HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
154/2019/NQ-HĐND
|
Hà
Tĩnh, ngày 17 tháng 7
năm 2019
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
PHÁT TRIỂN BÓNG ĐÁ HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN TỈNH HÀ TĨNH
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm
2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thể dục, thể thao ngày
29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Thể dục, thể thao ngày 14 tháng 6 năm
2018;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa,
thể thao và môi trường;
Căn cứ Nghị định số 152/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định một số
chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể
thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu;
Căn cứ Thông tư số 61/2018/TT-BTC
ngày 26 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
quy định nội dung và mức chi để thực hiện chế độ
dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao;
Sau khi xem xét Tờ trình số 206/TTr-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân
tỉnh về việc ban hành Nghị quyết về Phát triển bóng đá Hà Tĩnh đến năm 2030;
báo cáo thẩm tra của các ban Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định về mục tiêu,
giải pháp và chính sách phát triển bóng đá trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm
2030.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Huấn luyện viên, vận động viên
bóng đá.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh; các sở, ban,
ngành cấp tỉnh liên quan; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Chương II
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP
Điều 3. Mục tiêu
1. Tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo, ưu
tiên nguồn lực để phát triển đồng bộ nền bóng đá Hà Tĩnh,
từ bóng đá trường học, bóng đá phong trào đến bóng đá chuyên nghiệp đỉnh cao. Lấy bóng đá học
đường, bóng đá phong trào làm nền tảng để xây dựng và phát triển cho bóng đá
chuyên nghiệp đỉnh cao và ngược lại bóng đá chuyên nghiệp làm động lực cho việc
phát triển bóng đá phong trào, đồng thời tạo sức lan tỏa đến quần chúng Nhân dân. Phát triển bóng đá Hà Tĩnh theo hướng toàn diện và bền
vững. Đẩy mạnh phát triển bóng đá học đường và bóng đá phong trào trên địa bàn
dân cư, tạo điều kiện và khuyến khích tập luyện bóng đá đối với các lứa tuổi
thanh, thiếu niên nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và văn hóa tinh thần cho Nhân
dân. Phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có 350 câu lạc bộ và đến năm 2030 có 400
câu lạc bộ bóng đá phong trào, bóng đá học đường hoạt động.
2. Xây dựng 06 lớp nghiệp dư bóng đá liên huyện, thành phố, thị xã để tạo nguồn vận động viên, từng bước
hoàn thiện hệ thống đào tạo bóng đá ở tỉnh, phấn đấu đến
năm 2025 hệ thống đào tạo bóng đá của tỉnh Hà Tĩnh có các
đội từ lứa tuổi U11 đến U17 và từ sau
năm 2025 đến năm 2030 có đủ các tuyến từ lứa tuổi U11 đến U21, tham gia đầy đủ giải vô địch quốc gia các lứa tuổi, phấn đấu
vào vòng chung kết và đạt huy chương; tạo nền tảng và cung
cấp vận động viên về lâu dài, nòng cốt cơ bản của câu lạc
bộ chuyên nghiệp Hà Tĩnh là các vận động viên người Hà Tĩnh.
Phấn đấu để năm 2020, câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Hà Tĩnh thăng hạng tham
gia ở giải Vô địch Quốc gia Việt Nam (V-League 1) và duy trì vững chắc, từng bước vươn lên tốp trên bảng xếp hạng.
Điều 4. Giải pháp đẩy mạnh phát triển
phong trào bóng đá trong thanh, thiếu niên, nhi đồng
1. Xây dựng “Chương trình phát triển
bóng đá học đường” trong các trường tiểu học và trung học
cơ sở trên toàn tỉnh, đẩy mạnh việc đầu tư bóng đá học đường;
đưa môn bóng đá vào chương trình tổ chức các hoạt động ngoại khóa, là cơ sở để
tuyển chọn vận động viên cho các tuyến trong hệ thống đào tạo của bóng đá Hà
Tĩnh.
2. Phát triển mạng lưới câu lạc bộ,
xây dựng hệ thống bóng đá phong trào từ tỉnh đến cơ sở,
phát triển các câu lạc bộ bóng đá tại các xã, phường, thôn, tổ dân phố, khu dân
cư, doanh nghiệp, đơn vị vũ trang, tổ chức đoàn thể...; tổ chức tập huấn cho huấn luyện viên, cộng tác
viên, trọng tài bóng đá phong trào;
3. Xây dựng hệ thống giải bóng đá
phong trào các cấp hàng năm: tổ chức 02 giải bóng đá cấp tỉnh/năm và tăng dần theo từng giai đoạn; tổ chức 1-2 giải
bóng đá cấp huyện/năm, từ 1-2 giải bóng đá cấp xã/năm và tăng dần theo từng
giai đoạn. Đăng cai tổ chức
giải quốc gia, quốc tế khi đủ điều kiện cơ sở vật chất và nguồn kinh phí đảm bảo.
Điều 5. Giải pháp về tổ chức bộ
máy
1. Về các đội
tuyển của tỉnh (bóng đá ngoài chuyên nghiệp):
a) Đối với cán bộ quản lý, huấn luyện
viên của đội tuyển các lứa tuổi từ U11 đến U19 của tỉnh và huấn luyện viên các lớp nghiệp dư do các huấn luyện viên
thuộc Trung tâm Thể dục - thể thao tỉnh và các huấn luyện viên được ký kết hợp
đồng huấn luyện, đảm bảo mỗi tuyến đủ 03 huấn luyện viên/1 tuyến đội tuyển tỉnh và 01 huấn luyện viên/1 tuyến lớp nghiệp
dư.
b) Trung tâm Thể dục - thể thao tỉnh
chủ trì, phối hợp với câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Hà
Tĩnh phát hiện tài năng, tuyển chọn và đào tạo bóng đá các lứa tuổi: U11, U13, U15, U17, U19; phối
hợp với các trung tâm đào tạo uy tín và chất lượng khác ở trong nước để gửi các
vận động viên đến học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ. Các vận động viên được
tuyển sinh để hình thành các tuyến đào tạo là những em từ 10 đến 13 tuổi có
năng khiếu bóng đá trên toàn tỉnh và mở rộng tuyển sinh ở các tỉnh khác.
2. Về đội bóng
đá chuyên nghiệp:
Câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của
tỉnh hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Quy chế Bóng đá chuyên nghiệp của Liên
đoàn Bóng đá Việt Nam và Luật Thể dục, thể thao hiện hành, dưới sự giám sát, quản
lý nhà nước của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể:
a) Chủ động xây dựng đề án, kế hoạch
tuyển chọn, ký kết hợp đồng, quản lý, chi các khoản về ăn, ở, sinh hoạt, chế độ
tiền công, dụng cụ tập luyện cho huấn luyện viên, vận động
viên của đội tuyến trên (đội 1) và đăng ký tham gia các giải
theo Quy chế Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam;
b) Phối hợp với các Trung tâm Thể dục
- thể thao các tỉnh, thành phố, các trung tâm đào tạo bóng đá uy tín và chất lượng
khác ở trong nước để gửi các vận động viên đến học tập, rèn luyện, nâng cao
trình độ; phối hợp với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), Liên đoàn Bóng đá Đông
Nam Á (AFF), Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC)... để đào tạo các lớp huấn luyện
viên chuyên sâu bóng đá, huấn luyện viên cao cấp...
Điều 6. Giải pháp về chuyên môn
1. Hàng năm, đội ngũ cán bộ, huấn luyện
viên, cộng tác viên bóng đá sẽ được tham gia các lớp tập huấn do các chuyên gia
trong và ngoài nước giảng dạy; chú trọng đến việc nâng cao
năng lực chuyên môn cho các cộng tác viên, giáo viên giáo dục thể chất tại các
trường học. Tổ chức tập huấn các lớp trọng tài bóng đá phong trào, thường xuyên
bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, từ đó tuyển chọn, cử đi tham gia các lớp nâng cao ở Trung ương.
2. Công tác huấn
luyện, đào tạo với hình thức đào tạo tập trung với nội dung đào tạo chuyên sâu
về kỹ thuật bóng đá phải đảm bảo các chương trình, giáo án đề ra, có tính khoa
học, phù hợp đặc điểm tâm, sinh lý vận động viên, hiệu quả, phù hợp với con người
và điều kiện tự nhiên của địa phương và mô hình đào tạo
bóng đá chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Điều 7. Giải pháp về chế độ, chính
sách
Huấn luyện viên, vận động viên được
hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại Điều 9 Nghị quyết này.
Điều 8. Giải pháp về đầu tư cơ sở
vật chất
Cơ sở vật chất của bóng đá cấp tỉnh cần
được cải thiện và đầu tư xây dựng đảm bảo đồng bộ, đủ các yếu tố phục vụ công tác tập luyện, thi đấu, lưu trú cho huấn luyện viên,
vận động viên, đảm bảo phát triển bóng đá một cách chuyên nghiệp như nhà ở huấn
luyện viên, vận động viên, sân tập, phòng tập thể lực, xe chở đội bóng. Căn cứ
vào quy mô, mức độ, nhu cầu thiết yếu và khả năng ngân
sách, xem xét ưu tiên, bố trí từ các nguồn vốn đầu tư công
và huy động lồng ghép các nguồn vốn khác để triển khai thực
hiện, cụ thể:
a) Giai đoạn 2019-2020: Ưu tiên xây dựng
sân tập bóng đá mới (sân 1) và cải tạo, sửa chữa phòng ở tại khu nhà bể bơi tỉnh
cho vận động viên bóng đá.
b) Giai đoạn từ năm 2021 trở đi: Xây
dựng nhà ăn, ở, các phòng tập chức năng cho vận động viên bóng đá; bổ sung xây
dựng mới sân tập bóng đá (sân 2 và sân 3) nằm trong Quy hoạch
xây dựng đề án Khu liên hiệp thể thao tỉnh và đầu tư mua sắm phương tiện di
chuyển phục vụ đội bóng.
Điều 9. Chế độ, chính sách phát
triển bóng đá
1. Về chế độ tiền
lương, chế độ dinh dưỡng, chế độ bảo hiểm, chế độ trợ cấp
của huấn luyện viên, vận động viên bóng đá cấp tỉnh:
a) Chế độ tiền lương, chế độ dinh dưỡng, chế độ trợ cấp của huấn luyện viên,
vận động viên áp dụng theo quy định tại Nghị quyết số 153/2019/NQ-HĐND ngày 17
tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chế độ, chính sách đối với huấn
luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao của tỉnh
Hà Tĩnh.
b) Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của huấn
luyện viên, vận động viên thực hiện theo quy định tại Nghị định 152/2018/NĐ-CP
ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.
c) Thời gian áp dụng được thực hiện
theo quyết định triệu tập cơ quan có thẩm quyền.
2. Chế độ tiền
ngủ, tiền tàu xe, chi phí thi đấu và trang thiết bị tập luyện cho huấn luyện
viên, vận động viên lứa tuổi U11 đến
U19:
a) Chế độ tiền ngủ khi đi thi đấu:
200.000đ/người/ngày;
b) Chế độ tiền tàu xe, chi phí thi đấu và trang thiết bị tập luyện: Đối với vận động viên: 15.000.000đ/người/năm;
Đối với huấn luyện viên: 10.000.000đ/người/năm.
3. Chế độ cho các tuyến lớp nghiệp dư
ở cơ sở:
Hỗ trợ tiền công đối với huấn luyện
viên, vận động viên, chi phí cải tạo sân bãi, mua sắm
trang thiết bị, dụng cụ tập luyện cho các tuyến lớp nghiệp dư bóng đá liên huyện,
thành phố, thị xã (06 lớp), mức hỗ trợ: 80.000.000đ/lớp/năm
và huy động thêm từ nguồn xã hội hóa.
4. Chế độ khen thưởng:
Theo quy định tại Nghị quyết số
153/2019/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng
nhân dân tỉnh quy định một số chế độ, chính sách đối với
huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao của tỉnh Hà Tĩnh.
5. Các chế độ, chính sách khác:
a) Chính sách thu hút huấn luyện viên
được thực hiện ký kết theo hợp đồng trọn gói: Huấn luyện
viên được hợp đồng làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển (tuyến U) được hưởng: 13.000.000 đồng/người/tháng;
Huấn luyện viên được hợp đồng làm trợ lý huấn luyện viên trưởng đội tuyển (tuyến
U) được hưởng: 10.000.000 đồng/người/tháng;
b) Hàng năm, ngoài kinh phí kêu gọi
xã hội hóa, tỉnh xem xét khen thưởng câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp Hà Tĩnh;
c) Hàng năm ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ
kinh phí tối thiểu 100.000.000đ/giải vào năm 2020 và 150.000.000đ/giải từ năm 2021 trở đi, để tổ chức các giải: Giải Bóng đá Thiếu niên
Nhi đồng; Giải Bóng đá Vô địch toàn tỉnh; Giải bóng đá Festival. Phần còn thiếu
huy động nguồn xã hội hóa.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện các chế độ,
chính sách quy định tại Nghị quyết này được cân đối từ nguồn ngân sách tỉnh hàng
năm phù hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các
ban Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII, Kỳ họp thứ 10 thông qua
ngày 17 tháng 7 năm 2019 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2019./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội;
- Ban Công tác đại biểu UBTVQH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ, Website Chính phủ;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Kiểm toán nhà nước khu vực II;
- Bộ Tư lệnh Quân khu IV;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội đoàn tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Trang thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâm Thông tin - Công báo - Tin học;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Lê Đình Sơn
|