TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ
TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 81728/CT-TTHT
V/v thuế
bảo vệ môi trường đối với bao bì sản xuất được bán trực tiếp cho tổ chức để đóng gói sản
phẩm
|
Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2017
|
Kính gửi: Công ty TNHH Wiitech Việt Nam
(Đ/c: Lô
49G, KCN Quang Minh, Thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội)
MST:
0106262238
Trả lời công văn số 01/CV-WT ngày 25/10/2017 của Công
ty TNHH Wiitech Việt Nam hỏi về chính sách thuế bảo vệ môi trường, Cục Thuế TP
Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 1 Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày
28/9/2012 của Bộ Tài chính quy định sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 Thông tư số
152/2011/TT-BTC về đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường:
"4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi,
bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ
màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density
polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi
ni lông đáp ứng tiêu
chí thân thiện với môi trường kể
từ ngày được cơ quan có
thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi) tại khoản
này được quy định cụ thể như sau:
a) Bao bì đóng gói
sẵn hàng hóa bao gồm:
a1) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu.
a2) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất
hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
...a3) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực
tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ
đóng gói.
...a4) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa quy định tại tiết a2 và a3 điểm này
không bao gồm túi đựng hàng hóa khi bán hàng.
...b) Bao bì sản xuất hoặc nhập khẩu được xác định là
bao bì đóng gói sẵn hàng hóa quy định tại tiết
a2 và a3 điểm a khoản này phải có các giấy tờ sau:
b1) Đối với bao bì do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất
(gọi tắt là người sản xuất bao bì):
…- Trường hợp bao bì sản xuất được bán trực tiếp cho tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân khác (gọi tắt là người mua bao bì) để đóng gói sản phẩm thì người sản xuất
bao bì phải có:
+ Bản chụp Hợp đồng mua bán bao bì được ký trực tiếp giữa người sản xuất bao
bì và người mua bao bì.
+ Bản chính văn bản cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm
có chữ ký của đại diện theo pháp luật của người mua bao bì và đóng dấu (nếu người mua bao bì là pháp nhân) do
người mua bao bì gửi cho người sản xuất bao bì (trong văn bản cam kết nêu rõ số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất hoặc gia công ra
đối với trường hợp người mua bao bì để đóng gói sản phẩm do mình sản xuất hoặc gia công ra; số lượng sản phẩm dự kiến mua về để đóng gói đối với trường hợp người
mua bao bì để đóng gói sản phẩm do mình
mua về; số lượng sản phẩm
dự kiến nhận đóng gói đối với trường
hợp người mua bao bì làm dịch vụ đóng gói; số lượng sản phẩm cần đóng gói và số lượng bao bì sử dụng để đóng gói sản phẩm).
+ Bảng kê hóa đơn bán bao bì theo mẫu số 03/TBVMT ban
hành kèm theo Thông tư này. Khi lập hóa đơn bán bao bì phải ghi đầy đủ các chỉ
tiêu được quy định trên hóa đơn giá trị gia tăng (hoặc hóa đơn bán hàng dùng
cho cơ sở nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp), ngoài ra ghi
thêm dòng bán theo Hợp đồng... số... ngày... tháng... không chịu thuế bảo vệ
môi trường trên hóa đơn.
…"
- Căn cứ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013
của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP
ngày 22/7/2013 của Chính phủ:
+ Tại Khoản 5 Điều 10 quy định về khai bổ sung hồ sơ
khai thuế:
“5. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế
a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế
đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.
...Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế
vào bất cứ ngày làm việc nào,
không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở
người nộp thuế; nêu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử
lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế
được khai bổ sung, điều chỉnh:... ”
+ Tại Điều 33 quy định về xử lý số tiền thuế, tiền chậm
nộp, tiền phạt nộp thừa.
“Điều 33. Xử lý số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
1. Tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là nộp thừa khi:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại
thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân sách nhà nước trong thời hạn
10 (mười) năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân
sách nhà nước. Đối với loại thuế phải quyết toán thuế thì người nộp thuế chỉ được
xác định số thuế nộp thừa khi có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo
quyết toán thuế.
b) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy
định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường,
thuế thu nhập cá nhân (trừ trường hợp nêu tại điểm a khoản này).
2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định sau:
a) Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này
(trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này).
b) Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp
thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định của mục lục ngân
sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này). Trường hợp quá
06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp thừa mà không phát
sinh khoản phải nộp tiếp
theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm c khoản này.
c) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và người nộp thuế có số tiền
thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản này sau khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a,
điểm b khoản này mà vẫn còn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ
sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực
tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư
này.
…"
Căn cứ các quy định trên và theo trình bày của đơn vị,
Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn đơn vị theo nguyên tắc như sau:
- Trường hợp túi ni lông là bao bì đóng gói sẵn hàng
hóa được Công ty TNHH Wiitech Việt Nam sản xuất để bán trực tiếp cho doanh nghiệp
trong khu chế xuất để đóng gói sản phẩm do doanh nghiệp đó sản xuất ra nếu đáp ứng
điều kiện quy định tại Tiết b1 Điểm b
Điều 1 Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/2012 của Bộ Tài chính thì không
thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường.
- Trường hợp Công ty TNHH Wiitech Việt Nam đã kê
khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì không thuộc diện chịu thuế bảo
vệ môi trường nêu trên thì công ty thực hiện kê khai điều chỉnh bổ sung hồ sơ
khai thuế bảo vệ môi trường
theo quy định tại Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của
Bộ Tài chính.
Số tiền thuế bảo vệ môi trường Công ty TNHH Wiitech
Việt Nam nếu được xác định là nộp thừa thì được xử lý theo quy định tại Điều 33
Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH Wiitech Việt
Nam biết và thực hiện./
Nơi
nhận:
- Như
trên;
- Phòng kiểm tra thuế số 1;
- Phòng pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|