ phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp cùng với Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam hướng dãn việc xác định danh mục ngành nghề được khuyến khích, các ngành nghề cấm hoặc hạn chế đầu tư vào từng khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Cấp giấy phép khai thác tài nguyên, giấy phép sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và các loại giấy phép khác thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật.

- Tham gia thẩm định các dự án đầu tư vào KCN liên quan đến ngành Công nghiệp do Bộ phụ trách theo quy định của Chính phủ.

- Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm công nghiệp và an toàn công nghiệp thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra chuyên ngành, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực quản lý ngành.

- Chỉ đạo các tổ chức kinh tế chuyên ngành công nghiệp do Bộ phụ trách tham gia phát triển KCN.

3. Bộ Xây dựng:

- Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KCN.

- Phê duyệt chi tiết quy hoạch KCN tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quyết định khác.

- Tham gia thẩm định các dự án đầu tư vào KCN theo quy định của Chính phủ.

- Thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình dự án nhóm A, và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Xây dựng hoặc Kiến trúc sư trưởng thành phố) thẩm định thiết kế kỹ thuật công trình thuộc dự án nhóm B (đầu tư nước ngoài), dự án nhóm B và C (đầu tư trong nước). Sau khi thiết kế kỹ thuật được chấp thuận thì nhà đầu tư được thi công công trình mà không cần giấy phép xây dựng.

- Chỉ đạo các tổ chức kinh tế chuyên ngành do Bộ phụ trách tham gia phát triển KCN.

- Ban hành điều lệ mẫu về quản lý xây dựng KCN để theo đó Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh tổ chức thực hiện.

4. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường:

- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Khoa học, Công nghệ và Môi trường đối với KCN nói chung trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định hiện hành và trực tiếp quản lý Nhà nước đối với việc hình thành, xây dựng và phát triển khu công nghệ cao.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan Chính phủ liên quan xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghệ cao. Hướng dẫn việc lựa chọn ngành nghề công nghiệp và công nghệ ưu tiên đầu tư vào khu công nghệ cao phù hợp với chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong từng thời kỳ.

- Đề xuất nhân sự đảm nhiệm Trưởng ban, các Phó trưởng ban, các Uỷ viên của Ban quản lý Khu công nghệ cao để Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ nhiệm. Quyết định bộ máy giúp việc của Ban quản lý Khu công nghệ cao trên cơ sở đề nghị của Trưởng ban quản lý khu công nghệ cao theo quy định và hướng dẫn chung của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cho Ban quản lý khu công nghệ cao cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy phếp đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài vào khu công nghệ cao và đề nghị Bộ Thương mại uỷ quyền cho Ban quản lý khu công nghệ cao xét duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp khu công nghệ cao.

5. Bộ Thương mại quyết định việc uỷ quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh xét duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp KCN trong phạm vi nhập khẩu hàng hoá để hình thành doanh nghiệp, phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và xuất khẩu hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất theo mục tiêu sản xuất - kinh doanh quy định trong giấy phép đầu tư hoặc quyết định chấp thuận đầu tư. Việc uỷ quyền của Bộ Thương mại trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với ban quản lý khu công nghiệp trên địa bàn liên tỉnh thì do Ban quản lý khu công nghiệp trên địa bàn liên tỉnh đề nghị và đối với ban quản lý khu công nghệ cao thì do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị) đối với những Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh đã được uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư vào KCN.

6. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ:

- Đề xuất hoặc có ý kiến thẩm định về nhân sự đảm nhiệm Trưởng Ban quản lý KCN cấp tỉnh, Trưởng ban, các Phó trưởng ban, các Uỷ viên Ban quản lý khu công nghiệp cao để Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ nhiệm.

- Đề xuất nhân sự đảm nhiệm Trưởng ban, các Phó trưởng ban, các Uỷ viên Ban quản lý khu công nghiệp trên địa bàn liên tỉnh để Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ nhiệm.

- Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam ban hành quy định chung về chế độ tiền lương của công chức, viên chức; tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; thủ tục bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo; thủ tục xét duyệt biên chế hàng năm của Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh.

7. Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam:

- Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc chuẩn bị, xây dựng, phát triển và quản lý KCN đã được quy hoạch và phê duyệt.

- Là đầu mối tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết các đề nghị của các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh và truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đến các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh về các vấn đề của KCN và liên quan đến KCN.

- Được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh đối với những việc có liên quan đến KCN và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về vấn đề đó.

- Phối hợp với các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN, các dự án đấu tư ngoài KCN liên quan.

- Phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn việc xác định danh mục các ngành nghề được khuyến khích, các ngành nghề cấm hoặc hạn chế đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất.

- Phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện các công tác tổ chức - cán bộ của Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh.

- Phối hợp với các Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho các KCN, tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý của các KCN.

- Tham gia thẩm định quy hoạch, các dự án đầu tư vào KCN.

- Đề xuất ý kiến về nhân sự đảm nhiệm các chức danh chủ chốt của Ban quan lý khu công nghiệp cấp tỉnh theo quy định tại Điều 28 Quy chế này.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ, đột xuất về việc xây dựng, phát tiển và quản lý các KCN.

Điều 24.- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn quy định chi tiết thi hành Quy chế này phải tuân thủ quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết thi hành Luật này.

Các cơ quan Chính phủ có trách nhiệm cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành cho các Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh, Văn phòng Chính phủ cung cấp các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến KCN cho các ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh.

Điều 25.- Các cơ quan chuyên ngành Thương mại, Tài chính, Hải quan, Công an và các chuyên ngành cần thiết khác đặt cơ quan đại diện đủ thẩm quyền giải quyết trực tiếp công việc tại từng KCN hoặc từng cụm KCN. Các cơ quan này do các cơ quan chuyên ngành cấp trên thành lập, quy định việc hoạt động, chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ. Biên chế và kinh phí cho hoạt động của các cơ quan này do các cơ quan chuyên ngành cấp trên quyết định và bố trí.

Điều 26.- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có KCN có nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các KCN, Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh trên địa bàn lãnh thổ. Chịu trách nhiệm quản lý và giải quyết các vướng mắc thuộc thẩm quyền đối với các KCN trên địa bàn. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì phối hợp với các cơ quan Chính phủ giải quyết.

2. Tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển KCN; chỉ đạo lập dự án thành lập KCN và xây dựng quy hoạch chi tiết KCN.

3. Giám sát, kiểm tra thực hiện quy hoạch, quy trình quy phạm xây dựng, các quy định về lao động, môi sinh môi trường, bảo đảm an ninh, trật tự trong KCN.

4. Chủ trì lập phương án và tổ chức thực hiện giải toả mặt bằng, tái định cư dân trong địa bàn cần giải toả; việc giao đất cho KCN và giao đất cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN phục vụ cho việc phát triển KCN.

5. Cấp giấy phép thành lập các doanh nghiệp Việt Nam thuộc thẩm quyền theo quy định hiện hành.

6. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN; đề nghị Bộ Thương mại quyết định việc uỷ quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh xét duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp KCN.

7. Phê duyệt điều lệ quản lý KCN do Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh trình theo điều lệ mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, hướng dẫn của Bộ Công nghiệp về danh mục ngành nghề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thương mại về thị trường.

8. Đề xuất nhân sự đảm nhiệm Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh để Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ nhiệm; quyết định các Phó trưởng ban, các Uỷ viên và bộ máy giúp việc của Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh theo quy định và hướng dẫn chung của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

9. Chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật dự án nhóm B (đầu tư nước ngoài), nhóm B và C (đầu tư trong nước).

10. Cung cấp các văn bản do mình ban hành và các tài liệu, thông tin liên quan đến KCN cho Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh.

Điều 27.- Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh là cơ quan trực tiếp quản lý các KCN có nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Xây dựng điều lệ quản lý KCN trên cơ sở điều lệ mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Trường hợp Điều lệ quản lý KCN trên địa bàn liên tỉnh thì trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt. Đối với Điều lệ quản lý khu công nghệ cao thì do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phê duyệt.

2. Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển KCN bao gồm: Quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng; quy hoạch bố trí ngành nghề; tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN liên quan và khu dân cư phục vụ cho công nhân lao động tại KCN.

3. Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN liên quan để bảo đảm việc xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo đúng quy hoạch và tiến độ được duyệt.

4. Hỗ trợ vận động đầu tư vào KCN.

5. Tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm theo dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài theo uỷ quyền.

6. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh doanh, các tranh chấp kinh tế theo yêu cầu của đương sự.

7. Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động trong việc kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, an toàn lao động, tiền lương.

8. Quản lý hoạt động dịch vụ trong KCN.

9. Thoả thuận với Công ty phát triển hạ tầng KCN trong việc định giá cho thuê lại đất gắn liền với công trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch vụ theo đúng chính sách và Pháp luật hiện hành.

10. Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy chứng chỉ thuộc thẩm quyền hoặc theo uỷ quyền; cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy phép theo uỷ quyền.

11. Được mời đại diện tham dự các cuộc họp của các cơ quan Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khi bàn về việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý KCN .

12. Báo cáo định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật về tình hình hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam, các cơ quan Chính phủ có liên quan.

Điều 28.- Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh gồm: Trưởng ban, một số Phó Trưởng ban, một số uỷ viên; có bộ máy giúp việc; được sử dụng con dấu có hình Quốc huy.

Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và ý kiến thẩm định của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và ý kiến của Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam.

Trưởng Ban, các Phó trưởng ban, các Uỷ viên Ban quản lý khu công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và ý kiến thẩm định của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và ý kiến của Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam.

Trưởng Ban, các Phó trưởng ban và Uỷ viên Ban quản lý khu công nghiệp trên địa bàn liên tỉnh do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam.

Bộ máy giúp việc của Ban quản lý khu công nghiệp trên địa bàn liên tỉnh do Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp trên địa bàn liên tỉnh quyết định theo hướng dẫn chung của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

Điều 29.- Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh là đơn vị dự toán ngân sách nhà nước. Các khoản thu ngân sách trên địa bàn KCN phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Các khoản chi cho hoạt động của Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh do ngân sách Nhà nước đài thọ.

Điều 30. Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc xây dựng, tổng hợp và trình các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch phát triển KCN về những vấn đề quy định tại khoản 2 và 3 Điều 4 Quy chế này. Sau khi kế hoạch được phê duyệt thì cùng với cơ quan có thẩm quyền phân bổ chỉ tiêu kế hoạch.

Điều 31.- Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh quản lý nhiều KCN thì có đại diện của mình tại từng KCN.

Điều 32.-

1. Việc thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài của Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh khi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, thực hiện như sau:

- Nội dung thẩm định dự án theo quy định tại Điều 92 Nghị định 12/CP ngày 18 tháng 2 năm 1997 của Chính phủ.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp giấy phép đầu tư.

Trong thời hạn 7 ngày sau khi hết thời hạn nêu trên mà chưa cấp giấy phép đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng gửi về các cơ quan có liên quan.

Thời hạn trên không kể thời gian nhà đầu tư theo yêu cầu của Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư.

Mọi yêu cầu của Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh đối với nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án. Sau 7 ngày, kể từ ngày Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh đưa yêu cầu, nếu nhà đầu tư không trả lời bằng văn bản thì đơn xin đầu tư kèm theo hồ sơ dự án đầu tư không còn giá trị.

2. Giấy phép đầu tư cấp cho nhà đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư theo mẫu thống nhất do Bộ kế hoạch và Đầu tư quy định và ban hành.

3. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh gửi giấy phép đầu tư đã cấp về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (bản chính) và Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Quản lý ngành, Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (bản sao).

Điều 33.- Thẩm quyền gia quyết định chấp nhận đầu tư, cấp giấy phép đầu tư cũng như quy trình thẩm định đối với các dự án đầu tư trong nước và các dự án nhóm A đầu tư nước ngoài đầu tư vào KCN được thực hiện theo các quy định hiện hành.

Chương 7:

MỘT SỐ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG RIÊNG CHO KHU CHẾ XUẤT VÀ DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT

Điều 34.- Khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với vùng lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra vào.

Điều 35.- Chỉ những nhà đầu tư, cán bộ, công nhân, viên chức làm việc trong khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất và những người có quan hệ công tác với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất mới được ra vào khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất.

Điều 36.- Công dân Việt Nam và người nước ngoài không được cư trú trong khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất. Trong trường hợp cần lưu chú trong khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất để giải quyết công việc phải được phép của ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh.

Điều 37.- Việc ra vào, đi lại và các sinh hoạt khác trong khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất do Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh quy định trong điều lệ quản lý KCN.

Điều 38.- Hàng hoá, hành lý và ngoại hối từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất (trực tiếp hoặc qua các cửa khẩu của Việt Nam) và từ khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài (trực tiếp hoặc qua các cửa khẩu của Việt Nam) được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; phải chịu sự kiểm tra, giám sát về hải quan theo các quy định của pháp luật hải quan Việt Nam và phải nộp lệ phí hải quan (nếu có).

Điều 39.-

1. Hàng hoá của các doanh nghiệp chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài và nhập khẩu từ nước ngoài vào khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất phải có giấy chứng chỉ xuất sứ hàng hoá của cơ quan có thẩm quyền, làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan KCN. Hàng hoá trên tờ khai hải quan phải phù hợp với quyết định chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Hàng hoá xuất khẩu vận chuyển từ địa điểm kiểm tra của cơ quan hải quan tại khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất đến cửa khẩu của Việt Nam và hàng hoá nhập khẩu, vận chuyển từ cửa khẩu Việt Nam đến địa điểm kiểm tra của cơ quan hải quan tại khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất được thực hiện theo phương thức công-ten-nơ (Container), thùng và kiện hàng niêm phong hải quan, có nhân viên hải quan áp tải.

Điều 40. Quan hệ trao đổi hàng hoá giữa các doanh nghiệp trong thị trường nội địa với các doanh nghiệp chế xuất được coi là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu và phải tuân thủ các quy định của pháp luật xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Trong trường hợp này, bên mua và bên bán phải thực hiện các thủ tục hải quan tại KCN theo pháp luật về hải quan của Việt Nam và được miễn thủ tục xét duyệt kế hoạch xuất, nhập khẩu.

Các doanh nghiệp chế xuất được mua nguyên liệu, vật tư, hàng hoá từ thị trường nội địa vào khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất; phế liệu, phế phẩm còn giá trị thương mại của khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất được tiêu thụ vào thị trường nội địa theo thủ tục hải quan đơn giản và thuận tiện.

Việc mua bán hàng hoá giữa các doanh nghiệp trong cùng một khu chế xuất hoặc giữa doanh nghiệp chế xuất với doanh nghiệp KCN trong cùng một khu công nghiệp hoặc khu công nghệ cao phải được phép của Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh và phải chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan hải quan.

Điều 41

1. Hành lý, ngoại hối của người nước ngoài làm việc trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất (bao gồm nhà đầu tư và người nước ngoài làm việc trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất) đưa vào Việt nam khi nhập cảnh và đem ra nước ngoài khi xuất cảnh được làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan cửa khẩu của Việt Nam.

2. Hành lý, ngoại hối của người nước ngoài từ nội địa Việt Nam đưa vào khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất và từ khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất đưa vào nội địa Việt Nam được làm thủ tục hải quan tại KCN.

Điều 42.- Các doanh nghiệp chế xuất được ký hợp đồng gia công và hợp đồng dịch vụ với các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các quy định của pháp luật.

Điều 43.-

1. Thủ tục hải quan phải công khai, nhanh chóng, thuận tiện, thủ trưởng cơ quan hải quan tại KCN có trách nhiệm hướng dẫn doanh nghiệp chế xuất làm thủ tục hải quan.

2. Hoạt động kiểm tra hải quan phải tiến hành với sự có mặt của người chủ hàng hoá, hành lý hoặc người đại diện hợp pháp của chủ hàng hoá, hành lý.

3. Thủ trưởng cơ quan hải quan tại KCN có quyền yêu cầu kiểm tra đột xuất hàng hoá trong kho của doanh nghiệp chế xuất khi có căn cứ nhận định có hàng hoá xuất, nhập khẩu trái phép.

4. Trong trường hợp có căn cứ để nhận định hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt Nam xuất, nhập khẩu trái phép hoặc đưa ra mang vào khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất trái phép, từ Trưởng hải quan cửa khẩu trở lên có quyền khám phù hợp với quy định của pháp luật hải quan Việt Nam.

Điều 44.- Hàng hoá vận chuyển giữa khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất này với khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất khác trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện theo phương thức công-ten-nơ (container), thùng và kiện hàng niêm phong hải quan, có nhân viên hải quan áp tải và được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Điều 45.- Người nước ngoài hoạt đông ở khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất mang ngoại hối vào Việt Nam phải làm thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan cửa khẩu khi nhập cảnh; khi xuất cảnh, được mang ra nước ngoài số ngoại hối chưa sử dụng.

Điều 46.- Việc mang ngoại hối từ nội địa vào khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất và từ khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất vào nội địa phải tuân thủ Điều lệ quản lý ngoại hối của Việt Nam.

Điều 47.- Việc mua bán, thanh toán, chuyển nhượng và các quan hệ giao dịch khác giữa các doanh nghiệp chế xuất với nhau thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi thông qua tài khoản ngân hàng và sổ sách kế toán phải ghi bằng đồng tiền tự do chuyển đổi.

Việc mua bán hàng hoá phục vụ đời sống hàng ngày của công nhân viên chức của doanh nghiệp chế xuất được thực hiện bằng đồng tiền Việt Nam.

Điều 48.- Doanh nghiệp chế xuất khi xuất khẩu hàng hoá hoặc dịch vụ thu ngoại tệ phải gửi ngoại tệ thu được vào tài khoản mở tại ngân hàng. Các khoản chi của doanh nghiệp phải thông qua tài khoản nêu trên.

Điều 49.- Những hành vi vi phạm các điều khoản của chương này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, được coi là vi phạm thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan, hoặc hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối, tiền Việt nam qua biên giới và bị xử lý theo pháp luật hải quan Việt Nam .

Chương 8:

MỘT SỐ QUY ĐỊNH ÁP DỤNG RIÊNG CHO KHU CÔNG NGHỆ CAO

Điều 50.- Mục tiêu của khu công nghệ cao là phát triển công nghiệp kỹ thuật cao, thu hút công nghệ cao của nước ngoài, tiếp thu và chuyển giao công nghệ cao và nâng cao năng lực công nghệ cao trong nước.

Các cơ quan Chính phủ có trách nhiệm ưu tiên hàng đầu trong bố trí kế hoạch đầu tư, vận động tài trợ, vận động đầu tư nhằm huy động mọi nguồn vốn: vốn ngân sách, vốn tài trợ nước ngoài, vốn vay, vốn liên doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng và phát triển các khu công nghệ cao theo quy hoạch chung. Các cơ quan Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi được quy hoạch xây dựng và phát triển khu công nghệ cao tạo mọi điều kiện thuận lợi, thủ tục hành chính đơn giản, vận dụng chính sách ưu đãi với mức cao nhất đã được quy định của pháp luật hiện hành để các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cao, các dịch vụ hoạt động công nghệ cao đầu tư vào khu công nghệ cao.

Điều 51.- Chính phủ khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm người có quốc tịch Việt Nam hoặc người Việt Nam có quốc tịch khác, các tổ chức kinh tế ở nước ngoài được thành lập bằng vốn của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghệ cao tại Việt Nam. Các đối tượng này khi đầu tư vào khu công nghệ cao sẽ được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điều 44 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và theo quy định của Chính phủ về những biện pháp khuyến khích người Việt Nam định cư ở ngoài nước đầu tư về nước.

Điều 52.- Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài, các doanh nghiệp công nghệ cao nước ngoài đến làm việc và đầu tư xây dựng, phát triển các khu công nghệ cao tại Việt Nam.

Điều 53.- Ngoài các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao (kể cả các doanh nghiệp chế xuất) thuộc các loại hình doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Quy chế này, trong khu công nghệ cao còn thành lập: các đơn vị nghiên cứu - triển khai khoa học - công nghệ, các cơ sở đào tạo chuyên ngành và các tổ chức dịch vụ liên quan.

Điều 54.- Các đơn vị nghiên cứu - triển khai, đào tạo và dịch vụ khoa học - công nghệ trong khu công nghệ cao được hưởng các ưu đãi theo các quy định hiện hành về hoạt động khoa học - công nghệ.

Chương 9:

XỬ LÝ TRANH CHẤP, VI PHẠM

Điều 55.- Các vụ án hình sự xảy ra trong KCN thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật.

Các tranh chấp dân sự, kinh tế mà một bên là doanh nghiệp KCN được giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có quy định riêng.

Điều 56.- Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, doanh nghiệp KCN, Công ty phát triển hạ tầng KCN, tổ chức, cá nhân, viên chức, cơ quan Nhà nước vi phạm các quy định của Quy chế này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 57.- Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, doanh nghiệp KCN, Công ty phát triển hạ tầng KCN, tổ chức, cá nhân được quyền khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định và hành vi trái với Quy chế này, gây khó khăn, phiền hà của viên chức, cơ quan Nhà nước.

Việc khiếu nại, khởi kiện và việc giải quyết khiếu nại, khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương 10:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 58.- Những quy định khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp KCN không quy định trong Quy chế này được thực hiện theo các điều khoản tương ứng của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Điều 59.- Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các KCN được thành lập trước ngày có hiệu lực của Quy chế này vẫn phải thực hiện các quy định trong Quy chế này, trừ trường hợp Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc tiếp tục thực hiện theo Quy chế khu chế xuất (Nghị định 322/HĐBT ngày 18 tháng 10 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ) và Quy chế khu công nghiệp (Nghị định 192/CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ), trong thời hạn tối đa 1 (một) năm kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực.

THE GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No. 36-CP

Hanoi, April 24, 1997

 

DECREE

ISSUING THE REGULATION ON INDUSTRIAL ZONES, EXPORT PROCESSING ZONES AND HI-TECH ZONES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Promotion of Domestic Investment of June 22, 1994;
Pursuant to the Law on Foreign Investment in Vietnam of November 12, 1996;
With a view to expanding and raising the effectiveness of the activities of forming, building, developing and managing industrial zones, export processing zones and hi-tech zones;
At the proposals of the Minister of Planning and Investment, the Minister of Science, Technology and Environment, the Minister of Industry and the Chairman of the Vietnam Board of Management of Industrial Zones,

DECREES:

Article 1.- To issue together with this Decree the Regulation on Industrial Zones, Export Processing Zones and Hi-Tech Zones in replacement of the Regulation on Export Processing Zones issued together with Decree No. 322-HDBT of October 18, 1991 of the Council of Ministers (now the Government) and the Regulation on Industrial Zones issued together with Decree No. 192-CP of December 28, 1994 of the Government.

Article 2.- This Decree takes effect after 15 days from the date of its signing. The earlier provisions which are contrary to this Decree are now annulled.

Article 3.- The Ministers, the Heads of the relevant ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government and the Vietnam Board of Management of the Industrial Zones shall have to guide in detail the implementation of the Regulation issued together with this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

REGULATION

ON INDUSTRIAL ZONES, EXPORT PROCESSING ZONES AND HI-TECH ZONES
(issued together with Decree No. 36-CP of April 24, 1997 of the Government)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The Government encourages Vietnamese enterprises of all economic sectors, foreign economic organizations, foreign individuals and enterprises with foreign invested capital to invest in the industrial zones, export processing zones and hi-tech zones (hereafter commonly referred to as IZs for short, except in cases where there is a separate regulation on a particular type of zones) in accordance with this Regulation and the provisions of Vietnamese law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. An "IZ" is a zone where IZ enterprises specializing in the production of industrial goods and in the provision of services for industrial production are concentrated, having delimited geographic boundaries and no inhabitant, established by decision of the Government or the Prime Minister. In an IZ there may be export processing enterprise(s).

2. An "export processing zone" is an IZ where export processing enterprises specializing in the production of goods for export and in the provision of services for the production of export goods and export activities are concentrated, having delimited geographic boundaries and no inhabitant, established by decision of the Government or the Prime Minister.

3. A "hi-tech zone" is a zone where hi-tech industrial enterprises and units providing hi-tech development services including scientific-technological research and development, training and other related services are concentrated, having delimited geographic boundaries, established by decision of the Government or the Prime Minister. In a hi-tech zone there may be export processing enterprise(s).

4. An "export processing enterprise" is an enterprise specializing in the production of goods for export or in the provision of services exclusively for the production of export goods and export activities, established and operating under this Regulation.

5. An "IZ enterprise" is an enterprise established and operating in an IZ, which may be a production enterprise or a service enterprise.

6. An "IZ production enterprise" is an enterprise producing industrial goods, established and operating in an IZ.

7. An "IZ service enterprise" is an enterprise established and operating in an IZ, providing IZ infrastructure services or services for industrial production.

8. A "provincial Board of Management of the IZ(s)" (except in cases where there is a separate regulation on each type of the Board of Management) is an agency that directly manages IZs and export processing zones located within the geographic administrative boundary of a province or a city directly under the Central Government or a Board of Management of the IZ(s) located in an inter-provincial area or a Board of Management of an IZ (irregular case) or a Board of Management of a hi-tech zone; established by decision of the Prime Minister.

Article 3.- The development of IZs shall comply with the overall planning already approved by the Government. For setting up an IZ which is included in the overall planning, the Peoples Committee of a province or a city directly under the Central Government (commonly referred to as the provincial Peoples Committee) shall direct the elaboration of a report on the feasibility study for the setting up of the IZ and submit it for approval according to current provisions. For setting up an IZ which is not yet included in the overall planning at the proposal of the provincial Peoples Committee, the Ministry of Planning and Investment shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Industry, the Ministry of Construction and the Vietnam Board of Management of the IZs and the concerned agencies (if necessary) to submit the plan on the setting up of such IZ to the Prime Minister for consideration and decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Whether or not the plan is included in the overall planning already approved by the Government. If not, the necessity to adjust or amend the overall planning must be clarified.

2. The investment in building infrastructure works inside and outside the IZ, including technical links outside the IZ, dwelling quarters for workers and employees working in the IZ, schools, medical examination and treatment establishments in service of the IZ.

3. The solutions to: The sources of capital, power supply, water supply and drainage, communications, information, environment and labor to assure the feasibility of the IZ.

4. The manufacturing industries in the IZ.

5. The investment mobilization plan for the IZ.

Article 5.- The management of investment and construction and the management of bidding with regard to the operations of IZ enterprises must comply with current provisions of Vietnamese law.

Article 6.- There may be the following types of enterprises in an IZ:

a/ Vietnamese enterprises of all economic sectors.

b/ Enterprises with foreign invested capital.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.- Vietnamese and foreign investors, Vietnamese enterprises of all economic sectors and enterprises with foreign invested capital in an IZ may invest in the following fields:

1. Building and operation of infrastructure works.

2. Production, processing, assembly of industrial products for export and consumption on the domestic market, development and trading of patents, technical know-how and technological processes.

3. Scientific-technological development and research to improve the quality of products and create new products.

4. Services in support of the industrial production.

Chapter II

IZ ENTERPRISES

Article 8.- An IZ enterprise shall have the full legal basis for operating in an IZ after it is granted by a competent State agency an investment approving decision or investment license and a business registration certificate.

For an enterprise with foreign invested capital, its investment license shall be as valid as a business registration certificate as prescribed in Article 60 of the Law on Foreign Investment in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- The operating duration of an IZ enterprise shall not exceed 50 years and the operating term of the IZ infrastructure development company, counting from the date on which the enterprise is granted by a competent agency a decision approving the investment or a license for investment in the IZ.

In special cases, the operating duration of an IZ enterprise may exceed the operating term of the IZ infrastructure development company if it is so approved by the Prime Minister at the proposals of the provincial People’s Committee and the agency that has issued the investment approving decision or investment license.

Article 10.- An IZ enterprise shall be entitled to:

1. Rent land in the IZ in accordance with current provisions on each type of enterprise for the building of workshops and architectures in service of production and business. The IZ enterprise may rent land in the IZ for a term compatible with its operating duration written in the investment approving decision or investment license.

2. Use infrastructure works, public utilities and services available in the IZ and pay for such use.

3. Organize production and business, provide services in compliance with the investment approving decision or investment license, the business registration certificate, contracts and the Charter of the enterprise.

4. Conduct direct import and export in accordance with the provisions of law.

5. Rent public utilities, production and business means and hire services outside the IZ.

6. Within the permitted duration of production and business, the IZ enterprise is entitled to assign its capital in accordance with current provisions of law. The assignment of capital shall be effective only after the capital assignment contract is approved by the agency that has issued the investment approving decision or investment license.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Abide by law, this Regulation, the Regulation on the management of the IZ, its investment approving decision or investment license and business registration certificate.

2. Register with the provincial Board of Management of the IZ(s): the quantities or volumes of goods for export and consumption on the domestic market (for IZ enterprises); quantities of defective products, waste materials which are still of commercial value and sold by export processing enterprises into the domestic market and the quantities of goods purchased from the domestic market into export processing enterprises (for export processing enterprises). For IZ hi-tech enterprises, they shall have to register not only the above-mentioned contents according to their type but also hi-tech transfers to be effected.

3. Fulfill financial obligations toward the State.

4. Open accounts for foreign currency(ies) and Vietnam Dong at the banks licensed to operate in Vietnam.

An IZ enterprise may open at foreign banks accounts for borrowings if it is so required by the foreign lender and approved by the State Bank of Vietnam.

5. Practice the accounting, statistical and insurance regimes in accordance with the provisions of law.

6. Observe the regulations on security, order, labor safety, industrial hygiene, ecological and environmental protection and fire and explosion prevention and fight.

7. Observe the regime of periodical and yearly reporting to the provincial Board of Management of the IZ(s).

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.- The Government encourages and creates all favorable conditions for Vietnamese enterprises of all economic sectors and foreign investors through joint ventures with Vietnamese enterprises to invest, build and operate IZ infrastructure works (hereafter referred to as IZ infrastructure development company) in accordance with the provisions of law. Depending on its size and nature, an IZ may have one IZ infrastructure development company or more.

Article 13.- After the issue of the investment approving decision or investment license by the competent level, the provincial People’s Committee shall consider and decide case by case on permitting an IZ infrastructure development company which is a Vietnamese enterprise of any economic sector (not applicable to any Vietnamese enterprise as a party to a joint venture established under the Law on Foreign Investment in Vietnam) to delay the payment of the land rent for a given period of time (depending on the size of each investment project, the operating location and financial capability of the enterprise) by allowing the enterprise to register such land rent as a debt to the State Budget capital.

On this basis, the provincial Peoples Committee shall consider and decide on the deferred payment of land rent by each IZ enterprise which is a Vietnamese enterprise of any economic sector (not applicable to any Vietnamese enterprise as a party to a joint venture established under the Law on Foreign Investment in Vietnam), based on the agreement between the IZ enterprise and the IZ infrastructure development company on the time for the deferred payment which shall not exceed the period allowed by the provincial People’s Committee for the IZ infrastructure development company to delay payment of the land rent.

An IZ infrastructure development company which is a Vietnamese enterprise of any economic sector (not applicable to any Vietnamese enterprise joining the IZ infrastructure development company which is a joint venture enterprise established under the Law on Foreign Investment in Vietnam) may borrow concessional loans from the State; mobilize capital from various sources in accordance with the provisions of law for investing in building IZ infrastructure works.

Article 14.-

1. An IZ infrastructure development company shall be entitled to:

a/ Mobilize investment in the IZ on the basis of the detailed development planning already approved.

b/ Sub-lease to the enterprises stated in Article 6 of this Regulation the land together with the infrastructure works built thereon in accordance with the provisions of Decree No. 11-CP of January 24, 1995 of the Government detailing the implementation of the Ordinance on the Rights and Obligations of Foreign Organizations and Individuals Renting Land in Vietnam and Decree No. 85-CP of December 17, 1996 of the Government detailing the implementation of the Ordinance on the Rights and Obligations of Domestic Organizations Assigned or Leased Land by the State. The provincial Land Administration shall, with the authorization of the provincial People’s Committee, grant land sub-lease certificates according to a simple administrative procedure on the basis of the land sub-lease contract signed between the IZ infrastructure development company and an IZ enterprise.

c/ Lease or sell to IZ enterprises the workshops built in the IZ by the IZ infrastructure development company.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Set the sub-lease rate for the land with the infrastructure works built thereon, the rate for lease or sale of workshops and the service charges after consulting the provincial Board of Management of the IZ(s).

2. An IZ infrastructure development company shall be obliged to:

a/ Elaborate and submit the master plan on the development of infrastructure works in the IZ and propose the related infrastructure works which need to be developed outside the IZ so that the State management agencies can have foundation to elaborate the development plan and assign responsibilities for implementation.

b/ Build infrastructure works according to the approved planning, design and timetable. If due to a force majeure or other plausible reasons the company fails to fulfill the construction plan on schedule, at least thirty (30) days before the prescribed deadline, the company shall have to apply for an extension thereto at a competent agency. If after the prescribed deadline the company has not yet applied for an extension or the extension is not permitted because the company has used the land for the wrong purpose, the competent State agency shall consider and decide legal measures to be taken regarding the unused part of the land or the land shall be recovered if the violation is repeated.

c/ Render maintenance to the IZ infrastructure works throughout the operating duration of the company.

d/ Ensure the industrial hygiene and environmental and ecological protection.

e/ Observe the regime of periodical and yearly reporting to the provincial Board of Management of the IZ(s).

Article 15.- Even when the building of workshops is carried out in phases, an IZ enterprise is still allowed to rent the whole necessary area of land in one time provided that it has a plan on the phased use of the whole rented land area for a maximum period of two (2) years. The IZ enterprise shall send such plan to the IZ infrastructure development company (which has sub leased the land), the provincial Land Administration and the provincial Board of Management of IZs. If due to a force majeure or a plausible reason the IZ enterprise fails to fulfill the land use plan as already committed, at least thirty (30) days before the prescribed deadline, it must apply for an extension of the land use right. Past the prescribed deadline, if the enterprise has not yet applied for an extension of its land use right or the extension is not permitted because the enterprise has used the land for the wrong purpose, a competent State agency shall consider and decide the legal measures to be taken regarding the unused part of the rented land; if the violation is repeated the land shall be recovered.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- The labor relations in an IZ enterprise shall be subject to the provisions of Vietnams Labor Code of June 23, 1994 and other relevant provisions of law.

Article 17.- Depending on the concrete conditions of each provincial Board of Management of the IZ(s), the provincial Peoples Committee shall decide on setting up an employment service center attached to the provincial Board of Management of the IZ(s) to perform fully the functions of an employment center as stipulated in Decree No. 72-CP of October 31, 1995 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Labor Code on employment.

Article 18.- The recruitment of employees for IZ enterprises shall comply with the provisions of aforesaid Decree No. 72-CP and the relevant guiding documents.

Chapter V

MANAGEMENT OF FINANCE AND FOREIGN EXCHANGE

Article 19.- The tax obligations of IZ enterprises:

1. Vietnamese enterprises of all economic sectors investing in the IZs and the IZ infrastructure development companies which are Vietnamese enterprises of all economic sectors shall pay taxes at a preferential rate in accordance with current provisions.

2. IZ enterprises with foreign invested capital, foreign parties to business cooperation contracts and IZ infrastructure development companies which are joint ventures established under the Law on Foreign Investment in Vietnam shall pay taxes as follows:

a/ Profit tax at a rate (this profit tax rate shall apply throughout the project implementation period) of:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For export processing enterprises:

+ 10 per cent of the earned profit and they shall be exempt from profit tax for 4 years from the time they start to make profit if they are production enterprises.

+ 15 per cent of the earned profit and they shall be exempt from profit tax for 2 years from the time they start to make profit if they are service enterprises.

- For IZ enterprises:

+ 15 per cent of the earned profit for those which export less than 50 per cent of their products and they shall be exempt from profit tax for 2 years from the time they start to make profit; For enterprises which export from 50 per cent to 80 per cent of their products they shall enjoy a 50 per cent reduction of profit tax for 2 subsequent years; 10 per cent of the earned profit for those which export more than 80 per cent of their products and they shall be exempt from profit tax for 2 years from the time they start to make profit and enjoy a 50 per cent reduction of profit tax for two subsequent years ;

+ 20 per cent of the earned profit for service enterprises and they shall be exempt from profit tax for one year from the time they start to make profit.

- For IZ infrastructure development companies: 10 per cent of the earned profit and they shall be exempt from profit tax for 4 years from the time they start to make profit and enjoy a 50 per cent reduction of profit tax for four subsequent years.

The tax rate adjustment as well as the profit tax reduction and exemption already stipulated in the investment license shall comply with the provisions of Article 58, Decree No. 12-CP of February 18, 1997 of the Government detailing the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam. The use of the shared profits for reinvestment and the reimbursement of the already paid profit tax for the reinvested profit shall comply with the provisions in Article 59, Decree No. 12 of February 18, 1997 of the Government.

b/ When transferring its profits abroad, an IZ enterprise shall have to pay a tax of 5 per cent of the transferred profits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 20.- The Vietnamese commercial banks, joint venture banks between Vietnam and foreign countries and Vietnam-based branches of foreign banks shall be entitled to operate in IZs when approved by the Governor of the State Bank of Vietnam and the provincial Board of Management of the IZ(s).

The foreign exchange management in IZs shall comply with the stipulations of the Government and the provisions of Chapter VII of this Regulation.

Chapter VI

ORGANIZATION OF MANAGEMENT OF IZS

Article 21.- The contents of the State management over the IZs include:

1. Elaborating strategies, planning, plans and policy for the development of IZs;

2. Issuing legal documents on IZ activities;

3. Providing for and guiding the formation, building, development and management of IZs ;

4. Granting, adjusting and withdrawing licenses of different types and proceeding with relevant administrative procedures;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Supervising, inspecting and monitoring IZ activities and dealing with newly arising issues.

Article 22.- The Ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government (hereafter referred commonly as Government agencies) shall perform the task of the State management over the IZs and the provincial Boards of Management of the IZ(s) according to their functions, tasks and powers prescribed by current provisions and may authorize the provincial boards of management of the IZ(s) to perform a number of tasks of State management over IZs.

Article 23.- Responsibilities for the State management over the IZs:

1. The Ministry of Planning and Investment shall:

- Assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Industry, the Ministry of Construction and the Vietnam Board of Management of the IZs in elaborating an overall planning for the development of IZs throughout the country in consistence with the socio-economic development strategy in each period and submit it to the Government for approval.

- Sum up and submit to the Government annual and five-year plans for the development of IZs. Ensure the factors for achieving the major balances in the annual State plans on the solutions stated in Clauses 2 and 3, Article 4 of this Regulation.

- Submit to the Government for promulgation the legal documents concerning the mechanism and policy on economic management and the promotion of domestic and foreign investment so as to speed up the development of IZs.

- Grant, adjust and withdraw investment licenses according to its competence.

- Authorize, with the permission of the Prime Minister, the provincial boards of management of the IZ(s) to grant, adjust and withdraw investment licenses of foreign investment projects in IZs at the proposals of the provincial Peoples Committees (for a Board of Management of the IZ located in an inter-provincial area, the proposal shall be made by such Board itself, for a Board of Management of the hi-tech zone(s), the proposal shall be made by the Ministry of Science, Technology and Environment).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Issue the model Regulation on the management of the IZs.

- Organize the supervision, inspection and assessment of the socio-economic efficiency of the implementation of investment projects in IZs according to its licensing competence.

- Assign the capital construction investment plan to each provincial Board of Management of the IZ(s) within the framework of the yearly plan of the Peoples Committee; or the Peoples Committee of the province where the Board of Management of the IZ has its head office if the IZ is located on an inter-provincial area; or the Ministry of Science, Technology and Environment if it is a hi-tech zone.

2. The Ministry of Industry shall:

- Together with the Ministry of Planning and Investment elaborate the master plan for the development of IZs and submit it to the Government for approval.

- Assume the main responsibility and coordinate with the Vietnam Board of Management of the IZs in guiding the listing of business lines the investment of which in each IZ or export processing zone is encouraged, banned or restricted.

- Grant permits for exploitation of natural resources, production of industrial explosives and other permits according to its competence as prescribed by law.

- Participate in the evaluation of investment projects in IZs related to the industries under its management as stipulated by the Government.

- Organize the quality control of industrial products and the supervision of industrial safety according to its competence as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Direct economic organizations specializing in the industries under its management to take part in the development of IZs.

3. The Ministry of Construction shall:

- Participate in the elaboration of the overall planning on the development of IZs.

- Approve the concrete zoning of IZs in the provinces and the cities directly under the Central Government except otherwise decided by the Prime Minister.

- Participate in the evaluation of investment projects in IZs as stipulated by the Government.

- Evaluate the technical designs of the constructions of Group A projects and guide the provincial Peoples Committees (the provincial Department of Construction or the municipal chief architect) in evaluating the technical designs of the constructions of Group B projects (foreign investment) and Group B and C projects (domestic investment). Once the technical designs have been approved, investors can start building the projects without construction permits.

- Direct the specialized economic organizations under its management to take part in the development of IZs.

- Issue the model Regulation on the management over the building of IZs as a basis for the provincial boards of management of IZs to organize the implementation thereof.

4. The Ministry of Science, Technology and Environment shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Assume the main responsibility and coordinate with the concerned Government agencies in working out the mechanism and policy to promote the development of hi-tech zones. Guide the selection of industries and industrial businesses the investment of which in hi-tech zones is given priority in consistence with the scientific and technological development strategy in each period.

- Recommend personnel for the posts of head, deputy heads, and members of the Board of Management of the hi-tech zone(s) to the Prime Minister for consideration and appointment. Decide on the assisting apparatus of the Board of Management of the hi-tech zone(s) at the proposal of the head of the Board in accordance with the stipulations and general guidance of the Government Commission for Organization and Personnel.

- Propose the Ministry of Planning and Investment to authorize, by decision of the Prime Minster, the Board of Management of the hi-tech zone(s) to grant, adjust and withdraw investment licenses of foreign investment projects in the hi-tech zone(s) and propose the Ministry of Trade to authorize the Board of Management of the hi-tech zone(s) to consider and approve the import-export plans of hi-tech zone enterprises.

5. The Ministry of Trade shall decide to authorize the provincial Board of Management of the IZ(s) to consider and approve the import-export plans of IZ enterprises regarding the import of goods for the formation of these enterprises and for their business and production activities and the export of goods produced by these enterprises according to the business and production purposes set in their investment licenses or investment approving decisions. The Ministry of Trade shall authorize the provincial boards of Management of the IZ(s), which have been authorized to license investment in IZs, at the proposal of the provincial Peoples Committee (for the Board of Management of the IZ(s) located on an inter-provincial area, the proposal shall be made by the board itself and for the Board of Management of the hi-tech zone(s), the proposal shall be made by the Ministry of Science, Technology and Environment) .

6. The Government Commission on Organization and Personnel:

- Recommend or give comments on the personnel eligible for the posts of Head of the provincial Board of Management of the IZ(s), head, deputy heads and members of the Board of Management of the hi-tech zone(s) to the Prime Minister for consideration and appointment.

- Propose the personnel eligible for the posts of head, deputy heads and members of a Board of Management of an IZ located in an inter-provincial area to the Prime Minister for consideration and appointment.

- Assume the main responsibility and coordinate with the Vietnam Board of Management of the IZs in issuing general regulations on the regime of salaries of employees and public servants; the organizational apparatus, personnel training and fostering; procedures for appointing leading officials; and procedures for considering and approving the annual payroll of a provincial Board of Management of the IZ(s).

7. The Vietnam Board of Management of the IZs shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Act as a sole coordinator for receiving, synthesizing and submitting to the Prime Minister for settlement the proposals of the Government agencies, provincial Peoples Committees, provincial boards of Management of the IZ(s) and convey to them the Prime Ministers directive opinions about the matters of and relating to IZs.

- Be authorized by the Prime Minister to resolve in time newly arising matters relating to IZs and held responsible to the Prime Minister for these matters.

- Coordinate with the Government agencies and the provincial Peoples Committees in elaborating legal documents, policies, planning and plans concerning the formation, building, development and management of IZs and the related investment projects outside IZs.

- Coordinate with the Ministry of Industry in guiding the listing of business lines the investment on which in IZs and export processing zones shall be encouraged, banned or restricted

- Coordinate with the Government Commission on Organization and Personnel in guiding the organizational and personnel work of the provincial boards of Management of the IZ(s).

- Coordinate with the provincial boards of Management of the IZ(s) in elaborating the planning on the development of human resources for IZs, organize training and fostering for managerial officials of IZs.

- Take part in the evaluation of the planning of IZs and investment projects in IZs.

- Recommend the personnel for the key posts of the provincial Boards of Management of the IZ(s) as prescribed in Article 28 of this Regulation.

- Organize preliminary review and sum-up meetings and submit to the Prime Minister regular and irregular reports on the building, development and management of IZs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Government agencies shall have to supply the legal documents issued by themselves to the provincial boards of management of the IZ(s). The Office of the Government shall supply the legal documents of the Government and the Prime Minister concerning IZs to the provincial boards of Management of the IZ(s).

Article 25.- The trade, financial, customs, police and other specialized agencies shall set up in each IZ or each cluster of IZs their own representative offices competent to deal with the relevant matters. These offices shall be set up by their superior agencies which shall also define their operations, direct, provide technical guidance as well as decide and assign the personnel and funding for these offices operations.

Article 26.- The provincial People’s Committee of a locality having an IZ(s) shall have the following tasks and powers:

1. Perform the function of State management over IZs and provincial Board of Management of the IZ(s) within its territory. Be responsible for managing and solving according to its competence the problems confronted by the IZ(s) located within its territory. Coordinate with the Government agencies in solving those problems which are beyond its competence.

2. Take part in the elaboration of the overall planning on the development of IZs, direct the drawing up of the plan to set up an IZ(s) and working out the detailed zoning of IZs.

3. Monitor and supervise the implementation of the planning, construction regulations and norms, regulations on labor, the ecological and environmental protection and the maintenance of security and order in IZs.

4. Assume the main responsibility for drawing up the site clearance plan and organize the implementation thereof, resettle the inhabitants living in the areas to be cleared; allocate land to IZs and land outside the IZs for the building of infrastructure works in service of the development of IZs.

5. Grant licenses for the establishment of Vietnamese enterprises according to its competence in accordance with current provisions.

6. Propose the Ministry of Planning and Investment to authorize, by decision of the Prime Minister, the provincial Board of Management of the IZ(s) to grant, adjust and withdraw investment licenses of foreign investment projects in IZs, propose the Ministry of Trade to authorize the provincial Boards of Management of the IZ(s) to consider and approve the import and export plans of IZ enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Recommend the personnel eligible for the post of head of the provincial Board of Management of the IZ(s) to the Prime Minister for consideration and appointment; decide the posts of deputy heads and members and the assisting apparatus of the Board in compliance with the provisions and guidance of the Government Commission on Organization and Personnel.

9. Assume the main responsibility for organizing the evaluation of the technical designs of Group B projects (foreign investment), Group B and Group C projects (domestic investment).

10. Supply the documents issued by itself and the materials and information relating to IZs to the provincial Board of Management of the IZ(s).

Article 27.- The provincial Board of Management of the IZ(s) as an agency directly managing the IZ(s) shall have the following tasks and powers:

1. Work out the regulation on the management of the IZ(s) on the basis of the model Regulation issued by the Ministry of Planning and Investment and submit it to the provincial Peoples Committee for approval. The Regulation on the management of an IZ located in an inter-provincial area shall be submitted to the Ministry of Planning and Investment for approval. The Regulation on the management of a hi-tech zone shall be approved by the Ministry of Science, Technology and Environment.

2. Organize the elaboration of the detailed planning and manage the implementation thereof, the implementation of the construction timetable and the plan on the development of IZs, including: the planning on the development of infrastructure works, the planning on the arrangement of business lines; take part in the development of the related infrastructure works outside the IZ and dwelling quarters for employees and workers working therein.

3. Urge and supervise the building of the related infrastructure works inside and outside an IZ(s), ensuring that they are built and put into operation in accordance with the approved planning and schedule.

4. Support the mobilization of investment in IZs.

5. Receive applications for investment together with the investment projects, organize the evaluation of and grant licenses to foreign investment projects as authorized .

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Coordinate with the agencies performing State management over labor in supervising and inspecting the observance of the provisions of law on labor contracts, collective labor agreements, labor safety, and wages.

8. Manage service activities in IZs.

9. Seek agreement with the IZ infrastructure development companies in setting the price rate for sub-leasing the land with the infrastructure works already built thereon and service charges in accordance with current policies and laws.

10. Grant, adjust and withdraw certificates according to its competence or as authorized; grant, adjust and withdraw licenses as authorized.

11. Be invited to send its representative to the meetings of the Government agencies and provincial Peoples Committee to discuss the formation, building, development and management of IZs.

12. Send regular and yearly reports on the situation of the formation, building, development and management of IZs to the provincial Peoples Committee, the Vietnam Board of Management of IZs and the concerned Government agencies as prescribed by law .

Article 28.- The provincial Board of Management of the IZ(s) is composed of a head, a number of deputy heads, a number of members, has an assisting apparatus; be allowed to use a national emblem seal.

The head of the provincial Board of Management of the IZ(s) shall be appointed by the Prime Minister at the proposal of the provincial People’s Committee, the evaluation remark of the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel and the opinion of the Chairman of Vietnam Board of Management of the IZs.

The head, deputy heads and members of a provincial Board of Management of the hi-tech zone(s) shall be appointed by the Prime Minister at the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment, the evaluation remark of the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel and the opinion of the Chairman of the Vietnam Board of Management of the IZs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The assisting apparatus of a Board of Management of an IZ located in an inter-provincial area shall be decided according to the guidance of the Government Commission on Organization and Personnel.

Article 29.- The provincial Board of Management of the IZ(s) is a State budget accounting unit. All budget revenues in an IZ shall be remitted to the State budget. All expenditures for the operations of the provincial Board of Management of the IZ(s) shall be covered by the State budget.

Article 30.- The provincial Board of Management of the IZ(s) shall have to coordinate with the functional agencies in elaborating, synthesizing and submitting to the competent State management agencies the plan on the development of the IZ(s) and the subject matters specified in Clauses 2 and 3, Article 4 of this Regulation; shall, together with the competent agency, allocate the planned expenditures after the plan is approved.

Article 31.- The provincial Board of Management of the IZ(s) that manages more than one IZ shall have its representative in each IZ.

Article 32.-

1. The evaluation of foreign investment projects and granting of investment licenses thereto by the provincial Board of Management of the IZ(s) under the authorization of the Ministry of Planning and Investment by decision of the Prime Minister shall be conducted as follows:

- The project evaluation contents shall comply with the provisions of Article 92 of Decree No. 12-CP of February 18, 1997 of the Government.

- Within 15 days from the date of receipt of the project dossier, the provincial Board of Management of the IZ(s) shall complete the evaluation of the project and grant an investment license thereto.

If, within 7 days after the aforesaid time limit has expired, it still fails to grant an investment license, the provincial Board of Management of the IZ(s) shall notify in writing the investor as well as the concerned agencies thereof stating clearly the reason

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Any request made by the provincial Board of Management of the IZ(s) to the investors concerning the adjustment and supplement of the project dossier shall be satisfied within 7 days from the date of receipt of the project dossier If, after 7 days from the date on which the request is made by the provincial Board of Management of the IZ(s), the investor fails to reply in writing, the investment application attached with the investment project dossier shall be no longer valid.

2. Investment licenses granted to investors and investment project dossiers shall conform to the form set and issued by the Ministry of Planning and Investment.

2. Within 7 days after granting an investment license, the provincial Board of Management of the IZ(s) shall send the granted investment license to the provincial Peoples Committee, the Ministry of Planning and Investment (the original), and the Ministry of Finance, the Ministry of Trade, the branch managing Ministry, the Vietnam Board of Management of the IZs and the concerned State management agencies (the copies).

Article 33.- The competence to issue investment approving decisions or grant investment licenses as well as the procedures for evaluating domestic investment projects and foreign investment projects of Group A in IZs shall comply with current provisions.

Chapter VII

A NUMBER OF PROVISIONS EXCLUSIVELY APPLICABLE TO EXPORT PROCESSING ZONES AND EXPORT PROCESSING ENTERPRISES

Article 34.- Export processing zones and export processing enterprises are separated from the outside area by fencing walls with gates.

Article 35.- Only the investors, employees, workers and public servants working in the export processing zones and export processing enterprises and those persons having working relations with the agencies, organizations and enterprises in export processing zone and the export processing enterprises may have access to the export processing zones and export processing enterprises.

Article 36.- Vietnamese citizens and foreigners shall not be allowed to reside in the export processing zones and export processing enterprises. If residence in an export processing zone or export processing enterprise is necessary for carrying out a work, it must be permitted by the provincial Board of Management of the IZ(s).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 38.- Goods, luggages and foreign exchange imported from abroad into export processing zones or export processing enterprises ( directly or through border gates of Vietnam) and exported abroad from export processing zones or export processing enterprises (directly or through border gates of Vietnam) shall be exempt from import or export duty, subject to the customs control in accordance with the provisions of the customs legislation of Vietnam and the payment of customs fees (if any).

Article 39.-

1. Goods of the export processing enterprises exported abroad or imported from abroad into export processing zones or export processing enterprises must be accompanied with certificates of origin issued by competent agencies, and the customs procedure therefor shall be completed at the IZ customs offices. The goods declared in the customs declaration form must comply with the investment approving decision or investment license and the business registration certificate.

2. The export goods transported from a checking point of the customs office at the export processing zone or export processing enterprise to a border gate of Vietnam and the imported goods transported reversely shall be packed in containers, cases and packages sealed up by the customs office and accompanied by customs officers.

Article 40.- The goods exchange relationships between the enterprises on the domestic market and the export processing enterprises is regarded as the import-export relationships and must comply with the import-export legislation of Vietnam. In this case, the purchaser and the seller shall have to complete the customs procedures at the IZs in accordance with the customs legislation of Vietnam and shall be exempt from the procedure for considering and approving their import-export plans.

The export processing enterprises are entitled to purchase raw materials, supplies, goods from the domestic market into the export processing zones or export processing enterprises; Any waste materials and defective products of the export processing zones or export processing enterprises, which are still of commercial value, may be sold into the domestic market according to the simple and convenient customs procedure.

The purchase and sale of goods between the enterprises in the same export processing zone or between the export processing enterprises and the IZ enterprises in the same IZ or hi-tech zone must be permitted by the provincial Board of Management of the IZ(s) and subject to the control of the customs office.

Article 41.-

1. The luggages and foreign exchange brought by foreigners working in an export processing zone or export processing enterprises (including investors and foreigners working therein) into or out of Vietnam upon their entry or exit shall complete the customs procedure at the customs office at a border gate of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 42.- The export processing enterprises may sign processing and service contracts with Vietnamese enterprises of all economic sectors and enterprises with foreign invested capital in accordance with the provisions of law.

Article 43.-

1. The customs procedures must be open, rapid and convenient. The head of the customs office at the IZ shall have to guide the export processing enterprises in completing the customs procedures.

2. The customs control shall be conducted in the presence of the goods or luggage owner or his/her lawful representative.

3. The head of the customs office at the IZ shall be entitled to request to inspect without advance notice the goods in the warehouse of an export processing enterprise on grounds that the goods are illegally imported or exported.

4. In cases where there are grounds that the goods, foreign exchange or Vietnamese currency are illegally imported or exported or illegally brought into or out of an export processing zone or export processing enterprise, the head of the bordergate customs office or a higher level shall be entitled to check them in accordance with the provisions of the customs legislation of Vietnam.

Article 44.- The goods transported from one export processing zone or enterprise to another on the territory of Vietnam shall be packed in containers, cases and packages sealed up by the customs office, accompanied by customs officers, and shall be exempt from import or export duty.

Article 45.- The foreigners working in export processing zones or enterprises who bring foreign exchange into Vietnam shall complete the customs procedure at the bordergate customs offices upon their entry; they are allowed to bring abroad their unused foreign exchange upon their exit.

Article 46.- The bringing of foreign exchange from the Vietnamese territory into export processing zones or enterprises and vice versa shall comply with Vietnams Regulation on the management of foreign exchange.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The purchase and sale of goods in service of the daily life of the workers and employees of an export processing enterprise shall be effected in the Vietnamese currency.

Article 48.- When exporting goods or providing services in return of a foreign currency(ies), the export processing enterprises shall deposit such amount of foreign currency into their bank accounts. The export processing enterprises expenses shall be effected through these accounts.

Article 49.- All violations of the provisions of this Chapter shall, depending on their nature and seriousness, be regarded as the violations of the customs procedure, the customs control regime or acts of smuggling or illegal cross-border transport of goods, foreign exchange or the Vietnamese currency and they shall be handled in accordance with the customs legislation of Vietnam.

Chapter VIII

A NUMBER OF PROVISIONS EXCLUSIVELY APPLICABLE TO HI-TECH ZONES

Article 50.- The objective of the hi-tech zones is to develop hi tech industries, attract foreign high technologies, receive and transfer high technologies and enhance the capability of local high technologies.

The Government agencies shall have to give primary priority to the assignment of investment plans, mobilization of financial assistance and investment in order to tap all sources of capital: budgetary capital, foreign financial assistance capital, borrowings, and joint venture capital of Vietnamese and foreign investors for the building and development of hi-tech zones according to the overall planning. The Government agencies, the provincial Peoples Committees of the localities which are under the planning for the building and development of hi-tech zones shall create every favorable condition, ensure simple administrative procedures, apply the maximum preferential treatment policy as prescribed by law for the Vietnamese and foreign investors, hi-tech research and development institutions and the organizations engaged in the provision of hi-tech services to invest in hi-tech zones.

Article 51.- The Government encourages the Vietnamese overseas, including those holding Vietnamese nationality or those Vietnamese holding a foreign nationality, and economic organizations in foreign countries which are set up with the capital contributions of Vietnamese overseas to invest in building and developing hi-tech zones in Vietnam If doing so, these organizations and individuals shall enjoy the preferential treatment in accordance with the provisions in Article 44 of the Law on Foreign Investment in Vietnam and the stipulations of the Government on the measures to encourage the Vietnamese overseas to invest in Vietnam.

Article 52.- The Government encourages and creates favorable conditions for foreign scientists and experts, foreign hi-tech enterprises to work, operate and invest in building and developing hi-tech zones in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 54.- The scientific-technological research and development, training and service units in a hi-tech zone shall enjoy the preferential treatment according to current provisions on scientific-technological activities.

Chapter IX

HANDLING OF DISPUTES AND VIOLATIONS

Article 55.- All criminal cases occurring in IZs shall fall under the jurisdiction of the Peoples Court in accordance with the provisions of law.

All civil and economic disputes involving one party which is an IZ enterprise shall be settled in accordance with the provisions of law, except otherwise provided for.

Article 56.- The Vietnamese and foreign investors, IZ enterprises, IZ infrastructure development companies, organizations, individuals, public servants and State agencies, that violate the provisions of this Regulation shall be, depending on the seriousness of their violations, handled in accordance with the provisions of law.

Article 57.- The Vietnamese and foreign investors, IZ enterprises, IZ infrastructure development companies, organizations and individuals shall have the right to make complaints or initiate lawsuits against any decision or act of any State employee or agency, which is at variance with this Regulation and causes difficulties and troubles.

The making of complaints, initiation of lawsuits and the settlement thereof shall comply with the provisions of law.

Chapter X

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 58.- Other provisions relating to the operations of IZ enterprises which are not included in this Regulation shall comply with the corresponding articles and clauses of the Law on Foreign Investment in Vietnam, the Law on Promotion of Domestic Investment, the Law on State Enterprises, the Law on Cooperatives, the Law on Companies, the Law on Private Enterprises, the Land Law and other legal documents.

Article 59.- This Regulation takes effect after 15 days from the date of its signing. Those IZs established before the effective date of this Regulation shall still be subject to the provisions of this Regulation, except in cases where the continued implementation of the Regulation on export processing zones (Decree No. 322-HDBT of October 18, 1991 of the Council of Ministers, now the Government), and the Regulation on IZs (Decree No. 192-CP of December 28, 1994 of the Government) for a maximum period of 1 (one) year from the effective date of this Regulation is proposed by the provincial Board of Management of the IZ(s) and approved by the Prime Minister.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 36-CP ngày 24/04/1997 về Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


46.374

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.149.55
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!