ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 115/KH-UBND
|
Cà Mau, ngày 13 tháng 9 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 50-KL/TW NGÀY 30/5/2019 CỦA BAN BÍ THƯ
VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6 KHÓA XI VỀ PHÁT TRIỂN
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU
KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Thực hiện công văn số 1211-CV/TU ngày
31/7/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện
Kết luận số 50-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục
thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa XI về phát triển khoa học và
công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế (gọi tắt là Kết luận số 50-KL/TW). Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế
hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Quán triệt đầy đủ
nội dung Kết luận số 50-KL/TW nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các sở,
ban, ngành, đoàn thể và các địa phương về ý nghĩa và tầm quan trọng của Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Yêu cầu
Nâng cao vai trò lãnh đạo và gắn
trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc phát triển
khoa học và công nghệ với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, nhằm phục vụ
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp với từng giai đoạn. Tạo
bước chuyển biến cơ bản về năng lực và trình độ nghiên cứu ứng dụng khoa học
công nghệ trong tỉnh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế.
Việc triển khai thực hiện Kế hoạch
này phải đồng bộ với việc tiếp tục tuyên truyền và tổ chức thực hiện nghiêm túc
chủ trương, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp theo Nghị quyết số
20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI và chương
trình hành động số 21-CTr/TU ngày 28/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, khóa
XIV về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Tiếp tục tuyên
truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khóa
XI; nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của các sở, ban, ngành, đoàn
thể và các địa phương trong triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong
tình hình mới.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa
phương, trước hết là Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm đẩy mạnh việc nghiên cứu,
phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của mình;
xác định kết quả nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là một
trong những tiêu chí đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành
quản lý nhà nước.
2. Tiếp tục rà soát,
hoàn thiện chính sách, pháp luật về đầu tư, tài chính và doanh nghiệp, bảo đảm
đồng bộ với các quy định pháp luật về khoa học và công nghệ.
Rà soát, sửa đổi và bổ sung các cơ chế,
chính sách nhằm đổi mới việc xây dựng và tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế “đặt hàng”, cơ chế
tuyển chọn và cơ chế khoán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
theo đúng quy định hiện hành của nhà nước; cải tiến phương pháp và nâng cao chất
lượng, tính khách quan trong việc đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp.
Sắp xếp lại hệ thống tổ chức khoa học
và công nghệ, giảm dần đầu mối trung gian, khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng nhiệm vụ, lĩnh vực
nghiên cứu. Nâng cao năng lực, hiệu quả bộ máy và đội ngũ
cán bộ quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đẩy mạnh và tạo điều kiện thuận lợi để
triển khai xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng khai
thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế các ngành hàng, sản phẩm chủ lực của tỉnh,
lấy vai trò của khoa học và công nghệ làm đòn bẩy để khơi
dậy sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính
sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ, đổi mới
công nghệ; chủ động đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động
sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh hợp tác công - tư trong việc thực hiện nhiệm vụ
khoa học và công nghệ. Tăng cường liên kết giữa tổ chức khoa học và công nghệ với
doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Thực hiện tốt chính sách khuyến
khích, thúc đẩy doanh nghiệp gắn kết với các Viện, Trường để đưa nhanh kết quả
nghiên cứu khoa học vào phục vụ sản xuất, kinh doanh. Khuyến khích, hướng dẫn
và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập, quản lý, sử dụng quỹ
phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo đúng quy định.
Tăng cường huy động các nguồn vốn trong
tỉnh, nguồn vốn Trung ương, nước ngoài đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ. Thực hiện việc đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ; khuyến khích các doanh nghiệp,
các thành phần kinh tế tích cực đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ.
3. Cơ cấu lại các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng phục vụ thiết thực các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.
Nâng cao năng lực ứng dụng các thành
tựu khoa học và công nghệ tiên tiến trong và ngoài nước để phát triển sản phẩm
chủ lực địa phương; các sản phẩm có giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cao, các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học, công
nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Ngăn chặn có hiệu quả việc nhập các thiết bị,
công nghệ lạc hậu, công nghệ gây nguy hại đến sức khỏe con người, tài nguyên,
môi trường, an ninh, quốc phòng. Tuyệt đối không chuyển giao công nghệ thuộc
danh mục cấm chuyển giao từ nước ngoài và trong nước, công nghệ chuyển giao ra
nước ngoài theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Quan tâm đúng mức công tác đầu tư
nghiên cứu cơ bản đối với những lĩnh vực thật sự cần thiết và bức xúc, tập
trung chủ yếu đến việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ cốt lõi nhằm tạo nền tảng
và động lực để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Lựa chọn và tập trung hỗ
trợ triển khai nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghệ đối với một số ngành và
lĩnh vực chủ yếu, cụ thể:
a. Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
và xây dựng nông thôn mới
Trong lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên
các hoạt động nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học
để bảo tồn và lưu giữ nguồn gen các giống cây trồng, vật nuôi đặc sản của tỉnh;
đồng thời, chọn tạo, khảo nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất
lượng cao, chống chịu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái và khả năng
thích ứng với biến đổi khí hậu để bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh; ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới về quy trình thâm canh
tổng hợp, kiểm soát dịch bệnh, xử lý môi trường... Tăng cường cơ giới hóa và tự
động hóa trong sản xuất nông nghiệp;
xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên cơ sở quy hoạch
nông thôn mới; đẩy mạnh các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị...
Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn
tạo và sản xuất giống thủy sản sạch bệnh đối với các đối tượng chủ lực của tỉnh; ứng dụng công nghệ cao xây dựng mô hình nuôi thủy
sản tập trung, tiên tiến theo tiêu chuẩn, quy chuẩn trên một số loài thủy sản
chủ lực của tỉnh; mời gọi đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn, thuốc thú y thủy sản, các loại chế phẩm sinh học xử
lý môi trường, chế biến thủy sản; ứng dụng công nghệ tiên tiến vào khai thác hải
sản biển theo hướng hiệu quả và bền vững nguồn lợi.
Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý,
khai thác các công trình thủy lợi, nhất là đê biển, đê sông, cống để phòng, chống
giảm nhẹ thiên tai.
b. Lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ
tiên tiến, đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp
chế biến thủy sản xuất khẩu, chế biến nông sản thực phẩm; công nghiệp cơ khí,
thiết bị công nghiệp hỗ trợ chế biến thức ăn chăn nuôi, thiết
bị điện phục vụ phát triển điện gió, điện mặt trời.
Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001, ISO
14000,...), áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng, xây dựng thương
hiệu, quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường, phát triển thương mại điện tử;
hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, đổi mới công nghệ, đưa công nghệ cao, công nghệ
tự động hóa, công nghệ tiết kiệm năng lượng, công nghệ thân thiện với môi trường
phục vụ sản xuất và dịch vụ.
c. Lĩnh vực y tế dự phòng và chăm,
sóc sức khỏe nhân dân
Tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng các tiến
bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong
khám, chữa bệnh, sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng từ nguồn dược liệu địa
phương kết hợp y học cổ truyền; trong công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực
phẩm. Tập trung ưu tiên hình thành một số chuyên khoa ứng dụng công nghệ cao
trong khám, chữa bệnh ở một số bệnh viện tuyến tỉnh.
d. Lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng
phó với biến đổi khí hậu
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
tiên tiến để khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phục vụ
hoạt động quan trắc, thu nhập, xử lý, quản lý các dữ liệu
tài nguyên và môi trường. Đồng thời, hạn chế, ngăn chặn và xử lý các vấn đề ô
nhiễm môi trường làng nghề, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; xử lý phế, phụ
phẩm trong chế biến thủy sản, sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt có nguồn gốc hữu
cơ làm phân vi sinh; bảo vệ bền vững môi trường sinh thái.
Quan tâm theo dõi các thông tin dự
báo, cảnh báo, đánh giá của các cơ quan chức năng về mức độ tác động của biến đổi
khí hậu, nước biển dâng, sự xâm nhập mặn, hậu quả của các hiện tượng thời tiết
cực đoan (sạt lở đất ven biển, hạn hán, xâm nhập mặn, nhiệt độ bất thường...) ảnh
hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để xác định
các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó phù hợp, đạt hiệu quả cao.
Xây dựng và cập nhật các kịch bản về
biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên địa bàn tỉnh; lồng ghép các hoạt động ứng
phó biến đổi khí hậu và các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh; tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức
của đội ngũ quản lý và cộng đồng để thích ứng biến đổi khí hậu.
e. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
Tiếp tục nghiên cứu những vấn đề kinh
tế - xã hội, tổng kết thực tiễn, phát hiện những tiềm năng, nguồn lực và mô
hình mới trong thực tiễn để tham mưu, tư vấn, cung cấp luận cứ khoa học, lý giải
những vấn đề thực tiễn đặt ra, dự báo tình hình và xu thế phát triển, làm cơ sở
cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý,
xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trên các
lĩnh vực.
g. Lĩnh vực quốc phòng - an ninh
Không ngừng đẩy mạnh hoạt động sáng
kiến, cải tiến thiết bị, các mô hình, học cụ phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến
đấu. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ xây dựng bản đồ kỹ thuật số, đảm
bảo các phương tiện hậu cần, kỹ thuật và xây dựng khu vực phòng thủ đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, đảm
bảo luận cứ khoa học giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề về đảm bảo an
ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội mới nảy sinh trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập
quốc tế. Tập trung đầu tư phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ mới trên một
số lĩnh vực như điện tử, viễn thông, tin học, công nghệ sinh học, công nghệ mật
mã, kỹ thuật hình sự...
Tiếp tục nghiên cứu, nắm tình hình, dự
báo, đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự ở các lĩnh vực, địa bàn trọng
điểm; an ninh nông thôn, đô thị, an ninh tôn giáo, an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa, tư tưởng; an ninh thông tin, an ninh kinh tế,
an ninh trên biển...
Đề xuất các giải
pháp phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức,
tội phạm lợi dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy, tội phạm do nguyên nhân xã hội...;
các giải pháp xã hội hóa phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh tổ quốc; các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, an ninh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên
tai do biến đổi khí hậu gây ra.
4. Xây dựng tiềm lực
khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hội
nhập quốc tế.
Tham mưu, đề xuất kịp thời các giải
pháp hiệu quả nhất trong chính sách đào tạo, thu hút nguồn cán bộ khoa học từ
sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; sử dụng cán bộ khoa học và công nghệ
có trình độ chuyên môn cao, có năng lực thực tiễn trong các lĩnh vực. Xây dựng
các chính sách cử cán bộ khoa học đi làm việc, học tập tại các viện nghiên cứu,
các trường đại học, doanh nghiệp ở nước ngoài. Tạo môi trường thuận lợi để cán
bộ khoa học phát triển tài năng và hưởng lợi xứng đáng bằng giá trị lao động sáng
tạo của mình.
Tiếp tục chủ động phát triển và đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ từ các trường phổ thông, cao đẳng,
đại học. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ công chức,
viên chức ngành khoa học và công nghệ.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị cho các tổ chức khoa học và công nghệ, các
trường đại học, cao đẳng; các trung tâm nghiên cứu thực nghiệm,
chuyển giao, dịch vụ khoa học và công nghệ; các phòng thí nghiệm để có tiềm lực
đủ mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ phát huy hết khả năng sáng tạo trong
hoạt động khoa học, công nghệ.
5. Tiếp tục thúc đẩy
phát triển mạnh thị trường khoa học và công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp
sáng tạo.
Thực hiện tốt các quy định, chính
sách hỗ trợ của nhà nước để các tổ chức, cá nhân nhất là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Thúc đẩy sự liên thông thị trường
khoa học và công nghệ với thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường lao động, thị
trường vốn. Đẩy mạnh quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học
và công nghệ, đây là một trong những giải pháp quan trọng để tạo lập, phát triển
thị trường khoa học và công nghệ.
Xây dựng và kết nối sàn giao dịch
công nghệ của tỉnh liên thông với hệ thống các trung tâm ứng dụng và chuyển
giao công nghệ của các tỉnh, thành phố; kết nối với các sàn giao dịch công nghệ
khu vực. Phát triển mạng lưới các tổ chức dịch vụ trung gian môi giới, đánh
giá, chuyển giao công nghệ. Hỗ trợ các nhóm nghiên cứu trẻ tiềm năng, các doanh
nghiệp đổi mới, sáng tạo.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu
quả Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; xây dựng quy định về đánh
giá, định giá tài sản trí tuệ, chuyển nhượng, góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài
sản trí tuệ; truy suất nguồn gốc sản phẩm; đo lường chất lượng, ghi nhãn hàng
hóa, mã số mã vạch...
Củng cố và phát triển hệ thống thông tin về khoa học và công nghệ, chú trọng việc ứng dụng
tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi
xã một sản phẩm. Xây dựng thư viện khoa học và công nghệ điện tử phục vụ tra cứu thông tin, phổ biến tri thức khoa học và công nghệ. Đa dạng hóa
kênh thông tin phù hợp với trình độ dân trí.
Không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong việc cung cấp, trao đổi, giao dịch thông tin về khoa học
và công nghệ. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam.
6. Đẩy mạnh liên kết,
hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học và công nghệ.
Đa dạng hóa đối tác và đẩy mạnh liên
kết hợp tác trong nước và quốc tế về khoa học và công nghệ có trọng tâm, trọng
điểm, theo lĩnh vực ưu tiên; gắn kết giữa hợp tác về khoa
học và công nghệ với hợp tác về kinh tế. Chú trọng khai
thác, chuyển giao công nghệ từ các địa bàn có công nghệ nguồn để rút ngắn khoảng
cách, nâng cao trình độ năng lực khoa học và công nghệ trên địa bàn.
Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, mua bán
và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào tỉnh Cà
Mau bảo đảm phù hợp với điều kiện thực
tế của tỉnh, nhằm nâng cao năng lực sản xuất cho các tổ chức, doanh nghiệp; tạo
điều kiện để các tổ chức, doanh nghiệp chủ động hợp tác và tiếp nhận chuyển
giao công nghệ từ nước ngoài để sản xuất sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
Tăng cường các nội dung hợp tác nhằm
phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực và trình độ nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực có trình độ cao,
hình thành các tập thể nghiên cứu đáp ứng yêu cầu giải quyết nhiệm vụ khoa học
và công nghệ của tỉnh.
Chú trọng nâng cao trình độ ngoại ngữ
cho cán bộ khoa học và công nghệ, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế. Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích cán bộ khoa học và công nghệ đi học
tập, nghiên cứu ở nước ngoài; tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế ở
trong và ngoài nước. Tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức, cá nhân và người
Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân
lực.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
1. Nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm
vụ được đảm bảo từ: Ngân sách nhà nước, vốn tự đầu tư của tổ chức, doanh nghiệp,
vốn vay từ các tổ chức tín dụng và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định
của pháp luật.
2. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước,
việc lập dự toán ngân sách hằng năm được thực hiện theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước và được bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan được
giao chủ trì nhiệm vụ.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có liên quan tổ chức triển khai
các nội dung của Kế hoạch này; hướng dẫn, kiểm tra tình
hình thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng
năm về Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình triển khai Kế hoạch;
đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch khi cần thiết.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước hàng năm chi cho các hoạt
động khoa học công nghệ như: Triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công
nghệ; thông tin khoa học công nghệ; chuyển giao công nghệ; tăng cường tiềm lực
khoa học, công nghệ; phát triển tài sản trí tuệ; khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo;
tiêu chuẩn đo lường chất lượng; kiểm định, kiểm nghiệm; hợp tác quốc tế về khoa
học công nghệ... trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để triển khai thực hiện.
Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát
triển thị trường khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh
nghiệp chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ trên địa bàn tỉnh. Chủ trì,
phối hợp với các cơ quan liên quan cập nhật và khai thác
cơ sở dữ liệu về thông tin công nghệ, công nghệ cao, chuyển giao công nghệ thuộc
Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học công nghệ.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở
Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan nghiên cứu sự cần thiết, các yếu tố
và điều kiện liên quan làm cơ sở tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét,
quyết định thành lập Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ của tỉnh khi hội tụ đủ
điều kiện theo quy định của Nhà nước; đồng thời tiếp tục hướng dẫn các doanh
nghiệp thành lập và sử dụng có hiệu quả Quỹ phát triển khoa học công nghệ của
đơn vị.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp
với các đơn vị có liên quan cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn
vốn đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho
các tổ chức khoa học công nghệ theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định
có liên quan; phối hợp các cơ quan liên quan trong việc rà
soát, cập nhật, triển khai các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và chuyển giao
công nghệ cao, công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, phù hợp với điều kiện thực tế
của tỉnh.
3. Sở Tài chính
Thẩm định dự toán kinh phí do Sở Khoa
học và Công nghệ xây dựng, tham mưu trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí
kinh phí theo khả năng nguồn ngân sách của tỉnh.
Chủ động rà soát, cập nhật, triển
khai các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng cho hoạt động khoa học và công nghệ,
chuyển giao công nghệ trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên của tỉnh.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
Phối hợp với Sở
Khoa học và Công nghệ để ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ trong lĩnh
vực ngư, nông, lâm nghiệp, đặc biệt là việc ứng dụng các thành tựu khoa học
công nghệ vào phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh gắn
với xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình mỗi xã
một sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, khai thác các công trình thủy
lợi, đê biển để phòng, chống giảm nhẹ thiên tai.
5. Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ
để ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới công nghệ trong
các ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, chế biến
nông sản thực phẩm; công nghiệp cơ khí, thiết bị công nghiệp
hỗ trợ chế biến
thức ăn chăn nuôi, thiết bị điện phục vụ phát triển điện gió, điện mặt trời; xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường...
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ
trong ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tiên tiến để khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường,
bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Phối hợp tốt với các
cơ quan chức năng nghiên cứu, dự báo đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí
hậu, nước biển dâng, sự xâm nhập mặn, hậu quả của các hiện tượng thời tiết cực
đoan. Xây dựng, cập nhật các kịch bản về biến đổi khí hậu và nước biển dâng
trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Y tế
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công
nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong phòng bệnh, khám, chữa bệnh, sản xuất thuộc, thực phẩm chức năng
từ nguồn dược liệu địa phương kết hợp
y học cổ truyền; trong công tác kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Tập trung ưu tiên hình thành một số chuyên khoa
ứng dụng công nghệ cao trong khám, chữa bệnh ở một số bệnh viện tuyến tỉnh.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Tham mưu, đề xuất kịp thời các giải
pháp hiệu quả nhất trong chính sách đào tạo, thu hút nguồn cán bộ khoa học từ
sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ; sử dụng cán bộ
khoa học và công nghệ có trình độ chuyên môn cao, có năng lực thực tiễn trong các lĩnh vực. Tiếp tục chủ động phát triển và đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ từ các trường
phổ thông, cao đẳng, đại học.
9. Sở Nội vụ
Xây dựng các chính sách cử cán bộ
khoa học đi làm việc, học tập tại các viện nghiên cứu, các trường đại học,
doanh nghiệp ở nước ngoài. Tạo môi trường thuận lợi, điều kiện vật chất để cán
bộ khoa học phát triển tài năng. Xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức ngành khoa học
và công nghệ của tỉnh.
9. Công an tỉnh và Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, đảm
bảo luận cứ khoa học giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn
đề về đảm bảo an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội mới nảy sinh
trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc
tế. Tập trung đầu tư phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ mới trên một số
lĩnh vực như điện tử, viễn thông, tin học, công nghệ sinh học, công nghệ mật
mã, kỹ thuật hình sự...
10. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố Cà Mau
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện
các nội dung của Kế hoạch này theo thẩm
quyền, chức năng, nhiệm vụ, gửi Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải
pháp của Kế hoạch này, chủ động hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp phát triển
khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện.
Các sở, ngành, địa phương, đơn vị có
liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có hình thức triển khai thực hiện
phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị. Kịp thời báo cáo, phản ánh những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình triển khai thực hiện về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./
Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy
(b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND huyện, thành phố Cà Mau;
- KGVX (Th.1-VIC);
- Lưu: VT, M.A02/9.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Thân Đức Hưởng
|