ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2506/KH-UBND
|
Lai Châu, ngày 01 tháng 11 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ LOẠI TRỪ BỆNH SỐT RÉT Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Trong những năm qua, công tác phòng
chống sốt rét trên địa bàn tỉnh đã
đạt được các kết quả quan trọng, các ổ dịch được xử lý kịp thời, số mắc sốt rét hằng năm giảm dần, từ năm 2004
đến nay tỉnh không có dịch sốt rét, không có tử vong do sốt rét. Tuy nhiên, Lai
Châu là tỉnh nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng, số người bị sốt rét có ký sinh trùng còn cao, rất dễ gây thành dịch trong
cộng đồng, có nguy cơ tái phát bệnh dịch nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Thực hiện Quyết định số 1920/QĐ-TTg,
ngày 27/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia
phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng
đến năm 2030; Quyết định số 4717/QĐ-BYT, ngày 11/11/2014 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Phòng chống bệnh sốt rét giai đoạn 2015-2020 thực hiện
“Chiến lược quốc gia phòng chống
và loại trừ bệnh sốt rét giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến 2030”; Quyết định
số 08/QĐ-BYT ngày 04/01/2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt lộ trình loại trừ sốt
rét tại Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống
và loại trừ sốt rét ở Việt Nam
giai đoạn 2019-2020 và định hướng
đến năm 2030, với những nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Đến năm 2020: Khống chế tỷ lệ người dân mắc bệnh sốt rét dưới 0,15/1.000
dân, tỷ lệ tử vong do sốt rét dưới 0,02/100.000 dân.
- Giai đoạn đến năm 2030: Tỉnh Lai
Châu phấn đấu loại trừ bệnh sốt rét; tiếp tục triển khai các hoạt động nhằm phòng ngừa sốt rét xâm nhập, quay trở lại và
duy trì bền vững kết quả loại trừ
sốt rét trong những năm tiếp theo.
2. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn 2019-2020:
a) Bảo đảm người bị bệnh sốt rét
và người có nguy cơ mắc bệnh sốt rét được tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán sớm sốt rét, điều trị kịp
thời hiệu quả, an toàn
- Trên 95% người có sốt ở vùng sốt
rét lưu hành đến cơ sở y tế khám bệnh được xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét.
- Trên 98% người nhiễm ký sinh trùng P. falciparum được điều trị phối hợp thuốc sốt rét theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
b) Bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét
hiệu quả, thích hợp cho người dân sống trong vùng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét.
Nâng cao diện bao phủ của các biện
pháp phòng chống sốt rét phù hợp cho toàn bộ người dân có nguy cơ mắc sốt rét:
- Trên 98% hộ gia đình ở vùng sốt rét
lưu hành nặng và vừa có đủ màn phòng chống muỗi (trung bình 2 người/1 màn đôi).
- Trên 95% hộ gia đình trong vùng chỉ định phun hóa chất tồn lưu
được phun hóa chất diệt muỗi.
- Trên 95% người có nguy cơ mắc sốt
rét cao (đi rừng, ngủ nương/rẫy) sử dụng biện pháp phòng chống sốt rét (nằm màn tẩm hóa chất và các biện pháp bảo vệ cá nhân khác).
- Trên 90% người sống trong vùng sốt
rét lưu hành có ngủ màn.
c) Nâng cao nhận thức của người
dân về phòng, chống bệnh sốt rét để người dân chủ động phòng, chống bệnh sốt có
hiệu quả cao nhất
Trên 98% dân số vùng sốt rét lưu hành
biết ít nhất 4 thông điệp chủ yếu
về sốt rét, phòng chống và loại trừ sốt rét.
d) Nâng cao năng lực của hệ thống
giám sát bệnh sốt rét tại các tuyến, bảo đảm đủ khả năng phòng, chống dịch bệnh sốt rét hiệu quả
- Duy trì, củng cố hệ thống quản lý
và giám sát dịch tễ sốt rét tại tất cả các tuyến.
- Phát hiện được ổ dịch sốt rét trong
vòng 2 tuần từ khi khởi phát và triển khai biện pháp can thiệp, khống chế trong
vòng 1 tuần kể từ khi nhận báo cáo.
- Không để dịch sốt rét lớn xảy ra.
e) Thực hiện loại trừ sốt rét
- Năm 2019: Thành phố Lai Châu, huyện
Tam Đường, huyện Tân Uyên và huyện Than Uyên phấn đấu công nhận loại trừ sốt
rét.
- Năm 2020: Công nhận loại trừ sốt
rét huyện Phong Thổ.
2.2. Giai đoạn đến năm 2030
- Năm 2021: Công nhận loại trừ sốt
rét huyện Sìn Hồ.
- Năm 2022: Công nhận loại trừ sốt
rét các huyện Nậm Nhùn, Mường Tè và công nhận loại trừ sốt rét toàn tỉnh Lai
Châu.
- Năm 2022-2030: Triển khai các biện
pháp duy trì kết quả loại trừ bệnh sốt rét đã đạt được.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
1. Công tác chỉ đạo
điều hành
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn về công tác phòng chống sốt rét trên địa bàn tỉnh; rà soát, bổ sung các kế
hoạch hoạt động phòng chống sốt rét ở các tuyến; thực hiện tốt kế hoạch phân
vùng dịch tễ sốt rét.
- Đẩy mạnh các hoạt động phòng chống
sốt rét kháng thuốc và phòng chống sốt rét tại các vùng trọng điểm, vùng sốt
rét lưu hành nặng. Tăng cường kiểm soát việc bán thuốc sốt rét tại các địa
phương và việc bán thuốc sốt rét của y tế tư nhân để hạn chế bán thuốc không đảm bảo chất lượng.
- Triển khai thực hiện các quy trình,
quy định, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế trong phòng chống và loại
trừ sốt rét cho tất cả các tuyến. Nâng cao chất lượng giám sát phát hiện, chẩn
đoán điều trị sốt rét và giám sát côn trùng.
2. Tăng cường
truyền thông giáo dục sức khỏe
- Đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức
khỏe phòng chống và loại trừ sốt
rét tại cộng đồng bằng các phương tiện thông tin thích hợp, đặc biệt truyền
thông trực tiếp cho các đối tượng đích. Loại bỏ tư tưởng chủ quan, coi nhẹ công
tác phòng chống sốt rét ở vùng sốt
rét đã giảm thấp.
- Tổ chức tốt việc phối hợp, huy động
các ban ngành, đoàn thể tích cực tham gia hoạt động truyền thông giáo dục sức
khỏe phòng chống và loại trừ sốt rét.
- Vận động nhân dân tích cực tham gia
phòng chống và loại trừ sốt rét. Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người
dân, làm biến chuyển hành vi đúng, có lợi sang thói quen tốt, đặc biệt người
dân sống ở vùng có nguy cơ cao mắc bệnh sốt rét về các biện pháp phòng chống và
loại trừ bệnh sốt rét; xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên phòng, chống bệnh sốt
rét, gắn liền với đội ngũ cộng tác
viên y tế thôn, bản và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Đưa công tác truyền thông phòng chống và loại trừ sốt rét vào trường
học.
3. Về chính sách
xã hội
- Đưa công tác phòng, chống và loại
trừ bệnh sốt rét vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của ngành và địa
phương.
- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu
quả chế độ, chính sách trong công tác phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét, đáp
ứng yêu cầu thực tế của địa
phương.
4. Kiểm tra giám
sát, đánh giá chương trình phòng chống sốt rét
- Tập huấn cho cán bộ làm công tác
theo dõi, giám sát đánh giá chương trình nhằm nâng cao năng lực của hệ thống
giám sát bệnh sốt rét tại các tuyến, bảo đảm đủ khả năng phòng, chống dịch bệnh
sốt rét hiệu quả.
- Hằng năm và sau mỗi 5 năm, tổ chức
tổng kết đánh giá hiệu quả của chương trình, rút ra những bài học kinh nghiệm kết
hợp với thi đua khen thưởng và xây dựng mục tiêu, kế hoạch cho năm tiếp theo sát với tình hình thực tế.
5. Về chuyên môn
kỹ thuật
5.1. Vùng không có sốt rét lưu
hành
- Phát hiện sớm và điều trị sớm, đúng
phác đồ cho các bệnh nhân sốt rét ngoại lai.
- Củng cố các yếu tố phòng chống sốt rét bền vững, tăng cường
công tác truyền thông phòng chống
sốt rét, kiểm soát đối tượng di biến động có nguy cơ mắc sốt rét, cấp 1 liều
thuốc tự điều trị khi có sốt, vận động người dân đem theo màn ngủ khi vào vùng
sốt rét lưu hành.
5.2. Vùng nguy cơ sốt rét quay
trở lại
- Duy trì và củng cố các yếu tố phòng
chống sốt rét bền vững, ngăn ngừa
sốt rét quay trở lại.
- Giám sát dịch tễ và giám sát véc tơ
truyền bệnh (muỗi sốt rét) thường xuyên.
- Phát hiện và điều trị sớm, đúng
phác đồ cho các bệnh nhân sốt rét
ngoại lai để ngăn ngừa lây truyền sốt rét tại chỗ có thể xảy ra.
- Các biện pháp phòng chống và điều
trị thích hợp nếu xuất hiện ký sinh trùng sốt rét nội địa.
- Vận động người dân mua màn và ngủ
màn thường xuyên, cấp màn cho những hộ nghèo, đối tượng đi làm ăn ở vùng sốt
rét lưu hành nặng và vừa.
- Quản lý dân đi vào vùng sốt rét lưu
hành, cấp thuốc sốt rét một liều tự điều trị khi có sốt và tẩm màn bằng hóa chất
xua diệt muỗi cho người đi vào vùng sốt rét.
- Truyền thông giáo dục sức khỏe
phòng chống sốt rét cho cộng đồng.
- Đăng ký và thực hiện các biện pháp
loại trừ sốt rét.
5.3. Vùng sốt rét lưu hành nhẹ
- Triển khai các biện pháp phòng chống
sốt rét để tiếp tục làm giảm mắc và giảm chết do sốt rét, không để dịch sốt rét xảy ra.
- Phát triển và duy trì các yếu tố
phòng chống sốt rét bền vững.
- Tăng cường phát hiện chẩn đoán và
điều trị, quản lý bệnh nhân sốt rét, người mang ký sinh trùng sốt rét.
- Vận động nhân dân mua màn và ngủ
màn thường xuyên; cấp màn cho những hộ nghèo, đối tượng đi làm ăn ở vùng sốt rét lưu hành nặng và vừa nhằm đạt tỷ
lệ trung bình 2 người/màn đôi.
- Tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi ở
những nơi giáp ranh với các vùng sốt rét lưu hành vừa và nặng.
- Giám sát dịch tễ, giám sát véc tơ
(muỗi sốt rét) thường xuyên.
- Củng cố màng lưới y tế cơ sở, điểm
kính hiển vi, quản lý y dược tư nhân, quản lý dân di biến động đi và về từ các
vùng sốt rét lưu hành vừa và nặng.
- Truyền thông giáo dục sức khỏe
phòng chống sốt rét.
- Cấp thuốc sốt rét tự điều trị khi có sốt cho đối tượng đi rừng, ngủ rẫy.
- Đăng ký và thực hiện các biện pháp
loại trừ sốt rét khi có điều kiện.
5.4. Vùng sốt rét lưu hành vừa
- Triển khai các biện pháp phòng chống
sốt rét mạnh để tiếp tục làm giảm mắc và giảm chết do sốt rét, không để dịch sốt
rét lớn xảy ra.
- Phát triển các yếu tố phòng chống sốt
rét bền vững.
- Phát hiện chẩn đoán và điều trị, quản
lý bệnh nhân sốt rét, người mang ký sinh trùng sốt rét.
- Cấp màn cho người dân nhằm đạt tỷ lệ
trung bình 2 người/màn đôi.
- Vận động nhân dân tẩm màn hóa chất
diệt muỗi, thường xuyên ngủ màn tầm hóa chất diệt muỗi cả ở nhà và khi đi rừng,
ngủ rẫy đạt tỷ lệ 80% trở lên.
- Phun hóa chất tồn lưu nơi sốt rét gia tăng hoặc có nguy cơ dịch hoặc dịch
xảy ra, nơi dân không ngủ màn hoặc tỷ lệ ngủ màn dưới 80%.
- Truyền thông giáo dục sức khỏe
phòng chống sốt rét cho cộng đồng.
- Giám sát dịch tễ sốt rét, giám sát
véc tơ (muỗi sốt rét) thường xuyên.
- Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, điểm
kính hiển vi, quản lý y dược tư nhân.
- Cấp thuốc sốt rét tự điều trị khi
có sốt cho đối tượng đi rừng, ngủ rẫy.
- Phối hợp đa ngành, quân dân y trong
phòng chống sốt rét.
5.5. Vùng sốt rét lưu hành nặng
- Tập trung nguồn lực, kỹ thuật và
triển khai biện pháp phòng chống sốt rét mạnh để tiếp tục làm giảm mắc và giảm chết do sốt rét, không để dịch
sốt rét lớn xảy ra.
- Phát hiện điều trị, quản lý bệnh
nhân sốt rét, người mang ký sinh trùng sốt rét.
- Cấp màn cho người dân nhằm đạt tỷ lệ
trung bình 2 người/màn đôi.
- Vận động nhân dân tẩm màn hóa chất
diệt muỗi, thường xuyên ngủ màn tẩm
hóa chất diệt muỗi cả ở nhà và khi đi rừng, ngủ rẫy đạt trên 90%.
- Phun hóa chất tồn lưu nơi sốt rét
gia tăng hoặc có nguy cơ dịch hoặc dịch xảy ra, nơi dân không ngủ màn hoặc tỷ lệ
ngủ màn dưới 80%.
- Tăng cường công tác truyền thông giáo
dục sức khỏe phòng chống sốt rét cho cộng đồng bằng nhiều hình thức thích hợp.
- Tăng cường giám sát dịch tễ sốt
rét, giám sát véc tơ (muỗi sốt rét) thường xuyên.
- Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, điểm
kính hiển vi, quản lý y dược tư nhân.
- Sớm phát hiện và có biện pháp bảo vệ
dân vùng không có sốt rét lưu hành.
- Cấp thuốc sốt rét tự điều trị khi có sốt cho đối tượng đi rừng, ngủ rẫy.
- Phối hợp đa ngành, quân dân y trong
phòng chống sốt rét.
6. Xã hội hóa
trong công tác phòng chống sốt rét
- Phát huy tính tích cực, chủ động của
cộng đồng tham gia triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt
rét.
- Vận động và khuyến khích để y tế tư
nhân tham gia phát hiện và điều trị sốt rét tại cộng đồng; các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp....đóng trên địa bàn chủ động triển
khai các biện pháp phòng chống sốt rét cho người lao động.
7. Nghiên cứu
khoa học và ứng dụng kết quả của nghiên cứu khoa học vào hoạt động phòng, chống
và loại trừ bệnh sốt rét
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng kết
quả của nghiên cứu khoa học vào hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh sốt
rét.
8. Giải pháp về
nguồn lực và hợp tác quốc tế
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ và các giải pháp khác để thực hiện
chương trình.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức làm công tác phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét tại các
tuyến; chú trọng đào tạo cho người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, khu vực
miền núi.
- Bố trí đủ nguồn lực để thực hiện
các nội dung, chương trình và mục tiêu kế hoạch triển khai phòng, chống
và loại trừ bệnh sốt rét.
- Củng cố mạng lưới và nâng cao năng
lực thông qua tập huấn, xây dựng đội ngũ tuyên truyền.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về phòng,
chống và loại trừ bệnh sốt rét tỉnh Lai Châu và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); tăng
cường tìm kiếm hợp tác quốc tế để trao đổi, học tập kinh nghiệm cũng như hỗ trợ
kinh phí cho công tác này.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách trung ương, ngân
sách địa phương và các nguồn hợp pháp khác.
- Hàng năm căn cứ các nội dung của kế hoạch, Sở Y tế và các đơn vị liên quan lập dự
toán kinh phí thực hiện gửi các cơ quan chức năng tổng hợp, thẩm định báo cáo
UBND tỉnh xem xét, quyết định.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1.
Sở Y tế
- Tham mưu UBND tỉnh các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia
và Kế hoạch của tỉnh về phòng chống và loại trừ sốt rét trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện và hướng dẫn các địa phương, đơn vị
triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Tổ chức đánh giá các
yếu tố nguy cơ và phân vùng sốt rét để có các biện pháp triển khai phòng chống
và loại trừ bệnh sốt rét phù hợp
tình hình thực tế tại địa phương.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện các
nội dung của Kế hoạch hàng năm gửi
các sở, ngành chức năng tổng hợp,
thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí thực hiện.
- Theo dõi, giám sát việc thực hiện Kế
hoạch, định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo
cơ quan thông tin truyền thông trên địa bàn đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo
dục về phương pháp phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét, nhằm giúp người dân chủ
động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét, đặc biệt những địa phương có bệnh sốt
rét lưu hành, các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh sốt rét cao.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các
cơ quan có liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nhằm nâng cao nhận
thức và thay đổi hành vi cho giáo viên, học sinh, sinh viên trong các trường học
về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét.
4. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí
cho các nội dung hoạt động của kế hoạch từ nguồn ngân sách trung ương, Chương
trình mục tiêu quốc gia về y tế, ngân sách tỉnh, huy động các nguồn tài trợ
trong và ngoài nước; kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí trong thực hiện
các nội dung của Kế hoạch theo quy
định hiện hành.
5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Xây dựng và triển khai thực hiện Kế
hoạch trong lực lượng vũ trang theo đặc thù của ngành; phối hợp quân dân y
trong hoạt động phòng chống và loại
trừ bệnh sốt rét tại nơi đóng
quân.
6. Các sở, ban, ngành tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Y tế triển khai thực
hiện các nội dung của Kế hoạch
phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét cho cán bộ, viên chức, người lao động làm
việc tại vùng có bệnh sốt rét lưu hành.
7. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Chỉ đạo, triển khai thực hiện các
nhiệm vụ, nội dung của Kế hoạch trên địa bàn quản lý; xây dựng các mục tiêu
phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
địa phương; bố trí ngân sách đầu tư cho chương trình phòng, chống và loại trừ bệnh
sốt rét.
- Các huyện, thành phố thuộc vùng có bệnh
sốt rét lưu hành nhẹ, vừa và nặng, tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp
can thiệp mạnh làm giảm chết, giảm mắc và không để dịch bệnh sốt rét xảy ra; địa
phương thuộc vùng sốt rét lưu hành nhẹ tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp can thiệp, từng bước triển
khai có hiệu quả các giai đoạn của chương trình loại trừ bệnh sốt rét.
8. Đề Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các
tổ chức thành viên
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình
tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến để nâng cao nhận thức
của nhân dân về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ các nội dung Kế hoạch này,
UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố triển khai thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở
Y tế để tổng hợp, báo cáo theo quy
định./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế; (để b/c)
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; (để b/c)
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- MTTQ tỉnh và các tổ chức thành viên;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Thanh Hải
|