ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 124/KH-UBND
|
Kiên Giang, ngày 09 tháng 8 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO THEO CHUẨN NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU VÀ HỘ
GIA ĐÌNH LÀM NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, NGƯ NGHIỆP CÓ MỨC SỐNG TRUNG BÌNH NĂM
2019 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
Thực hiện Quyết định số 59/QĐ-TTg
ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và các thông tư của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội: Thông tư số 02/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/3/2016 về hướng dẫn
quy trình xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm
nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 17/2016/TT-
BLĐTBXH ngày 28/6/2016 về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng
năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày
28/6/2016,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp có mức sống trung bình năm 2019, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Xác định danh sách biến động hộ
nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của mỗi địa bàn trong tỉnh;
thống kê, phân tích thông tin hộ nghèo theo thu nhập, hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản và hộ cận nghèo để làm cơ sở thực hiện các chính sách
giảm nghèo và an sinh xã hội.
Xác định hộ gia đình làm nông nghiệp,
lâm nghiệp và ngư nghiệp có mức sống trung bình làm cơ sở để ngân sách nhà nước
hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế theo
Luật Bảo hiểm y tế.
Cập nhật cơ sở dữ liệu phần mềm quản
lý hộ nghèo, hộ cận nghèo của mỗi địa phương để theo dõi và quản lý thống nhất
toàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
Công tác rà soát thực hiện đúng
phương pháp, quy trình, bảo đảm tính dân chủ, công khai, công bằng, có sự tham
gia của người dân nhằm xác định đúng đối tượng, phản ánh đúng thực trạng đời sống
của người dân địa phương; cập nhật cơ sở dữ liệu phần mềm quản lý hộ nghèo, cận
nghèo trên toàn tỉnh.
II. NỘI DUNG
1. Đối tượng, phạm vi và thời điểm rà
soát:
1.1. Đối tượng, phạm vi rà soát:
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo: Là hộ gia
đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo trong danh sách đã được rà soát cuối năm
2018; những hộ có khả năng nghèo hoặc cận nghèo mới phát sinh từ tháng 11/2018
đến tháng 9/2019 do địa phương phát hiện hoặc hộ gia đình tự đăng ký.
- Hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm
nghiệp và ngư nghiệp có mức sống trung bình đang sinh sống trên địa bàn tỉnh.
1.2. Thời điểm rà soát:
- Rà soát định kỳ: Từ ngày 01/11/2018
đến 01/9/2019.
- Rà soát thường xuyên: Từ thời điểm
sau rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình năm 2019 đến
trước rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình năm 2020.
2. Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai
đoạn 2016-2020:
2.1. Hộ nghèo:
- Thành thị: Là hộ có thu nhập bình
quân đầu người/tháng từ 900.000 đồng trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu
người/tháng từ 901.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
từ 30 điểm trở lên.
- Nông thôn: Là hộ có thu nhập bình
quân đầu người/tháng từ 700.000 đồng trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu
người/tháng từ 701.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản từ 30 điểm trở lên.
2.2. Hộ cận nghèo:
- Thành thị: Là hộ có thu nhập bình
quân đầu người/tháng từ 901.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dịch vụ xã
hội cơ bản dưới 30 điểm.
- Nông thôn: Là hộ có thu nhập bình
quân đầu người/tháng từ 701.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dịch vụ xã
hội cơ bản dưới 30 điểm.
3. Chuẩn hộ gia đình làm nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình:
- Thành thị: Là hộ có thu nhập bình
quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.
- Nông thôn: Là hộ có thu nhập bình
quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
4. Phương pháp rà soát:
Thực hiện rà soát thông qua các
phương pháp đánh giá, chấm điểm tài sản, thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện
sống của hộ gia đình để ước lượng thu nhập (trên cơ sở phân tích kết quả thống
kê và điều tra mức sống hộ gia đình, thực hiện quy đổi từ mức thu nhập bình
quân đầu người trên tháng sang các mức điểm số tương ứng khi thực hiện rà soát
và đánh giá tài sản, cụ thể:
700.000 đồng tương đương 120 điểm; 900.000 đồng tương đương 140 điểm; 1.000.000
đồng tương đương 150 điểm; 1.300.000 đồng tương đương 175 điểm) và xác định mức
độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo
quy trình tại Chương II và Phụ lục số 1a, 1b, 2a,
2b, 2c,
2d, 2d,
2e, 3a,
3b, 3c,
3d, 4
ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018.
- Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo
quy trình hướng dẫn tại Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/9/2018 (Hệ thống
mẫu, biểu báo cáo ban hành kèm theo Thông tư).
- Rà soát hộ gia đình làm nông nghiệp,
lâm nghiệp và ngư nghiệp có mức sống trung bình theo Thông tư số
02/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/3/2016 (Hệ thống mẫu, biểu báo cáo ban hành kèm
theo Thông tư).
5. Thời gian tiến hành rà soát:
- Cấp tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn
nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách giảm nghèo cấp huyện; cấp huyện triển khai tập
huấn rà soát cấp xã, thị trấn, ấp, khu phố và điều tra viên trong tháng 8/2019.
- Từ ngày 03/9 đến 22/9/2019 điều tra
viên tiến hành rà soát theo phiếu.
- Từ ngày 23/9/2019 đến 11/10/2019
các ấp, khu phố tổ chức họp thống nhất ý kiến kết quả đánh giá, chấm điểm theo
mẫu Phiếu B đối với các hộ trong danh sách rà soát.
- Từ ngày 12/10/2019 đến 18/10/2019
các xã tổng hợp, báo cáo kết quả ở
ấp, khu phố gửi về UBND các huyện,
thành phố theo biểu tổng hợp.
- Chậm nhất đến ngày 31/10/2019,
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện phối hợp với các phòng chuyên
môn có liên quan tham mưu cho UBND cấp huyện tổng hợp báo cáo gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kết quả tổng hợp
theo các loại biểu mẫu đã hướng dẫn (kể cả kết quả hộ gia đình làm nông nghiệp,
lâm nghiệp và ngư nghiệp có mức sống trung bình).
- Từ ngày 01/11/2019 đến 15/11/2019,
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo kết quả số liệu và phân
tích trình UBND tỉnh phê duyệt, công bố số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh.
6. Kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện rà soát hộ nghèo,
hộ cận nghèo và hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống
trung bình năm 2019 chi từ kinh phí sự nghiệp được UBND tỉnh phân bổ cho Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội theo dự toán đầu năm. UBND cấp huyện, cấp xã bổ sung thêm kinh phí để hỗ trợ thực hiện công
tác rà soát tại địa phương.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Cơ quan Thường trực chịu trách nhiệm
tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách
giảm nghèo cấp huyện.
- Theo dõi, đôn đốc UBND cấp huyện chỉ
đạo thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo đúng
quy trình và thời gian quy định.
- Kiểm tra và tổ chức phúc tra kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của cấp
huyện trong trường hợp thấy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hoặc có đơn thư khiếu nại.
- Tổng hợp, trình UBND cấp tỉnh phê
duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm trên địa bàn; báo cáo Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, công nhận (đối với rà soát định kỳ).
- Tổng hợp số lượng, danh sách hộ
nghèo, hộ cận nghèo phát sinh và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo trong năm
báo cáo cho UBND tỉnh (đối với rà soát thường xuyên).
- Tổng hợp số người thuộc hộ gia đình
làm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp có mức sống trung bình của các huyện, thành phố làm cơ sở lập dự toán kinh phí hỗ
trợ mức đóng bảo hiểm y tế trình UBND tỉnh.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội cấp huyện tổ chức thực hiện cập nhật kết quả rà soát hộ nghèo, hộ
cận nghèo vào phần mềm quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
có liên quan thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong
quá trình thực hiện Kế hoạch này.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố:
- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch rà
soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp có mức sống trung bình hàng năm trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lực
lượng trực tiếp tham gia rà soát
và các giám sát viên.
- Phối hợp với các cơ quan có liên
quan chỉ đạo tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình làm nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn.
- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc UBND cấp
xã thực hiện công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình làm nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn theo đúng quy trình và thời gian quy định.
- Kiểm tra và tổ chức phúc tra kết quả
rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp có mức sống trung bình của cấp xã trong trường hợp thấy kết quả rà soát
chưa phù hợp với tình hình thực tế
của địa phương hoặc có đơn thư khiếu nại.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để báo cáo cho UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội).
- Tổng hợp số người thuộc hộ gia đình
làm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp có mức sống trung bình gửi về sở Lao
động - Thương binh và Xã hội để lập dự toán kinh phí hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y
tế.
- Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức thực hiện
cập nhật thông tin hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn vào file Excel và chuyển
về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện để cập nhật vào phần mềm quản lý.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với
UBND cùng cấp trong tổ chức triển khai, giám sát và phản biện việc thực hiện công tác rà soát
hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình đạt kết quả tốt.
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong đó, thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều và hộ gia đình làm
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
có mức sống trung bình năm 2019 tại địa phương phải đảm bảo chính xác, công
khai, dân chủ, minh bạch và kịp thời, đúng tiến độ; quá trình triển khai thực
hiện nếu có khó khăn, vướng mắc,
các đơn vị, địa phương phản ánh về UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Tổng cục Thống kê;
- TT.TU; TT.HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh (Đảng, chính quyền, đoàn thể);
- Cục Thống kê tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP và CVNC;
- Lưu: VT, tthuy.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Thanh Bình
|