ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3118/QĐ-UBND
|
Hòa Bình, ngày 28 tháng 12 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ NGÀNH
NÔNG NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;
Căn cứ Luật Quy hoạch số
21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT
ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định,
phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
quy hoạch ngành, lĩnh vực sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số
23/2011/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định
về trình tự lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội, quy hoạch ngành, quy hoạch các sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình;
Căn cứ Quyết định số
23/2011/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định
về trình tự lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội, quy hoạch ngành, quy hoạch các sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình;
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày
02/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản
xuất nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg
ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 1639/QĐ-UBND,
ngày 30/8/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Chương trình phát triển giống
cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao phục vụ tái cơ cấu ngành nông
nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2025;
Căn cứ Quyết định số 1604/QĐ-UBND
ngày 31/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh
Hòa Bình đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-UBND
ngày 28/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc phê duyệt danh mục các ngành,
lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cần lập, điều chỉnh quy hoạch trên địa bàn tỉnh năm
2017;
Căn cứ Quyết định số 181/QĐ-UBND,
ngày 08/02/2017; số 232/QĐ-UBND ngày 22-02-2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
phê duyệt đề cương, dự toán dự án ra soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát
triển ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-UBND
ngày 07-02-2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phân bổ kinh phí thực
hiện các dự án quy hoạch thuộc ngân sách tỉnh năm 2018;
Căn cứ Quyết định số 2651/QĐ-UBND
ngày 08-11-2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc thành lập Hội đồng thẩm
định dự án rà soát, điều chỉnh quy tổng thể ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch
và Đầu tư tại Báo cáo số 18/BC-HĐTĐ ngày 27 tháng 12 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng
thể ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, như
sau:
1. Sự cần thiết: Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình, giai đoạn
2010-2020, được lập năm 2010 quá trình thực hiện cho thấy bên cạnh những điểm mạnh,
thành tựu đạt được thì ngành nông nghiệp cũng bộc lộ nhiều hạn chế và đến nay một
số nội dung trong quy hoạch cũ đã không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội trong tình hình mới. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch còn chậm,
chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh; chất lượng và sức cạnh
tranh của nông sản thấp, sản xuất chưa gắn chặt với thị trường; tăng trưởng ngành chủ yếu dựa trên tăng sản lượng và lạm dụng yếu tố đầu
vào nên giá trị tăng thêm thấp, hiệu quả sản xuất chưa cao, kém bền vững và ảnh
hưởng đến môi trường; Chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán, tiềm
ẩn nguy cơ lây lan và khó kiểm soát dịch bệnh; Liên kết sản xuất giữa doanh
nghiệp và nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị chưa nhiều, kém bền vững; liên kết
giữa các vùng sản xuất rời rạc, chưa hình thành được các vùng sản xuất lớn có
quả.
Để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới, phát
huy được tiềm năng và lợi thế so sánh của ngành nông nghiệp cần tổng kết, đánh
giá thực trạng sản xuất nông nghiệp, rà soát, điều chỉnh báo cáo quy hoạch nông
nghiệp trước đây, đồng thời xác định mục
tiêu, định hướng, giải pháp quy hoạch ngành Nông nghiệp trong thời gian tới.
Cũng như thực hiện chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Đề
án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững đến năm 2020; Vì vậy xây dựng dự án: “Rà soát, điều
chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp tỉnh
Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” là việc
làm cần thiết nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đưa nông nghiệp của
tỉnh từng bước phát triển bền vững, hoà nhập với xu hướng phát triển chung của
vùng Tây Bắc và cả nước.
2. Tên dự án: Rà soát điều chỉnh quy
hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030.
3. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn các huyện,
thành phố.
4. Cấp quyết định
đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.
5. Đơn vị quản lý
lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Mục tiêu, quan
điểm
6.1 Mục tiêu
a) Mục tiêu chung.
Xây dựng nền nông nghiệp phát triển
theo hướng hiện đại, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, sản xuất hàng hóa lớn
trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên
nhiên.
Phát triển theo hướng nông nghiệp
xanh, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực
cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao người tiêu dùng trong nước và đủ sức
cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới
Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai,
nguồn nước, lao động và nguồn lực đầu tư; tăng nhanh thu nhập và mức sống nhân
dân, người lao động ở khu vực nông thôn, góp phần giảm nghèo bền vững đối với
người dân nói chung và người nông dân nói riêng.
Thay đổi phương thức sản xuất - tiêu
thụ truyền thống sang phương thức liên kết chuỗi giá trị với sản phẩm chủ lực
có thương hiệu đáp ứng tín hiệu của thị trường.
b) Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu đến năm 2020
Tốc độ tăng trưởng đạt 4,5%/năm; Giá
trị sản xuất nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản) tăng bình quân 5,2%/năm (Nông
nghiệp 5%/năm; lâm nghiệp 5,5%/năm; thủy sản 12%/năm).
Cơ cấu nội
ngành: Nông nghiệp chiếm 82,8%, lâm nghiệp chiếm 11,2% và thủy sản chiếm 6%.
Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh
tác trồng trọt đạt 150 triệu đồng/ha, mặt nước nuôi trồng
thủy sản 170 triệu đồng/ha.
Thu nhập bình quân khu vực nông thôn
đạt 30 triệu đồng vào năm 2020.
Nội dung ưu tiên: Phát triển vùng trồng
rau an toàn tập trung; Vùng trồng cây ăn quả có múi; Hình thành các vùng sản xuất
cây dược liệu; Nâng cao giá trị mía ăn tươi; Phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm
và đàn Ong; Phát triển nuôi cá lồng vùng hồ sông Đà; Chuyển hóa rừng kinh doanh
gỗ lớn; Tỷ lệ hàng hóa qua chế biến đạt trên 25% và đẩy mạnh
thực hiện chương trình nông thôn mới.
c) Định hướng đến năm 2030:
Tốc độ tăng trưởng tăng trên
4,5%/năm; giá trị sản xuất tăng 5,3%/năm (nông nghiệp 5,3%/năm; lâm nghiệp
5%/năm; thủy sản 8%/năm)
Cơ cấu nội
ngành: Nông nghiệp 72%, lâm nghiệp 13% và thủy sản 15%.
Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh
tác: 250 triệu đồng/ha đất canh tác trồng trọt, thủy sản 280 triệu đồng/ha mặt
nước nuôi trồng thủy sản.
Thu nhập bình quân khu vực nông thôn
đạt trên 60 triệu đồng.
Tiếp tục duy trì và ổn định các vùng
trồng rau an toàn tập trung; Vùng trồng cây ăn quả có múi; Vùng dược liệu; Nâng
cao giá trị mía ăn tươi; chăn nuôi gia súc gia cầm; nuôi cá lồng vùng hồ sông
Đà; Chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ lớn; Tỷ lệ hàng hóa qua
chế biến đạt trên 40% và hoàn thành chương trình nông thôn mới.
6.2 Quan điểm:
Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát
triển ngành nông nghiệp cần đề cập toàn diện các ngành, các lĩnh vực của sản xuất
nông nghiệp, bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Đồng
thời tập trung vào quy hoạch những ngành, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích
và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, gồm: Sản phẩm trồng trọt (Rau an toàn, Cây ăn quả có múi, Mía ăn tươi, Cây dược liệu,
Lúa chất lượng cao); Sản phẩm chăn nuôi, thủy sản (Trâu, Bò lai, Dê lai, Lợn bản
địa, Gà đồi, Cá nuôi Lồng); Sản phẩm lâm nghiệp (Gỗ xây dựng,
Lâm sản ngoài gỗ) và các lĩnh vực then chốt để tạo ra những thay đổi cơ bản cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phù hợp với các chiến lược phát triển
ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh,
quy hoạch phải gắn liền với quá trình xây dựng nông thôn mới
và đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế vùng Tây Bắc và cả nước.
Phát triển nhanh, toàn diện nông nghiệp,
nông thôn tỉnh theo hướng hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa các nông sản
chủ lực và sản phẩm ngành nghề nông thôn, hướng mạnh vào xuất khẩu và cung ứng
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xác định 5 sản phẩm chủ lực: Gạo chất lượng
cao, Cam, Bưởi; Đại gia súc; Cá nuôi lồng; Gỗ xây dựng; đi đầu trong nghiên cứu,
ứng dụng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đóng góp sản phẩm và thực
hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp của vùng và cả nước.
Nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1 ha đất
nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho kinh tế hộ nông dân, giải quyết việc
làm cho lao động khu vực nông nghiệp và nông thôn, thực hiện giảm nghèo, thu hẹp
khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn.
7. Nội dung quy hoạch
7.1. Quy hoạch phát triển ngành trồng
trọt
Bảng 1: Dự kiến quy mô và sản lượng của
một số cây trồng chính của tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
TT
|
Hạng
mục
|
Đơn
vị tính
|
Hiện trạng 2017
|
Quy
hoạch
|
2020
|
2025
|
2030
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
I
|
Diện
tích gieo trồng
|
|
159.146
|
172.585
|
177.480
|
179.225
|
1.1
|
Lúa
|
Ha
|
39.456
|
36.330
|
34.690
|
34.465
|
1.2
|
Ngô
|
Ha
|
36.666
|
40.020
|
40.690
|
41.090
|
1.3
|
Khoai lang
|
Ha
|
4.780
|
5.430
|
5.590
|
5.720
|
1.4
|
Rau các loại
|
Ha
|
11.836
|
11.570
|
11.980
|
12.020
|
1.5
|
Đậu các loại
|
Ha
|
1.159
|
1.185
|
1.240
|
1.340
|
1.6
|
Đậu tương
|
Ha
|
382
|
2.130
|
3.280
|
3.700
|
1.7
|
Lạc
|
Ha
|
4.426
|
4.840
|
5.420
|
5.520
|
1.8
|
Sắn
|
Ha
|
11.155
|
9.150
|
9.100
|
9.100
|
1.9
|
Mía
|
Ha
|
7.725
|
9.500
|
9.750
|
10.000
|
1.10
|
Khoai sọ
|
Ha
|
723
|
800
|
800
|
800
|
1.11
|
Dong riềng
|
Ha
|
1.249
|
1.260
|
1.260
|
1.260
|
1.12
|
Cây lâu năm
|
Ha
|
15.288
|
19.330
|
20.640
|
20.790
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
-
|
Cây ăn quả
|
Ha
|
13.792
|
16.770
|
17.610
|
17.890
|
|
Cây ăn quả có múi
|
Ha
|
9.012
|
12.144
|
17.531
|
17.700
|
-
|
Chè
|
Ha
|
1.495
|
2.600
|
2.950
|
2.950
|
II
|
Sản lượng các loại cây trồng chính
|
Tấn
|
|
|
|
|
2.1
|
Sản lượng lương thực có hạt
|
Tấn
|
334.385
|
397.115
|
433.387
|
465.153
|
+
|
Sản lượng lúa
|
Tấn
|
180.592
|
212.897
|
215.122
|
224.860
|
+
|
Sản lượng ngô
|
Tấn
|
153.793
|
184.218
|
218.265
|
240.293
|
2.2
|
Sản lượng khoai lang
|
Tấn
|
26.251
|
32.302
|
35.047
|
38.343
|
2.3
|
Sản lượng rau
|
Tấn
|
164.931
|
173.432
|
197.109
|
212.711
|
2.4
|
Sản lượng đậu
các loại
|
Tấn
|
1.377
|
1.824
|
2.186
|
2.593
|
2
|
Đàn
Bò
|
Nghìn
con
|
84,48
|
90
|
115
|
140
|
1,63
|
5,56
|
3
|
Đàn
Dê
|
Nghìn
con
|
51,29
|
60
|
75
|
90
|
4,25
|
5,00
|
4
|
Đàn
Lợn
|
Nghìn
con
|
405,62
|
450
|
575
|
700
|
2,74
|
5,56
|
II
|
Đàn
gia cầm
|
Nghìn con
|
6.821
|
8.000
|
9250
|
10.500
|
4,32
|
3,13
|
III
|
Đàn
gia súc khác
|
Nghìn
con
|
146,84
|
180
|
190
|
200
|
5,65
|
1,11
|
IV
|
Gia
cầm khác
|
Nghìn
con
|
8,79
|
10
|
13
|
16
|
3,44
|
6,00
|
V
|
Ong
|
Nghìn
đàn
|
50,81
|
60
|
75
|
90
|
4,52
|
5,00
|
VI
|
Động
vật khác
|
Nghìn
con
|
3,32
|
4
|
5
|
6
|
5,12
|
5,00
|
7.3. Quy hoạch phát triển ngành
lâm nghiệp
Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp
đến năm 2020 là 298.013 ha, (đất rừng tự nhiên 140.956,16 ha; đất có rừng trồng
84.511,8 ha; đất chưa có rừng 72.545.04 ha) trong đó:
- Rừng đặc dụng 40.352,72 ha (đất có
rừng tự nhiên 34.263,47 ha; đất có rừng trồng 1.546,97 ha; đất chưa có rừng
4.542,28 ha);
- Rừng phòng hộ 108.231,28 ha (đất có
rừng tự nhiên 78.561,61 ha; đất có rừng trồng 13.642,95 ha; đất chưa có rừng
16.026,72 ha);
- Rừng sản xuất 149.429 ha (đất có rừng
tự nhiên 28.131,08 ha; đất có rừng trồng 69.321,88 ha; đất chưa có rừng
51.976,04 ha).
Trồng và phát triển rừng hàng năm:
- Hàng năm trồng mới khoảng 4.000 -
5.000 ha rừng (trồng rừng tập trung khoảng 3.500-4.500 ha, trồng cây phân tán
khoảng 500 ha).
- Khoanh nuôi tái sinh rừng: Khoảng
100.000 ha/năm
- Chăm sóc rừng trồng: khoảng 25.000
ha/năm
- Bảo vệ diện tích rừng hiện có.
- Duy trì độ che phủ của rừng trên
51%.
7.4. Quy hoạch phát triển ngành thủy
sản
Quy hoạch nuôi ao hồ nhỏ dự kiến đến
năm 2020 diện tích 1.850 ha, sản lượng đạt 4.810 tấn, đến năm 2030 diện tích
1.900 ha, sản lượng đạt 6.080 tấn. Dự kiến phát triển mạnh vùng nuôi bán thâm
canh và thâm canh tại tại huyện Lạc Thủy vùng Yên Bồng, Khoan Dụ, Phú Thành,
Thanh Nông rộng khoảng: 125 ha. Vùng Nhuận Trạch, Cư Yên, Liên Sơn của huyện Lương Sơn: 75 ha; Vùng Mai Hạ, Mai Hịch, Tân Sơn huyện Mai
Châu. Các đối tượng nuôi chính như: cá Bỗng, Lăng chấm, Rô phi đơn tính, Trê
phi, Ba ba và Ếch...
Quy hoạch nuôi trên hồ chứa dự kiến đến năm 2020 diện tích 1.070 ha, sản lượng đạt 1.601 tấn, đến năm 2030 diện
tích 1.100 ha, sản lượng đạt 1.980 tấn. Chủ yếu tập trung nuôi ở một số hồ chứa lớn kết hợp thả giống để khai và nuôi lồng như hồ Trọng huyện Tân Lạc, hồ Đồng
Chanh, hồ Suối Ong huyện Lương Sơn, hồ Cạn Thượng huyện Cao
Phong, hồ De huyện Lạc Sơn. Các đối tượng nuôi chính như:
Trắm, trôi, mè, rô phi đơn tính, chim trắng, trắm đen, nheo Mỹ, cá Lăng vàng...
Dự kiến đến năm 2020 số lượng cá lồng
khoảng 5,5 nghìn lồng, sản lượng 5,5 nghìn tấn, đến năm 2030 số lượng cá lồng
khoảng 7 nghìn lồng, sản lượng trên 10 nghìn tấn.
Các vùng quy hoạch nuôi cá nước lạnh
chủ yếu ở các huyện Đà Bắc, Mai Châu; một phần thuộc phía nam huyện Tân Lạc, Lạc
Sơn.
8. Định hướng vùng sản xuất tập
trung loại sản phẩm nông nghiệp chủ yếu
8.1. Vùng trồng trọt tập trung
Vùng lúa đầu tư thâm canh đến năm
2020: 8.000 ha (lúa chất lượng cao 5 nghìn ha), năng suất 62 tạ/ha; Đến năm
2030 14 nghìn ha (Lúa chất lượng cao 9 nghìn ha), năng suất 68 tạ/ha, bố trí tại
các huyện như: Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thủy và Yên Thủy.
Vùng sản xuất ngô hàng hóa tập trung
tại các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Yên Thủy
với quy mô khoảng 25.000 ha, năng suất dự kiến đạt 48 - 60 tạ/ha.
Vùng sản xuất
rau sạch hàng hóa được bố trí tập trung ở các xã vùng cao thuộc các huyện Tân Lạc,
Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bắc, dự kiến quy mô diện tích 1.500 ha.
Vùng sản xuất rau an toàn tập trung
chuyên canh, dự kiến quy hoạch bố trí ở huyện Lương Sơn, Kỳ
Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Thủy và khu vực ngoại
vi thành phố Hòa Bình với quy mô khoảng 7.000 ha.
Vùng mía nguyên liệu tập trung cho
nhà máy đường khoảng 3.500 ha, tập trung tại các huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc và Yên
Thủy; Vùng mía ăn tươi tập trung diện tích khoảng 6.500 ha, tập trung tại các
huyện: Cao Phong, Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Kim Bôi.
Vùng trồng cây ăn quả có múi tập
trung diện tích khoảng 9.000 ha, tập trung tại các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc
Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn và Yên Thủy.
Vùng chè Shan tuyết tập trung với diện
tích khoảng trên 1.000 ha, bố trí tại các xã vùng cao huyện Đà Bắc, Mai Châu,
Tân Lạc.
8.2. Vùng chăn nuôi tập trung
Đối với chăn nuôi lợn bản địa: Trước
mắt phát triển và bảo tồn nguồn gen quý hiếm lợn bản địa, tăng số lượng đàn lợn
bản địa tập trung tại huyện Đà Bắc, một số trang trại tại thành phố Hòa Bình,
sau đó mở rộng sang một số xã vùng cao của huyện Cao Phong, Mai Châu, Tân Lạc,
Lạc Sơn và xây dựng thương hiệu có chỉ dẫn địa lý.
Đối với chăn nuôi lợn tập trung công
nghiệp: Tập trung phát triển theo vùng chăn nuôi theo quy hoạch nằm trên trục đường Hồ Chí Minh: Lương Sơn, Kim Bôi,
Lạc Thủy, Lạc Sơn, Yên Thủy. Đối với các địa phương có điều kiện chăn nuôi tại
huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc tập trung đầu tư Khoa học kỹ thuật.
Gà thả vườn (đồi): Tập trung phát triển,
tăng quy mô đàn các giống gà địa phương tại huyện Lạc Thủy,
Lạc Sơn; sau đó mở rộng sang các huyện Yên Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn, Tân Lạc, Kỳ
Sơn. Đồng thời triển khai các dự án bảo tồn nguồn gen như gà Lạc Thủy, Lạc Sơn,
vịt Bầu bến, gà H’Mông...
Gà công nghiệp: Tăng quy mô đàn trong
các trang trại, gia trại tại các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc
Sơn.
Xây dựng các mô hình chăn nuôi dê ở các
huyện Lạc Thủy, Kim Bôi, Yên Thủy; sau đó hình thành các mô hình chăn nuôi dê sản
xuất hàng hóa tập trung tại các huyện có địa hình lợi thế.
8.3. Vùng sản xuất kinh doanh rừng
gỗ lớn.
Dự kiến quy hoạch đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030 với tổng diện tích 21.220 ha gồm 06 huyện: Kim Bôi, Lạc Thủy,
Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc, Lương Sơn. Trong đó:
- Diện tích chuyển hóa từ trồng gỗ nhỏ
14.631 ha (huyện Kim Bôi: 2934 ha, Lạc Thủy 3040 ha, Yên Thủy 1854 ha, Lạc Sơn
2634 ha, Tân Lạc 956 ha, Lương Sơn 3213 ha).
- Diện tích trồng mới rừng gỗ lớn:
1.935 ha (huyện Lạc Thủy 582 ha, Yên Thủy 398 ha, Lạc Sơn 242 ha, Tân Lạc 217
ha, Lương Sơn 496 ha).
- Diện tích trồng lại rừng gỗ lớn:
4.654 ha (huyện Kim Bôi: 969 ha, Lạc Thủy 569 ha, Yên Thủy 816 ha, Lạc Sơn 771 ha,
Tân Lạc 808 ha, Lương Sơn 721 ha)
8.4. Vùng nuôi cá lồng tập trung
trên hồ Hòa Bình
Vùng nuôi cá lồng tập trung tại Suối
Rút xã Phúc San, xã Tân Sơn, xã Tân Dân huyện Mai Châu; tại xã Thung Nai, Bình
Thanh huyện Cao Phong; xã Ngòi Hoa huyện Tân Lạc; Thành phố Hòa Bình, Khu Suối
Ké xã Hiền Lương, vùng xã Tiền Phong,Vầy Nưa, Yên Hòa huyện
Đà Bắc với các đối tượng nuôi: cá Tầm, Chiên, Lăng, Ngạnh, cá Bỗng, Trắm Đen, Diêu hồng, Trắm cỏ, Nheo mỹ, Diêu hồng...
9. Định hướng quy
hoạch sản xuất giống cây trồng vật nuôi của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030
9.1. Quy hoạch sản xuất giống cây
ngắn ngày
Vùng sản xuất lúa giống nhân dân quy
mô khoảng 220 ha đất canh tác, để hàng năm sản xuất trên
2.000 tấn lúa giống cung cấp cho sản xuất. Dự kiến bố trí ở huyện Lạc Sơn 70
ha, Kim Bôi 70 ha, Tân Lạc 40 ha và huyện Lạc Thủy 40 ha.
Vùng sản xuất giống ngô: 120 ha tại
các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Đà Bắc, Yên Thủy, Tân Lạc, Mai Châu, Lạc Thủy, Sản
lượng ngô giống sản xuất mỗi năm khoảng 500 tấn.
Vùng sản xuất giống đậu tương: 100 ha
tại các huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Yên Thủy, Mai Châu (mỗi huyện bố trí 20-30 ha),
sản lượng giống 150/năm.
Vùng sản xuất giống lạc: 300 ha, sản
xuất 600 tấn giống/năm; tại huyện Yên Thủy 150 ha, huyện Kim Bôi 100 ha và huyện
Lạc Sơn 50 ha.
9.2. Quy hoạch sản xuất giống cây
ăn quả
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030 đạt diện tích cây ăn quả của tỉnh
23 nghìn ha, trong kỳ quy hoạch bình quân mỗi năm phải trồng
mới 1 nghìn ha cây ăn quả các loại. Để có đủ giống cây ăn
quả trồng mới diện tích trên (khoảng 500.000 cây/năm);
trong thời gian tới cần đầu tư nâng cấp
các cơ sở sản xuất giống cây ăn quả hiện có, Bình tuyển để tuyển chọn một số giống cây ăn quả đầu dòng (quýt Nam Sơn, bưởi Diễn, đỏ,
cam Cao Phong, nhãn Hưng chi), củng cố nâng cấp nhà lưới sạch
bệnh, nhà giâm hom, xây dựng vườn giống gốc cây ăn quả.
9.3. Quy
hoạch sản xuất giống cây lâm nghiệp
Đầu tư nâng cấp và tăng cường trang
thiết bị cho các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp hiện có ở Trung tâm Giống
cây trồng, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Đà, Công ty CP Lâm nghiệp Hòa Bình, Trung tâm Thực nghiệm Ứng dụng KHKT Lâm nghiệp Tân Lạc và các cơ sở
sản xuất giống cây lâm nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh đã được cấp chứng chỉ đủ
điều kiện sản xuất kinh doanh, để các cơ sở này sản xuất khoảng 15 triệu cây giống
lâm nghiệp/năm.
Đầu tư xây dựng mới 04 vườn ươm (mỗi
vườn sản xuất khoảng 1,0 triệu cây giống/năm) và xây dựng 01 nhà nuôi cấy mô
công suất 1,5 triệu cây/năm.
9.4. Quy hoạch sản xuất giống vật
nuôi
Giống bò: Tiếp tục thực hiện chương
trình cải tạo đàn bò theo phương pháp thụ tinh nhân tạo ở những vùng có đủ điều
kiện cơ sở vật chất và tại những vùng cao đi lại khó khăn tiếp tục mỗi năm nhập
80-100 bò đực Zêbu để phối giống trực tiếp.
Giống trâu: Chọn lọc, cải tạo nâng
cao tầm vóc giống trâu ngố địa phương, xây dựng thành vùng sản xuất trâu giống
tốt cho khu vực phía Bắc.
Giống lợn: Đầu tư xây dựng vùng sản
xuất giống nhân dân ở những huyện đã có tập quán nuôi lợn nái để cung cấp đủ lợn
giống cho sản xuất (dự kiến vùng giống nhân dân nuôi khoảng 50.000 con lợn
nái).
Giống gia cầm: Tập trung đầu tư phát
triển các giống gà, vịt, ngan có chất lượng tốt, có sức cạnh
tranh phục vụ chăn nuôi gia cầm bền vững.
Đầu tư xây dựng vùng sản xuất giống gà Lạc Thủy, Lạc Sơn và vịt Bầu Bến để cung cấp cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh ở khu vực
phía Bắc.
Giống dê: Trên cơ sở đàn dê lai tiến
hành tổ chức sản xuất giống dê hướng thịt, hướng sữa đủ cung cấp dê giống cho
các vùng trọng điểm phát triển dê của tỉnh.
9.5. Quy hoạch sản xuất giống thủy
sản.
Đầu tư nâng cấp 03 trại giống (trại
giống thủy sản Đồng Chanh, Lương Sơn, trại Hồ Re, Lạc Sơn và khôi phục lại trại
cá Mai Hạ, Mai Châu) sản xuất giống thủy sản hiện có để nâng cao năng lực sinh
sản nhân tạo và trực tiếp sản xuất cá giống (dự kiến mỗi trại sản xuất 20-25
triệu cá giống/năm).
Đầu tư xây dựng mới trại sản xuất giống
thủy sản có công suất 10 triệu cá giống/năm ở khu vực suối nước nóng Kim Bôi để
sản xuất giống sớm và lưu giữ cá giống rô phi đơn tính qua đông.
Hình thành các điểm ương cá giống quy
mô hộ gia đình ở tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh để cung cấp giống thủy sản
tại chỗ cho sản xuất. Dự kiến khu vực hộ gia đình ương cá giống mỗi năm sản xuất
khoảng 40-50 triệu cá giống các loại.
10. Vốn đầu tư
Dự báo nhu cầu vốn cần đầu tư phát
triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2018-2030:
87.900 tỷ đồng. Trong đó:
Giai đoạn 2018 - 2020: 19.000 tỷ đồng;
Giai đoạn 2021 - 2030: 68.900 tỷ đồng.
Chi tiết theo bảng sau.
TT
|
Chỉ
tiêu
|
GĐ
2018-2030
|
Chia
ra
|
Vốn
(Tỷ đồng)
|
Tỉ lệ (%)
|
GĐ
2018-2020
|
GĐ
2021-2030
|
Vốn
(Tỷ đồng)
|
Tỉ lệ
(%)
|
Vốn
(Tỷ đồng)
|
Tỉ lệ (%)
|
|
Tổng
đầu tư
|
87.900
|
100
|
19.000
|
100
|
68.900
|
100
|
1
|
Phân theo ngành
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Nông nghiệp
|
69.110
|
78,62
|
13.300
|
70,00
|
55.810
|
81,00
|
-
|
Trồng trọt
|
51.790
|
58,92
|
10.450
|
55,00
|
41.340
|
60,00
|
-
|
Chăn nuôi
|
17.320
|
19,70
|
2.850
|
15,00
|
14.470
|
21,00
|
12
|
Lâm nghiệp
|
1.830
|
2,08
|
1.140
|
6,00
|
690
|
1,00
|
13
|
Thủy sản
|
16.960
|
19,29
|
4.560
|
24,00
|
12.400
|
18,00
|
2
|
Phân theo nguồn
|
87.900
|
100
|
19.000
|
100
|
68.900
|
100
|
21
|
Vốn ngân sách nhà nước
|
13.570
|
15,44
|
3.230
|
17,00
|
10.340
|
15,00
|
22
|
Vốn vay
|
58.010
|
66,00
|
12.540
|
66,00
|
45.470
|
66,00
|
-
|
Vốn vay ngân hàng
|
14.510
|
16,51
|
3140
|
16,53
|
11370
|
16,50
|
-
|
Vốn vay tín dụng
|
26.100
|
29,69
|
5640
|
29,68
|
20460
|
29,70
|
-
|
Vốn vay ODA
|
17.400
|
19,80
|
3760
|
19,79
|
13640
|
19,80
|
23
|
Vốn tự huy động
|
16.320
|
18,57
|
3.230
|
17,00
|
13.090
|
19,00
|
(Vốn tập trung đầu tư vào các lĩnh vực:
Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp; khoanh nuôi, bảo vệ rừng;
hỗ trợ lãi suất, kinh phí thuê đất; đào tạo, chuyển giao
TBKT; hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông nghiệp...)
11. Các chương
trình, dự án ưu tiên
11.1. Các chương
trình dự kiến triển khai trong giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030
Chương trình phát triển vùng sản xuất
lúa hàng hóa chất lượng cao (vùng lúa chất lượng cao, vùng sản xuất lúa giống).
Chương trình phát triển sản xuất cây
vụ đông (ngô, đậu tương, rau xuất khẩu, rau an toàn).
Chương trình dồn điền đổi thửa và xây
dựng cánh đồng mẫu lớn.
Chương trình, dự án đầu tư nâng cấp
phát triển các cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi: giống lúa, màu (ngô, lạc,
đậu tương), giống lợn, giống gia cầm; Sản xuất giống thủy sản...
Chương trình, dự án phát triển chăn
nuôi trang trại quy mô lớn; Chương trình Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn.
Chương trình chủ động kiểm soát dịch
bệnh gia súc, gia cầm.
Chương trình, dự án phát triển nuôi
trồng thủy sản: Phát nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ sông Đà.
Chương trình trồng rừng phòng hộ và
chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ lớn.
Dự án xây dựng
các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Chương trình đầu tư nâng cấp, hoàn
thiện hệ thống công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển
kinh tế - xã hội và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu
Chương trình xây dựng nông thôn mới;
Chương trình đào tạo lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp,
nông thôn; Chương trình, dự án phát triển ngành nghề, làng nghề....
11.2. Các dự án ưu tiên
Dự án trồng rau an toàn tập trung
Dự án phát triển cây có múi
Dự án nâng cao giá trị mía ăn tươi
Dự án phát triển nuôi cá lồng bè trên
lòng hồ sông Đà
Dự án chuyển hóa rừng kinh doanh cây
gỗ lớn
Dự án phát triển cơ sở chăn nuôi lợn,
gia cầm.
Dự án phát triển cây dược liệu
Dự án đầu tư phát triển vùng chè Shan
tuyết.
12. Các nhóm giải
pháp thực hiện
Nhóm giải pháp về các tiến bộ khoa học
công nghệ vào sản xuất.
Nhóm giải pháp về mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm.
Nhóm giải pháp đầu tư tăng cường hệ
thống các công trình thủy lợi.
Nhóm giải pháp thúc đẩy, phát triển
có hiệu quả về tổ chức sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông nghiệp.
Nhóm giải pháp bổ sung hoàn chỉnh những
chính sách về phát triển nông nghiệp.
Nhóm giải pháp, phương án bảo vệ môi
trường trong sản xuất nông nghiệp.
Nhóm giải pháp huy động vốn đầu tư thực
hiện quy hoạch
13. Tổ chức thực
hiện
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chịu trách nhiệm thực hiện công bố công khai quy hoạch này đến các Sở,
Ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện thành phố và các cơ quan, đơn vị
có liên quan để tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch hiệu quả; chủ trì việc
theo dõi, đôn đốc thực hiện công tác quy hoạch; hàng năm tổng hợp kết quả thực
hiện quy hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Các Sở, Ban ngành xây dựng các cơ
chế, chính sách...theo chức năng nhiệm vụ được giao để tổ chức thực hiện.
Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số
2187/QĐ-UBND ngày 30/11/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công thương, Giao
thông vận tải, Thông tin và Truyền thông; Trưởng Ban Dân tộc; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch
UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành;
- Kho bạc NN Hòa Bình;
- Chánh, Phó
VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNTN (BD50).
|
KT.CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Dũng
|