ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2088/QĐ-UBND
|
Bình Phước, ngày
04 tháng 09 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHÍ, PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM VÀ QUY TRÌNH XÉT DUYỆT HỒ SƠ ĐỀ
NGHỊ THÀNH LẬP VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 107/2015/NQ-QH13 ngày
26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại;
Căn cứ Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày
18/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định
số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thừa phát
lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 14/01/2016
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số
107/2015/NQ-QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại;
Căn cứ Quyết định số 1469/QĐ-BTP ngày 15/9/2017
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Đề án thành lập Văn phòng Thừa phát
lại trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2017-2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình
số 77/TTr-STP ngày 20/8/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chí,
phương pháp tính điểm và quy trình xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng
Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành,
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng
các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các cơ quan, tổ chức
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (Cục Bổ trợ tư pháp);
- TT.TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Cổng Thông tin điện tử UBND tỉnh;
- TT, TH-CB;
- LĐVP;
- Lưu: VT, PNC. DN14
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Trăm
|
QUY ĐỊNH
VỀ
TIÊU CHÍ, PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM VÀ QUY TRÌNH XÉT DUYỆT HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP
VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-UBND ngày 04/9/2018 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nguyên tắc xét duyệt
hồ sơ
1. Việc tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập
Văn phòng Thừa phát lại phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, khách
quan và đúng quy định pháp luật.
2. Việc tiếp nhận, xét duyệt và cho phép thành lập
Văn phòng Thừa phát lại phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.
3. Mỗi Thừa phát lại hoặc nhiều Thừa phát lại (hợp
danh) chỉ được nộp một hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại. Khuyến
khích đối với hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại có từ 02 Thừa
phát lại hợp danh trở lên.
4. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại
phải đạt tối thiểu 60 điểm trở lên trong tổng số 100 điểm. Hồ sơ được chọn khi
có số điểm cao nhất trong số các hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại
trong một đơn vị quy hoạch cấp huyện. Trường hợp có nhiều hồ sơ bằng điểm nhau thì
hồ sơ được chọn theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Hồ sơ có tổng số điểm của các tiêu chí về nhân sự
cao hơn.
b) Hồ sơ có tổng số điểm của các tiêu chí về điều
kiện trụ sở, trang thiết bị cao hơn.
c) Hồ sơ có tổng số điểm của các tiêu chí về hình
thức hoạt động, quy trình nghiệp vụ, khả năng quản trị và tính khả thi của Đề
án thành lập Văn phòng Thừa phát lại cao hơn.
Chương II
TIÊU CHÍ VÀ SỐ ĐIỂM CỦA
CÁC TIÊU CHÍ
Điều 2. Tiêu chí chấm điểm
Việc chấm điểm để xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập
Văn phòng Thừa phát lại dựa vào các tiêu chí sau đây:
1. Tổ chức nhân sự.
2. Trụ sở làm việc.
3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị.
4. Khả năng quản trị của Trưởng Văn phòng.
5. Quy trình nghiệp vụ và lưu trữ.
6. Tính khả thi của Đề án.
Điều 3. Tiêu chí về tổ chức nhân sự (điểm tối đa 61 điểm
cho: 02 Thừa phát lại, 03 Thư ký nghiệp vụ, 01 nhân viên kế toán, 01 nhân viên
công nghệ thông tin và 01 nhân viên lưu trữ).
1. Tiêu chí về Thừa phát lại tối đa 35 điểm:
1.1. Số lượng Thừa phát lại tối đa 25 điểm, cụ thể:
- Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành
lập: 15 điểm.
- Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành
lập và dự kiến ký hợp đồng lao động với 01 Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp
đồng lao động: 05 điểm.
- Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại hợp
danh thành lập: 25 điểm.
1.2. Kinh nghiệm Thừa phát lại: 10 điểm
- Thừa phát lại đã có thời gian hành nghề thừa phát
lại: 02 điểm:
+ Dưới 01 năm: 01 điểm;
+ Trên 01 năm: 02 điểm;
- Thừa phát lại có thời gian công tác pháp luật trước
khi bổ nhiệm làm Thừa phát lại được cộng tối đa 01 điểm, cụ thể:
+ Từ 05 năm đến dưới 07 năm: 0.5 điểm.
+ Từ 07 trở lên: 01 điểm.
- Thừa phát lại có thời gian làm công tác thi hành
án dân sự trước khi được bổ nhiệm Thừa phát lại được cộng tối đa 01 điểm, cụ thể:
+ Từ 01 năm đến dưới 03 năm: 0.5 điểm.
+ Từ 03 năm trở lên: 01 điểm.
- Thừa phát lại đã từng hành nghề với tư cách Chấp
hành viên tại các cơ quan Thi hành án dân sự được cộng tối đa 01 điểm, cụ thể:
+ Từ 01 năm đến dưới 05 năm: 0.5 điểm.
+ Từ 05 năm trở lên: 01 điểm.
2. Tiêu chí Thư ký nghiệp vụ tối đa 15 điểm:
2.1. Số lượng Thư ký nghiệp vụ tối đa 03 điểm, cụ
thể:
- Có 01 Thư ký nghiệp vụ: 01 điểm.
- Có 02 Thư ký nghiệp vụ: 02 điểm.
- Từ 03 Thư ký nghiệp vụ trở lên: 03 điểm.
2.2. Kinh nghiệm của Thư ký nghiệp vụ: tối đa 12 điểm
- Thư ký nghiệp vụ có thời gian công tác pháp luật
01 điểm, cụ thể:
+ Từ 01 năm đến dưới 05 năm: 0.5 điểm.
+ Từ 05 năm trở lên: 01 điểm.
- Trình độ chuyên môn của Thư ký nghiệp vụ 01 điểm,
cụ thể:
+ Trình độ Trung cấp, cao đẳng Luật: 0.5 điểm.
+ Trình độ Cử nhân Luật: 01 điểm.
- Thư ký nghiệp vụ có Chứng chỉ tốt nghiệp Khóa bồi
dưỡng nghiệp vụ thi hành án dân sự hoặc hoàn thành lớp đào tạo nghiệp vụ Thừa
phát lại: 01 điểm.
- Thư ký nghiệp vụ đã từng là chấp hành viên, kiểm
sát viên, điều tra viên, thẩm phán, luật sư, thanh tra viên: 01 điểm
3. Tiêu chí nhân sự phụ trách kế toán: 04 điểm
3.1. Trình độ chuyên môn của nhân viên phụ trách kế
toán: 02 điểm
- Trình độ Trung cấp Kế toán: 01 điểm.
- Trình độ Cao đẳng Kế toán trở lên: 02 điểm.
3.2. Kinh nghiệm của nhân viên phụ trách kế toán:
02 điểm.
+ Từ 01 năm đến dưới 03 năm: 01 điểm.
+ Từ 03 năm trở lên: 02 điểm.
4. Tiêu chí nhân sự phụ trách công nghệ thông
tin: 04 điểm:
4.1. Trình độ chuyên môn của nhân viên phụ trách
công nghệ thông tin: 02 điểm.
+ Trình độ Trung cấp công nghệ thông tin: 01 điểm.
+ Trình độ Cao đẳng hoặc Đại học chuyên ngành công
nghệ thông tin: 02 điểm.
4.2. Kinh nghiệm của viên phụ trách công nghệ thông
tin: 02 điểm.
+ Từ 01 năm đến dưới 03 năm: Cộng 01 điểm.
+ Từ 03 năm trở lên: Cộng 02 điểm.
5. Tiêu chí về nhân sự phụ trách lưu trữ: 03
điểm
5.1. Nhân viên lưu trữ có bằng cấp chuyên ngành lưu
trữ từ trung cấp trở lên: 01 điểm
5.2. Kinh nghiệm của nhân viên lưu trữ: 02 điểm.
+ Từ 01 năm đến dưới 03 năm: Cộng 01 điểm.
+ Từ 03 năm trở lên: Cộng 02 điểm.
Điều 4. Tiêu chí về trụ sở làm
việc (điểm tối đa: 15 điểm);
1. Vị trí dự kiến đặt trụ sở được cộng tối đa
03 điểm:
1.1. Văn phòng đặt ở mặt đường có 02 làn xe: 02 điểm.
1.2. Văn phòng đặt ở mặt đường có trên 02 làn xe:
03 điểm.
2. Diện tích sử dụng của Văn phòng Thừa phát
lại: 06 điểm.
+ Dưới 50m2: 0 điểm.
+ Từ 50m2 đến dưới 100m2: 03
điểm.
+ Từ 100m2 đến dưới 150m2: 04
điểm.
+ Từ 150m2 trở lên: 06 điểm.
3. Diện tích bố trí kho lưu trữ, nhà để xe:
02 điểm.
3.1. Có kho lưu trữ hồ trên 30m2: 01 điểm.
3.2. Có nhà để xe trên 50 m2: 01 điểm
4. Tính pháp lý của trụ sở được cộng tối đa
04 điểm.
4.1. Trụ sở thuộc sở hữu của Thừa phát lại thành lập
hoặc của thành viên hợp danh: 04 điểm.
4.2. Trụ sở được Thừa phát lại thuê, mượn đúng quy
định của pháp luật được cộng tối đa 03 điểm:
- Từ 02 đến 05 năm: Cộng 02 điểm.
- Từ 05 năm trở lên: Cộng 03 điểm.
Điều 5. Tiêu chí về trang thiết
bị (điểm tối đa: 02 điểm):
Văn phòng có số lượng máy vi tính, ứng dụng công
nghệ thông tin và các thiết bị cần thiết khác nhằm đảm bảo cho hoạt động của
Văn phòng: 02 điểm.
Điều 6. Tiêu chí khả năng quản
trị của Trưởng Văn phòng (điểm tối đa là 06 điểm)
1. Trưởng Văn phòng có bằng cấp hoặc giấy tờ chứng
minh đã qua lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản trị doanh nghiệp hoặc quản trị Văn
phòng: 03 điểm.
2. Trưởng Văn phòng đã từng giữ chức vụ quản lý
doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ
người đứng đầu cơ quan, đơn vị Nhà nước (tương đương cấp Trưởng phòng, Ban cấp
huyện trở lên), lực lượng vũ trang (tương đương cấp Trưởng phòng, Chỉ huy trưởng
hoặc chính trị viên cấp Trung đoàn trở lên) trên 01 năm: 03 điểm.
Điều 7. Tiêu chí về quy trình
nghiệp vụ (điểm tối đa là 12 điểm)
1. Xây dựng quy trình nghiệp vụ Thừa phát lại
chặt chẽ, đúng quy định pháp luật, tối đa 10 điểm:
1.1. Xây dựng quy trình tống đạt văn bản, giấy tờ:
02 điểm.
1.2. Xây dựng quy trình xác minh điều kiện thi hành
án dân sự: 02 điểm
1.3. Xây dựng quy trình lập Vi bằng: 03 điểm.
1.4. Xây dựng quy trình thi hành án dân sự: 03 điểm.
2. Xây dựng quy trình lưu trữ hồ sơ, quy
trình quản lý tài chính và các quy trình khác đảm bảo cho hoạt động của doanh
nghiệp: tối đa 02 điểm.
Điều 8. Tiêu chí tính khả thi của
Đề án (điểm tối đa là 04 điểm)
1. Đề án xây dựng được nội dung, tiến độ công việc
và thời gian cụ thể đưa Văn phòng đi vào hoạt động: 02 điểm.
2. Đề án phải xây dựng được giải pháp về quản lý,
duy trì được nguồn lực về tài chính, nhân lực để đảm bảo Văn phòng hoạt động ổn
định, phát triển; dự kiến được kết quả kinh doanh và đóng góp vào công tác thi
hành hành án dân sự và cải cách tư pháp nói chung trên địa bàn: 02 điểm.
Điều 9. Những trường hợp không
được tính điểm hồ sơ thành lập
1. Thừa phát lại thành lập Văn phòng nộp nhiều Đề
án cho một địa điểm đặt trụ sở Văn phòng trong cùng một thời điểm tiếp nhận hồ
sơ.
2. Khả năng quản trị của Trưởng Văn phòng không
tính điểm cho các trường hợp đã từng quản lý doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp đó
bị phá sản dưới mọi hình thức; bị cách chức một trong các chức vụ nêu tại Điểm
2, Điều 6 của Quy định này.
Điều 10. Xét duyệt hồ sơ
1. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm thành lập Tổ
xét duyệt hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
2. Các thành viên của Tổ Xét duyệt hồ sơ làm việc độc
lập, căn cứ vào các tiêu chí và thang điểm nêu tại Chương II Quy định này để chấm
điểm đối với từng hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại.
Việc chấm điểm hồ sơ thành lập lập Văn phòng Thừa
phát lại phải được lập thành biên bản và có chữ ký của các thành viên Tổ xét
duyệt.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Tổ chức thực hiện
Sở Tư pháp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định
này, hàng năm dự trù kinh phí đảm bảo hoạt động của Tổ Xét duyệt trong kinh phí
hoạt động ngoài khoán của Sở Tư pháp theo quy định.
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát
sinh khó khăn, vướng mắc, kịp thời tổng hợp, báo cáo, đề xuất trình Chủ tịch
UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung theo quy định pháp luật./.