ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1104/KH-UBND
|
Điện Biên, ngày 02 tháng 5 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TỔNG KẾT
CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ TRANH CHẤP, KHIẾU KIỆN PHỨC TẠP, KÉO DÀI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN, GIAI ĐOẠN 2007 - 2017
Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU ngày
16/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 31/01/2018 của
UBND tỉnh Điện Biên về thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT trên địa bàn tỉnh Điện
Biên năm 2018. Theo thống kê trong giai đoạn từ năm 2007 đến
2017, trên địa bàn tỉnh Điện Biên xảy ra hơn 2.500 vụ
tranh chấp, khiếu kiện, trong đó:
Tranh chấp liên quan đến địa giới
hành chính xảy ra 85 điểm (cấp tỉnh 23 điểm, cấp huyện 17 điểm, cấp xã 45 điểm).
Tại một số điểm, có lúc tranh chấp, mâu thuẫn giữa nhân dân hai bên rất gay gắt,
đã phát sinh tập trung đông người, khiếu kiện vượt cấp, gây phức tạp về ANTT,
nhất là: (1)Điểm tranh chấp giữa xã Xa
Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên với xã Mường Báng, huyện Thuận Châu,
tỉnh Sơn La; (2)Điểm tranh chấp giữa xã
Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên với xã Sam
Kha, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La; (3)Điểm
tranh chấp giữa bản Hua Sát, xã Mường Khong, huyện Tuần
Giáo và bản Nậm Chan 3, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng...
Tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân
dân xảy ra hơn 2.400 vụ. Nguyên nhân chủ yếu do những xung đột về lợi ích kinh
tế; công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn nhiều bất cập, thậm chí có nơi còn
thực hiện sai pháp luật. Các vụ tranh chấp nói trên hầu hết là xảy ra giữa các
cá nhân, tính chất nhỏ lẻ, tuy nhiên, thời gian gần đây nổi lên tình trạng nhân
dân tự giải quyết tranh chấp bằng vũ lực, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, điển
hình như: Vụ dùng dao chém chết 03 người trong 01 gia đình ở bản Ma Lù Thàng,
xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà ngày 11/02/2017; vụ 03 đối
tượng dùng búa đánh tử vong 01 người ở bản Nậm Chẩn, xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
ngày 11/6/2016... vì liên quan đến
tranh chấp đất đai.
Khiếu kiện liên quan đến thực hiện
các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội xảy ra 10 vụ. Nguyên nhân
chủ yếu do công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, thực hiện đền bù giải
phóng mặt bằng các chương trình, dự án còn hạn chế, thiếu sót. Đáng chú ý đã xảy
ra vụ đeo bám khiếu kiện vượt cấp tại các cơ quan Trung ương từ năm 2009 đến
năm 2016 của bà Nguyễn Thị Cấp ở Tổ 13, phường Sông Đà, thị xã Mường Lay.
Qua theo dõi quá trình giải quyết các
vụ tranh chấp, khiếu kiện trên địa bàn tỉnh cho thấy:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một
số cấp ủy, chính quyền ở cơ sở trong việc giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu
kiện, nhất là các vụ phức tạp chưa quyết liệt, hiệu quả chưa cao, còn để kéo
dài;
- Nhận thức và năng lực quản lý, giải
quyết các vụ việc của cán bộ một số Sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện và các
lực lượng chức năng có liên quan còn hạn chế; trách nhiệm
của một số lãnh đạo, cán bộ nơi xảy ra các vụ việc trong việc giải quyết còn
chưa cao, thậm chí còn đùn đẩy, né tránh trách nhiệm hoặc
không đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, bản chất vụ việc, đưa ra cách giải quyết
không thấu đáo làm cho sự việc diễn biến phức tạp hơn;
- Việc triển khai, thực hiện pháp luật
về khiếu nại, tố cáo thời gian qua còn chưa nghiêm, chưa kiên quyết xử lý trách
nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng;
- Công tác phối hợp nắm tình hình,
tham mưu, giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện giữa các cơ quan, đơn vị
chưa chặt chẽ, kịp thời, nhất là giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng tham gia
thẩm định các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội với đơn vị được
giao xác minh, tham mưu xử lý tranh chấp khiếu kiện...
Từ tình hình thực tế trên, để đánh giá cụ thể về tình hình, kết quả, nguyên nhân, nhất là những ưu điểm,
tồn tại, hạn chế trong việc giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện phức tạp,
kéo dài trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007-2017, UBND tỉnh
ban hành Kế hoạch Tổng kết công tác giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện phức
tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007 - 2017, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
- Tổng kết đánh giá tình hình, kết quả
giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2007 - 2017;
- Làm rõ nguyên nhân, những hạn chế,
vướng mắc, trên cơ sở đó thống nhất về chủ trương, quan điểm, nhiệm vụ, giải
pháp để giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp, khiếu kiện trong thời gian tới.
2. Yêu cầu
Việc tổ chức Hội nghị phải đảm bảo chất
lượng, thiết thực, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng tiến độ, không mang tính
chất phô trương, hình thức.
II. NỘI DUNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, THÀNH PHẦN
1. Nội dung
- Đánh giá tình hình, kết quả giải
quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện giai đoạn 2007 - 2017, tập trung vào các
lĩnh vực: Tranh chấp đất đai, liên quan địa giới hành chính giữa tỉnh Điện Biên
với các tỉnh; tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính trong nội tỉnh
và tranh chấp đất đai giữa các cá nhân; việc giải quyết các vụ khiếu kiện liên
quan đến các chương trình, dự án đầu tư xây dựng của tỉnh, của địa phương; việc
giải quyết tranh chấp liên quan đến đất rừng của tổ chức, cá nhân do thực hiện
chính sách của Nhà nước (Tuần giáo, Nậm pồ, Mường Chà...). Trong đó lấy một số
vụ, việc điển hình để đánh giá, rút kinh nghiệm như:
+ Vụ tranh chấp giữa xã bản Chóng A,
B và Háng Tàu, xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên với các bản Tư
Làng A, B, xã Mường Báng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La;
+ Vụ chấp giữa bản Hua Sát, xã Mường
Khong, huyện Tuần Giáo và bản Nậm Chan 3, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng;
+ Vụ tranh chấp đất, rừng ở khu vực
giáp ranh giữa bản Huổi Nôm, xã Mường Khong với các bản Thẩm Táng, Thẩm Mú, xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo;
+ Vụ đối tượng Sùng A Thò ở bản Ma Lù
Thàng, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà đã dùng dao chém chết 03 người cùng bản tại
khu vực tranh chấp đất đai ngày 11/02/2017;
+ Vụ bà Nguyễn Thị Cấp ở Tổ 13, phường
Sông Đà, thị xã Mường Lay đeo bám khiếu kiện tại các cơ quan Trung ương từ năm
2009 đến năm 2016.
2. Thời gian, địa điểm
- Thời gian: 1/2
ngày, dự kiến cuối tháng 6/2018 (thời gian cụ thể sẽ có Giấy mời sau).
- Địa điểm: Hội trường số 2 - Trụ sở
UBND tỉnh.
3. Thành phần mời dự Hội nghị
- Đại diện Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND
tỉnh;
- Đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Đại diện Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Đại diện Lãnh đạo các Sở, ban,
ngành, lực lượng vũ trang tỉnh: Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Thường trực
UBMTTQ tỉnh, Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án
nhân dân tỉnh, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Nội vụ, Công thương, Xây dựng, Giao
thông - Vận tải, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ
CHQS tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Văn phòng: Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh; Ban Tiếp công dân tỉnh;
- Đại diện Lãnh đạo UBND cấp huyện;
- Đại diện Lãnh đạo các phòng, ban chức
năng Công an tỉnh và Trưởng Công an cấp huyện (do Công an tỉnh triệu tập);
- Đại diện Lãnh đạo phòng chức năng
thuộc UBND cấp huyện: Nội vụ, Thanh tra, Tài nguyên - Môi trường, Tư pháp... (do
UBND cấp huyện triệu tập);
- Phóng viên: Báo Điện Biên Phủ, Đài
Phát thanh và Truyền hình tỉnh, cơ quan Thường trú TTXVN tại Điện Biên, Cổng
Thông tin điện tử tỉnh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan xây dựng báo cáo trung tâm Hội nghị và
gửi Văn phòng UBND tỉnh thẩm định trước
15/6/2018;
- Xây dựng chương trình, giấy mời, nội
dung khai mạc, bế mạc Hội nghị của lãnh đạo UBND tỉnh và in ấn, phát tài liệu cho đại biểu tham dự và thực hiện công tác tổ chức Hội
nghị;
- Căn cứ tình hình theo dõi việc giải
quyết các vụ việc gợi ý để các tổ chức, cá nhân tham luận tại Hội nghị.
2. Văn phòng UBND tỉnh
Thẩm định và trình Lãnh đạo UBND tỉnh
ban hành các văn bản do Công an tỉnh chuẩn bị.
3. Các Sở, ban, ngành tỉnh và
UBND các huyện: Thanh tra, Nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân
tỉnh, Tài nguyên - Môi trường, Ban Tiếp công dân tỉnh, UBND các huyện: Điện
Biên Đông, Mường Ảng, Tuần Giáo, Mường Chà, thị xã Mường Lay... theo chức năng,
nhiệm vụ được giao và địa bàn quản lý xây dựng báo cáo Tổng
kết các vụ tranh chấp, khiếu kiện nói trên và gửi về UBND
tỉnh (qua Công an tỉnh) trước ngày 25/5/2018 để tổng hợp chung; đồng thời
tham dự Hội nghị đúng thành phần và chuẩn bị nội dung tham luận tại Hội nghị.
4. Các Sở,
ban, ngành tỉnh, UBND thành phố và các huyện còn lại tham
dự Hội nghị đúng thành phần và căn cứ chức năng, nhiệm vụ chuẩn bị nội dung
tham luận tại Hội nghị.
5. Giao
Công an tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch
này. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, yêu cầu các Sở, ban,
ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố báo cáo bằng văn bản về Công an tỉnh
để tổng hợp và trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết. Các cơ quan, đơn vị, địa
phương chủ động bố trí kinh phí cho đại biểu tham dự Hội nghị theo đúng quy định
của pháp luật hiện hành.
Trên đây là Kế hoạch Tổng kết công
tác giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2007 - 2017. Yêu cầu các Sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã,
thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện, đảm
bảo nội dung yêu cầu của Kế hoạch đã đề ra./.
Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, LLVT tỉnh;
- Thường trực các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, NC, TV.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Mùa A Sơn
|