Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 82/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Đặng Minh Thông
Ngày ban hành: 02/04/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/KH-UBND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 02 tháng 04 năm 2024

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2024

Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dại;

Thực hiện Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại;

Căn cứ Quyết định số 1549/QĐ-UBND ngày 25/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2022-2030;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 57/TTr-SYT ngày 23/3/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên người trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024, như sau:

I. THỰC TRẠNG, DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH DẠI Ở NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1. Thực trạng bệnh Dại ở người trên địa bàn tỉnh:

- Giai đoạn 2008-2013 trên địa tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận 13 trường hợp tử vong do bệnh Dại (huyện Xuyên Mộc: 10; huyện Châu Đức: 03).

- Từ tháng 9/2013 sau khi triển khai tiêm vắc xin miễn phí cho tất cả người dân sinh sống trên địa bàn huyện Xuyên Mộc và huyện Châu Đức. Từ năm 2014 đến nay tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không ghi nhận trường hợp tử vong do bệnh Dại.

- Trong giai đoạn 2016-2020, hàng năm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 4.500 người tiêm vắc xin phòng bệnh Dại và 82 người tiêm Huyết thanh kháng Dại. Từ năm 2021-2022, do tình hình khan hiếm vắc xin nên hàng năm trung bình chỉ ghi nhận khoảng 2.664 người tiêm vắc xin phòng bệnh Dại và 63 người tiêm Huyết thanh kháng Dại.

- Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tình hình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho người bị chó, mèo cắn năm 2023 là 5.981 người (thành phố Bà Rịa: 885 người; thành phố Vũng Tàu: 2.312 người; huyện Long Điền: 56 người; huyện Đất Đỏ: 159 người; huyện Xuyên Mộc: 430 người; huyện Châu Đức: 1.111 người; thị xã Phú Mỹ: 901 người; huyện Côn Đảo: 127 người).

- Tính đến đầu tháng 3/2024, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận 422 người bị chó, mèo cắn đi tiêm vắc xin phòng bệnh Dại. Ghi nhận 01 ổ dịch bệnh Dại trên động vật (chó) tại huyện Châu Đức, 01 ổ dịch nghi dại trên động vật (chó) tại huyện Đất Đỏ.

2. Dự báo tình hình dịch bệnh Dại:

Trong năm 2023, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu không ghi nhận các ổ dịch bệnh Dại trên súc vật (8/8 huyện, thị xã, thành phố). Tuy nhiên, nhận thức của người dân còn hạn chế nên công tác vận động người dân nuôi chó, mèo thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh Dại theo quy định gặp nhiều khó khăn: Tình trạng nuôi và thả rông chó, mèo còn rất phổ biến tại các thôn, ấp; Người dân ngoài tỉnh mang theo chó, mèo (đang lưu hành bệnh Dại) đến làm ăn sinh sống trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Bên cạnh đó, bệnh Dại có nguồn lây từ các loài động vật hoang dại (nơi ổ chứa vi rút Dại) nên việc kiểm soát nguồn lây bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nguy cơ dịch bệnh Dại trên địa bàn tỉnh luôn hiện hữu và có nguy cơ bùng phát nếu không kiểm soát tốt trong năm 2024.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030.

- Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh Dại.

- Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

- Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn phối hợp phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

- Thông tư số 33/2023/TT-BYT ngày 31/12/2023 của Bộ Y tế về việc Quy định Danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B được ưu tiên bố trí ngân sách cho hoạt động khám chữa bệnh.

- Quyết định số 1622/QĐ-BYT ngày 08/5/2014 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn và giám sát phòng chống bệnh Dại trên người.

- Quyết định số 1549/QĐ-UBND ngày 25/05/2022 về phê duyệt kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2022-2030.

- Quyết định số 266/QĐ-BYT ngày 02/02/2024 của Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Kiểm soát được bệnh Dại và không ghi nhận ca tử vong do bệnh Dại trên người, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân và cộng đồng trên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp giữa ngành thú y và ngành Y tế trong công tác phòng chống bệnh Dại:

- 100% cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp tham gia, chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại trên người.

- 100% các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch phối hợp giữa ngành y tế và ngành thú y trong công tác phòng chống bệnh Dại trên người.

b) Nâng cao nhận thức của người dân về bệnh Dại và cách phòng chống:

- 100% các huyện, thị xã, thành phố thực hiện truyền thông nguy cơ và nâng cao nhận thức về bệnh Dại cho cộng đồng. Đặc biệt thực hiện truyền thông, cung cấp các kiến thức và cách phòng, chống bệnh Dại cho các hộ gia đình trong vùng trọng điểm, nguy cơ cao, đồng thời thực hiện truyền thông lồng ghép tại các trường học trên địa bàn.

- 100% các huyện/xã tổ chức chiến dịch truyền thông dưới nhiều hình thức như truyền thông trực tiếp hoặc các kênh truyền thông truyền thông đại chúng, loa truyền thanh xã, thôn...

c) Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát:

- 100% các cán bộ y tế từ tuyến tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn được cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hành, xử trí vết thương khi bị động vật cắn, kỹ thuật tiêm vắc xin, huyết thanh kháng Dại cho người bị phơi nhiễm với bệnh Dại, kỹ năng truyền thông và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại.

- 100% các huyện, thị xã, thành phố thực hiện báo cáo số người tiêm vắc xin phòng bệnh Dại do động vật cắn theo Quyết định số 1622/QĐ-BYT ngày 08/5/2014 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn và giám sát phòng chống bệnh Dại trên người.

- 100% các ca bệnh nghi Dại, các ổ dịch Dại trên người được phát hiện, điều tra, giám sát, báo cáo kịp thời theo quy định.

- Thực hiện giám sát thường xuyên, định kỳ lồng ghép với giám sát dịch bệnh chung trên địa bàn.

d) Tăng cường hoạt động tiêm phòng vắc xin, huyết thanh kháng Dại cho những người bị phơi nhiễm bệnh Dại:

- 100% các huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 01 điểm tiêm phòng bệnh Dại tại cơ sở y tế công lập, đảm bảo đủ lượng vắc xin, huyết thanh tiêm phòng bệnh Dại cho người phơi nhiễm.

- 100% số người bị phơi nhiễm với bệnh Dại được điều tra phát hiện được điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

- 100% các đối tượng thuộc khoản 2 Mục V tại kế hoạch này được miễn phí tiêm vắc xin và huyết thanh kháng Dại sau phơi nhiễm.

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Các biện pháp chỉ đạo:

a) Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh cấp tỉnh:

- Tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh Dại trên địa bàn toàn tỉnh. Chính quyền địa phương các cấp có vai trò chủ đạo trong công tác phòng chống bệnh Dại.

- Giao trách nhiệm cho người đứng đầu các cấp chịu trách nhiệm chính triển khai quyết liệt những biện pháp ngăn chặn sự lây lan bệnh Dại từ động vật sang người.

- Phối hợp liên ngành giữa Sở Y tế và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phòng, chống dịch bệnh Dại ở người và động vật.

b) Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh cấp huyện, cấp xã:

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh tại địa phương, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo, theo dõi giám sát tình hình dịch bệnh Dại trên địa bàn.

- Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, triển khai hiệu quả các hoạt động phòng chống dịch bệnh Dại trên người người và động vật.

- Quán triệt triển khai một số điều quy định về quản lý đàn chó, phòng chống bệnh Dại theo quy định của Luật Thú y, Luật Chăn nuôi, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Quyết định số 1549/QĐ-UBND ngày 25/05/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2022-2030.

2. Công tác chuyên môn:

a) Công tác dự phòng trước và sau phơi nhiễm bệnh Dại:

- Tiêm vắc xin dự phòng bệnh Dại cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút Dại như cán bộ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi rút Dại; khuyến cáo người làm nghề giết mổ chó, người dân và những người đi du lịch nên tiêm vắc xin dự phòng bệnh Dại khi đến các khu vực lưu hành bệnh Dại và tiêm nhắc lại theo định kỳ.

- Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, phơi nhiễm, có nguy cơ nhiễm với bệnh Dại nhưng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh Dại phải được điều trị dự phòng.

- Tổ chức giám sát chủ động phát hiện và báo cáo quản lý các trường hợp phơi nhiễm bệnh Dại; tư vấn, vận động người dân đến điểm tiêm phòng gần nhất để được tư vấn và điều trị dự phòng.

- Tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở về khám, tư vấn, giám sát, kỹ năng truyền thông về phòng chống bệnh Dại.

- Tăng cường hoạt động của các điểm tiêm phòng bệnh Dại trên địa bàn tỉnh, ít nhất mỗi huyện/thị xã/thành phố có 01 điểm tiêm để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ tốt nhất.

b) Công tác truyền thông:

- Tổ chức truyền thông tới từng hộ gia đình, các trường học các nội dung: tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, cách nhận biết người và động vật mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại và biện pháp xử lý, phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật; chủ trương, chính sách và quy định về quản lý nuôi chó, mèo và tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo; các biện pháp phòng, chống bệnh Dại, xây dựng vùng an toàn bệnh Dại; xử lý vi phạm các trường hợp vi phạm, không tuân thủ các quy định về quản lý chó, mèo nuôi, tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo, không tuân thủ các biện pháp phòng, chống bệnh Dại; Các nội dung và tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Dại, giai đoạn 2022-2030 với mục tiêu quan trọng không có người tử vong vì bệnh Dại vào năm 2030.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại và các biện pháp phòng chống bệnh Dại ở người; hướng dẫn người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị chó, mèo cắn và đến các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Không sử dụng các biện pháp chuyên môn, kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc (bao gồm cả thuốc đông y, bài thuốc cổ truyền, gia truyền...) không theo quy định của ngành Y tế thay thế vắc xin để điều trị dự phòng bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

- Xây dựng, phát thanh thông điệp truyền thông qua phát thanh và truyền hình tỉnh, của các huyện, thị xã, thành phố; hệ thống loa cấp xã, bảng tin công cộng tại nơi đông người, các điểm sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân.

- Truyền thông vận động thông qua các báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ y tế, thú y cơ sở; xây dựng, in ấn, phát miễn phí các tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, pa nô, sách mỏng, sách sổ tay, poster...); truyền thông học đường về phòng, chống bệnh Dại; phát động hưởng ứng và tổ chức mít tinh Ngày “Thế giới phòng chống bệnh Dại” vào ngày 28/9 hàng năm; tổ chức các hội thảo, hội nghị, tập huấn chuyên đề, các buổi tọa đàm, nói chuyện, giao lưu trực tuyến, tổ chức sự kiện,...

c) Công tác giám sát bệnh Dại trên người:

- Giám sát người bị phơi nhiễm với vi rút Dại:

+ Người bị chó, mèo, động vật Dại, nghi Dại cắn, cào, liếm hoặc bị nước bọt dính vào niêm mạc phải rửa vết thương và đến các cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng Dại. Các điểm tiêm đảm bảo đủ vắc xin về người dân có thể tiếp cận với việc điều trị dự phòng bệnh Dại sau phơi nhiễm; trường hợp nhiều người bị chó, mèo cắn và có biểu hiện nghi mắc Dại phải báo ngay cho cơ quan thú y và Y tế địa phương thực hiện các biện pháp ứng phó, xử lý ổ dịch Dại.

+ Tổ chức tiêm phòng bệnh Dại cho người và báo cáo trên hệ thống theo quy định của Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Dại trên người.

+ Các đơn vị y tế dự phòng thông báo với cơ quan thú y cùng cấp để phối hợp theo dõi, giám sát và phòng chống bệnh Dại trên động vật theo quy định hiện hành của ngành thú y.

- Giám sát người mắc/tử vong do bệnh Dại để phát hiện sự lưu hành của vi rút Dại:

+ Cán bộ y tế dự phòng có trách nhiệm phối hợp với bệnh viện tổ chức điều tra ngay khi nhận được thông tin, xác minh, lấy mẫu xét nghiệm bệnh nhân lâm sàng lên cơn Dại gửi về Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh để chẩn đoán xác định và tìm sự lưu hành của chủng vi rút Dại.

+ Tại khu vực có bệnh nhân tử vong do Dại, phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành khử khuẩn và phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y điều tra xử lý ổ dịch Dại trên đàn chó, mèo tại địa phương (nếu có).

- Nâng cao năng lực giám sát bệnh Dại trên người:

+ Chuẩn hóa chương trình, tài liệu tập huấn phòng chống bệnh Dại cho hệ thống y tế các cấp.

+ Tập huấn các kỹ năng tư vấn, chỉ định và tiêm vắc xin, huyết thanh kháng Dại cho cán bộ y tế ở các điểm tiêm vắc xin phòng Dại cho người; kỹ thuật bảo quản và vận chuyển vắc xin, theo dõi sau tiêm; kỹ thuật thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu của người nghi mắc bệnh Dại, bảo đảm an toàn cho người lấy mẫu và chất lượng của mẫu; kỹ năng điều tra, giám sát, chẩn đoán xác định bệnh Dại, phân tích tình hình dịch tễ, xác định vùng, nhóm người có nguy cơ lây truyền bệnh Dại, tiêm phòng vắc xin Dại cho người có nguy cơ cao, xử trí vết cắn, điều trị dự phòng cho người bị chó, mèo cắn, xử lý ổ dịch; phối hợp liên ngành thú y trong việc giám sát, lấy mẫu bệnh Dại trên động vật dựa vào người bị cắn đi tiêm phòng; kỹ năng truyền thông nguy cơ, cách hạn chế bị động vật cắn, truyền thông cộng đồng trước, trong và sau ổ dịch bệnh Dại.

d) Công tác phối hợp liên ngành:

- Phối hợp liên ngành giữa ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với ngành Y tế trong công tác giám sát, phòng chống bệnh Dại ở người và động vật theo Thông tư 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phối hợp giữa ngành Giáo dục và ngành Y tế để thực hiện truyền thông phòng chống bệnh Dại trong nhà trường.

- Ngành Y tế và cơ quan truyền thông phối hợp xây dựng, phát hành những thông điệp truyền thông phòng chống bệnh Dại.

- Phối hợp giữa ngành Y tế với các cơ quan đoàn thể trong công tác tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống Dại tại cộng đồng.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN: Nguồn ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh năm 2024.

1. Ngân sách của tình đảm bảo kinh phí cho các hoạt động trong công tác hoạt phòng, chống bệnh Dại trên người bao gồm những nội dung sau:

- Công tác truyền thông về phòng chống Dại bao gồm hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng chống bệnh Dại và ngày 28/9.

- Công tác giám sát phòng, chống bệnh Dại trên người.

- Công tác tiêm vắc xin và huyết thanh kháng Dại miễn phí cho các đối tượng thuộc khoản 2 Mục V tại kế hoạch này.

- Nâng cao năng lực giám sát bệnh Dại trên người; Giám sát bệnh nhân tử vong để phát hiện sự lưu hành của vi rút Dại.

2. Đối tượng được miễn phí tiêm vắc xin và huyết thanh kháng Dại:

- Cán bộ y tế tiếp xúc với người nghi mắc/mắc bệnh Dại; tham gia thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu của người nghi mắc/mắc bệnh Dại.

- Cán bộ thú y tham gia thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu của động vật nghi mắc/mắc bệnh Dại.

- Cán bộ thú y tham gia công tác tiêm phòng dại trên động vật.

- Người tham gia điều tra, xử lý ổ dịch Dại.

- Người tham gia đội săn bắt chó thả rông.

- Đối tượng thuộc diện người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, những người tham gia phòng chống dịch trong vùng nguy cơ cao và các trường hợp đặc biệt khác.

3. Đối tượng không thuộc khoản 2 Mục V tại kế hoạch này: Tự chi trả chi phí điều trị dự phòng sau phơi nhiễm.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế:

- Tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh Dại trên người; phối hợp với Sở Nông nghiệp và và Phát triển nông thôn thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh Dại trên trên động vật.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, cơ quan có liên quan tổ chức triển khai tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng, chống bệnh Dại trên người.

- Chỉ đạo triển khai các hoạt động đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế để đề nghị hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan để triển khai các hoạt động phòng chống bệnh Dại có hiệu quả trên người đặc biệt là công tác truyền thông.

- Thường xuyên kiểm tra đánh giá các hoạt động phòng, chống bệnh Dại của các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo đơn vị, phòng ban chuyên môn liên quan trực thuộc phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổng hợp và đề xuất chính sách và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho các đối tượng được tiêm vắc xin và huyết thanh kháng Dại miễn phí sau phơi nhiễm và dự phòng trước phơi nhiễm đến năm 2030 cho các đối tượng thuộc khoản 2 Mục V tại kế hoạch này.

- Chỉ đạo đơn vị, phòng ban chuyên môn liên quan trực thuộc:

+ Xây dựng nhu cầu vắc xin và đảm bảo đủ nguồn cung ứng vắc xin và huyết kháng Dại trên địa bàn tỉnh (bao gồm những đối tượng miễn phí thuộc khoản 2 Mục V tại kế hoạch này)

+ Tổ chức triển khai đảm bảo mỗi huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có ít nhất 01 điểm tiêm phòng bệnh Dại.

+ Giám sát chặt chẽ tình hình bệnh Dại trên người, phối hợp với các cấp, các ngành trong việc vận động người dân thực hiện tiêm phòng vắc xin/huyết thanh phòng bệnh Dại sau khi bị động vật nghi Dại cắn/cào kịp thời;

+ Tăng cường năng lực về chuyên môn: tư vấn, xử lý vết thương tại các điểm tiêm trên địa bàn tỉnh.

+ Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y trong giám sát, báo cáo, phát hiện, xử lý khi có dịch bệnh Dại lây truyền từ động vật sang người theo Thông tư 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở về khám, tư vấn, xử lý vết thương, thực hiện thường quy phòng chống bệnh Dại; thực hiện chế độ khai báo, theo đúng Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015;

+ Phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y trong công tác truyền thông phòng chống bệnh Dại: xây dựng tài liệu, thông điệp truyền thông, phát thanh rộng rãi trên các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố truyền thông sâu rộng trong cộng đồng.

- Chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành liên quan tổ chức hưởng ứng ngày Ngày Thế giới Phòng chống bệnh Dại và ngày 28/9 hàng năm.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp phòng chống bệnh Dại ở động vật và phối hợp phòng, chống bệnh Dại trên người.

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh thực hiện tốt kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; phối hợp tốt với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh về tổ chức, giám sát và chia sẻ thông tin kịp thời về công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh theo Thông tư 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức triển khai truyền thông nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh Dại.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Đưa nội dung giáo dục sức khoẻ và kiến thức phòng chống bệnh Dại, xử trí vết thương khi bị súc vật cắn, ... vào các buổi học ngoại khoá, tổ chức buổi tìm hiểu về bệnh Dại và một số cách phòng chống bệnh Dại trong trường học.

- Chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc phối hợp với ngành Y tế và ngành Nông nghiệp tuyên truyền về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại; các biện pháp phòng chống bệnh Dại bằng nhiều hình thức phong phú, trực quan như: Zalo, Facebook, tờ rơi, pano... phù hợp với đặc điểm lứa tuổi.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bà Rịa-Vũng Tàu:

- Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế và các cơ quan liên quan phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Báo Bà Rịa-Vũng Tàu thông tin tuyên truyền, phổ biến các nội dung nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống bệnh Dại đến các tổ chức, cá nhân có liên quan và mọi người dân biết chủ động thực hiện.

- Tăng cường thời lượng phát sóng, tuyên truyền về công tác phòng, chống bệnh Dại trên người và động vật; phát động “Chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh Dại” vào ngày 28/9 hàng năm ở các địa phương, các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh.

5. Sở Tài chính:

Trên cơ sở Kế hoạch được duyệt và dự toán do các cơ quan, đơn vị lập, Sở Tài chính tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí ngân sách thực hiện đối với các nhiệm vụ chi thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và phân cấp ngân sách hiện hành.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội:

Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, các sở, ban, ngành có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các hội viên, đoàn viên và nhân dân về thực hiện công tác phòng, chống bệnh Dại; Tuyên truyền, vận động người nuôi chó phải thực hiện khai báo, nuôi nhốt, tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh Dại theo quy định.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Căn cứ vào kế phòng, chống dịch bệnh Dại trên người của tỉnh, xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống bệnh Dại cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tại các huyện, thị xã, thành phố và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn giám sát tình hình bệnh Dại theo hệ thống từ huyện/ thị xã/ thành phố tới thôn, ấp, tổ dân phố, tăng cường hoạt động các điểm tiêm chủng tại địa phương. Thực hiện tốt công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho các đối tượng phơi nhiễm với bệnh Dại bị động vật nghi Dại cắn/cào/liếm và các đối tượng chính sách; tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Dại. Đồng thời thực hiện nghiêm chế độ khai báo theo đúng Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế; Công tác chia sẻ thông tin theo Thông tư 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chỉ đạo đơn vị, phòng ban trực thuộc liên quan tổ chức triển khai trên địa bàn quản lý đảm bảo có ít nhất 01 điểm tiêm phòng bệnh Dại.

- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn quản lý, bố trí kinh phí cho các hoạt động về phòng, chống Dại theo đúng quy định.

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên người trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2024, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các địa phương, đơn vị báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Y tế) để kịp thời giải quyết, hướng dẫn thực hiện theo quy định./.


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- TTr TU; TTr HĐND tỉnh (b/c);
- Cục YTDP (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Ủy ban MTTQ VN tỉnh
và các Tổ chức chính trị-XH tỉnh;
- CVP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- Đài PT-TH tỉnh; Báo BR-VT;
- Trung tâm CB-TH tỉnh;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Lưu: VT, VX3

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Minh Thông

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 82/KH-UBND ngày 02/04/2024 phòng, chống bệnh Dại trên người trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


91

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.132.235
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!