Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 77/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng Người ký: Vương Quốc Nam
Ngày ban hành: 22/04/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 77/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 22 tháng 4 năm 2024

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG NẮNG NÓNG, HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, XÂM NHẬP MẶN MÙA KHÔ NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

Theo thông tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong tháng 1 và tháng 2 năm 2024, nhiệt độ trung bình ở các khu vực cao hơn khoảng 0,5 - 1,5°C so trung bình nhiều năm (viết tắt TBNN), nắng nóng với nhiệt độ từ 36 - 38°C bất thường đã xảy ra sớm hơn TBNN. Dự báo, từ tháng 4 năm 2024, nắng nóng sẽ gia tăng về cường độ và có khả năng xuất hiện nắng nóng gay gắt nhiều hơn so với TBNN.

Thực hiện Công văn số 2605/BNN-TL ngày 10/4/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn,

Nhằm chủ động triển khai các biện pháp ứng phó nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Chủ động ứng phó nhanh, kịp thời và tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn.

- Tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; đảm bảo thực hiện tốt việc ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra.

2. Yêu cầu

- Thực hiện tốt tinh thần và tư thế chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ vật chất, phương tiện để ứng phó khi nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn xảy ra theo phương châm “bốn tại chỗ”.

- Các địa phương cần xây dựng kế hoạch, kịch bản phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp địa bàn quản lý, tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn vốn, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại về sản xuất và dân sinh.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp phi công trình

- Tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để từng hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn hiểu, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống; qua đó, tạo sự chủ động và tăng cường trong nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị và Nhân dân trong việc sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt một cách khoa học, tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước.

- Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân theo dõi, có giải pháp ứng phó kịp thời.

- Theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến của nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và nguồn nước trên các sông, rạch để điều tiết hợp lý các hệ thống công trình; thông báo thời gian vận hành hệ thống cống để người dân chủ động lấy và trữ nước tưới phục vụ sản xuất.

- Triển khai tổ chức sản xuất theo hướng dẫn và kế hoạch của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Giải pháp công trình

2.1. Công tác thủy lợi tạo nguồn

- Kiểm tra, khảo sát hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn để kịp thời duy tu, sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xuống cấp; thực hiện việc nạo vét khu vực cửa cống lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập ngăn mặn,... để tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đang xây dựng để đưa vào vận hành khai thác, kịp thời ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh vào mùa khô.

2.2. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp

- Đối với lĩnh vực trồng trọt: Tăng cường, khuyến cáo, hướng dẫn người dân tuân thủ khuyến nghị, cảnh báo của ngành trồng trọt không xuống giống lúa vụ Hè Thu 2024 ở các vùng chưa có nước ngọt ổn định, chỉ tổ chức canh tác khi đã xuất hiện mưa trên diện rộng hoặc ở vùng có nguồn nước đảm bảo cung cấp ổn định.

- Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Hướng dẫn người dân các giải pháp kỹ thuật chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, thường xuyên tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi, có biện pháp vệ sinh tiêu độc, sát trùng chuồng trại, phòng ngừa các loại dịch bệnh thường xảy ra đối với gia súc, gia cầm trong mùa khô; kịp thời phát hiện các ổ dịch để có giải pháp xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

- Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản: Hướng dẫn người dân áp dụng các mô hình nuôi thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường nước tại địa phương, theo dõi tình hình biến động của thời tiết và môi trường nước (nhiệt độ, độ mặn, pH,...) để khuyến cáo người dân sản xuất cho phù hợp; hướng dẫn người dân bố trí thả các loại thủy sản phù hợp theo mùa vụ.

2.3. Về cấp nước sinh hoạt cho người dân

- Tăng cường thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn và vận động người dân thực hiện các biện pháp trữ nước, xử lý nước trong trường hợp không có nước sạch và sử dụng nước sạch tiết kiệm, an toàn hiệu quả.

- Rà soát các khu vực có nguy cơ bị thiếu nước sinh hoạt, để chủ động tổ chức các giải pháp bảo đảm cấp nước cho sinh hoạt, có kế hoạch phân phối nước cụ thể cho từng giai đoạn và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt nhằm đảm bảo đủ nước cấp cho sinh hoạt trong thời kỳ xảy ra nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

- Kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng các hệ thống cấp nước tại các nhà máy nước; chuẩn bị đầy đủ vật tư dự phòng kịp thời khắc phục những hư hỏng trên tuyến, đảm bảo vận hành các nhà máy nước liên tục phục vụ sinh hoạt cho Nhân dân.

- Thường xuyên đo kiểm tra độ mặn và có kế hoạch lấy nước hợp lý để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công mở mạng các hệ thống cấp nước, tiến độ lắp đặt đồng hồ nước để kịp thời phục vụ Nhân dân.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.

- Phối hợp với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến khí tượng, thủy văn; qua đó, kịp thời cập nhật, dự báo, thông tin về tình hình nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và diễn biến mực nước,... trên các phương tiện truyền thông để người dân chủ động thực hiện các biện pháp trữ nước, tiết kiệm nước trong sản xuất và sinh hoạt, tránh sử dụng lãng phí nguồn nước ngọt; thông tin, hướng dẫn về các biện pháp kỹ thuật cho người dân để triển khai các hoạt động sản xuất, sinh hoạt phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

- Phối hợp với Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, Ban Quản lý dự án 2 đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án thủy lợi để sớm đưa vào khai thác, vận hành; đề xuất việc đầu tư các công trình bức xúc phục vụ phòng, chống hạn, mặn và sinh hoạt của người dân.

- Chỉ đạo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn có kế hoạch sửa chữa, vận hành các trạm cấp nước tập trung nông thôn, tiến hành trữ nước và đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt cho người dân trong trường hợp nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn kéo dài; có kế hoạch sử dụng hợp lý các nguồn vốn để thực hiện việc duy tu, sửa chữa các công trình nhằm ngăn mặn, trữ ngọt, tăng cường cung cấp nước sạch sinh hoạt cho khu vực nông thôn vào những tháng mùa khô. Trong trường hợp khoan giếng mới hoặc khoan giếng thay thế phải thực hiện trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

- Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp với đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi và các địa phương rà soát, kiểm tra các công trình thủy lợi đang vận hành; xây dựng kế hoạch sửa chữa, tu bổ nhằm đảm bảo ngăn mặn, tạo nguồn trữ ngọt phục vụ sản xuất.

- Tập trung thực hiện tốt công tác quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi để ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

2. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan xem xét, tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn để thực hiện công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn trên địa bàn đúng theo quy định của Luật Đầu tư công và trong cân đối nguồn lực.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ việc khoan giếng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất nhằm tránh tình trạng lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên nước. Tăng cường thực hiện quan trắc môi trường nước, đặc biệt là quan trắc độ mặn trên một số sông chính, quan trắc các điểm có lưu lượng xả nước thải cao; kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp khoan giếng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất không xin phép, các cơ sở có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.

4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ động theo dõi tình hình thiếu đói, thiếu nước do ảnh hưởng của nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn kéo dài (nếu có), kịp thời tổng hợp báo cáo cấp thẩm quyền xem xét hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

5. Sở Công Thương

Phối hợp các cơ quan liên quan có kế hoạch đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và dân sinh; ưu tiên cung cấp điện cho các trạm bơm điện và các nhà máy, trạm cấp nước sinh hoạt tập trung phục vụ công tác phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

6. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Sóc Trăng, Báo Sóc Trăng

Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin, truyền thông, thường xuyên đưa tin về tình hình, diễn biến, dự báo nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và hướng dẫn các biện pháp phòng chống, ứng phó để người dân biết, thực hiện và sử dụng điện, nước tiết kiệm, hiệu quả. Tăng cường thời lượng phát sóng đối với các bản tin về tình hình nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; các phóng sự tuyên truyền về phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; đặc biệt là tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực chủ động trong việc trữ nước mưa, nước ngọt trong mùa mưa để phục vụ sinh hoạt, sản xuất trong mùa hạn.

7. Đài Khí tượng Thủy văn Sóc Trăng

Thường xuyên tổ chức quan trắc, kiểm tra độ mặn tại các trạm đo; tăng cường phát các bản tin dự báo, cảnh báo để phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời cung cấp thông tin về diễn biến, tình hình nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đến các ngành, địa phương và người dân để biết và chủ động trong phòng, chống và ứng phó.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức Đoàn thể

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác tích cực trữ nước mưa, nước ngọt bằng nhiều hình thức (tận dụng các ao, lu, bồn chứa, túi chứa nước; đào hố trãi bạt, ngăn chứa nước ngọt trong ao, mương vườn, đập cục bộ; các biện pháp truyền thống khác ở địa phương;...); tuyên truyền nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

9. Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện Kế hoạch này trên cơ sở phù hợp tình hình thực tiễn tại địa phương. Trong đó, cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo khí tượng thủy văn, tình hình nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn,...; chủ động xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp tình hình thực tế của địa phương.

- Khoanh vùng cụ thể các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn để chỉ đạo, triển khai các giải pháp ứng phó phù hợp cho từng đối tượng cây trồng. Trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cần ưu tiên nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho người dân trước.

- Kiên quyết không để người dân sản xuất ở những vùng có nguy cơ thiếu nước, có khả năng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn và ngoài vùng quy hoạch; chỉ đạo sản xuất theo đúng lịch thời vụ.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Cổ phần Thủy lợi Sóc Trăng tổ chức kiểm tra, rà soát hệ thống công trình thủy lợi tại địa phương (cống, kênh tạo nguồn,...) để kịp thời duy tu, sửa chữa nếu có hư hỏng. Trong trường hợp vượt quá khả năng, đề nghị các địa phương báo cáo, đề xuất Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét.

- Tiếp tục vận động, huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ dụng cụ, phương tiện chứa nước, lọc nước cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách khó khăn.

- Chỉ đạo Đài Truyền thanh địa phương thường xuyên thông tin về diễn biến, tình hình xâm nhập mặn; xây dựng các chuyên mục tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của người dân trong việc trữ nước mưa, nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong mùa khô.

- Kịp thời thống kê, báo cáo tình hình thiệt hại do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (nếu có), đề xuất, kiến nghị, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch của địa phương về phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024.

Đề nghị các sở, ngành, Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo kịp thời, hiệu quả. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.


Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- Cục QLĐĐ&PCTT;
- VP. Đại diện Cục QLĐĐ&PCTT KV miền Nam;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND;
- CT và các PCT. UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể;
- Các Sở, ngành tỉnh;
- Đài PT&TH ST, Báo Sóc Trăng;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Trang TTĐT VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Quốc Nam

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 77/KH-UBND phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô ngày 22/04/2024 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


343

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.38.67
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!