Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 3-TM/CSTTTN hoạt động mua bán xuất nhập khẩu gia công chế tác đá quý hướng dẫn quy định Chính phủ

Số hiệu: 3-TM/CSTTTN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Trương Đình Tuyển
Ngày ban hành: 11/03/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 3-TM/CSTTTN

Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 1997

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 03-TM/CSTTTN NGÀY 11 THÁNG 3 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, XUẤT NHẬP KHẨU VÀ GIA CÔNG CHẾ TÁC ĐÁ QUÝ

Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 65/CP ngày 13/10/1995 ban hành "Quy chế quản lý các hoạt động trong lĩnh vực đá quý";
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 02/CP ngày 5/1/1995 quy định về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thương mại có điều kiện ở thị trường trong nước;
Bộ Thương mại hướng dẫn và quy định cụ thể về các hoạt động mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và gia công chế tác đá quý, như sau:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Các hoạt động sau đây về lĩnh vực đá quý: mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và gia công chế tác đá quý (bao gồm cả làm trang sức có gắn đá quý và hàng mỹ nghệ bằng đá quý) đều phải thực hiện đúng các quy định cụ thể tại Thông tư này.

2. Đá quý được hiểu như quy định tại Điều 1 "Quy chế quản lý các hoạt động trong lĩnh vực đá quý" ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ số 65/CP ngày 13/10/1995, gồm 2 nhóm: Nhóm 1: kim cương, ruby, saphia và emơrôt;

Nhóm 2: Các loại đá quý khác;

và tồn tại dưới các dạng: nguyên liệu thô, đã được gia công, chế tác hoặc được gắn vào hàng trang sức, hàng mỹ nghệ.

3. Nhà nước thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có đá quý dưới dạng nguyên liệu thô, sản phẩm đã gia công chế tác. Tổ chức, cá nhân có đá quý sở hữu hợp pháp được lưu giữ, vận chuyển, cầm cố, chuyển nhượng, mua bán, ký gửi tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước.

4. Các doanh nghiệp được thành lập theo các quy định của pháp luật nếu có đủ các điều kiện quy định tại Thông tư này đều được phép hoạt động mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và gia công chế tác đá quý.

Doanh nghiệp thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực đá quý theo phạm vi Giấy phép đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.

5. Cá nhân và nhóm kinh doanh được cấp giấy phép kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT ngày 2/3/1992, các trường đại học, trường dạy nghề, cơ sở nghiên cứu khoa học nếu có đủ điều kiện quy định tại thông tư này được phép gia công chế tác đá quý.

Chương 2:

QUY ĐỊNH VỀ MUA BÁN VÀ GIA CÔNG CHẾ TÁC ĐÁ QUÝ

I. MUA BÁN ĐÁ QUÝ TRONG NƯỚC:

1. Doanh nghiệp có nhu cầu về hoạt động mua bán đá quý phải xin Giấy phép kinh doanh mua bán đá quý theo quy định của Nghị định số 02/CP ngày 5/1/1995 và quy định cụ thể tại Thông tư này; phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và trong quá trình kinh doanh phải thực hiện đúng các điều kiện kinh kinh doanh mua bán đá quý.

2. Việc mua bán đá quý (nguyên liệu thô, đã gia công, chế tác hoặc được gắn vào hàng trang sức, hàng mỹ nghệ) được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức và cá nhân thực hiện tại:

a. Trụ sở doanh nghiệp và các trung tâm, cửa hàng kinh doanh đá quý và trang sức của Tổng công ty đá quý và vàng Việt Nam và của các đơn vị thành viên của Tổng công ty.

b. Trụ sở các doanh nghiệp khác và cửa hàng có Giấy phép và đăng ký kinh doanh mua bán đá quý.

c. Chợ đá quý ở vùng mỏ đá quý do chính quyền địa phương quản lý có sự tham gia của Tổng công ty Đá quý và vàng Việt Nam.

Riêng đá quý do các đơn vị trúng thầu khai thác có giá trị từ 100 (một trăm) triệu đồng một viên trở lên, sau khi định giá được niêm phong, bảo quản ở Tổng công ty Đá quý và vàng Việt Nam để bán đấu giá theo quy định.

3. Các doanh nghiệp kinh doanh đá quý khi mua bán, vận chuyển đá quý phải tiến hành lập đầy đủ hoá đơn, chứng từ như đối với các loại hàng hoá khác theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

Riêng việc mua bán đá tại chợ đá quý quy định tại điểm 2c trên đây được cơ quan trực tiếp quản lý chợ đá quý xác nhận.

4. Đá quý mua bán tại các trung tâm, cửa hàng kinh doanh đá quý của các doanh nghiệp phải đúng chủng loại, chất lượng, khối lượng, giá ghi trên hoá đơn, chứng từ và khi cần thiết phải chịu sự kiểm tra của, giám định của cơ quan quản lý tiêu chuẩn đo lường - chất lượng hàng hoá và cơ quan kiểm tra thị trường.

Các trung tâm, cửa hàng kinh doanh đá quý nếu có kinh doanh đá quý nhân tạo (kể cả được gắn vào hàng trang sức, hàng mỹ nghệ) phải niêm yết rõ về chủng loại, chất lượng, khối lượng, giá của đá quý nhân tạo để phân biệt với đá quý thiên nhiên và phải ghi rõ trong hoá đơn, chứng từ mua bán, vận chuyển.

5. Đá quý các loại khi mua bán trong nước không bắt buộc phải giám định, việc giám định do người mua và người bán thoả thuận.

6. Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh mua bán đã quý gồm:

6.1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh:

Theo quy định tại Điều 21 Quy chế quản lý các hoạt động trong lĩnh vực đá quý ban hành kèm theo Nghị định số 65/CP "Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân Việt Nam muốn gia công chế tác, buôn bán đá quý và làm hàng trang sức, mỹ nghệ bằng đá quý phải thành lập cơ sở sản xuất - kinh doanh , đăng ký hoạt động theo pháp luật"; theo quy định tại Nghị định số 02/CP tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh mua bán đá quý phải thành lập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thành lập để hoạt động kinh doanh mua bán đá quý là các doanh nghiệp được thành lập theo các quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty. Hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã muốn kinh doanh đá quý phải được Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp đăng ký kinh doanh.

Vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp kinh doanh mua bán đá quý đối với doanh nghiệp Nhà nước thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định của Chính phủ số 50/CP ngày 28/8/1996; các doanh nghiệp khác trong khi chờ Chính phủ bổ sung các Nghị định 221/HĐBT và 222/HĐBT được tạm thời quy định như sau:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và hợp tác xã:

Một nghìn (1.000) triệu đồng.

- Doanh nghiệp tư nhân: Năm trăm (500) triệu đồng.

Các doanh nghiệp đã thành lập trước đây kinh doanh các ngành nghề khác, nay muốn kinh doanh mua bán đá quý phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép bổ sung ngành nghề kinh doanh đá quý và phải có đủ vốn pháp định để kinh doanh mua bán đá quý theo năm quy định trên.

6.2. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật:

a. Phải có ít nhất một cửa hàng hoặc trung tâm kinh doanh đá quý.

b. Phải có các phương tiện đo lường thích hợp và tuân thủ các quy định của Nhà nước về kiểm định đo lường.

6.3. Điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

Phải có cán bộ hoặc thợ chuyên môn am hiểu về đá quý có bằng cấp hoặc giấy chứng nhận đã qua trường, lớp (được cơ quan có thẩm quyền cho phép đào tạo, bồi dưỡng về ngọc học 3 tháng trở lên).

Trường hợp thợ chuyên môn đã hành nghề lâu năm về đá quý thì chỉ cần có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp phường, xã. Cơ quan xét cấp giấy phép kinh doanh mua bán đá quý có quyền kiểm tra lại tay nghề.

7. Sở thương mại là cơ quan có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép kinh doanh mua bán đá quý.

8. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh mua bán đá quý gửi về Sở Thương mại tỉnh, thành phố, gồm có:

- Đơn xin cấp Giấy phép kinh doanh mua bán đá quý (theo mẫu số 1 kèm theo Thông tư này).

- Quyết định thành lập doanh nghiệp.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu đã hoạt động kinh doanh) .

- Giấy xác nhận về vốn pháp định (đối với doanh nghiệp Nhà nước là quyết định cấp hoặc bổ sung vốn của cơ quan có thẩm quyền, đối với các doanh nghiệp khác là xác nhận vốn có tại Ngân hàng doanh nghiệp mở tài khoản).

- Giấy xác nhận địa điểm kinh doanh của Uỷ ban nhân dân phường, xã.

- Bản kê phương tiện đo lường hợp chuẩn (ghi rõ cấp chính xác của từng loại).

- Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên doanh nghiệp (bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ được đào tạo, bồi dưỡng về ngọc học, đối với người hành nghề lâu năm là giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường).

Đối với doanh nghiệp đang kinh doanh các ngành nghề khác, nay muốn kinh doanh mua bán đá quý, ngoài các giấy tờ trên còn phải có quyết định cho phép bổ sung ngành nghề kinh doanh đá quý của cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp.

Riêng các doanh nghiệp kinh doanh vàng (có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng do Ngân hàng Nhà nước cấp và đăng ký kinh doanh vàng) nếu kinh doanh thêm đá quý gắn vào hàng trang sức - không kinh doanh đá quý chưa chế tác và đá quý rời, thì hồ sơ chỉ gồm: Đơn xin cấp giấy phép kinh doanh mua bán đá quý, quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vàng, Đăng ký kinh doanh vàng. Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh mua bán đá quý trong trường hợp này phải ghi rõ trong giấy phép chỉ được kinh doanh đá quý gắn vào hàng trang sức.

Doanh nghiệp sau khi được Sở Thương mại thẩm định các điều kiện kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh mua bán đá quý phải đăng ký kinh doanh hoặc bổ sung đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật trước khi hoạt động kinh doanh mua bán đá quý.

9. Doanh nghiệp xin cấp giấy phép kinh doanh mua bán đá quý phải nộp phí thẩm định điều kiện kinh doanh và lệ phí cấp giấy phép theo quy định của Thông tư liên bộ Tài chính - Thương mại số 72- TT/LB ngày 08/11/1996.

II. GIA CÔNG CHẾ TÁC ĐÁ QUÝ:

(Bao gồm cả hàng trang sức, hàng mỹ nghệ hàng đá quý)

1. Doanh nghiệp, Hợp tác xã, cá nhân và nhóm kinh doanh hoạt động gia công chế tác đá quý (không kinh doanh mua bán đá quý) phải có đủ các điều kiện dưới đây để được cấp giấy phép gia công chế tác đá quý.

Các trường đại học, trường dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu khoa học nếu trong chương trình đào tạo, nghiên cứu có gắn với lĩnh vực đá quý và có đủ các điều kiện quy định tại thông tư này đều có thể gia công chế tác đá quý (không kinh doanh mua, bán đá quý) sau khi được cấp giấy phép gia công chế tác đá quý.

2.Điều kiện gia công chế tác đá quý:

2.1 Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật:

a) Phải có cơ sở gia công chế tác đá quý riêng biệt có các trang thiết bị, dụng cụ để gia công chế tác đa quý.

b) Phải có các phương tiện đo lường thích hợp và tuân thủ các qui định của nhà nước về kiểm định đo lường.

2.2 Điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ:

Phải có cán bộ hoặc thợ chuyên môn am hiểu về đá quý có bằng cấp hoặc giấy chứng nhận đã qua trường, lớp đào tạo, bồi dưỡng về ngọc học ba tháng trở lên.

Trường hợp thợ chuyên môn hành nghề lâu năm về đá quý thì chỉ cần có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp phường, xã. Cơ quan cấp giấy phép gia công chế tác đá quý có quyền kiểm tra lại tay nghề.

3. Hồ sơ và thủ tục xin cấp Giấy phép gia công chế tác đá quý thực hiện theo quy định tại các điểm 8, 9 - Phần I Chương này (trừ giấy xác nhận vốn kinh doanh; đơn theo mẫu số 2; đối với cá nhân và nhóm kinh doanh theo nghị định 66/HĐBT, các trường đại học, trường dạy nghề, cơ sở nghiên cứu khoa học trong hồ sơ không cần quyết định thành lập).

Trường hợp các doanh nghiệp và hợp tác xã nói ở phần I vừa kinh doanh mua bán đá quý vừa làm gia công chế tác đá quý thì chỉ cần lập một bộ hồ sơ chung và Sở thương mại xem xét cấp chung một Giấy phép kinh doanh và gia công chế tác đá quý.

Sau khi được Sở thương mại thẩm định các điều kiện và cấp Giấy phép gia công chế tác đá quý, doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh hoặc bổ sung đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; cá nhân, nhóm kinh doanh phải được Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) cấp Giấy phép kinh doanh theo quy định của Nghị định 66/HĐBT; các trường đại học, trường dạy nghề, cơ sở nghiên cứu khoa học phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế.

4. Các tổ chức, cá nhân trên đây nếu gia công chế tác đá quý cho nước ngoài còn phải thực hiện các quy định về gia công hàng xuất khẩu và các quy định về xuất nhập khẩu đá quý tại chương III của Thông tư này.

Chương 3:

QUY ĐỊNH VỀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐÁ QUÝ

1. Chỉ các doanh nghiệp sau đây mới được xét cho phép xuất nhập khẩu đá quý:

- Doanh nghiệp có giấy phép khai thác đá quý do Bộ Công nghiệp cấp.

- Doanh nghiệp có giấp phép đầu tư nước ngoài về đá quý do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.

- Doanh nghiệp có giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh đá quý.

Về vốn: Các doanh nghiệp chuyên kinh doanh hoặc vừa khai thác vừa kinh doanh đá quý phải có vốn pháp định tối thiểu là năm tỷ đồng Việt nam, hoặc bằng ngoại tệ tương đương 5 trăm ngàn USD mới được cấp giấy phép xuất nhập khẩu đá quý.

Sau khi được cấp giấy phép nếu trong 2 năm liền doanh nghiệp không đạt doanh số xuất nhập khẩu đá quý năm trăm ngàn USD trở lên thì Bộ Thương mại sẽ căn cứ vào kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đối chiếu với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đá quý và kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp khác để quyết định doanh nghiệp có được tiếp tục xuất nhập khẩu trực tiếp đá quý hay không.

Các doanh nghiệp kinh doanh đá quý không đủ điều kiện để được cấp Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu nếu có nhu cầu xuất nhập khẩu đá quý được uỷ thác xuất nhập khẩu đá quý qua các doanh nghiệp có Giấy phép xuất nhập khẩu đá quý.

2. Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đá quý gửi về Bộ Thương mại, gồm có:

- Đơn xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đá quý (Mẫu số 3).

- Quyết định thành lập doanh nghiệp.

- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh đá quý (đối với doanh nghiệp mới thành lập chưa đăng ký kinh doanh là Giấy phép kinh doanh mua bán đá quý do Sở Thương mại cấp).

- Giấy phép khai thác đá quý do Bộ Công nghiệp cấp đối với doanh nghiệp khai thác đá quý.

- Văn bằng chứng nhận trình độ ngoại thương, ngoại ngữ của cán bộ nghiệp vụ ngoại thương.

Các doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đá quý phải nộp lệ phí theo quy định tại văn bản số 1043-TM/XNK ngày 16/11/1992 của Bộ Thương mại.

3. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc xuất nhập khẩu đá quý phải theo đúng phạm vi cho phép trong Giấy phép đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp và kế hoạch xuất nhập khẩu đá quý hàng năm đã được Bộ Thương mại duyệt.

4. Thủ tục Hải quan xuất nhập khẩu đá quý theo quy định dưới đây:

4.1. Xuất nhập khẩu đá quý:

a. Việc xuất nhập khẩu đá quý có giá trị từ mười ngàn (10.000) USD trở lên các doanh nghiệp phải xuất trình với Hải quan cửa khẩu bộ hồ sơ gồm có:

- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đá quý do Bộ Thương mại cấp.

- Hợp đồng hoặc văn bản có giá trị như hợp đồng mua bán đá quý (hợp đồng ngoại thương).

- Giấy giám định đá quý.

- Hoá đơn mua bán đá quý do Bộ Tài chính phát hành.

b. Xuất khẩu lô hàng có giá trị dưới mười ngàn (10.000) USD thì chỉ cần xuất trình với Hải quan cửa khẩu Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đá quý và hoá đơn mua bán đá quý do Bộ Tài chính phát hành.

4.2. Nhập khẩu đá quý:

Doanh nghiệp phải xuất trình với hải quan cửa khẩu bộ hồ sơ gồm có:

- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đá quý do Bộ Thương mại cấp.

- Hợp đồng hoặc văn bản có giá trị như hợp đồng mua bán đá quý (hợp đồng ngoại thương).

- Giấy giám định đá quý.

Tất cả các đá quý nhập khẩu đều phải giám định. Việc giám định được thực hiện theo một trong hai cách sau:

a. Có Giấy giám định lô hàng đá quý của cơ quan giám định hoạt động hợp pháp tại thị trường doanh nghiệp mua bán đá quý do người nhập khẩu lựa chọn và được Bộ Thương mại chấp nhận trước.

b. Hải quan cửa khẩu cho doanh nghiệp tạm nhập lô đá quý sau khi đã niêm phong để doanh nghiệp đưa đi giám định tại tổ chức giám định hoạt động hợp pháp trong nước. Tổ chức giám định chỉ giám định lô đá quý nhập khẩu còn nguyên vẹn niêm phong của Hải quan, sau đó doanh nghiệp xuất trình giấy giám định lô đá quý với Hải quan để được xét cho nhập khẩu chính thức.

Khi có nghi vấn về kết quả giám định, Hải quan có quyền yêu cầu tái giám định, mặt khác khi có tranh chấp về kết quả giám định, cơ quan Nhà nước hoặc doanh nghiệp có quyền yêu cầu tái giám định.

5. Việc xuất nhập khẩu phi mậu dịch đá quý theo quy định của Tổng cục Hải quan.

6. Quy định về việc mang đá quý đi bán ở nước ngoài (gồm tham gia bán đấu giá, bán tại các cửa hàng của doanh nghiệp Việt nam ở nước ngoài hoặc gửi bán tại các cửa hàng của Công ty nước ngoài):

6.1. Chỉ các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đá quý mới được mang đá quý đi bán ở nước ngoài. Lô hàng đá quý mang đi bán ở nước ngoài hoặc tái nhập khi không bán được không phân biệt giá trị đều phải giám định.

6.2. Các doanh nghiệp có nhu cầu mang đá quý đi bán ở nước ngoài phải gửi hồ sơ về Bộ Thương mại để được xem xét cấp giấy phép xuất nhập khẩu chuyến. Hồ sơ gồm:

- Đơn xin phép mang đá quý đi bán ở nước ngoài.

- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đá quý do Bộ Thương mại cấp.

- Giấy phép mở chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp ở nước ngoài (do nước ngoài cấp) trong trường hợp mang đá quý bán tại các cửa hàng của doanh nghiệp ở nước ngoài.

- Hợp đồng gửi bán đá quý tại cửa hàng của Công ty nước ngoài trong trường hợp doanh nghiệp gửi bán đá quý.

6.3. Khi mang đá quý đi bán ở nước ngoài doanh nghiệp phải xuất trình với Hải quan cửa khẩu bộ hồ sơ gồm:

- Giấy phép xuất nhập khẩu chuyến do Bộ Thương mại cấp.

- Giấy giám định đá quý.

- Phiếu xuất kho.

6.4. Doanh nghiệp phải chuyển về nước toàn bộ số ngoại tệ bán đá quý ở nước ngoài theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và phải nộp thuế xuất khẩu. Phần không bán được phải tái nhập được thoái thu thuế xuất khẩu theo giá trị hàng tương ứng.

7. Doanh nghiệp đem đá quý đi tham gia triển lãm, hội chợ ở nước ngoài phải thực hiện đúng quy chế về Hội chợ, triển lãm ban hành theo Quyết định số 390-TTg/XNK ngày 1/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 05-TM/XNK ngày 25/2/1995 của Bộ Thương mại. Trong trường hợp này, đá quý tạm xuất và tái nhập sau khi tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài không phân biệt giá trị đều phải giám định theo các quy định của Thông tư này.

8. Quy định về việc kinh doanh tạm nhập tái xuất đá quý (mua đá quý của một nước để tạm nhập và tái xuất bán cho nước khác):

8.1. Các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đá quý được kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất phải thực hiện đúng quy chế kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất ban hành theo Quyết định số 1064-TM/PC ngày 18/8/1994 của Bộ Thương mại.

Tất cả đá quý các loại khi tạm nhập và khi tái xuất không phân biệt giá trị lô hàng đều phải giám định. Việc giám định đá quý tạm nhập được thực hiện theo Điểm 4.2 trên đây.

8.2 Khi tạm nhập và khi tái xuất đá quý, doanh nghiệp phải xuất trình với Hải quan cửa khẩu bộ hồ sơ gồm:

- Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đá quý do Bộ Thương mại cấp.

- Giấy giám định đá quý.

9. Quy định về gia công chế tác đá quý cho nước ngoài: Việc gia công chế tác đá quý cho nước ngoài nói trong Thông tư này là việc nhận đá quý của doanh nghiệp nước ngoài về gia công chế tác ở trong nước để hưởng tiền thuê gia công chế tác của doanh nghiệp nước ngoài.

9.1. Điều kiện được làm gia công chế tác đá quý cho nước ngoài:

Các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đá quý, các tổ chức, cá nhân có cơ sở gia công chế tác đá quý theo quy định tại Phần II-chương II Thông tư này được phép gia công chế tác đá quý cho nước ngoài. Hồ sơ gửi về Bộ Thương mại để được xét cấp giấy phép gia công chế tác đá quý cho nước ngoài, gồm:

- Đơn xin cấp Giấy phép gia công chế tác đá quý cho nước ngoài.

- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đá quý hoặc giấy Đăng ký kinh doanh gia công chế tác đá quý (đối với các trường đại học, trường dạy nghề, cơ sở nghiên cứu khoa học là Giấy phép gia công chế tác đá quý do Sở Thương mại tỉnh, thành phố cấp).

- Hợp đồng gia công, chế tác đá quý cho nước ngoài kèm theo bản thoả thuận về định mức tiêu hao nguyên liệu gia công nếu không quy định trong hợp đồng.

9.2. Các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có đủ điều kiện quy định tại Điểm 9.1 trên đây, sau khi được Bộ Thương mại cấp Giấy phép gia công chế tác đá quý cho nước ngoài, được trực tiếp tạm nhập đá quý nguyên liệu và tái xuất đá quý thành phẩm theo quy định.

Tất cả đá quý nguyên liệu khi tạm nhập để gia công, chế tác và đá quý thành phẩm khi tái xuất không phân biệt giá trị của lô hàng đều phải giám định. Khi tạm nhập nguyên liệu, việc giám định được thực hiện theo một trong hai cách nói tại Điểm 4.2. trên đây.

9.3. Khi tạm nhập hoặc tái xuất đá quý gia công, chế tác cho nước ngoài phải xuất trình với Hải quan cửa khẩu bộ hồ sơ gồm:

- Giấy phép gia công chế tác đá quý cho nước ngoài do Bộ Thương mại cấp.

- Hợp đồng gia công, chế tác đá quý cho nước ngoài kèm theo bản thoả thuận về định mức tiêu hao nguyên liệu nếu không quy định trong hợp đồng.

- Giấy giám định đá quý.

10. Về cơ quan giám định đá quý:

Trong khi chờ Chính phủ ban hành "Quy chế giám định và kiểm tra các tổ chức giám định hàng hoá" việc giám định đá quý xuất nhập khẩu nói trong Thông tư này sẽ do các doanh nghiệp có chức năng giám định hàng hoá xuất nhập khẩu và các cơ quan giám định đá quý đang hoạt động đến trước thời điểm ban hành Thông tư này thực hiện.

Việc giám định đá quý gắn với hàng trang sức bằng vàng bạc hoặc kim loại đá quý khác có thể được tiến hành đồng thời với giám định vàng bạc hoặc kim loại quý khác tại các Trung tâm giám định vàng xuất nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.

Khi Chính phủ ban hành "Quy chế giám định và kiểm tra các tổ chức giám định hàng hoá" thì thực hiện theo Quy chế.

11. Thuế xuất nhập khẩu đá quý được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương 4:

KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

1. Các tổ chức, cá nhân hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu gia công chế tác và làm hàng trang sức, hàng mỹ nghệ bằng đá quý nếu vi phạm các quy định của Thông tư này và các quy định khác của Nhà nước có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2. Bộ thương mại, Sở thương mại tỉnh, thành phố và các cơ quan có thẩm quyền khác của Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, xử lý các vi phạm của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực đá quý theo quy định của Nghị định 65/CP và của Thông tư này.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/7/1997, các quy định khác trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

2. Từ nay đến hết ngày 1/7/1997 tất cả các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh mua bán, xuất nhập khẩu, gia công chế tác đá quý và làm hàng trang sức, hàng mỹ nghệ bằng đá quý phải làm lại thủ tục theo quy định của Thông tư này. Sau ngày 1/7/1997 tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện kinh doanh mua bán, xuất nhập khẩu, gia công chế tác đá quý và làm hàng trang sức, hàng mỹ nghệ bằng đá quý hoặc không làm lại thủ tục theo quy định của Thông tư này đều không được phép hoạt động về đá quý.

Các doanh nghiệp trước đây đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Giấy phép xuất nhập khẩu đá quý từ nay đến hết ngày 1/7/1997 khi xuất nhập khẩu đá quý kể cả tạm nhập tái xuất hoặc đem đá quý đi tham gia hội chợ, triển lãm, bán đấu giá ở nước ngoài gửi hồ sơ về Bộ Thương mại để được xét cấp giấy phép xuất khẩu từng chuyến.

3. Các doanh nghiệp được Bộ Thương mại cấp Giấy phép xuất nhập khẩu đá quý phải báo cáo định kỳ từng quý tình hình hoạt động xuất nhập khẩu đá quý của doanh nghiệp về Bộ Thương mại (Vụ Quản lý xuất nhập khẩu)

4. Các đơn vị được Sở Thương mại tỉnh, thành phố cấp Giấy phép kinh doanh mua bán hoặc gia công chế tác đá quý phải báo cáo định kỳ từng quý tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị về Sở Thương mại để tổng hợp báo cáo về Bộ Thương mại (Vụ chính sách thị trường trong nước).

 

Trương Đình Tuyển

(Đã Ký)

 

TÊN DOANH NGHIỆP ....

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do - hạnh phúc

, ngày tháng năm 199

 

 

MẪU SỐ 1

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH MUA BÁN ĐÁ QUÝ

Kính gửi: Sở thương mại tỉnh, thành phố...

1- Tên doanh nghiệp:

2- Nơi đặt trụ sở chính:

Số điện thoại: Số Fax:

3- Quyết định thành lập doanh nghiệp số:

do: cấp ngày:

4- Đăng ký kinh doanh số:

do: cấp ngày:

5- Tài khoản số: Tại Ngân hàng:

6- Vốn pháp định:

7- Phạm vi ngành nghề kinh doanh:

8- Tên, địa điểm đặt các cơ sở kinh doanh mua bán đá quý:

Hồ sơ kèm theo: Giám đốc doanh nghiệp

(ký tên và đóng dấu)

Ghi chú: Tên gọi của giấy này theo quy định của Nghị định 02/CP là "Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh", đối với kinh doanh đá quý Nghị định 65/CP quy định là "Giấy phép kinh doanh". Việc thẩm định điều kiện kinh doanh và xem xét cấp Giấy phép kinh doanh đá quý thực hiện như đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..., ngày tháng năm 1996

MẪU SỐ 2

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP GIA CÔNG, CHẾ TÁC ĐÁ QUÝ

Kính gửi: Sở thương mại tỉnh, thành phố...

1- Tên doanh nghiệp:

2- Nơi đặt trụ sở chính:

Số điện thoại: Số Fax:

3- Quyết định thành lập doanh nghiệp số:

do: cấp ngày:

4- Đăng ký kinh doanh số:

do: cấp ngày:

5- Tài khoản số: Tại Ngân hàng:

6- Vốn pháp định:

7- Phạm vi ngành nghề kinh doanh:

8- Tên, địa điểm đặt các cơ sở gia công chế tác đá quý:

Hồ sơ kèm theo: Giám đốc doanh nghiệp

(hoặc thủ trưởng đơn vị, người làm

đơn ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với cá nhân kinh doanh, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học, trường dạy nghề các điểm 1, 2, 3, 4, 6 và 7 Sở Thương mại trên cơ sở mẫu này ghi lại cho phù hợp với từng đối tượng.

TÊN DOANH NGHIỆP ....,

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - tự do - hạnh phúc

ngày tháng năm 199

 

 

MẪU SỐ 3

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU ĐÁ QUÝ

Kính gửi: Bộ thương mại

1- Tên doanh nghiệp:

Tên giao dịch đối ngoại:

Tên viết tắt:

2- Nơi đặt trụ sở chính:

Điện thoại:

Fax: Telex:

3- Có chi nhánh tại:

Điện thoại:

Fax: Telex:

4- Tài khoản tiền Việt Nam số: tại Ngân hàng:

Tài khoản ngoại tệ số: tại Ngân hàng:

5- Vốn pháp định:

Trong đó: - Vốn cố định:

- Vốn lưu động:

6- Giấy phép kinh doanh đá quý (hoặc Giấy phép khai thác đá quý)

số: do

cấp ngày (có bản sao công chứng kèm theo)

7- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh

số: do

cấp ngày (có bản sao công chứng kèm theo)

8- Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ ngoại thương:

9- Đăng ký mặt hàng đá quý xuất khẩu:

(Đá quý các loại, đồ nữ trang gắn đá quý...)

10- Đăng ký mặt hàng đá quý nhập khẩu:

(Đá quý các loại nguyên liệu đá quý thô...)

Xác nhận và đề nghị Giám đốc doanh nghiệp

của cơ quan chủ quản (Ký tên và đóng dấu)

Hồ sơ kèm theo:

PHỤ LỤC THAM KHẢO

CÁC TỔ CHỨC, CƠ QUAN DOANH NGHIỆP CÓ CHỨC NĂNG VÀ CƠ SỞ ĐÀO TẠO THỢ CHẾ TÁC ĐÁ QUÝ VÀ LÀM HÀNG TRANG SỨC,MỸ NGHỆ BẰNG ĐÁ QUÝ

1. Tổng công ty đá quý và vàng Việt Nam - 91 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội,

có 2 cơ sở tại:

- Công ty đá quý và vàng Hà Nội - 2 Triệu Quốc Đạt, Hà Nội.

- Trung tâm kiểm định đá quý và vàng Hà Nội - 91 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội.

2. Tổng công ty vàng bạc, đá quý (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) -

23 Quang Trung, Hà Nội.

3. Hội Mỹ nghệ kim hoàn Việt Nam.

4. Trường mỹ thuật Công nghiệp - Đường đê La Thành, Hà Nội.

 

THE MINISTRY OF TRADE
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------

No. 3/TM-CSTTTN

Hanoi, March 11, 1997

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENTS REGULATIONS ON GEM TRADING, IMPORT-EXPORT AND FASHIONING

-Pursuant to Decision No.65-CP of October 13, 1995 of the Government promulgating the Regulation on the Management of Gem Activities;
-Pursuant to Decree No.2-CP of January 5, 1995 of the Government specifying commodities and services banned from commercial business, and commodities and services allowed for conditional commercial business on the domestic market;
-The Ministry of Trade provides the following detailed guidance and regulations on gem trading, import, export and fashioning:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

1. The following gem activities: trading, import, export and fashioning of gems (including the making of jewels adorned with gems and fine-art items from gems) shall all have to comply with the concrete provisions of this Circular.

2. Gems, as defined in Article 1 of the Regulation on the Management of Gem Activities issued together with Decree No.65-CP of October 13, 1995 of the Government, include two groups:

Group 1: diamond, ruby, sapphire and emerald;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



in the forms of raw material, semi-finished product, finished products or set in jewelry and fine-art items.

3. The State recognizes the lawful ownership by individuals and/or organizations of gems in the forms of raw material or fashioned products. The organizations and/or individuals lawfully possessing gems shall be entitled to store, transport, pawn, assign, trade or deposit them at banks or State treasuries.

4. The enterprises established under the provisions of law and meeting conditions provided for in this Circular shall be entitled to trade, import, export and fashion gems.

Enterprises established under the Law on Foreign Investment in Vietnam shall operate in gem business within the scope defined in the investment licenses granted by the Ministry of Planning and Investment.

5. Individuals and business groups which were granted business permits according to Decree No.66-HDBT of March 2, 1992, universities, vocational training schools, scientific research institutions, that meet the conditions provided for in this Circular are eligible for gem fashioning.

Chapter II

PROVISIONS ON GEM TRADING AND FASHIONING

I. GEM TRADING INSIDE THE COUNTRY:

1. Enterprises wishing to conduct activities in gem business shall have to apply for a gem trading license in accordance with the provisions of Decree No.02-CP of January 5, 1995 and this Circular; to register their business as prescribed by law and to comply with gem trading conditions in gem business.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Head offices of enterprises, gem and jewelry trading centers and shops of the Vietnam Gem and Gold Corporation and its member units.

b/ Head offices of other enterprises and shops which have gem trading licenses and registration certificates.

c/ Gem markets in the gem mining areas managed by the local administration with the participation of the Vietnam Gem and Gold Corporation.

Gems valued at 100 (one hundred) million VND or more each mined by bid-winning units, after being priced, shall be sealed and preserved at the Vietnam Gem and Gold Corporation for auction as prescribed.

3. Gem enterprises, when trading in or transporting gems, shall have to fully make receipts and vouchers as for other types of commodities in accordance with the regulations of the Ministry of Finance.

The trading of gems on gem markets as defined in Point 2c must be certified by the agency directly managing those gem markets.

4. Gems traded at gem trading centers and shops of enterprises must be of the exact type, quality, quantity and price as written in receipts and vouchers and, when necessary, must be checked and assessed by the goods standard, measurement and quality control agency and the market inspection agency.

Gem trading centers and shops when trading in artificial gems (including those set in jewelry and fine-arts items) must clearly post their types, quality, quantity and prices so as to be distinguished from the natural gems and this must also be clearly stated in receipts and vouchers of sale or transport.

5. Gems of all types when being traded in the country, shall not be subject to assessment; the assessment may be agreed upon by the purchaser and the seller.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.1. Conditions for business subjects:

According to Article 21 of the Regulation on the Management of Gem Activities issued together with Decree No.65-CP, "Any Vietnamese economic organization and/or individual wishing to fashion and trade gems and make jewelry or fine-art items from gems shall have to set up a production-business establishment and register its operations in accordance with the provisions of law"; under provisions of Decree No.02-CP, an organization and/or individual engaged in gem trading activities shall have to set up an enterprise.

An enterprise set up to conduct gem business activities is one established under the Law on State Enterprises, the Law on Private Enterprises and the Corporate Law. A cooperative established under the Law on Cooperatives which wants to trade in gems must be granted a business registration certificate by the provincial/municipal Peoples Committee.

The prescribed capital for the establishment of a gem-trading State enterprise shall comply with the provisions of Decree No.50-CP of August 28, 1996 of the Government; for other enterprises, pending the Governments amendments to Decree No.221/HDBT and Decree No.222/HDBT the following provisions shall temporarily apply:

- For a limited liability company, stock company or a cooperative:

One thousand (1,000) million VND.

- For a private enterprise: five hundred (500) million VND.

Enterprises previously established for other business lines and trades and now wishing to engage in gem business must obtain permission from the competent agency and must have the minimum prescribed capital as defined above.

6.2. Conditions on material and technical foundation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To have suitable measurement equipment and comply with the States provisions on expertise of measurement.

6.3. Conditions on professional qualifications and skills:

To have cadres or skilled workers who are knowledgeable about gems and have diplomas or certificates granted by a school or a course (which is allowed by a competent agency to train and foster workers in gemology for at least three months).

For skilled workers who have practiced gem business for many years only a written certification from the ward/commune Peoples Committee is required. The agency competent to grant gem trading licenses shall have the right to examine their professional skill.

7. The provincial/municipal Trade Service shall be the agency responsible for considering and granting gem trading licenses.

8. A dossier of application for a gem trading license shall be sent to the provincial/municipal Trade Service and include:

- The application for gem trading license.

- The decision on the establishment of the enterprise.

- The business registration certificate (if the enterprise has been doing business).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The certification of the enterprises business location issued by the ward/commune Peoples Committee.

- A list of standardized measurement equipment (with clear specification of their precision levels).

- Certificates of professional qualifications of officials and employees of the enterprise (diplomas or certificates showing that they have been trained or fostered in gemology; for persons who have practiced this business for many years, they need only the written certification from the ward/commune Peoples Committee).

For enterprises operating in other branches or trades which now want to engage in gem business, in addition to the above-said papers, the decision to add gem to their business lines issued by the agency which has issued decisions on their establishment is required.

For a gold business enterprise (with certificates of their gold business eligibility granted by the State Bank and gold business registration certificates), which wants to trade in gems set in jewelry- not unfashioned gems and separate gems, the dossier shall comprise only: the application for gem trading license, the decision on the establishment of the enterprise, the certificate of gold business eligibility and the gold business registration certificate. The agency competent to grant gem trading license shall in this case have to write down clearly in the license that the enterprise is entitled only to trade in gems set in jewelry.

The enterprise, after being examined by the provincial/municipal Trade Service regarding business conditions and granted a gem trading license shall have to register its business or add gems to its business registration in accordance with the provisions of law before conducting the gem business activities.

9. The enterprise applying for a gem trading license shall have to pay a charge for the assessment of business conditions and a permit granting fee as prescribed in inter-ministerial Circular No.72-TT/LB of November 8, 1996 of the Ministry and Finance and the Ministry of Trade.

II. GEM FASHIONING:

(including the making of jewelry and fine-art items from gems)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Universities, vocational training schools or scientific research institutions of which the training or research program includes gemology and which meet conditions defined in this Circular shall be eligible for gem fashioning (but not gem trading) after being granted gem fashioning permits.

2. Conditions for gem fashioning:

2.1. Conditions on material and technical foundation:

a/ To have a separate gem fashioning workshop with suitable equipment and tools for the fashioning.

b/ To have the suitable measurement equipment and to comply with the States provisions on expertise of measurement.

2.2. Conditions on professional qualifications and skills:

To have cadres or workers who are knowledgeable about gems and have diplomas or certificates showing that they have been trained or fostered in gemology for at least three months.

For skilled workers who have practiced gem business for many years, only a written certification from the ward/commune Peoples Committee is required. The agency that grants gem fashioning permit shall have the right to examine their professional skills.

3. Dossiers and procedures of application for gem fashioning permits shall comply with the provisions of Points 8 and 9, Part I of this Chapter (except for business capital certificates; for individuals and business groups the provisions of Decree No.66-HDBT shall apply; for universities, vocational training schools and scientific research institutions, the decision on their establishment is not required to be included in the dossier).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



After being examined by the provincial/municipal Trade Service regarding their conditions and granted a gem fashioning permit, the enterprise shall have to register its business or add gems to its business registration in accordance with the provisions of law; individuals or business groups must obtain business licenses from the district Peoples Committee (of district, provincial capital or city) in accordance with Decree No.66-HDBT; universities, vocational training schools and scientific research institutions shall have to register for tax payment at a tax office.

4. The above-said organizations and individuals when fashioning gems for foreign countries shall have to abide by the regulations on processing goods for export and regulations on gem import and export provided for in Chapter III of this Circular.

Chapter III

PROVISIONS ON GEM IMPORT AND EXPORT

1. Only the following enterprises are entitled to import and export gems:

- Enterprises having gem exploitation permits granted by the Ministry of Industry.

- Enterprises having foreign investment licenses granted by the Ministry of Planning and Investment.

- Enterprises having gem business registration certificates.

Regarding capital: Enterprises specialized in gem business or in both gem business and exploitation of gems must have the minimum prescribed capital of five billion VND or an amount of capital in foreign currencies equivalent to 500,000 USD to be considered for the granting of gem import-export permits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



An enterprise engaged in gem business but not qualified for import-export permit shall, when it needs to import, export gems, may assign the import or export to other enterprises which have gem import-export permits.

2. A dossier of application for a gem import-export permit shall be sent to the Ministry of Trade and include:

- The application for gem import-export permit.

- The decision on the establishment of the enterprise.

- The gem business registration certificate (for a newly-established enterprise which has not yet registered its business, it shall be the gem trading license granted by the provincial/municipal Trade Service).

- The gem exploitation permit granted by the Ministry of Industry for a gem exploiting enterprise.

- Diplomas or certificates of professional qualifications in foreign trade and foreign languages of cadres specialized in foreign trade.

An enterprise which is granted a gem import-export permits shall have to pay a fee as prescribed in Document No.1043-TM/XNK of November 16, 1992 of the Ministry of Trade.

3. For the foreign-invested enterprises, the import and export of gems must comply with the contents of the investment licenses granted by the Ministry of Planning and Investment and the annual gem import-export plans already approved by the Ministry of Trade.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.1. Export of gems:

a/ For the export of gems valued at 10,000 USD and more, the enterprise shall have to produce to the bordergate customs service a dossier including:

- The gem import-export permit granted by the Ministry of Trade.

- The gem trading contract or a document of equivalent value to the gem trading contract (foreign trade contract).

- The gem assessment paper.

- The receipt of gem sale or purchase issued by the Ministry of Finance.

b/ If the gem export is valued at less than 10,000 USD, only the gem import-export permit and a receipt of gem sale or purchase issued by the Ministry of Finance must be produced to the bordergate customs service.

4.2. Import of gems:

The enterprise shall have to produce to the bordergate customs service a dossier including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The gem trading contract or a document of equivalent value to the gem trading contract (foreign trade contract).

- The gem assessment paper.

All imported gems must be assessed. The assessment shall be conducted in either one of the two following ways:

a/ The enterprise must produce the gem lot assessment paper issued by an assessing organization which lawfully operates on the market where the gems are purchased, provided that such organization be chosen by the importer and accepted by the Ministry of Trade in advance.

b/ The bordergate customs service shall allow the enterprise to temporarily import the lot of gems after sealing it so that the enterprise sends the gems for assessment by an assessing organization lawfully operating in Vietnam. The assessing organization shall assess only the gem lots with intact seals of the customs, then the enterprise shall produce the gem lot assessment paper to the customs for the official import.

In case of any doubt about of the assessment result, the customs service shall have the right to request a re-assessment; in case of dispute on the assessment result, the State agency or the enterprise shall be entitled to request a re-assessment.

5. The non-commercial import or export of gems shall comply with the regulations of the General Department of Customs.

6. Provisions on the delivery of gems for overseas sales (including auction, sales at Vietnamese enterprises shops in foreign countries or sale at foreign companies shops):

6.1. Only enterprises that have gem import-export permits shall be entitled to send gems for sale abroad. The unsold lots of gems delivered for overseas sale or re-imported shall be all assessed, irrespective of their value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The application for the permit to deliver gems for sale abroad.

- The gem import-export permit granted by the Ministry of Trade.

- The permit for opening branches or shops of the enterprise in a foreign country (granted by that country), if gems are delivered for sale at the enterprises shops in the foreign country.

- The contract on the assignment of gems for sale at shops of foreign companies, if the enterprise assigns the sale of gems.

6.3. When transporting gems for sale abroad, the enterprise shall have to produce to the bordergate customs service a dossier comprising:

- The consignment import-export permit.

- The gem assessment paper.

- The distribution order.

6.4. The enterprise shall have to transfer home the total amount of foreign currency(ies) gained from the sale of gems abroad in accordance with the current regulations of the State Bank and shall have to pay export tax according to the corresponding goods value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Provisions on temporary import and re-export of gems (purchase of gems from one country for temporary import and for re-export to another country):

8.1. Enterprises with gem import-export permits shall be entitled to temporarily import for re-export of gems but shall have to comply with the regulation on business in form of temporary import for re-export issued together with Decision No.1064-TM/PC of August 18, 1994 of the Ministry of Trade.

Gems of various types which are temporarily imported and re-exported, irrespective of their value must be assessed. The assessment of temporarily imported gems shall comply with Point 4.2.

8.2. When temporarily importing and re-exporting gems, the enterprise shall have to produce to the bordergate customs service a dossier comprising:

- The permit for temporary import for re-export granted by the Ministry of Trade.

- The gem assessment paper.

9. Provisions on the fashioning of gems for foreign countries:

The fashioning of gems for foreign countries mentioned in this Circular is the receipt of gems from a foreign enterprise for fashioning in Vietnam for remuneration paid by that foreign enterprise.

9.1. Conditions for being entitled to fashion gem for foreign countries:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The application for the permit to fashion gems for foreign countries.

- The gem import-export permit or the gem fashioning business registration certificate (for universities, vocational training schools and scientific research institutions, a gem fashioning permit granted by the provincial/municipal Trade Service is required).

- The contract on gem fashioning for foreign countries together with the agreement on the percentage of material loss in fashioning, if it is not specified in the contract.

9.2. Enterprises, organizations and individuals meeting conditions prescribed in Point 9.1, after being granted the gem fashioning permits by the Ministry of Trade shall be entitled to directly conduct the temporary import of raw material gems and the re-export of finished gem products as prescribed.

All types of raw material gems, when temporarily imported for fashioning, and finished gem products when re-exported shall have to be assessed, irrespective of their value. Upon the temporary import of raw materials, the assessment shall be conducted in one of the two ways mentioned in Point 4.2.

9.3. When temporarily importing or re-exporting gems fashioned for foreign countries, the enterprise shall have to produce to the bordergate customs service a dossier, including:

- The permit for gem fashioning for foreign countries granted by the Ministry of Trade.

- The contract on gem fashioning for foreign countries together with an agreement on the percentage of wasted materials if it is not specified in the contract.

- The gem assessment paper.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Pending the Governments "Regulation on the Assessment and Inspection of Goods Assessing Organizations", the assessment of imported and exported gems mentioned in this Circular shall be conducted by the enterprises which have the function of assessing imports and exports and by gem assessing agencies which have been operating upto the promulgation of this Circular.

The assessment of gems set in jewelry made of gold, silver or other precious metals may be conducted simultanously with the assessment of the gold, silver or other precious metals at the imported and exported gold-assessing centers in accordance with the provisions of the State.

After the Government issues the "Regulation on the Assessment and Inspection of Goods Assessing Organizations", such Regulation shall apply.

11. The gem import and export tax shall be paid in accordance with the provisions of law.

Chapter IV

INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS

1. Organizations and individuals engaged in gem trading, import, export and fashioning, in making jewelry and fine-art items from gems that violate the provisions of this Circular and related provisions of the State shall, depending on the nature and extent of their violations, be handled administratively or examined for penal liability in accordance with the provisions of law.

2. The Ministry of Trade, the provincial/municipal Trade Services and other competent State agencies shall have to inspect and handle violations committed by organizations and/or individuals operating in gem business in the light of the provisions of Decree No.65-CP and this Circular.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. This Circular takes effect from July 1st, 1997; the earlier provisions which are contrary to this Circular are now annulled.

2. From now till the end of July 1st, 1997, all organizations and individuals operating in gem trading, import, export and/or fashioning as well as in making jewelry and fine-art items from gems shall have to fill the new procedures stipulated in this Circular. After July 1st, 1997, organizations and/or individuals that are unqualified for gem trading, import, export and fashioning as well as for making jewelry and fine-art items from gems or fail to refill the procedures provided for in this Circular, shall not be allowed to operate in gem business.

From now till the end of July 1st, 1997, the enterprises which have been granted gem import-export permits by the State Bank of Vietnam and which import or export gems, including the temporary import and re-export or the delivery of gems for overseas exhibitions, fairs or auction, shall have to submit dossiers to the Ministry of Trade for consideration and granting of consignment import-export permits.

3. Enterprises granted gem import-export permits by the Ministry of Trade shall have to periodically (every quarter) report on their gem import and export situation to the Ministry of Trade (the Department for the Management of Import and Export).

4. Units that are granted gem trading or fashioning permits by the provincial/municipal Trade Services shall have to report periodically (every quarter) on their business activities to the provincial/municipal Trade Services so that the latter may sum up and report the situation to the Ministry of Trade (the Department for Domestic Market Policies)

 

 

FOR THE MINISTER OF TRADE
VICE MINISTER




Truong Dinh Tuyen


APPENDIX FOR REFERENCE

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Vietnam Gem and Gold Corporation- 91 Dinh Tien Hoang, Hanoi, which have two establishments located at:

- The Hanoi Gem and Gold Company- 2 Trieu Quoc Dat, Hanoi.

- The Hanoi Gem and Gold Assessing Center- 91 Dinh Tien Hoang, Hanoi.

2. The Gem and Gold Corporation (attached to the State Bank of Vietnam)- 23 Quang Trung, Hanoi.

3. The Vietnam Jewelry and Fine-Arts Association.

4. The Industrial Fine-Arts School- La Thanh road, Hanoi.-

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 3-TM/CSTTTN-1997 hướng dẫn quy định của Chính phủ về hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu và gia công chế tác đá quý do Bộ Thương mại ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.010

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.65.111
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!