Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/1997/CT-KHĐT Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản Người ký: Tạ Quang Ngọc
Ngày ban hành: 06/03/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ THUỶ SẢN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/1997/CT-KHĐT

Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 1997

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TÀU ĐÁNH CÁ VÙNG KHƠI BẰNG VỐN TÍN DỤNG ƯU ĐÃI KẾ HOẠCH NĂM 1997

Thi hành Nghị quyết 03-NQTW ngày 6/6/1993 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển, Chỉ thị 171-TTg ngày 18/3/1995 của Thủ tướng Chính phủ "về các công tác cần triển khai sau hội nghị phát triển kinh tế biển"; Thời gian qua toàn ngành thuỷ sản đã có nhiều nỗ lực tìm biện pháp để phát triển tàu thuyền ra đánh cá các ngư trường xa bờ, nhưng còn gặp nhiều khó khăn, trong đó các khó khăn lớn nhất là về vốn đầu tư và cơ chế chính sách cho vay, nên việc thực hiện còn rất hạn chế.

Ngày 22/2/1997 Phó Thủ tướng Trần Đức Lương đã có cuộc họp với các Bộ, ngành để nghe Bộ Thuỷ sản báo cáo yêu cầu kế hoạch phát triển tàu đánh cá vùng khơi trong năm 1997; Phó Thủ tướng Trần Đức Lương đã có ý kiến kết luận về giải pháp nguồn vốn và cơ chế chính sách cho vay ưu đãi đối với các thành phần kinh tế để phát triển tàu đánh cá vùng khơi. Tinh thần cơ bản là: Nhà nước sẽ dành một khoản tín dụng ưu đãi trong kế hoạch năm 1997 để hỗ trợ đầu tư tàu đánh cá vùng biển khơi có công suất từ 90-600 CV với mức lãi suất 0,81%/ tháng và thời hạn cho vay là 5 năm trở lên có áp dụng tín chấp của chính quyền địa phương, các tàu đánh cá vùng khơi được hưởng các chính sách ưu đãi về các loại thuế tài nguyên, doanh thu, lợi tức, trước bạ, môn bài.

Trước mắt, để triển khai kịp thời kế hoạch vốn tín dụng cho sắm tàu đánh cá khơi trong năm 1997, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản chỉ thị Giám đốc Sở Thuỷ sản, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có biển, các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ:

1. Tiến hành rà soát lại lực lượng đánh cá, chọn các đối tượng có kinh nghiệm, có điều kiện và có nhu cầu đầu tư tàu đánh cá vùng khơi, chỉ đạo, hướng dẫn lập dự án khả thi đầu tư tàu đánh cá phù hợp với Nghị định 42/CP về quản lý đầu tư và xây dựng. Chú ý đến những nơi có luồng lạch, bến đậu thích hợp cho loại tàu 90CV trở lên.

2. Đối tượng đầu tư: Ưu tiên cho ngư dân vay vốn ưu đãi phát triển khai thác xa bờ trong các hình thức tổ chức kinh tế: Hợp tác xã kiểu mới, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần..... và một số doanh nghiệp nhà nước đang có điều kiện phát triển.

3. Sau khi các chủ đầu tư lập xong dự án khả thi, Sở có trách nhiệm tổ chức xem xét, đánh giá tính khả thi từng dự án, để tổng hợp trình UBND tỉnh (Thành phố) cho ý kiến quyết định. Hồ sơ dự án được gửi về Bộ Thuỷ sản có kèm công văn đề nghị của UBND tỉnh. Bộ Thuỷ sản không tổ chức thẩm định từng dự án, mà sẽ rà soát lại một số dự án theo vùng, theo nghề, theo cỡ loại tầu.

4. Song song với triển khai dự án sắm tàu Sở cần có kế hoạch đào tạo huấn luyện thuyền trưởng và các lao động kỹ thuật có đủ khả năng sử dụng tàu đánh cá khơi.

5. Việc đóng tàu sẽ được tiến hành tại các cơ sở đóng tàu trong nước tuỳ thuộc sự lựa chọn của các chủ đầu tư.

6. Uỷ quyền cho Vụ trưởng vụ kế hoạch và đầu tư có văn bản hướng dẫn chi tiết, đi sát giúp đỡ, nắm tình hình để các đơn vị, địa phương hiểu rõ và thực hiện đúng chủ trương này.

7. Về thời gian thực hiện

Các dự án phải được hoàn tất nội dung và thủ tục chuyển về Bộ Thuỷ sản chậm nhất là ngày 20/3/1997

Bộ Thuỷ sản yêu cầu các sở báo cáo với UBND tỉnh và khẩn trương triển khai hoàn tất các dự án khả thi đúng thời gian quy định.

 

 

BỘ THUỶ SẢN

 

 

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                    Hà nội, ngày 7 tháng 3 năm 1997

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG DỰ ÁN ĐẦU TƯTÀU ĐÁNH CÁ VÙNG BIỂN KHƠI

(Kèm chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản số 03CT/KHĐT ngày 6/3/1997)

- Thực hiện thông báo số 17-TB ngày 27/2/1997 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó thủ tướng Trần Đức Lương.
- Căn cứ vào Nghị định 42/CP của Chính phủ về ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.
- Để triển khai gấp rút các dự án đầu tư tàu đánh cá khơi, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn lập dự án như sau:

Tiêu đề: Dự án đầu tư tàu đánh cá vùng khơi bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

1. Cơ quan chủ quản dự án: Ghi sở thuỷ sản (hoặc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn).

2. Chủ đầu tư: (là các đơn vị đánh cá, có tư cách pháp nhân); ghi rõ tên doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, quốc doanh đánh cá)...

- Địa chỉ: theo địa chỉ giao dịch đã được đăng ký.

3. Nội dung đầu tư:

Tàu đánh cá được trang bị đồng bộ

+ Loại 90CV:... chiếc

+ Loại......... chiếc

+ Loại:........ chiếc

+ ...........

4. Mức vốn đầu tư:.... triệu đồng

5. Nguồn vốn:

- Vay tín dụng ưu đãi Nhà nước:.... triệu đồng

- Nguồn khác:.......triệu đồng.

A. NỘI DUNG DỰ ÁN:

1. Những căn cứ chính để xác định tính cần thiết đầu tư: Có thể ghi vắn tắt các ý:

- Nguồn lợi vùng ven bờ ngày càng giảm sút, đánh bắt kém hiệu quả.

- Đánh bắt tại các ngư trường khơi có triển vọng, đang được khuyến khích.

- Có luồng lạch bến đậu thuận tiện trong cung ứng và tiêu thụ hải sản, tránh gió bão.

- Giải quyết công ăn việc làm.

- Góp phần bảo vệ vùng biển khơi.

2. Lựa chọn hình thức đầu tư:

- Cỡ tàu: ghi cụ thể tàu số mã lực, vỏ sắt, vỏ gỗ.

- Nghề chủ yếu: Cần lấy nghề nào là chủ yếu để tính trang bị ngư cụ đồng bộ theo tàu. Thí dụ: lưới cào hoặc lưới vây...

- Hình thức đầu tư: Lấy đóng mới trong nước là chủ yếu.

3. Chương trình sản xuất và các yếu tố cần đáp ứng.

- Ngư trường hoạt động: Cần xác định là đánh bắt ở độ sâu 30m nước trở ra; đối với các ngư trường miền Trung hoạt động cách bờ từ 50 hải lý trở ra khơi.

- Thời gian hoạt động đánh cá.

Thời gian hoạt động đánh cá trên biển tuỳ thuộc nhiều yếu tố nhưng chỉ lấy một yếu tố có tính bất khả kháng là thời tiết từng vùng để tính số ngày hoạt động đánh bắt cá ngoài khơi; có thể tính khoảng trên dưới 150 ngày đêm.

- Điều kiện bến đậu, cung ứng xăng dầu, nước đá, sửa chữa và tiêu thụ sản phẩm.

- Cơ sở sản phẩm.

Ghi rõ sản lượng, các loại hải sản, tỷ trọng xuất khẩu, tiêu thụ nội địa.

4. Về phương án địa điểm:

Do đầu tư lọại tàu 90CV trở lên cho nên phải tính trong điều kiện hiện tại là đầu tư vào những vùng cửa tàu ra vào được thuận tiện theo tập quán của ngư dân.

5. Công nghệ và thiết bị:

Ghi rõ nghề chính là lưới kéo hay vây, để có thiết kế phù hợp, các nghề khác như rê, câu... có thể kết hợp, loại máy thuỷ, nghi khí hàng hải, máy thăm dò cá...

- Hoạt động đánh bắt: Ghi đánh cá khơi, cần được trang bị thông tin để liên lạc giữa các tàu với nhau và với đất liền.

Tiếp theo bên dưới cần lập bảng thống kê hạng mục thiết bị đầu tư theo mẫu:

TT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

a. Thiết bị

 

 

 

 

 

...........

 

 

 

 

 

...........

 

 

 

 

Đơn giá: lấy theo giá mặt bằng thị trường trong vùng để đưa vào đơn giá tính đầu tư.

Ghi chú: Do mục đích đầu tư là để đánh cá xa bờ, cho nên các trang thiết bị đều tính theo sắm mới, không đầu tư máy móc thiết bị đã qua sử dụng. Cần tính cả thiết bị an toàn như xuồng, phao cá nhân...

6. Giải pháp đầu tư:

Dự án cần nói rõ sau khi được duyệt vốn thì giải pháp đóng tàu như thế nào? Tự tổ chức đóng tại địa phương hay thuê đóng nơi khác, nếu đóng tàu gỗ thì nguồn gỗ được cân đối từ đâu, thời hạn hoàn thành là bao lâu...

7. Tổ chức sản xuất (đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm)

- Nói rõ cách tổ chức và quản lý là:

Hạch toán độc lập hay hạch toán theo tổ đội 2-3 tàu, hạch toán theo hình thức nào? khoán sản phẩm hay ăn chia theo tỷ lệ %... đây là cơ sở cho việc tính toán chi phí sản xuất và các khoản trích.

8. Phân tích tài chính kinh tế:

a. Dự toán vốn đầu tư:

Có thể tính thẳng vào dự toán vốn đầu tư:

+ Vỏ tàu....... triệu đồng.

+ Máy...........triệu đồng.

+ Trang thiết bị.... triệu đồng.

+ Ngư cụ chính.... triệu đồng.

Tổng cộng vốn cho 1 đơn vị tàu (cỡ tàu):.........triệu đồng.

b. Doanh thu:

Lấy sản lượng, cơ cấu sản phẩm và đơn giá của từng loại sản phẩm đã tính ở mục "cơ sở sản phẩm" để đưa vào mục này ta có tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm là:...........triệu đồng.

c. Tổng chi phí sản xuất (cho 1 năm).

- Tiền dầu nhớt:............ triệu đồng.

- Ngư cụ:...................... "

- Chi phí bảo quản:............. "

- Dụng cụ sản xuất:............. "

- Chi phí lao động:............. "

- Bảo hộ lao động:.............. "

- Chi phí sửa chữa 4-5%........ "

- Khấu hao 10-15% giá trị:...... "

- Phí bảo hiểm 1,6%............. "

- Phí đăng kiểm:............... "

- Quản lý:..................... "

- Các loại thuế:............. "

- Chi phí đào tạo:........... "

- Các chi phí khác:.............. "

Tổng cộng:.................... "

d. Lãi (lỗ) thuần:

Tổng doanh thu - tổng chi phí = lãi thuần.

c. Thời gian hoàn vốn:

Tính theo phương pháp đơn giản:

- Vốn đầu tư: Vo =..........triệu đồng.

- Khấu hao: K.........10% (có thể tuỳ từng chủ đầu tư, để có tỷ lệ khấu hao thích hợp).

- Lãi thuần: P=...............triệu đồng.

- Thời gian hoàn vốn: T

Vo

T = =.........năm

P + K

B. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

Cần nêu các ý:

- Dự án có hiệu quả kinh tế, có khả năng trả nợ đúng hạn.

- Thời gian hoàn thành công trình (số tháng, hoặc năm). Có thể kéo dài thời gian hoàn thành sang 1998, tuỳ hợp đồng cụ thể về đóng tàu).

-...............

C. CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH ĐỂ ÁP DỤNG VÀO TÍNH TOÁN:

1. Cơ chế vay vốn:

+ Lãi xuất 0,81%/tháng.

+ Thời hạn vay: 5 năm.

2. Chính sách miễn giảm thuế các loại tạm tính giảm 50% mức thuế trong thời hạn 3 năm đối với các sắc thuế tài nguyên, doanh thu, lợi tức.

+ Giảm thuế trước bạ xuống mức 1%

+ Đóng thuế môn bài ở hạn mức tối thiểu.

3. Phải mua bảo hiểm tàu.

4. Được thực hiện thế chấp tàu để vay vốn, hoặc có thể tín chấp.

Trên đây là những nội dung hướng dẫn chủ yếu để giúp cơ sở tham khảo và vận dụng khi lập dự án.

Khi chỉ đạo, hướng dẫn để các chủ đầu tư lập dự án khả thi vay vốn đóng tàu đánh cá ngoài khơi, các Sở Thuỷ sản các doanh nghiệp cần xem xét dự án đã có chuẩn bị điều chỉnh cho phù hợp với các thông số hướng dẫn. Bộ sẽ cử cán bộ xuống một số cơ sở vùng trọng điểm nghề cá để cùng địa phương rà soát tính toán các dự án khả thi.

Yêu cầu các sở khẩn trương chỉ đạo các chủ đầu tư gấp rút hoàn thành và chuyển về Bộ Thuỷ sản đúng thời gian quy định.

 

 

Tạ Quang Ngọc

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 03/1997/CT-KHĐT triển khai dự án đầu tư tàu đánh cá vùng khơi bằng vốn tín dụng ưu đãi kế hoạch ngày 06/03/1997 do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.425

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.31.218
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!