ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4432/KH-UBND
|
Bình
Dương, ngày 26 tháng 8 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “TOÀN TỈNH CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI”
GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Thực hiện Quyết định số 587/QĐ-TTg
ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực
hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn
2021 - 2025;
Để tiếp tục triển
khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông
thôn mới”; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong
trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025
(gọi tắt là Phong trào thi đua), cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và
vận động các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ động,
trách nhiệm, tích cực tham gia thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nhất là thực hiện các Chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, phấn đấu hoàn thành
và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu của Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
- Phát động và triển khai thực hiện
Phong trào thi đua một cách hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát
triển nhanh và bền vững, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh”, góp phần xây dựng Bình Dương trở thành đô thị thông minh, văn minh,
hiện đại;
- Tổ chức Phong trào thi đua thiết
thực, hiệu quả, phấn đấu thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
+ Phấn đấu đến năm 2025 có 100%
(41/41 xã) số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 24% (10/41 xã) số xã đạt
chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 100% huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao;
+ Tỉnh Bình Dương hoàn thành nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới;
+ Chất lượng cuộc sống của cư dân
nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân tăng ít nhất 1,8 lần so với năm
2020.
+ Hoàn thành xây dựng thí điểm “Làng thông
minh” trên địa bàn xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên và nhân rộng đối
với các xã còn lại, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương;
+ Hoàn thành việc thực hiện thí điểm
Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện
đối với huyện Bàu Bàng và nhân rộng đối với các địa bàn còn lại, phù hợp với điều
kiện thực tế từng địa phương;
- Nhân rộng và tôn vinh các điển hình
tiên tiến có những mô hình mới; sáng kiến, kinh nghiệm
hay, những cách làm sáng tạo trong thực hiện Phong trào thi đua.
2. Yêu cầu
- Phong trào thi đua tiếp tục được
xác định là trọng tâm trong các phong trào thi đua của tỉnh; đánh giá kết quả
Phong trào thi đua phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị và bình
xét thi đua hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương;
- Phong trào thi đua phải được triển
khai sâu rộng với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, có tiêu chí rõ
ràng, cụ thể phù hợp với các quy định và thực tiễn từng cơ quan, đơn vị, địa
phương, tránh tình trạng làm theo hình thức, rập khuôn;
- Việc công nhận, biểu dương, khen
thưởng các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn
mới kiểu mẫu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới phải thực chất, công
khai, minh bạch, khách quan, tránh chạy theo thành tích. Kịp thời phát hiện,
bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến;
- Đến năm 2025 tiến hành tổng kết
Phong trào thi đua, biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến, các sáng
kiến, kinh nghiệm hay, các mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
II. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA
1. Các cơ
quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiếp tục tổ chức thực hiện
có hiệu quả Phong trào thi đua; tập trung xây dựng, ban hành, hướng dẫn, tổ
chức thực hiện các chủ trương, chính sách và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh
tiến độ xây dựng nông thôn mới.
2. Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã tiếp tục phát động, hướng dẫn, đổi mới nội dung,
hình thức triển khai thực hiện Phong trào thi đua trên địa bàn, trong đó cần
chú trọng:
- Trên cơ sở Kế hoạch của tỉnh, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã rà soát, điều chỉnh kế hoạch của địa phương, xác
định rõ nhiệm vụ, điều kiện, các giải pháp hiệu quả để tổ chức thực hiện đảm
bảo hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và duy trì, giữ vững, nâng cao
chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí đã đạt được trên địa bàn xã;
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban,
ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội
trong triển khai, thực hiện Phong trào thi đua;
- Huy động các tổ chức, cá nhân tích
cực tham gia, đóng góp trí tuệ, công sức, phát huy nội lực và đẩy mạnh xã hội
hóa xây dựng nông thôn mới;
- Tuyên truyền, vận động củng cố,
tăng cường sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân để chung sức xây dựng nông
thôn mới;
- Từng cấp phấn đấu hoàn thành sớm
hoặc đúng theo kế hoạch, có chất lượng các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong xây dựng
nông thôn mới.
3. Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tuyên truyền, vận động,
tăng cường sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân để chung sức xây dựng nông
thôn mới; vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia hưởng ứng tích cực
Phong trào thi đua gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh”; tổ chức giám sát
thực hiện xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của
Phong trào thi đua.
III. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHÍ THI ĐUA,
HÌNH THỨC VÀ TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
1. Đối tượng, tiêu chí thi đua
a) Đối với các sở, ban, ngành, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh:
- Hoàn thành có chất lượng, đúng tiến
độ các nhiệm vụ theo Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025;
- Nghiên cứu để kịp thời tham mưu cho
Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy xây dựng nông
thôn mới;
Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên, hội viên và người dân
hưởng ứng, tham gia, đóng góp xây dựng Phong trào thi đua, tạo sự đồng thuận,
lan tỏa trong xã hội về xây dựng nông thôn mới;
- Tiếp tục đăng ký và tham gia chỉ
đạo, hỗ trợ (có địa chỉ và kết quả cụ thể) đối với địa phương trong xây dựng
nông thôn mới.
b) Đối với cấp huyện:
- Huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông
thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới và là đơn vị tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của
tỉnh;
- Có số xã đạt chuẩn nông thôn mới
nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đạt và vượt kế hoạch đề ra; có tỷ lệ hoặc có
số xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu
cao nhất trong cụm; có mức tăng trưởng tiêu chí bình quân/xã cao nhất trong cụm;
- Có nhiều mô hình trên các lĩnh vực
chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế nông nghiệp gắn với biến đổi khí hậu,
phát triển du lịch nông thôn gắn với phát triển làng nghề và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thông, cách làm mới, sáng tạo,
hiệu quả; ban hành, hoàn thiện cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn có hiệu quả;
triển khai thực hiện nghiêm các quy định của tỉnh và là đơn vị tiêu biểu trong
xây dựng nông thôn mới so với các đơn vị khác trong cụm thi đua;
- Không nợ đọng xây dựng cơ bản trong
xây dựng nông thôn mới.
c) Đối với cấp xã:
- Đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn
mới nâng cao và là xã tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của
huyện; không nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới;
- Đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và
là xã có kết quả nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới toàn diện, nổi bật;
không nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.
d) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
- Có những đóng góp cụ thể, thiết
thực trong xây dựng nông thôn mới và được cấp có thẩm quyền ghi nhận;
- Có liên kết sản xuất theo chuỗi giá
trị; bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống của địa phương, có nhiều sản
phẩm OCOP được xếp hạng từ 3 sao trở lên; phối hợp tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp và giải quyết được nhiêu việc làm cho người dân trên địa bàn nông thôn.
đ) Đối với cá nhân:
- Cán bộ, công chức, viên chức nỗ lực
bám sát cơ sở, có sáng kiến, giải pháp hữu ích trong việc xây dựng, trình cấp
có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện cơ chế,
chính sách, hướng dẫn hoặc tháo gỡ khó khăn cho cơ sở trong xây dựng nông thôn
mới;
- Người lao động (nông dân, công
nhân...), thành viên hợp tác xã tích cực hưởng ứng, tham gia Phong trào thi đua
với những việc làm thiết thực (đóng góp tiền của, công sức, đất đai...) hoặc có
mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả, có phát minh, sáng chế trong lao
động, sản xuất góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới.
e) Đối tượng khác: Các tổ chức quốc
tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các hội, doanh nhân, trí thức, nhà khoa
học, các gia đình, cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài... có nhiều đóng góp về công sức, trí tuệ, vật chất xây dựng nông thôn
mới; sản xuất giỏi, có thu nhập cao và giúp đỡ cộng đồng trong xây dựng nông
thôn mới ở địa phương.
2. Hình thức và tiêu chuẩn khen
thưởng
a) Hình thức khen thưởng:
- Huân chương Lao động;
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
- Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh.
b) Tiêu chuẩn khen thưởng:
Căn cứ thành tích trong thực hiện
phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 -
2025, việc xét khen thưởng cho các tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu, xuất
sắc được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng (có
văn bản hướng dẫn cụ thể khi sơ kết, tổng kết Phong trào thi đua).
IV. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Các
sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã
hội tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ
chức triển khai Phong trào thi đua trong quý III năm 2022.
2. Căn cứ
tình hình thực tiễn, các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tiến
hành sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm vào năm 2023 và tổng kết Phong trào thi
đua vào năm 2025.
3. Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình
triển khai, thực hiện Phong trào thi đua; sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm vào
năm 2023 và tổng kết Phong trào thi đua vào năm 2025.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các
sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị -
xã hội tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ
chức triển khai phong trào thi đua đảm bảo nội dung, chất lượng và tiến độ theo
Kế hoạch này.
2. Đề
nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia hưởng ứng tích
cực Phong trào thi đua gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
nông thôn mới, đô thị văn minh”. Kịp thời phát hiện và giới thiệu các điển
hình tiên tiến trong Phong trào thi đua, gửi về Thường trực Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh (Sở Nội vụ) để nhân rộng và đề xuất, tham mưu
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng.
3. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá, thẩm
định kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; tổng hợp, đề xuất
Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tuyên dương khen thưởng và giới
thiệu các điển hình tiên tiến.
4. Sở Nội
vụ phối hợp với Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương xây
dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về Phong trào thi đua; kịp thời
phát hiện, biểu dương và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện
Phong trào thi đua trên toàn tỉnh.
5. Các cơ
quan thông tin, truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền Phong trào thi đua
với hình thức đa dạng, nội dung phong phú và triển khai sâu rộng đến cơ sở.
6. Giao
Sở Nội vụ là Cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện Kế hoạch này; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả
thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc sơ kết, tổng
kết Phong trào thi đua.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức thực
hiện phong trào thi đua “Toàn tỉnh chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn
2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch
nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh
về Sở Nội vụ để được hướng dẫn cụ thể hoặc tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Ban Thi đua - Khen
thưởng TW;
- TT Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND huyện, thị xã;
- Các doanh nghiệp Nhà nước;
- Đài PTTH, Báo Bình Dương, Website tỉnh;
- LĐVP, TH, HCTC, Thi;
- Lưu: VT, Lh.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Võ Văn Minh
|