Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1433/CTPH-TLĐ-PTM&CNVN Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Người ký: Nguyễn Đình Khang, Vũ Tiến Lộc
Ngày ban hành: 17/09/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG LĐLĐ - PHÒNG TM&CN
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1433/CTPH-TLĐ-PTM&CNVN

Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2019

CHƯƠNG TRÌNH

PHỐI HỢP CÔNG TÁC TRONG LĨNH VỰC QUAN HỆ LAO ĐỘNG, XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP, GIAI ĐOẠN 2019 - 2023

Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

Căn cứ Điều lệ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

Nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, chương trình công tác của các bên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thống nhất xây dựng Chương trình phối hợp công tác trong lĩnh vực quan hệ lao động, xây dựng giai cấp công nhân và phát triển doanh nghiệp, giai đoạn 2019 - 2023 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phát huy tính chủ động, vai trò, trách nhiệm của mỗi bên trong việc đảm bảo thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (sau đây viết tắt là NLĐ), người sử dụng lao động (sau đây viết tắt là NSDLĐ), tổ chức công đoàn, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh và phát triển bền vững cộng đồng doanh nghiệp.

- Tạo bước phát triển mới, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện, lâu dài giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

- Thiết lập cơ chế hợp tác, thông tin, trao đổi, tham vấn, đối thoại, thương lượng thường xuyên, định kỳ giữa hai bên.

- Giải quyết những vấn đề quan trọng, tác động đến số đông NLĐ, doanh nghiệp nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

2. Yêu cầu

- Phối hợp dựa trên nguyên tắc bình đẳng, thiện chí, tôn trọng lẫn nhau, hài hòa lợi ích của các bên;

- Hoạt động phối hợp được thực hiện ở các cấp có đại diện của các bên, trong đó đẩy mạnh hoạt động ở cấp Trung ương, tỉnh, thành phố và ngành, có sự tham gia hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, tạo động lực để thúc đẩy hoạt động hợp tác hiệu quả ở cấp cơ sở.

- Nội dung phối hợp phải thiết thực, phù hợp với quy định pháp luật, tiêu chuẩn lao động và thông lệ quốc tế; góp phần đáp ứng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của số đông NLĐ, NSDLĐ và tổ chức công đoàn.

II. NỘI DUNG PHỐI HỢP

1. Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

1.1. Tuyên truyền, vận động công nhân, NLĐ tích cực nâng cao nhận thức, trau dồi bản lĩnh chính trị, giác ngộ giai cấp, ý thức chấp hành pháp luật, thái độ, tác phong, tinh thần làm việc, thực hiện nội quy, quy chế, quy định của doanh nghiệp. Tuyên truyền, vận động NSDLĐ nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn; tuân thủ pháp luật, chăm lo, đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, phù hợp đối với NLĐ.

1.2. Vận động, khuyến khích doanh nghiệp tích cực tham gia giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách, tạo được chuyển biến mạnh mẽ và rõ rệt trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân; hàng năm dành kinh phí thỏa đáng và thời gian cho đào tạo, đào tạo lại công nhân.

1.3. Đề xuất và triển khai các giải pháp bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao thu nhập cho NLĐ, cải thiện điều kiện làm việc, chế độ phúc lợi của NLĐ;

1.4. Tổ chức tốt các hoạt động trong “Tháng Công nhân” theo tinh thần Thông báo Kết luận số 77-TB/TW ngày 24/02/2012 của Ban Bí thư về việc chọn tháng 5 hàng năm là “Tháng Công nhân” và “Tết sum vầy” theo chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

2. Phối hợp tuyên truyền, thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp

2.1. Thúc đẩy đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể hiệu quả ở các cấp

2.1.1. Hướng dẫn, hỗ trợ NSDLĐ thực hiện đúng quy định của pháp luật về tổ chức Hội nghị NLĐ, đối thoại tại nơi làm việc; phối hợp với công đoàn cơ sở (CĐCS) thương lượng, ký kết và thực hiện đầy đủ nội dung thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) đã ký kết.

2.1.2. Hướng dẫn, hỗ trợ CĐCS chủ động đề xuất, phối hợp với chủ doanh nghiệp tổ chức Hội nghị NLĐ, đối thoại, thương lượng, ký kết và tổ chức thực hiện TƯLĐTT đã ký kết, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình doanh nghiệp, trong đó chú trọng nội dung về tiền lương, thu nhập, điều kiện làm việc, an toàn lao động, bữa ăn ca...

2.1.3. Hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT ngành, TƯLĐTT đa doanh nghiệp đối với một số ngành lớn, quan trọng, sử dụng đồng lao động như dệt may, điện tử, da giầy, du lịch, vận tải...

2.2. Giám sát việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp và NLĐ

2.2.1. Các bên chủ động triển khai giám sát việc chấp hành pháp luật của NLĐ và NSDLĐ, kịp thời phát hiện những bất cập, vướng mắc, vi phạm để có biện pháp hướng dẫn, hỗ trợ.

2.2.2. Tăng cường phối hợp giữa 02 bên trong việc thực hiện giám sát đối với doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực sử dụng đồng lao động, điều kiện làm việc chưa đảm bảo.

2.2.3. Kiến nghị với Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật, chính sách liên quan đến NLĐ, doanh nghiệp.

2.3. Phòng ngừa và tham gia giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công không đúng quy định của pháp luật

2.3.1. NSDLĐ và tổ chức công đoàn định kỳ phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật của NLĐ và NSDLĐ, hạn chế ngừng việc tập thể, đình công không đúng quy định của pháp luật.

2.3.2. Xây dựng kênh thông tin chung để phản ánh kịp thời những doanh nghiệp đang có dấu hiệu tranh chấp nhằm phối hợp đưa ra các biện pháp xử lý, hạn chế tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công xảy ra.

2.3.3. Hướng dẫn NLĐ và NSDLĐ giải quyết, xử lý tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công đúng pháp luật; hỗ trợ quá trình đối thoại, thương lượng để giải quyết tranh chấp, đảm bảo an ninh chính trị của địa phương, an toàn của NLĐ và NSDLĐ, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.

2.4. Phát triển và xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam vững mạnh

2.4.1. Tuyên truyền, phổ biến đối với NSDLĐ về pháp luật lao động, công đoàn; quyền, trách nhiệm của Công đoàn, NSDLĐ theo quy định. Hỗ trợ, hướng dẫn NSDLĐ thực hiện các quy định của Luật Công đoàn.

2.4.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của CĐCS thông qua việc khuyến khích NSDLĐ hỗ trợ thời gian, điều kiện hoạt động của Công đoàn; tham khảo, lấy ý kiến tổ chức công đoàn khi xây dựng thang lương, bảng lương, nội quy lao động, các văn bản, quy chế nội bộ của doanh nghiệp theo quy định; thực hiện quy chế dân chủ, đối thoại, thương lượng tập thể; chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, chế độ phúc lợi cho NLĐ; giám sát thực hiện chế độ, chính sách đối với NLĐ.

3. Tổ chức các hoạt động đồng hành cùng doanh nghiệp, hướng tới sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp

3.1. Phát động, tổ chức các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; phối hợp tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của NLĐ, góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.2. Kiến nghị, đề xuất với các cấp chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước ban hành các chính sách, biện pháp, cơ chế xây dựng và phát huy vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về “Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020” và các văn bản của Đảng và Nhà nước về phát triển doanh nghiệp.

3.3. Tổ chức tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt, có hiệu quả công tác chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

4. Nâng cao hiệu quả tham gia các cơ chế hai bên, ba bên

4.1. Tăng cường trao đổi, thống nhất của các bên khi tham gia Hội đồng Tiền lương quốc gia nhằm xác định phương án khả thi, đề xuất Chính phủ thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ vào năm 2020; từ năm 2021 tham gia điều chỉnh tiền lương tối thiểu của NLĐ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, giá cả sức lao động trên thị trường, năng suất lao động và khả năng của doanh nghiệp.

4.2. Phát huy trách nhiệm của mỗi bên tham gia thành viên của Ủy ban Quan hệ Lao động, Hội đồng trọng tài lao động và các thiết chế ba bên, hai bên khác.

4.3. Tăng cường sự phối hợp trong quan hệ đối ngoại đa phương, song phương tại các diễn đàn quốc tế và Việt Nam, đặc biệt với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO); xúc tiến, tìm kiếm và phối hợp triển khai các dự án quốc tế về những vấn đề các bên cùng quan tâm.

5. Thiết lập kênh thông tin, tham vấn, đối thoại thường xuyên

5.1. Chia sẻ, trao đổi thông tin định kỳ và đột xuất về tình hình doanh nghiệp, NLĐ, công đoàn, quan hệ lao động giữa các bên thông qua chia sẻ báo cáo, số liệu, kết quả nghiên cứu, hội nghị chia sẻ thông tin... Mời đại diện các bên tham dự các hoạt động của từng bên tổ chức; thực hiện tham vấn trong quá trình tham gia xây dựng các quy định pháp luật, xây dựng, hoạch định chương trình, chính sách của mỗi bên.

5.2. Tổ chức Hội nghị thường niên về tình hình quan hệ lao động theo chủ đề phù hợp tại các cấp.

5.3. Hàng năm lựa chọn doanh nghiệp theo loại hình, quốc gia đầu tư, ngành, địa phương, khu công nghiệp để tổ chức đối thoại về quan hệ lao động, có sự tham gia, hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

- Chủ trì, phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện các nội dung 1.4, 2.1.2, 3.1, 3.3.

- Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện các nội dung khác.

- Chỉ đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn Ngành Trung ương và tương đương triển khai thực hiện Chương trình này, ký kết chương trình phối hợp với chi nhánh, văn phòng đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng đơn vị.

2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

- Chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện các nội dung 2.1.1, 2.4, 3.2.

- Phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện các nội dung khác.

- Chỉ đạo chi nhánh, văn phòng đại diện trực thuộc triển khai thực hiện Chương trình này, ký kết chương trình phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn Ngành Trung ương và tương đương phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng đơn vị.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao Ban Quan hệ Lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam giao Văn phòng Giới sử dụng lao động là đầu mối phối hợp triển khai, theo dõi Chương trình.

2. Hai bên thống nhất thành lập Ban phối hợp công tác triển khai thực hiện Chương trình. Lãnh đạo hai bên luân phiên làm Trưởng Ban phối hợp công tác.

3. Kinh phí thực hiện Chương trình do mỗi bên tự đảm bảo từ nguồn kinh phí hoạt động và các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định.

4. Hàng năm, hai bên thống nhất xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động và tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về đầu mối của hai bên để tổng hợp báo cáo lãnh đạo các bên xem xét, giải quyết./.

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP
VIỆT NAM
CHỦ TỊCH




Vũ Tiến Lộc

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Khang


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Ban Dân vận Trung ương;
- Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ LĐ-TB&XH;
- Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN;
- Lãnh đạo Phòng TM và CNVN;
- Chi nhánh, VPĐD Phòng TM&CNVN;
- Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương;
- Các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐLĐVN;
- Các đơn vị, thành viên trực thuộc Phòng TM và CNVN;
- Lưu: VP Tổng LĐLĐVN; VP Phòng TM và CNVN.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chương trình 1433/CTPH-TLĐ-PTM&CNVN ngày 17/09/2019 phối hợp công tác trong lĩnh vực quan hệ lao động, xây dựng giai cấp công nhân và phát triển doanh nghiệp, giai đoạn 2019-2023 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.196

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.234.50
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!