BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI-BỘ TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
42/1997/TTLB-BTC-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 7 năm 1997
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ
42/1997/TTLB-BTC-BGTVTNGÀY 5 THÁNG 7 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY
NHTMCPHH ĐẦU TƯ CHO 3 DỰ ÁN QUỐC LỘ 14, 51 VÀ ĐƯỜNG LÁNG - HOÀ LẠC
Căn cứ Điều lệ quản lý đầu tư
và Xây dựng ban hành theo Nghị định 42/CP
ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 441/TTg ngày 2/7/1996 của Thủ tướng Chính phủ về phương
án tài chính cho các dự án Quốc lộ 14; 51 và đường Láng - Hoà Lạc và căn cứ văn
bản 1877-KTN ngày 18/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tiểu dự án
Chơn Thành - Đồng Xoài cơ chế tài chính như các kiểu dự án Đồng Xoài - Buôn Ma
Thuột;
Căn cứ ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 16/TB ngày 26/2/1997
của Văn phòng Chính phủ về cơ cấu vốn đầu tư cho các dự án Quốc lộ 14; 51 và đường
Láng - Hoà Lạc;
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp phát quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng
nguồn vốn vay của Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải (viết tắt là NHTMCPHH)
cho các dự án khôi phục, nâng cấp Quốc lộ 14 đoạn Chơn Thành - Buôn Ma Thuột; cải
tạo nâng cấp Quốc lộ 51 đoạn Km 5 - Km 73 + 600; xây dựng mới đường Láng - Hoà
Lạc; liên bộ Tài chính - Giao thông vận tải hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và
hoàn trả nguồn vốn vay của NHTMCPHH cho các dự án trên như sau:
I. QUY ĐỊNH
CHUNG:
1. Các dự án
khôi phục, nâng cấp Quốc lộ 14 đoạn Chơn Thành - Buôn Ma Thuột; cải tạo nâng cấp
Quốc lộ 51 đoạn Km 5 - Km 73 + 600; xây dựng mới đường Láng - Hoà Lạc, đầu tư bằng
nguồn vốn hỗn hợp bao gồm vốn cấp phát của NSNN (40%) và nguồn vốn vay của
NHTMCPHH (60% bao gồm cả lãi vay của Ngân hàng).
2. Khi dự án
hoàn thành đưa vào khai thác được thu phí giao thông để hoàn trả vốn vay cho
NHTMCPHH theo chế độ quy định của Bộ Tài chính về thu phí và quản lý phí áp dụng
cho 3 dự án sau khi đã có sự thống nhất của Bộ Giao thông vận tải. Phí giao
thông ưu tiên hoàn trả vốn vay NHTMCPHH sau khi trừ chi phí cho bộ phận thực hiện
thu phí.
3. Cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ
Giao thông vận tải là chủ đầu tư, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ
quy trình từ đầu tư xây dựng đến thu phí và hoàn vốn; đồng thời chỉ đạo các ban
QLDA thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo, quyết toán đối với Bộ Tài chính, Bộ
Giao thông vận tải, cơ quan cấp phát, cho vay theo đúng chế độ quản lý đầu tư
xây dựng cơ bản hiện hành.
4. NHTMCPHH có
trách nhiêm cho vay đủ vốn đúng tiến độ đối với 3 dự án Quốc lộ 14; 51 và đường
Láng - Hoà Lạc theo hợp đồng tín dụng đã ký với Cục đường bộ Việt Nam.
5. Tổng cục Đầu tư phát triển chịu
trách nhiệm kiểm tra và có ý kiến về khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện làm
căn cứ rút vốn vay thanh toán cho nhà thầu.
II. QUY ĐỊNH
CỤ THỂ:
1. Căn cứ kế hoạch được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt cho các dự án, Bộ Giao thông vận tải giao kế hoạch các dự
án cho Cục Đường bộ Việt Nam phù hợp với kế hoạch đầu tư và cơ cấu vốn mà Thủ
tướng Chính phủ đã quy định. Sau khi nhận được thông báo của Bộ Giao thông vận
tải, Cục Đường bộ Việt Nam giao kế hoạch vốn đầu tư từng dự án cho Ban QLDA.
2. Cục Đường bộ
Việt Nam là chủ đầu tư trực tiếp ký hợp đồng tín dụng vay vốn với NHTMCPHH, miễn
thế chấp tài sản để khôi phục, nâng cấp Quốc lộ 14 đoạn Chơn Thành - Buôn Ma
Thuột; cải tạo nâng cấp Quốc lộ 51 đoạn Km 5 - Km 73 + 600; xây dựng mới đường
Láng - Hoà Lạc. - Mức vốn vay tối đa bằng 60% tổng mức đầu tư đã được duyệt của
từng dự án.
- Lãi suất cho vay cố định (gồm
cả phí) là 5,5%/năm tính theo đôla Mỹ (USD), khi giải ngân và trả nợ (gốc và
lãi) được tính theo Việt Nam đồng (VNĐ), tỷ giá giữa Việt Nam đồng và USD được
tính theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm giải ngân
và thanh toán.
- Thời hạn vay: 10 năm, trong đó
có hai năm ân hạn.
3. Nội dung hợp
đồng tín dụng bao gồm:
+ Tổng mức vốn đầu tư của 3 dự
án được duyệt theo quyết định đầu tư.
+ Kế hoạch tín dụng đầu tư hàng
năm bằng nguồn vốn vay.
+ Nội dung đầu tư.
+ Mức vốn vay.
+ Lãi suất tiền vay.
+ Thời hạn vay, thời hạn trả nợ
(gốc và lãi), thời điểm bắt đầu trả nợ (gốc và lãi), kỳ hạn trả nợ và mức trả nợ
từng kỳ.
+ Tiền vay và trả nợ được tính bằng
VNĐ (Việt Nam đồng) và được quy đổi ra USD theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm thanh toán.
+ Trách nhiệm và cam kết thực hiện
hợp đồng của đơn vị vay vốn và cơ quan cho vay vốn.
Hợp đồng tín dụng được lập thành
6 bản, và gửi:
- NHTMCPHH.
- Cục Đường bộ Việt Nam.
- Cục Đầu tư phát triển nơi dự
án mở tài khoản.
4. Rút vốn và thanh toán:
- Cục đường bộ Việt Nam có văn bản
uỷ nhiệm cho các ban quản lý dự án được trực tiếp làm thủ tục rút vốn vay của
NHTMCPHH trong phạm vi kế hoạch vốn vay hàng năm để thanh toán kịp thời cho nhà
thầu.
- Ban quản lý dự án được vay vốn
NHTMCPHH để tạm ứng, thanh toán vốn cho các nhà thầu theo mục 2
phần VII của Thông tư số 60-TC/TĐPT ngày 23/10/1996 của Bộ Tài chính hướng
dẫn việc quản lý cho vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
- Khi có khối lượng thực hiện
Ban quản lý dự án khẩn trương gửi:
Biên bản nghiệm thu khối lượng,
chất lượng công trình, bảng tính toán chi tiết vật liệu, nhân công, máy thi
công kèm theo bản tổng hợp chi phí và phiếu giá thanh toán đến Cục Đầu tư phát
triển nơi ban quản lý dự án mở tài khoản.
- Nhận được hồ sơ trên trong thời
gian 5 đến 7 ngày làm việc Cục Đầu tư phát triển kiểm tra, có ý kiến xác nhận
khối lượng đủ điều kiện rút vốn vay (bằng văn bản) gửi lại ban quản lý dự án
làm thủ tục rút vốn vay với NHTMCPHH.
- Căn cứ Hợp đồng tín dụng đã ký
với Cục Đường bộ Việt Nam và ý kiến của Cục ĐTPT về khối lượng đủ điều kiện
thanh toán, NHTMCPHH làm thủ tục cấp vốn vay và thanh toán cho các nhà thầu
theo yêu cầu của Ban QLDA.
NHTMCPHH thông báo cho Cục ĐTPT,
Cục Đường bộ Việt Nam biết số vốn đã cấp cho từng dự án để theo dõi và quản lý.
- Việc vay vốn,
trả nợ, hạch toán bằng Việt Nam đồng (VNĐ), được quy đổi thành USD theo tỷ giá
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại từng thời điểm thanh toán và trả nợ.
5. Nguồn vốn để trả nợ vay:
Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách
nhiệm tổ chức thu phí giao thông của 3 dự án theo quy định của Nhà nước. Phí
giao thông thu được hàng ngày nộp vào Tài khoản tiền gửi của Cục Đường bộ Việt
Nam mở tại Kho bạc Nhà nước địa phương.
Đến hạn trả nợ hàng tháng Cục Đường
bộ Việt Nam đề nghị Kho bạc Nhà nước trích từ tài khoản tiền gửi để trả nợ cho
NHTMCPHH, khi nhận được vốn trả nợ NHTMCPHH có trách nhiệm thông báo cho Cục Đường
bộ Việt Nam biết để theo dõi quản lý.
Toàn bộ số phí giao thông thu được
sau khi đã hoàn trả đủ vốn và lãi cho NHTMCPHH, phần còn lại phải nộp vào Ngân
sách Nhà nước theo đúng chế độ hiện hành.
Trường hợp đến hết thời hạn trả nợ
vay nếu nguồn thu phí giao thông của 3 dự án không đủ để trả nợ (gốc+lãi) cho
NHTMCPHH thì Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính xem xét trình Chính phủ quyết
định nguồn vốn để trả nợ.
III. CÔNG TÁC
KIỂM TRA VÀ BÁO CÁO QUYẾT TOÁN:
- Khi hồ sơ thanh toán đã hoàn tất,
hàng tháng Ban QLDA tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện và sử dụng vốn vay
cho Cục Đường bộ Việt Nam để theo dõi chung về nguồn vốn vay.
- Hàng tháng, quí chủ đầu tư báo
cáo tình hình thực hiện tiến dộ dự án, tính hình sử dụng và nguồn vốn vay của
NHTMCPHH theo từng dự án gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải.
- Định kỳ hoặc đột xuất Bộ Tài
chính và Bộ Giao thông vận tải sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn của chủ đầu tư và của
Ban QLDA.
- Hàng năm và khi dự án hoàn
thành, chủ đầu tư quyết toán vốn đầu tư cho dự án theo Thông tư số 66-TC/ĐTPT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư XDCB.
IV. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH:
Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị gửi ngay ý kiến về
Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải để kịp thời xem xét sửa đổi và bổ sung.
Lê
Thị Băng Tâm
(Đã
ký)
|
Phạm
Quang Tuyến
(Đã
ký)
|