Kính gửi:
|
- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Các đại học, học viện, trường đại học;
- Các trường cao đẳng sư phạm;
- Các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
|
Thực hiện Quyết định số 2457/QĐ-BGDĐT ngày
23/8/2023 của Bộ trưởng Bô Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về Ban hành Kế hoạch nhiệm
vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 của ngành Giáo dục; Quyết định số
2171/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2023 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về Ban hành khung kế hoạch
thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và
giáo dục thường xuyên; Nghị định số 168/2018/NĐCP ngày 28/12/2018 của Chính phủ
về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương.
Bộ GDĐT hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo, các đại
học, học viện, trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm, trung tâm giáo dục
quốc phòng và an ninh (sau đây gọi là các cơ quan, đơn vị, nhà trường) thực hiện
nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN); công tác quốc phòng, quân sự;
phòng, chống khủng bố năm học 2023-2024 nội dung chủ yếu như sau:
I. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Tiếp tục quán triệt Chỉ thị số 12-CT/TW ngày
03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
GDQPAN trong tình hình mới; thực hiện nghiêm Luật GDQPAN số 30/2013/QH13 ngày
19/6/2013 của Quốc hội; Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ
và Nghị định số 139/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định số 13/2014/NĐ-CP ngày 25/02/2014 của Chính phủ. Thể
chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và quản lý nhà nước trong
lĩnh vực GDQPAN.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí nhà
nước về GDQPAN theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phát huy tính chủ động,
linh hoạt, sáng tạo của cơ quan, đơn vị, nhà trường trong nâng cao chất lượng
công tác GDQPAN.
3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch chung của ngành Giáo
dục bảo đảm tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng. Quán triệt phương hướng,
nhiệm vụ năm học, tổ chức triển khai dạy học môn học GDQPAN theo Luật GDQPAN và
các thông tư hướng dẫn của Bộ GDĐT bảo đảm chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi
cho học sinh sinh viên học tập, hoàn thành chương trình GDQPAN theo kế hoạch. Bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, giáo viên,
giảng viên, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, nhà trường theo từng đối
tượng bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
4. Kết hợp chặt chẽ công tác GDQPAN với công tác
giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, kĩ năng nghề
nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên và các nội dung hoạt động giáo dục
khác bảo đảm thiết thực, hiệu quả, an toàn phù hợp với từng lứa tuổi.
5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, giảng viên GDQPAN có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm tốt, đủ về số lượng và từng bước chuẩn hóa đáp ứng
yêu cầu giảng dạy môn học GDQPAN.
6. Tiếp tục đầu tư, bổ sung trang thiết bị, mô hình
học cụ, cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị đáp ứng yêu cầu dạy học theo các quy định
hiện hành. Quản lý chặt chẽ vũ khí, trang bị; đối với súng tiểu liên AK hoán cải
cấp 5 phải được đăng ký với cơ quan quân sự địa phương theo quy định và sử dụng
bảo đảm an toàn. Tăng cường tiến hành thanh tra, kiểm tra các điều kiện đảm bảo
chất lượng trong dạy học môn GDQPAN, kịp thời chấn chỉnh các cơ sở giáo dục,
trung tâm GDQPAN tổ chức giảng dạy không đủ các điều kiện bảo đảm.
7. Công tác quốc phòng, quân sự; phòng, chống khủng
bố
Quán triệt và thực hiện nghiêm các luật, nghị định,
thông tư về công tác quốc phòng, quân sự; phòng, chống khủng bố. Ban Chỉ huy
quân sự, Tiểu Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cơ quan, đơn vị, nhà trường
ban hành quy chế hoạt động và xây dựng kế hoạch công tác quân sự, quốc phòng;
công tác phòng, chống khủng bố đúng quy định.
Tổ chức huấn luyện, diễn tập, tập huấn cho Ban Chỉ
huy quân sự, lực lượng tự vệ, Tiểu Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố theo đúng
kế hoạch của cấp trên và đơn vị.
Thực hiện nghiêm chế độ sơ kết, tổng kết và báo cáo
về Ban Chỉ huy quân sự, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố của Bộ đúng quy định.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Các sở giáo dục và đào tạo
a) Thực hiện chương trình giáo dục quốc phòng và
an ninh
- Chỉ đạo cơ quan, đơn vị chức năng, các cơ sở giáo
dục xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai dạy học môn học GDQPAN theo đúng
quy định, bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa
phương, nhà trường và học sinh.
- Đối với lớp 5 cấp tiểu học, lớp 9 cấp trung học
cơ sở tiếp tục thực hiện dạy học lồng ghép GDQPAN theo Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT
ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Năm học 2023-2024, các lớp 1, lớp 2, lớp
3, lớp 4 cấp tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thực hiện dạy học
lồng ghép tập trung các chủ đề: giáo dục tinh thần yêu nước; truyền thống lịch
sử của dân tộc Việt Nam trong dựng nước và giữ nước; tình yêu quê hương, yêu
hoà bình, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; các lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp
trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thực hiện dạy học lồng
ghép tập trung các chủ đề: giáo dục truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc;
truyền thống lịch sử của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; tình yêu quê
hương, biển đảo Việt Nam,... Nội dung lồng ghép GDQPAN được thực hiện thông qua
các bài học trong các môn học; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; tham quan
di tích lịch sử, bảo tàng, nhà truyền thống, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân
dân.
- Đối với lớp 10 và lớp 11 cấp trung học phổ thông
thực hiện nội dung GDQPAN theo Thông tư số 46/2020/TT-BGDĐT ngày 24/11/2020 của
Bộ trưởng Bộ GDĐT về Ban hành Chương trình môn GDQPAN cấp trung học phổ thông;
sử dụng sách giáo khoa mới đã được phê duyệt. Năm học 2023-2024, lớp 12 tiếp tục
sử dụng sách giáo khoa hiện hành theo hướng tiếp cận Chương trình GDQPAN được
quy định tại Thông tư số 46/2020/TT-BGDĐT và bổ sung những kiến thức mới đã được
tập huấn tháng 7/2023.
- Các nhà trường tổ chức dạy học theo phân phối
chương trình cả năm học; nội dung thực hành, dạy tập trung dứt điểm theo bài
nhưng không quá 3 tiết/buổi và phải thực hiện nghiêm các quy định về bảo đảm an
toàn khi sử dụng vũ khí, trang bị.
b) Tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai
thực hiện chất lượng, hiệu quả GDQPAN theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) tổ chức tuyển dụng giáo viên GDQPAN,
thực hiện rà soát, bố trí, sử dụng giáo viên dạy đúng, đủ theo quy định của môn
học GDQPAN; kiên quyết khắc phục tình trạng thừa, thiếu cục bộ, có kế hoạch cụ
thể điều chuyển, biệt phái, tăng cường giáo viên GDQPAN từ nơi thừa sang nơi
thiếu; đối với nội dung huấn luyện thực hành không sử dụng giáo viên không đúng
với chuyên ngành GDQPAN.
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên GDQPAN bảo đảm đủ về số lượng, chất lượng từng bước đạt chuẩn, có
phẩm chất đạo đức tốt, có chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu
giảng dạy môn học. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên GDQPAN
cốt cán để triển khai tập huấn, bồi dưỡng tại địa phương; gắn bồi dưỡng thường
xuyên với nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường, cụm trường để
nâng cao năng lực chuyên môn; phát huy tính tích cực, chủ động, linh hoạt, tự
chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện nội dung chương
trình GDQPAN theo sách giáo khoa mới.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá môn học trên cơ sở định
hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Đối với học sinh lớp 12 tiếp tục
đánh giá theo Thông tư 40/2012/TT-BGDĐT ngày 19/11/2012 về Ban hành quy định tổ
chức dạy học và đánh giá kết quả môn học GDQPAN và Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT về
sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học
cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày
12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Đối với học sinh lớp 10, lớp 11 đánh giá theo
Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về Quy định về
đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Đề nghị với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí ngân
sách và chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục đầu tư, bổ sung trang thiết bị, mô
hình học cụ, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu môn học GDQPAN trong
các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông
có nhiều cấp học theo quy định, Hướng dẫn các trường trung học phổ thông, trường
phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học phổ thông bố trí phòng học
bộ môn và mang mặc trang phục GDQPAN theo đúng quy định hiện hành; sử dụng có
hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có.
- Tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực
hiện nghiêm việc lựa chọn sách giáo khoa GDQPAN lớp 12 theo quy định.
2. Các đại học, học viện, trường
đại học, trường cao đẳng sư phạm và các trung tâm giáo dục quốc phòng và an
ninh.
a) Thực hiện chương trình giáo dục quốc phòng và
an ninh
- Tổ chức xây dựng kế hoạch, triển khai giảng dạy nội
dung môn học GDQPAN theo đúng quy định tại Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày
18/3/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về Ban hành Chương trình GDQPAN trong trường
cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.
- Đối với đối tượng sinh viên đã hoàn thành chương
trình môn học GDQPAN ở trình độ cao đẳng khi học liên thông lên trình độ đại học,
các cơ sở giáo dục đại học, trung tâm GDQPAN căn cứ vào nội dung môn học để xây
dựng chương trình GDQPAN phù hợp theo hướng công nhận các nội dung đã học, bổ
sung các nội dung chưa học theo Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020 của
Bộ trưởng Bộ GDĐT và cấp chứng chỉ hoàn thành môn học.
- Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao
chất lượng dạy và học môn học GDQPAN. Tổ chức dạy học, đánh giá kết quả và cấp
chứng chỉ hoàn thành môn học theo quy định.
- Các cơ sở giáo dục đại học được giao tự chủ môn học
GDQPAN, các trung tâm GDQPAN thực hiện nghiêm quy định tổ chức dạy học tập
trung theo quy định tại Khoản 3, Điều 12, Luật GDQPAN năm 2013.
- Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quyết định số
2861/QĐ-BQP ngày 24/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc điều chỉnh, bổ
sung danh sách liên kết GDQPAN. Các cơ sở giáo dục đại học, trung tâm GDQPAN
không được tự điều chỉnh liên kết GDQPAN, khi cần điều chỉnh liên kết phải báo
cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ GDĐT và Cơ quan Thường trực Hội đồng
giáo dục quốc phòng và an ninh Trung ương.
- Tổ chức quản lý, cấp phát chứng chỉ GDQPAN bảo đảm
chặt chẽ, đúng quy định; khi kết thúc khóa đào tạo, báo cáo kết quả đào tạo, số
lượng cấp phát chứng chỉ về Bộ GDĐT qua Vụ GDQPAN.
b) Tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai
thực hiện chất lượng, hiệu quả GDQPAN
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên
GDQPAN có phẩm chất, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm tốt; xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để bảo đảm chuẩn hóa trình độ đội ngũ giảng
viên GDQPAN đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 đã được sửa
đổi bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 74/2014/QH13, Luật số
97/2015/QH13 và Luật số 34/2018/QH14. Giảng viên thỉnh giảng phải đáp ứng yêu cầu
về độ tuổi theo Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019 và
có trình độ, chuyên ngành đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ đúng với nội dung giảng
dạy.
- Các cơ sở giáo dục đại học được giao tự chủ môn học
GDQPAN xây dựng kế hoạch bổ sung giảng viên GDQPAN thay thế giảng viên là sĩ
quan biệt phái khi Bộ Quốc phòng điều động rút sĩ quan biệt phái tại các cơ sở
giáo dục đại học theo Công văn số 2046/BQP-CT ngày 21/6/2023 của Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng về việc tạm hoãn rút sĩ quan biệt phái tại các cơ sở giáo dục đại học.
- Bảo đảm đủ các điều kiện dạy học môn GDQPAN, củng
cố nơi ăn, ở của sinh viên; bổ sung trang thiết bị, mô hình học cụ, cơ sở vật
chất, đầu tư xây dựng thao trường, bãi tập đáp ứng yêu cầu dạy, học theo đúng
quy định.
c) Tăng cường công tác quản lý kỷ luật; quản lý
sinh viên, xây dựng môi trường văn hóa quân sự
- Thực hiện nghiêm quy định sinh viên học môn
GDQPAN phải được tổ chức ăn, ở tập trung theo nếp sống quân sự và biên chế
thành tiểu đội, trung đội, đại đội; cán bộ đại đội là cán bộ, giảng viên cơ hữu
của nhà trường, trung tâm. Sinh viên nữ phải được bố trí khu vực riêng và bảo đảm
ăn, ở phù hợp.
- Trên cơ sở điều lệnh quản lý bộ đội, điều lệ, các
chế độ, quy định của quân đội để vận dụng duy trì nền nếp, chế độ trong ngày,
trong tuần cho phù hợp như: thức dậy; thể dục sáng; kiểm tra sáng; học tập; ăn uống;
thể thao; đọc báo, nghe tin; ngủ nghỉ,...
- Thực hiện xưng hô, chào hỏi theo quy định; lễ tiết,
tác phong, đi lại theo nếp sống quân sự. Giảng viên thỉnh giảng là sĩ quan quân
đội, sĩ quan công an đã nghỉ hưu, xuất ngũ thống nhất sử dụng trang phục giảng
viên GDQPAN trong giảng dạy, công tác, không được mang mặc quân phục quân đội,
công an.
- Các ngày nghỉ theo lịch giảng dạy phải tổ chức
các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giải trí lành mạnh, chặt chẽ phù hợp với lứa
tuổi của sinh viên.
- Nghiêm cấm cán bộ, giảng viên, sinh viên sử dụng
rượu, bia, chất kích thích, chất cấm và vui chơi, giải trí ăn tiền dưới mọi
hình thức.
d) Thực hiện tốt công tác tuyển chọn nam sinh
viên tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị
- Các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tốt công tác
tuyên truyền, giáo dục cho sinh viên Nghị định số 78/2020/NĐ-CP ngày 06/7/2020
của thủ tướng Chính phủ về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam; Nghị định
số 79/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ, chính
sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên và các văn bản, hướng dẫn
của Bộ GDĐT, Bộ Quốc phòng về tuyển chọn nam sinh viên đi đào tạo sĩ quan dự bị.
- Khi có quyết định giao chỉ tiêu đào tạo sĩ quan dự
bị của Bộ trưởng Bộ GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học tổ chức xây dựng kế hoạch
tuyển chọn, giao nhiệm vụ cho các cơ quan, khoa, bộ môn bảo đảm khoa học, chặt
chẽ. Tổ chức thành lập Hội đồng tuyển chọn, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn là một
lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học, các thành viên là lãnh đạo các đơn vị chức
năng, khoa, bộ môn được giao nhiệm vụ tuyển chọn nam sinh viên tốt nghiệp đại học.
- Tổ chức tuyển chọn nam sinh viên tốt nghiệp đại học
theo đúng thủ tục, nguyên tắc, công khai, dân chủ, bảo đảm đủ số lượng, chất lượng,
đúng ngành, chuyên ngành theo quy định và có ít nhất 20% nguồn dự bị đối với từng
ngành, chuyên ngành.
- Quá trình đào tạo, phối hợp chặt chẽ với cơ sở
đào tạo sĩ quan dự bị trong Quân đội nắm chắc kết quả học tập, chất lượng rèn
luyện, tâm tư, nguyện vọng của sinh viên, kịp thời giải quyết các vướng mắc. Kết
thúc khóa đào tạo, tiếp nhận sinh viên từ cơ sở đào tạo về trường bảo đảm chặt
chẽ và tổ chức tuyên dương, khen thưởng các sinh viên có thành tích cao trong
quá trình đào tạo, báo cáo kết quả đào tạo về Bộ GDĐT qua Vụ GDQPAN.
3. Ban Chỉ huy quân sự các sở
GDĐT; các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ GDĐT
- Triển khai tổ chức thực hiện nghiêm Luật Quốc
phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật GDQPAN và Nghị định số 168/2018/NĐCP ngày
28/12/2018 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa
phương; các thông tư, hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng của Bộ Quốc
phòng, Bộ GDĐT và các bộ, ngành Trung ương.
- Ban Chỉ huy quân sự các cơ sở giáo dục đại học
tham mưu cho lãnh đạo và triển khai thực hiện nghiêm các Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ GDĐT về tuyển chọn nam sinh
viên tốt nghiệp đại học đi đào tạo sĩ quan dự bị năm 2024 theo đúng hướng dẫn của
Bộ GDĐT.
- Ban Chỉ huy quân sự các cơ quan, đơn vị, nhà trường
phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương trên địa bàn thường xuyên tổ
chức kiện toàn Ban Chỉ huy quân sự và lực lượng tự vệ đủ số lượng, bảo đảm chất
lượng theo quy định.
- Xây dựng hệ thống kế hoạch, văn kiện sẵn sàng chiến
đấu, tổ chức huấn luyện lực lượng tự vệ đạt chất lượng và hiệu quả, sẵn sàng xử
trí các tình huống xảy ra theo quy định; tham gia tập huấn công tác quốc phòng,
quân sự đúng, đủ thành phần khi được triệu tập; thực hiện chế độ báo cáo theo
quy định.
4. Tiểu Ban Chỉ đạo phòng, chống
khủng bố các sở GDĐT; các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ GDĐT
- Quán triệt và triển khai tổ chức thực hiện nghiêm
Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội;
Nghị định số 07/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ và các quy định
của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Quốc gia; các văn bản hướng dẫn của Bộ
Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ GDĐT về công tác phòng, chống khủng bố.
- Tiểu Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố của cơ
quan, đơn vị, nhà trường phải thường xuyên được kiện toàn; phối hợp chặt chẽ với
Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch;
chủ động nắm chắc tình hình, các phương án xử trí tình huống trong công tác
phòng, chống khủng bố, không để xảy ra khủng bố tại các cơ quan, đơn vị, nhà
trường.
- Khi nhận được thông tin về khủng bố hoặc nghi ngờ
tình huống khủng bố có thể xảy ra tại cơ quan, đơn vị, nhà trường, Tiểu Ban Chỉ
đạo phòng, chống khủng bố hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, nhà trường phải
báo cáo ngay Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp trên để phối hợp xử lý và
nhanh chóng áp dụng các biện pháp khẩn cấp trong phòng, chống khủng bố; ngăn chặn,
loại trừ, hạn chế tác hại của khủng bố gây ra; tổ chức sơ tán cán bộ, giảng
viên, giáo viên, người lao động và học sinh, sinh viên đến vị trí an toàn.
- Xây dựng kế hoạch luyện tập, diễn tập các phương
án phòng, chống khủng bố; tham gia tập huấn phòng, chống khủng bố đúng, đủ
thành phần khi được triệu tập; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Ban
Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ GDĐT.
5. Công tác tập huấn, bồi dưỡng,
tổng kết công tác giáo dục quốc phòng và an ninh
Bộ GDĐT tổ chức tập huấn nội dung GDQPAN, công tác
quốc phòng, quân sự như sau:
- Tập huấn công tác GDQPAN cho cán bộ quản lý, nhà
giáo các cơ quan, đơn vị, nhà trường:
+ Đợt 1, các đơn vị phía Bắc từ tỉnh Thừa Thiên -
Huế trở ra dự kiến tuần 2 tháng 7/2024 tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Đợt 2, các đơn vị phía Nam từ thành phố Đà Nẵng
trở vào dự kiến tuần 3 tháng 7/2024 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
+ Các các cơ quan, đơn vị, nhà trường xây dựng kế
hoạch, tổ chức, tập huấn, bồi dưỡng nội dung GDQPAN cho đơn vị mình hoàn thành
trong tháng 8/2024.
- Tập huấn cho Ban Chỉ huy quân sự, Tiểu Ban Chỉ đạo
phòng, chống khủng bố các sở GDĐT, các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ
GDĐT dự kiến tuần 3 tháng 8/2024 tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Các các cơ quan, đơn vị, nhà trường xây dựng kế hoạch,
tổ chức, tập huấn công tác quốc phòng, quân sự; phòng, chống khủng bố cho đơn vị
mình sau tập huấn của Bộ.
- Bộ GDĐT tổ chức tổng kết công tác GDQPAN dự kiến
vào tuần 4 tháng 7/2024.
III. CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG,
BÁO CÁO
1. Công tác thi đua, khen thưởng
- Phát động các phong trào thi đua phù hợp với nhiệm
vụ, hoạt động thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị, nhà trường, địa phương và đặc
thù của môn học GDQPAN.
- Cụ thể hóa các tiêu chí thi đua theo hướng dẫn của
Bộ GDĐT thành các hoạt động cụ thể, tập trung vào các tiêu chí: Ban hành văn bản
về công tác quân sự, quốc phòng và công tác GDQPAN; tổ chức dạy học; nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên GDQPAN; cơ sở vật chất,
vũ khí, trang thiết bị bảo đảm cho môn học.
- Triển khai thực hiện tốt việc thi đua, khen thưởng
đối với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên GDQPAN, học sinh, sinh
viên bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch.
2. Công tác báo cáo
Báo cáo định kỳ (có phục lục kèm theo):
- Báo cáo học kỳ 1, trước ngày 25/01/2024.
- Báo cáo năm học, trước ngày 05/6/2024.
Báo cáo đột xuất: Khi có kiến nghị hoặc vướng mắc,
nảy sinh trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ hoặc theo yêu cầu của Bộ, các cơ
quan, đơn vị, nhà trường báo cáo Bộ GDĐT theo quy định.
Báo cáo của các cơ quan, đơn vị, nhà trường gửi về
Bộ GDĐT qua Vụ GDQPAN số 35, Đại Cồ Việt, Hà Nội. Điện thoại liên hệ: ông Vũ
Minh 0904609999, Email: vuminh@moet.gov.vn hoặc Ông Nguyễn Sơn Hà 0989142565,
Email: nsha@moet.gov.vn.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Căn cứ hướng dẫn của Bộ, các cơ quan, đơn vị, nhà
trường xây dựng kế hoạch hướng dẫn tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển
khai thực hiện nếu có những vấn đề vướng mắc, phát sinh, đề nghị các cơ quan,
đơn vị, nhà trường phản ánh về Bộ GDĐT qua Vụ GDQPAN để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên (để t/h);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Bộ Quốc phòng (để p/h);
- Cơ quan Thường trực Hội đồng GDQP&AN TW;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các cơ quan thuộc Bộ (để t/h);
- Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDQPAN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Phúc
|
Phụ
lục 1
MẪU BÁO CÁO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TỰ CHỦ; TRUNG
TÂM
(kèm theo Công văn số 5031/BGDĐT-GDQPAN ngày 15 tháng 9 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT)
TÊN ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN
TÊN ĐƠN VỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …/…
|
…, ngày
tháng năm 2023
|
BÁO CÁO
Kết quả công tác
giáo dục quốc phòng và an ninh năm học …
Phần I
KẾT QUẢ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
NĂM HỌC...
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
2. Kết quả triển khai thực hiện công tác giáo dục
quốc phòng và an ninh
Báo cáo tình hình và các các điều kiện tự chủ dạy học
môn GDQPAN theo đúng quy định của Thông tư liên tịch 123....
2.1. Số lượng liên kết, tuyển sinh trong năm học
………, hình thức tổ chức dạy học, tổng số lượng từng đợt/năm
2.2. Số lượng cấp phát chứng chỉ GDQPAN từng năm, tổng
số
2.3. Số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên: Trình
độ đào tạo, chuyên ngành; tỷ lệ đạt chuẩn theo quy định, kế hoạch, lộ trình chuẩn
hóa đội ngũ giảng viên
2.4. Công tác quản lý kỷ luật; quản lý sinh viên,
xây dựng môi trường văn hóa quân sự
2.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
2.5.1. Số lượng, chất lượng phòng học, thiết bị dạy
học, vũ khí hoán cải cấp 5, trang bị
2.5.2. Số lượng, diện tích thao trường bãi tập:
Thao trường kĩ thuật, chiến thuật, sân tập điều lệnh đội ngũ
2.5.3. Nơi ăn, ở tập trung: Diện tích, lưu lượng bảo
đảm
2.6. Số lượng giáo trình, tài liệu dạy học
III. HẠN CHẾ, KHUYẾT ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN
1. Hạn chế, khuyết điểm
2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân khách quan
2.2. Nguyên nhân chủ quan
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Phần II
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM
VỤ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
NĂM HỌC..
I. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ ...
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý, giảng
viên
3. Công tác tổ chức dạy học GDQPAN; quản lý kỷ luật;
quản lý sinh viên
4. Cơ sở, vật chất
Phần III
KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
2. Đối với Bộ GDĐT
2. Đối với Bộ Quốc phòng
3. Đối với Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh
4. Ý kiến khác (nếu có)
Nơi nhận
|
LÃNH ĐẠO CƠ SỞ
GIÁO DỤC
ĐẠI HỌC (TRUNG TÂM)
(ký tên, đóng dấu)
|
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG,
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Tổng số Giảng
viên
|
Sỹ quan biệt
phái
|
Học hàm, học vị
|
Đào tạo GDQPAN
|
Chuyên ngành
khác
|
Ghi chú
|
|
GS
|
PGS
|
TS
|
Ths
|
Đại học
|
Khác
|
|
Cử nhân
|
VB2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KẾT QUẢ ĐÀO TẠO
(Kết quả của năm
học ……..)
Số lượng sinh
viên
|
Kết quả
|
Kết quả đánh
giá chất lượng
|
Ghi chú
|
Nam
|
Nữ
|
Tổng
|
Đã cấp CC
|
Chưa được cấp
CC
|
Giỏi
|
Tỷ lệ %
|
Khá
|
Tỷ lệ %
|
Đạt
|
Tỷ lệ %
|
Không đạt
|
Tỷ lệ %
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ
lục 2
MẪU BÁO CÁO CÁC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(kèm theo Công văn số 5031/BGDĐT-GDQPAN ngày 15 tháng 9 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
(T. PHỐ)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …/…
|
….., ngày
tháng năm ….
|
BÁO CÁO
Kết quả công tác
giáo dục quốc phòng và an ninh năm học …..
Phần I
KẾT QUẢ CÔNG TÁC
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
NĂM HỌC...
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Quy mô trường, lớp, giáo viên, học sinh
- Số lượng trường, lớp
- Số lượng, chất lượng giáo viên: trình độ đào tạo;
đạt chuẩn, kiêm nhiệm; thừa, thiếu.
- Số lượng học sinh
2. Thuận lợi
3. Khó khăn
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GDQPAN
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành
2. Kết quả triển khai thực hiện cụ thể
2.1. Thực hiện chương trình giáo dục quốc phòng và
an ninh
2.2. Tăng cường các điều kiện đảm bảo triển khai thực
hiện chất lượng, hiệu quả GDQPAN theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
a) Đào tạo, bồi dưỡng, chất lượng, số lượng đội
ngũ cán bộ quản lý, giáo viên GDQPAN
b) Cơ sở vật chất
c) Sách giáo khoa
2.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và
chuyển đổi số trong GDQPAN
III. NHỮNG HẠN CHẾ, KHUYẾT ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN
1. Hạn chế, khuyết điểm
2. Nguyên nhân
2.1. Nguyên nhân khách quan
2.2. Nguyên nhân chủ quan
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Phần II
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM
VỤ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
NĂM HỌC....
I. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ ...
1. Phương hướng
2. Nhiệm vụ
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý,
giáo viên
3. Công tác tổ chức dạy học GDQPAN
4. Cơ sở, vật chất
V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đối với Bộ GDĐT
2. Đối với Bộ Quốc phòng
3. Đối với Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh
4. Ý kiến khác (nếu có)
Nơi nhận
|
GIÁM ĐỐC
(Kí tên, đóng dấu)
|
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG,
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN GDQPAN, HỌC SINH
Sỹ quan biệt
phái
|
Tổng số Giáo
viên
|
Học hàm, học vị
|
Đào tạo GDQPAN
|
Đào tạo chuyên
ngành khác
|
Học sinh
|
Ghi chú
|
GS
|
PGS
|
TS
|
Ths
|
Cử nhân
|
Khác
|
Cử nhân
|
VB2
|
Số lượng
|
Chất lượng (kết
quả môn học)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|