Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 102/KH-UBND 2017 quan hệ lao động hài hòa ổn định tiến bộ doanh nghiệp Ninh Bình

Số hiệu: 102/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Tống Quang Thìn
Ngày ban hành: 25/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 102/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 25 tháng 9 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 97/NQ-CP NGÀY 26/12/2014 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI KẾT LUẬN SỐ 96-KL/TW NGÀY 07/4/2014 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 22-CT/TW NGÀY 05/6/2008 CỦA BAN BÍ THƯ KHÓA X VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, ỔN ĐỊNH VÀ TIẾN BỘ TRONG DOANH NGHIỆP

Thực hiện Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Kết luận s 96-KL/TW ngày 07/4/2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư khóa X về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Nâng cao nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, tổ chức đại diện người lao động và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Ban Bí thư (khóa X) về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, n định và tiến bộ trong doanh nghiệp và Kết luận s96-KL/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW.

2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động; hoàn thiện các thiết chế về quan hệ lao động; củng cố và nâng cao năng lực của tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện chính sách pháp luật về lao động và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.

3. Phấn đấu đến năm 2020 quan hệ lao động trong doanh nghiệp ổn định, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên; đời sống vật chất, tinh thần của người lao động được cải thiện; trình độ tay nghề và ý thức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp của người lao động được nâng cao; tranh chấp lao động và đình công giảm, không để xảy ra đình công không đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Triển khai thực hiện Bộ Luật lao động năm 2012; Luật Việc làm năm 2013; Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015; Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế năm 2014; Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này đến toàn bộ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin về các Bộ Luật, Luật, các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện các Bộ Luật, Luật có liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động. Thực hiện hiệu quả và thiết thực Kế hoạch triển khai Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người sử dụng lao động và người lao động trong các loại hình doanh nghiệp của tỉnh giai đoạn III (2017-2021), bằng nhiều hình thức phù hợp.

3. Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động. Trong đó, tập trung có trọng tâm, trọng điểm vào nhng địa bàn có nhiều doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, những nội dung dễ phát sinh tranh chấp lao động như tiền lương, tiền thưởng, làm thêm giờ, phúc lợi, ăn ca, đóng hưởng bảo hiểm xã hội; xử lý nghiêm nhng trường hợp vi phạm pháp luật lao động.

Mỗi năm, cấp tỉnh phấn đấu tiến hành kiểm tra từ 50 đến 60 doanh nghiệp và thanh tra trên 20 doanh nghiệp; cấp huyện tiến hành kiểm tra từ 10 đến 20 doanh nghiệp.

4. Tổ chức thực hiện dạy nghề, đào tạo và nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động, đẩy mạnh đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, phối hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu thị trường lao động, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp.

5. Triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội; giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách về Bảo hiểm xã hội của người lao động; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi nợ, gian lận, trốn đóng Bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.

6. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết đình công không đúng trình tự pháp luật quy định.

Đến năm 2020, có ít nhất 70% doanh nghiệp có tổ chức công đoàn ký kết thỏa ước lao động tập thể.

7. Thường xuyên theo dõi và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh quan hệ lao động, không đxảy ra tranh chấp kéo dài dẫn đến đình công hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.

8. Tập trung đẩy mạnh việc triển khai chương trình phát triển nhà ở cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp theo Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 25/01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.

9. Đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển đoàn viên công đoàn và thành lập tổ chức công đoàn ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, nhất là doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Nâng số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn từ 212 doanh nghiệp vào cuối năm 2016 lên 300 doanh nghiệp vào năm 2020.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp. Trong đó, đặc biệt chú trọng, nâng cao năng lực của cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp; phát huy vai trò của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi chưa có tổ chức công đoàn.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về nguồn lực

- Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí đáp ứng cho nhu cầu của Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp của tỉnh giai đoạn III (2017-2021).

- Trích ngân sách tnh đầu tư, hỗ trợ xây dựng các nhà ở và công trình phúc lợi công cộng trong các khu công nghiệp.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cân đối ngân sách, bố trí kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

- Khuyến khích sự đóng góp tài chính của các doanh nghiệp đthực hiện các nội dung hoạt động của Kế hoạch.

- Huy động các nguồn hỗ trợ khác theo hình thức xã hội hóa; đng thời lồng ghép các chương trình, dự án đang triển khai.

2. Các giải pháp về chuyên môn

- Bồi dưng nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng ph biến, tuyên truyền pháp luật lao động cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban quản lý các khu công nghiệp; hệ thống công đoàn và các tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên lao động, thành viên Hội đồng trọng tài lao động tỉnh.

- Nâng cao kỹ năng phát triển đoàn viên công đoàn và tổ chức công đoàn cho cán bộ công đoàn các cấp.

3. Giải pháp về tổ chức

Thường xuyên kiện toàn đội ngũ hòa giải viên lao động và thành viên Hội đồng trọng tài lao động tỉnh.

Củng cố, bổ sung hệ thống thanh tra lao động phù hợp theo số lượng doanh nghiệp của tỉnh, đáp ứng nhu cầu thanh tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật lao động.

V. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động năm 2012; Luật việc làm năm 2013; Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015; Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này đến các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị có liên quan thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn III (2017 - 2021). Trong đó, chú trọng công tác tuyên tuyền, phổ biến pháp luật lao động trong các doanh nghiệp nhà nước bằng nhiều hình thức phù hợp.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chp hành các quy định của pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung vào các nội dung như tuyển dụng, sử dụng lao động, chính sách tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn và vệ sinh lao động, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tại nơi làm việc, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp, nhất là ở các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp có sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

d) Tổ chức thực hiện phát triển dạy nghề, đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, đẩy mạnh đào tạo nghề theo đơn đặt hàng, phi hp giữa cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp để bắt nhịp nhu cầu thị trường lao động, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp.

đ) Chủ trì phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể; phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố giải quyết đình công không đúng trình tự pháp luật quy định.

e) Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm lại hòa giải viên lao động theo đề nghị của Ủy ban nhân các huyện, thành phố; trình Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động tỉnh; chủ trì tập huấn nâng cao năng lực hòa giải viên lao động.

g) Kịp thời phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh, Liên minh hợp tác xã, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp kéo dài, dẫn đến đình công hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Đề xuất chính sách khuyến khích các dự án đầu tư vào các vùng nông thôn, miền núi để sử dụng hợp lý lực lượng lao động tại chỗ, điều hòa cung - cầu lao động và phát triển kinh tế - xã hội hài hòa giữa các vùng, các địa phương.

b) Tăng cường tổ chức các cuộc trao đổi, đối thoại với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động để tuyên truyền chính sách pháp luật và giải quyết kịp thời những kiến nghị, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khắc phục khó khăn, kịp thời tháo gnhững vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách và pháp luật hiện hành, trong đó có vấn đề thực hiện đúng các chế độ, chính sách đối với người lao động.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình; tham mưu bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ giai đoạn III từ năm 2017 đến năm 2021.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền về pháp luật lao động và chính sách mới của Nhà nước; chỉ đạo việc đưa tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng bảo đảm chính xác, đầy đủ, kịp thời, tránh đưa tin gây hiu lầm, kích động đình công, bãi công.

5. Sở Văn hóa và Thể thao

Chủ trì phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn củng cố, xây dựng các thiết chế văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao trong cán bộ, công nhân lao động, góp phần nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa tinh thần cho công nhân.

6. Sở Nội vụ

a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 20/10/2015 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020.

b) Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đại diện người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

7. Sở Xây dựng

a) Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch phát triển các khu dân cư, cơ sở hạ tầng các công trình công cộng gắn với phát triển các khu công nghiệp.

b) Triển khai thực hiện chính sách phát triển nhà ở, công trình công cộng phục vụ công nhân lao động làm việc tại các khu công nghiệp.

c) Đề xuất, hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng trong các khu công nghiệp.

8. Công an tỉnh

Chủ động nắm chắc tình hình an ninh chính trị nội bộ, an ninh trật tự cơ quan, doanh nghiệp, địa bàn dân cư, quản lý chặt chẽ các đối tượng, xử lý nghiêm minh các trường hợp quá khích, cầm đầu, xúi giục, kích động gây rối an ninh trật tự, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong cơ quan, doanh nghiệp, địa bàn quản lý.

9. Bảo him xã hội tỉnh

- Triển khai thực hiện và chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội; giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách về Bảo hiểm xã hội của người lao động.

- Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp nhất là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người tham gia, đảm bảo cho người lao động tiếp cận được đầy đủ thông tin về chính sách.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội; phát hiện và đề nghị xử lý kịp thời các hành vi nợ, gian lận, trn đóng Bảo hiểm xã hội của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; Phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh thực hiện thông tin tư vấn, giải đáp chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội đến doanh nghiệp và người lao động.

10. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người sử dụng lao động và người lao động trong các loại hình doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn III (2017-2021).

- Phối hợp với các cơ quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

- Thường xuyên theo dõi và kịp thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

11. Liên đoàn Lao động tỉnh

- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan tổ chức có hiệu quả Kế hoạch triển khai Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn III (2017 - 2021). Trong đó, chú trọng tuyên tuyền, phổ biến pháp luật lao động, pháp luật công đoàn và các quy định pháp luật có liên quan cho người lao động trong các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức phù hợp.

- Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới; trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn các cấp, thực hiện tốt vai trò đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

- Chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động nắm bắt tình hình đời sống, nguyện vọng của người lao động để chủ động đề xuất, tham gia với người sử dụng lao động trong việc đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; Thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ tư vấn pháp luật cho người lao động; tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần người lao động và bảo vệ quyền, lợi ích hp pháp của người lao động.

- Thường xuyên tổng hợp và chia sẻ thông tin với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về những khuyến nghị, yêu cầu có liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.

- Cử thành viên tham gia Hội đồng trọng tài lao động tỉnh.

12. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan thực hiện có hiệu quả Kế hoạch triển khai Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn III (2017 - 2021). Trong đó, chú trọng tuyên tuyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật khác có liên quan cho người sử dụng lao động và người lao động tại các Hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp.

- Nâng cao vai trò của tổ chức đại diện người sử dụng lao động khi tham gia vào các hoạt động phối hợp với tổ chức công đoàn và cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển quan hệ lao động; đề xuất đối thoại với UBND tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, những tồn tại, khó khăn trong thực hiện chính sách lao động, việc làm, tiền lương, BHXH.

- Cử thành viên tham gia Hội đồng trọng tài lao động tỉnh.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả và thiết thực công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn quản lý bằng nhiều hình thức phù hợp; có kế hoạch bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn III từ năm 2017 đến năm 2021.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các tổ chức đoàn th đhỗ trợ doanh nghiệp tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, giải quyết đình công không đúng theo quy định của pháp luật. Đảm bảo các điều kiện hoạt động cho hòa giải viên lao động, tăng cường vai trò trung gian hòa giải của hòa giải viên lao động trong giải quyết tranh chấp lao động thông qua thương lượng.

- Tăng cường tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.

- Chỉ đạo công tác phát triển dạy nghề, trong đó tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, trình độ, tay nghề của người lao động trên địa bàn quản lý.

- Thường xuyên theo dõi và kịp thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các cơ quan liên quan giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp kéo dài dẫn đến đình công hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ nội dung của Kế hoạch và những nhiệm vụ được phân công, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban ngành, đoàn thể của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện và cụ thể hóa các nhiệm vụ trong kế hoạch hàng năm của cơ quan, đơn vị.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 25 tháng 12 để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đ tng hp, báo cáo Ủy ban nhân dân tnh xem xét, điều chỉnh.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động TB&XH (b/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh VP, các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố
- Lưu: VT, VP2, VP4, VP5, VP6, VP7.
Tr06/LĐ

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tống Quang Thìn

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 102/KH-UBND ngày 25/09/2017 về thực hiện Nghị quyết 97/NQ-CP Chương trình hành động triển khai Kết luận 96-KL/TW tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do tỉnh Ninh Bình ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.680

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.218.83
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!