TỔNG CỤC THUẾ
CỤC
THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 94763/CT-TTHT
V/v miễn chữ ký điện tử người mua trên hóa
đơn điện tử
|
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2020
|
Kính gửi: Công ty Cổ phần Phúc Thịnh
Địa chỉ: Khối
7 C TT Đông Anh, Huyện Đông Anh,
TP Hà Nội;
MST: 0100162205)
Trả lời công văn số 28 đề ngày 31/08/2020 của Công ty Cổ phần Phúc Thịnh (sau đây gọi là
Công ty), hỏi về miễn tiêu thức chữ ký số người mua trên hóa đơn điện tử, Cục Thuế
TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của
Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ:
+ Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ
về hiệu lực thi hành quy định:
“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm
2018.
….
3. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến
ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số
51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ
quy định về hóa đơn
bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành”
- Căn cứ Khoản 2, Điều 27 Thông tư số 68/2019/TT-BTC
ngày 30/9/2019 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP
ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng
hóa, cung cấp dịch vụ.
“2. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10
năm 2020, để chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất,
cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin để đăng ký, sử dụng, tra cứu và chuyển dữ liệu lập hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị
định số 119/2018/NĐ-CP, trong khi cơ
quan thuế chưa thông báo các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ,
cá nhân kinh doanh chuyển đổi để sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định Nghị định số
119/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông tư này thì doanh nghiệp, tổ chức
kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số
51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17
tháng 01 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ,
Nghị định số 04/2014/NĐ-CP”.
- Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của
Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại Khoản 1 Điều 3 hướng dẫn hóa đơn điện tử:
“1. Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản
lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử phải đáp ứng các nội dung quy định
tại Điều 6 Thông tư này”.
+ Tại điểm e Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Thông tư số
32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nội dung của hóa
đơn điện tử như sau:
“1. Hóa đơn điện tử phải có các nội dung sau:
…
e) Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người
bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua
trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.
...2. Một số trường hợp hóa đơn điện tử không có đầy đủ các nội
dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính”.
+ Tại Điều 12 quy định về việc chuyển từ hóa đơn điện
tử sang hóa đơn giấy như sau:
“1. Nguyên tắc chuyển đổi
Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông
và chỉ được chuyển đổi một (01) lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy
để chứng minh nguồn gốc xuất xứ
hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật
của người bán, dấu của người bán.
Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định
của Luật Kế toán. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế toán phải đáp ứng
các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này.
2. Điều kiện
Hóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng
đủ các điều kiện sau:
a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;
b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ
hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;
c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
3. Giá trị pháp lý của các hóa đơn điện tử chuyển đổi
Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về
tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực
hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của
pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.
4. Ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển đổi
Ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện
tử sang hóa đơn dạng giấy
bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng
chữ phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi
và hóa đơn điện tử gốc - hóa đơn nguồn (ghi rõ “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên,
chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi;
thời gian thực hiện chuyển
đổi.”
- Thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số
2402/BTC-TCT ngày 23/2/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện hóa
đơn điện tử:
“...trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có
các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ
giữa người bán với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản
giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu, ...thì người bán lập hóa
đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết
phải có chữ ký điện tử của người mua.
Bộ Tài chính giao Cục Thuế xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể và điều
kiện đáp ứng của doanh nghiệp để hướng dẫn việc miễn tiêu thức chữ
ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử.”
Căn cứ theo quy định và hướng dẫn nêu trên, Cục thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:
Nghị định số 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày
01/11/2018, Thông tư số 68/2019/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 14/11/2018. Trong
thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, trường hợp cơ quan thuế chưa
thông báo Công ty chuyển đổi để sử dụng
hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì Công ty vẫn áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số
51/2010/NĐ-CP , Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó:
1. Về miễn chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn
điện tử:
Trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc
là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa,
dịch vụ giữa Công ty với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên
bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu,... thì Công ty lập hóa
đơn theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử
của người mua (trừ trường hợp người mua là đơn vị kế toán thỏa thuận về việc
người mua ký trên hóa đơn).
2. Về việc miễn chữ ký của người đại diện pháp luật
và tiêu thức dấu của người bán trên hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử
- Trường hợp chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn
giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu
thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần thì hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất
xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều 12 Thông tư số
32/2011/TT-BTC và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu
của người bán.
- Trường hợp chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn
giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán
thì hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ
phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều 12 Thông tư số 32/2011/TT-BTC .
Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp
còn vướng mắc, Công ty có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP
Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gov.gdt.vn hoặc liên hệ với
Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 9 để được hỗ trợ giải quyết.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty Cổ phần Phúc Thịnh
được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng TKT 9;
- Phòng DTPC;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Tiến Trường
|