ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 298/QĐ-UBND
|
Trà Vinh, ngày 09
tháng 02 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày
21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã;
Căn cứ Nghị định số 107/2017/NĐ-CP ngày
15/9/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Hợp tác xã;
Căn cứ Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 của
Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số
70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung
ương 5 Khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập
thể;
Căn cứ Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ, phát triển kinh tế tập
thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Công văn số 8608/BKHĐT-HTX ngày
25/12/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai Chương trình hỗ trợ,
phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
tại Tờ trình số 289/TTr-SKHĐT ngày 29/12/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Chương trình hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương, Khoa học và Công nghệ,
Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng; Giám đốc
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Trà Vinh; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Chủ tịch
Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
- TT. UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- BLĐVP UBND tỉnh;
- Phòng KT;
- Lưu: VT, NN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Quỳnh Thiện
|
CHƯƠNG TRÌNH
HỖ
TRỢ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN
2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Trà Vinh)
I. QUAN ĐIỂM
1. Hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã phải
phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã phải dựa
trên nội lực của tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã là chính, Nhà nước tập
trung hỗ trợ một số chính sách và bố trí ngân sách để tạo điều kiện cho kinh tế
tập thể, hợp tác xã phát triển.
3. Tiếp tục phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
với nhiều hình thức đổi mới cả về tổ chức, quản lý và hoạt động; đa dạng các loại
hình hợp tác xã, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực, có quy mô lớn,
có lợi thế cạnh tranh và sức lan tỏa. Chú trọng phát triển các hợp tác xã sản
xuất nông nghiệp, chăn nuôi hữu cơ theo liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất tới
tiêu thụ sản phẩm.
4. Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động
của hợp tác xã, tổ hợp tác hiện có, thu hút thêm thành viên, vận động thành
viên góp thêm vốn; đầu tư đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; mở rộng
quy mô, lĩnh vực hoạt động; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị
trường tiêu thụ hàng hóa; kiên quyết xử lý các hợp tác xã đã ngừng hoạt động
theo quy định.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Hỗ trợ, phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác
xã cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó đặc biệt chú trọng đến nâng cao chất lượng
hoạt động, hỗ trợ thành viên thông qua việc nâng cao nhận thức của toàn dân về
kinh tế tập thể, hợp tác xã; đồng thời, tăng cường năng lực của các tổ chức
kinh tế tập thể, hợp tác xã nhằm phát huy hơn nữa vai trò liên kết, hợp tác, hỗ
trợ thành viên và cộng đồng khu vực; tăng cường năng lực cạnh tranh của kinh tế
hộ gia đình, đặc biệt là kinh tế hộ nông dân trong điều kiện cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Phát triển từ 250 tổ hợp tác trở lên (mỗi năm 50
tổ hợp tác), 50 hợp tác xã (mỗi năm 10 hợp tác xã) và 01 - 02 liên hiệp hợp tác
xã.
b) Phấn đấu phát triển thành viên tổ hợp tác, hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã hàng năm tăng từ 15 - 20%.
c) Phấn đấu 100% xã có hợp tác xã hoạt động đúng Luật
Hợp tác xã năm 2012.
d) Phấn đấu 100% huyện, thị xã, thành phố có từ 03
mô hình trở lên hợp tác xã kiểu mới gắn với thực hành sản xuất xanh, gắn với chuỗi
giá trị và sản phẩm chủ lực của địa phương.
đ) Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã có trình độ từ
sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã, đạt
từ 60% trở lên.
e) Năng lực quản lý, điều hành của tổ hợp tác và hợp
tác xã tiếp tục được nâng cao, trong đó 100% cán bộ của tổ hợp tác và hợp tác
xã trong lĩnh vực nông nghiệp được đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức quản
lý và nghiệp vụ chuyên môn.
g) Tăng cường sự liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản
giữa doanh nghiệp với nông dân, sản xuất theo chuỗi để tăng mạnh lượng nông sản
tiêu thụ qua hợp đồng. Đưa tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua hợp đồng từ 5 - 10% như
hiện nay lên khoảng 20 - 30% đến năm 2025.
- Mở rộng phạm vi liên kết theo chuỗi giá trị bền vững
giữa các hợp tác xã gắn kết với doanh nghiệp đầu vào, đầu ra có thế mạnh về
tiêu thụ nông sản.
- Phát triển nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt
động có hiệu quả trong lĩnh vực: Lúa gạo, trái cây, thủy sản, dịch vụ tổng hợp
từng bước nâng thành hợp tác xã quy mô lớn cấp tỉnh.
h) Tăng cường công tác truyền thông quảng bá các mô
hình hợp tác xã hoạt động có hiệu quả để tuyên truyền nhân rộng.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Thành lập mới, củng cố tổ chức kinh tế tập thể,
liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã
a) Đối tượng hỗ trợ
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập mới và
tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đang hoạt động,
hoạt động kém hiệu quả hoặc có nhu cầu phát triển mở rộng.
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập từ
việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách.
- Người dân có nhu cầu thành lập tổ chức kinh tế tập
thể.
b) Nội dung hỗ trợ
- Cung cấp thông tin, tư vấn, tập huấn, phổ biến
quy định pháp luật về kinh tế tập thể, hợp tác xã.
- Hỗ trợ, tư vấn xây dựng hoặc sửa đổi điều lệ; hướng
dẫn và thực hiện các thủ tục sắp xếp, củng cố lại tổ chức, hoạt động của tổ chức
kinh tế tập thể, hợp tác xã cho phù hợp với các quy định hiện hành.
c) Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ: Ngân sách địa
phương bảo đảm 100%
2. Nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực kinh tế
tập thể
a) Đối tượng hỗ trợ
- Thành viên, người lao động đang làm công tác quản
lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các tổ chức kinh tế tập thể.
- Công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế
tập thể tại các Sở, Ban, ngành tỉnh và địa phương (bao gồm: Công chức chuyên
trách và công chức kiêm nhiệm).
- Công chức, viên chức của Liên minh Hợp tác xã tỉnh,
các hiệp hội, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.
- Giảng viên về kinh tế tập thể trong các trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
b) Điều kiện hỗ trợ
- Được tổ chức kinh tế tập thể, đơn vị chủ quản cử
tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ với chuyên ngành phù hợp với vị
trí công tác và nhu cầu của đơn vị; đủ điều kiện tuyển sinh của cơ sở đào tạo,
bồi dưỡng; có năng lực và trình độ phù hợp với khóa học.
- Đối với trường hợp cử đi đào tạo dài hạn: Ngoài
việc đáp ứng các điều kiện trên, đối tượng được hỗ trợ phải dưới 50 tuổi và cam
kết bằng văn bản làm việc trong khu vực kinh tế tập thể ít nhất gấp đôi thời
gian tham gia khóa đào tạo, chịu trách nhiệm bồi hoàn kinh phí đào tạo đối với
Nhà nước trong trường hợp không thực hiện cam kết.
c) Nội dung hỗ trợ
- Đào tạo
+ Đối với thành viên, người lao động của tổ chức kinh
tế tập thể: Học phí theo mức quy định của cơ sở đào tạo; kinh phí mua giáo
trình của khóa học; chi phí ăn, ở.
+ Đối với công chức, viên chức của các cơ quan quản
lý nhà nước về kinh tế tập thể, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các hiệp hội, đoàn
thể, tổ chức chính trị-xã hội, giảng viên: Cấp học bổng đào tạo, nghiên cứu dài
hạn trong nước về hợp tác xã và các chuyên ngành hỗ trợ trực tiếp cho công tác
quản lý nhà nước về kinh tế tập thể. Học bổng bao gồm: Toàn bộ kinh phí đi lại,
tài liệu, giáo trình, học phí, bảo hiểm, chi phí ăn ở và sinh hoạt theo quy định.
+ Đối với hình thức đào tạo trực tuyến từ các viện,
trường, bộ ngành trung ương tổ chức; các đối tượng tham gia khóa đào tạo trực
tuyến sẽ được hỗ trợ chi phí in ấn tài liệu.
- Bồi dưỡng
+ Đối với thành viên, người lao động của tổ chức
kinh tế tập thể: Chi phí đi lại từ trụ sở đến cơ sở bồi dưỡng (trừ vé máy bay);
kinh phí mua tài liệu của chương trình đào tạo; các khoản chi phí tổ chức, quản
lý lớp học; thuê hội trường; thù lao giảng viên; tham quan, quan sát; chi phí
ăn, ở theo định mức được áp dụng tương tự như đối với công chức nhà nước.
+ Đối với công chức, viên chức của các cơ quan quản
lý nhà nước về kinh tế tập thể, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các hiệp hội, đoàn
thể, tổ chức chính trị-xã hội, (bao gồm: Toàn bộ kinh phí đi lại, tài liệu,
giáo trình, học phí, bảo hiểm, chi phí ăn, ở và sinh hoạt theo quy định của chế
độ tài chính hiện hành) và tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn trong
nước.
- Hỗ trợ đưa lao động trẻ về làm việc tại các tổ chức
kinh tế tập thể: Hỗ trợ lương cho người lao động tốt nghiệp cao đẳng, đại học,
sau đại học về làm việc tại các tổ chức kinh tế tập thể.
d) Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ
- Đào tạo
+ Đối với thành viên, người lao động của tổ chức
kinh tế tập thể: Ngân sách địa phương bảo đảm 100% kinh phí trả học phí, tài liệu
theo quy định của cơ sở đào tạo; hỗ trợ kinh phí ăn, ở cho học viên ít nhất bằng
1,5 lần mức lương tối thiểu vùng.
+ Đối với công chức, viên chức của các cơ quan quản
lý nhà nước về kinh tế tập thể, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các hiệp hội, đoàn
thể, tổ chức chính trị-xã hội, giảng viên: Ngân sách trung ương bảo đảm 100%
kinh phí.
- Bồi dưỡng
+ Đối với thành viên, người lao động của tổ chức
kinh tế tập thể: Ngân sách trung ương bảo đảm 100% kinh phí đi lại, tổ chức lớp
học và mua tài liệu học tập; hỗ trợ 100% chi phí ăn, ở đối với các tổ chức kinh
tế tập thể nằm trong vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật hiện
hành (bao gồm: Các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư
Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo);
đối với các vùng khác: Hỗ trợ 90% đối với các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp, 80% đối với các tổ chức kinh tế tập thể khác.
+ Đối với công chức, viên chức của các cơ quan quản
lý nhà nước về kinh tế tập thể, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, các hiệp hội, đoàn
thể, tổ chức chính trị-xã hội, giảng viên: Ngân sách trung ương bảo đảm 100%
kinh phí.
+ Đối với lao động trẻ về làm việc tại các tổ chức
kinh tế tập thể; ngân sách địa phương hỗ trợ hàng tháng ít nhất bằng 1,5 lần mức
lương tối thiểu vùng, tối đa 03 năm/người, tối đa 02 người/tổ chức kinh tế tập
thể/năm. Đối với các hợp tác xã đã thu hút lao động theo Thông tư số
340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, đến năm 2020 đã kết
thúc giai đoạn 2015 - 2020. Neu số lao động này có mong muốn làm việc gắn bó
lâu dài với hợp tác xã và hợp tác xã có nhu cầu tiếp nhận tiếp tục làm việc,
thì được chuyển tiếp hỗ trợ thêm tối đa không quá 36 tháng theo chương trình
này và tối đa không quá 02 lao động/hợp tác xã.
3. Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
a) Đối tượng được hỗ trợ: Các tổ chức kinh tế tập
thể, hợp tác xã hoạt động trên tất cả các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
b) Điều kiện hỗ trợ: Tổ chức kinh tế tập thể, hợp
tác xã có sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, thực hành sản xuất xanh, OCOP.
c) Nội dung hỗ trợ
- Kinh phí tham gia các hội chợ, triển lãm, diễn
đàn trong và ngoài nước; chứng nhận chất lượng, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu,
xuất xứ hàng hóa, truy xuất nguồn gốc.
- Xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm HTX gắn với
sản phẩm OCOP; hỗ trợ chi phí thuê địa điểm và vận hành một số điểm giới thiệu,
bán sản phẩm cho các tổ chức kinh tế tập thể tại các địa phương trong tỉnh.
- Xây dựng và triển khai sàn giao dịch thương mại
điện tử cho các tổ chức kinh tế tập thể.
d) Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ
- Ngân sách địa phương hỗ trợ 100% kinh phí tham
gia hội chợ, triển lãm trong nước; kinh phí thuê địa điểm và vận hành một số điểm
giới thiệu, bán sản phẩm cho các tổ chức kinh tế tập thể.
- Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí tham
gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài; tổ chức diễn đàn kinh tế tập thể; hỗ trợ hợp
tác xã trong đăng ký chứng nhận chất lượng, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất
xứ hàng hóa; xây dựng và triển khai sàn giao dịch thương mại điện tử; xây dựng
một số trung tâm xúc tiến thương mại của các tổ chức kinh tế tập thể và kinh
phí duy trì, vận hành trung tâm trong 03 năm đầu, các năm tiếp theo do các
trung tâm tự chủ.
4. Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm
a) Đối tượng được hỗ trợ: Các hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã (gọi chung là hợp tác xã) hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư,
diêm nghiệp.
Đối với các HTX đã được hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng
theo Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh ban hành chính
sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2017 -
2020 và Nghị quyết số 56/2018/NQ-HĐND ngày 04/5/2018 của HĐND tỉnh sửa đổi, bổ
sung Nghị quyết số 20/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh; nếu có nhu cầu
đầu tư kết cấu hạ tầng để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng không
trùng lặp với các cơ sở hạ tầng đã được hỗ trợ trước đó thì vẫn được tiếp tục
thụ hưởng chính sách này.
b) Cơ chế đầu tư
- Điều kiện hỗ trợ:
Hợp tác xã căn cứ nhu cầu cần hỗ trợ đầu tư dự án
xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc chế biến sản phẩm có đơn đề nghị gửi cấp chính quyền
địa phương nơi hợp tác xã tổ chức sản xuất, kinh doanh.
- Nội dung hỗ trợ
+ Xây dựng nhà kho, xưởng phân loại và đóng gói sản
phẩm, xưởng sơ chế - chế biến và mua sắm trang thiết bị (bao gồm: Máy móc sơ chế,
chế biến, kho lạnh bảo quản sản phẩm) phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng thành viên.
+ Xây dựng công trình thủy lợi, giao thông nội đồng
trong lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp (bao gồm: cống, trạm bơm, giếng,
đường ống dẫn nước, đập dâng, kênh, bể chứa nước, công trình trên kênh và bờ
bao các loại, hệ thống cấp nước đầu mối phục vụ tưới tiết kiệm; đường trục
chính giao thông nội đồng, đường ranh cản lửa).
+ Xây dựng công trình kết cấu hạ tầng vùng nuôi trồng
thủy sản, hải sản bao gồm: Hệ thống cấp thoát nước đầu mối (ao, bể chứa, cống
kênh, đường ống cấp, tiêu nước, trạm bơm), đê bao, kè, đường giao thông, công
trình xử lý nước thải chung đối với vùng nuôi trồng thủy sản; hệ thống phao
tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi, hệ thống neo lồng bè; nâng cấp và phát
triển lồng bè nuôi trồng thủy sản tập trung của hợp tác xã nông nghiệp trên biển.
- Nguồn vốn và mức hỗ trợ:
+ Nguồn vốn: Ngân sách địa phương 100%
+ Mức hỗ trợ:
Đối với hợp tác xã có từ 49 thành viên trở xuống hỗ
trợ tối đa không quá 02 tỷ đồng.
Đối với hợp tác xã có từ 50 thành viên trở lên hỗ
trợ tối đa không quá 03 tỷ đồng.
Đối với các hợp tác xã có dự án mang tính chất liên
vùng, khu vực do các bộ, cơ quan trung ương quản lý: Ngân sách trung ương đầu
tư tối đa 100% tổng mức đầu tư của dự án.
- Phương thức hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ cho hợp tác
xã thông qua cấp chính quyền địa phương xây dựng, mua sắm, bàn giao cho hợp tác
xã; trường hợp hợp tác xã có đủ năng lực, cấp có thẩm quyền xem xét giao cho hợp
tác xã tự thực hiện dự án, mua sắm.
c) Cơ chế quản lý sau đầu tư
Hỗ trợ của Nhà nước là tài sản không chia của hợp
tác xã. Hợp tác xã tự trang trải chi phí cho vận hành, bảo dưỡng công trình sau
khi công trình được đưa vào hoạt động; khi hợp tác xã giải thể thì phần giá trị
tài sản được hình thành từ khoản hỗ trợ của Nhà nước được chuyến cho chính quyền
địa phương nơi hợp tác xã đã tiến hành đăng ký thành lập quản lý.
5. Các hỗ trợ khác đối với khu vực kinh tế tập thể,
hợp tác xã thực hiện theo quy định hiện hành.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương bố
trí vốn đầu tư phát triển trong kế hoạch vốn đầu tư trung hạn và kinh phí sự
nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện Chương trình.
2. Kinh phí lồng ghép trong các Chương trình mục
tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
3 Kinh phí vận động, huy động từ các nhà tài trợ nước
ngoài, các tổ chức quốc tế và kinh phí hợp pháp khác.
4. Kinh phí huy động, đóng góp từ các tổ chức kinh
tế tập thể.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư
a) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, theo dõi, kiểm
tra, giám sát, đôn đốc các Sở, ngành tỉnh và địa phương trong việc triển khai
thực hiện Chương trình này trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan tổng hợp nhu cầu, cân đối, bố trí
kinh phí để thực hiện Chương trình từ nguồn ngân sách trung hạn và hàng năm của
tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan,
hàng năm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình hoạt động của hợp tác
xã và tình hình thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể,
hợp tác xã và nghiên cứu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực hiện.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các
cơ quan có liên quan tổng hợp dự toán ngân sách địa phương báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định; hướng dẫn trình tự thủ
tục thanh quyết toán; thực hiện giám sát, định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, đánh
giá tình hình thực hiện kinh phí hỗ trợ hợp tác xã đối với nhiệm vụ chi thuộc
ngân sách địa phương.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trên cơ sở đề nghị của các hợp tác xã nông nghiệp
hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi
Sở Tài chính theo quy định.
4. Các Sở, Ban, ngành tỉnh: Giao thông vận tải, Công
Thương, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và
Môi trường, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Trà Vinh; Cục Thuế tỉnh
theo chức năng quản lý chuyên ngành có trách nhiệm xây dựng hoặc phối hợp cùng
các Sở, ngành chức năng xây dựng Chương trình, kế hoạch hỗ trợ, khuyến khích
phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã và đưa vào kế hoạch, chương trình, dự án
chung của ngành và của tỉnh. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên ngành việc thực
hiện Chương trình. Hàng năm báo cáo kết quả thực hiện, gửi Sở Kế hoạch và Đầu
tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh
a) Xây dựng kế hoạch và nhu cầu kinh phí gửi Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tham gia thực hiện một số nội dung của Chương
trình như: Tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã; bồi dưỡng thành viên, người lao động hợp tác xã; xúc tiến thương mại, mở
rộng thị trường.
b) Tổ chức triển khai thực kế hoạch, hàng năm báo
cáo kết quả thực hiện, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tống họp, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh.
6. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Trà Vinh
và các đoàn thể
Có kế hoạch, chương trình hành động phối hợp với
các cơ quan có liên quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động quần
chúng tham gia phát triển hợp tác xã theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Hàng năm tổng hợp nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã, lập
dự toán, đồng thời đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
mình, báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu trách nhiệm về việc
sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, bảo đảm hiệu quả.
b) Là cơ quan quyết định hỗ trợ đối với hợp tác xã
- Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện tham mưu cho
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ; Kho bạc Nhà nước huyện, thị xã,
thành phố kiểm soát chi theo quyết định hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Căn cứ nội dung yêu cầu hỗ trợ của hợp tác xã, Ủy
ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện làm đầu mối tổ
chức thẩm định, triển khai hoạt động hỗ trợ, đảm bảo cung cấp các dịch vụ có chất
lượng tốt đáp ứng nhu cầu đối tượng hỗ trợ.
- Kinh phí hỗ trợ hợp tác xã được dự toán vào nguồn
kinh phí sự nghiệp hàng năm của cơ quan Ủy ban nhân dân cấp huyện theo các quy
định hiện hành của Bộ Tài chính; hợp tác xã chuẩn bị thành lập, sáng lập viên
có yêu cầu hỗ trợ không phải trả bất cứ khoản phí nào khi tiếp nhận hỗ trợ
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc,
đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng
hợp, nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung cho
phù hợp./.