Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2091/QĐ-UBND 2017 quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo cấp nước an toàn Hòa Bình

Số hiệu: 2091/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Nguyễn Văn Quang
Ngày ban hành: 25/10/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2091/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 25 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẤP NƯỚC AN TOÀN VÀ CHỐNG THẤT THOÁT, THẤT THU NƯỚC SẠCH TỈNH HÒA BÌNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 13/11/2015;

Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn;

Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Quyết định số 1794/QĐ-UBND ngày 19/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh Hoà Bình;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2009/TTr-SXD ngày 06/10/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh Hòa Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Xây dựng;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực
HĐND tnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu QH t
nh;
- Chánh, Phó VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, CNXD (Đ.50).

CHỦ TỊCH




Nguyễn
Văn Quang

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CẤP NƯỚC AN TOÀN VÀ CHỐNG THẤT THOÁT, THẤT THU NƯỚC SẠCH TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 2091/QĐ-UBND ngày 25/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Quy chế này áp dụng đối với Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống tht thoát, tht thu nước sạch tỉnh Hòa Bình thành lập theo Quyết định số 1794/QĐ-UBND ngày 19/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo) và các Sở, ngành, địa phương, các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh.

2. Quy chế này áp dụng đối với các thành viên Ban Chỉ đạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình phối hợp thực hiện.

Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo

1. Ban Ch đạo có chức năng giúp Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây viết tắt là UBND) trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động liên quan đến việc đảm bảo cấp nước an toàn, chng tht thoát, tht thu nước sạch của các hệ thống nước tập trung hoàn chỉnh tại khu vực đô thị, nông thôn và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

2. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo thực hiện theo quy định tại Điều 2, Quyết định số 1794/QĐ-UBND ngày 19/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh Hòa Bình.

3. Giao cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tham mưu giúp Ban Chỉ đạo thành lập Tổ giúp việc để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động của Ban chỉ đạo

1. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tham gia đy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về nhiệm vụ được phân công.

2. Các thành viên Ban Chỉ đạo được quyền huy động các phòng ban chuyên môn và cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

3. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo là Sở Xây dựng, địa chỉ: Đường Lý Nam Đế, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Nhiệm vụ của Trưởng Ban và Phó Ban thường trực Ban chỉ đạo

1. Trưởng Ban Chỉ đạo

a) Lãnh đạo điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1794 ngày 19/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.

c) Phân công, điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo phù hợp với điều kiện thực tế.

d) Ủy quyền cho Phó Ban thường trực giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng Ban khi cần thiết.

đ) Huy động, tập trung chuyên gia phục vụ cho hoạt động của Ban Chỉ đạo.

2. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo (Sau đây gọi tắt là Phó Trưng Ban).

a) Giúp Trưởng Ban trực tiếp chỉ đạo điều hành thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo.

b) Thay mặt Trưởng Ban điều hành, chỉ đạo xử lý công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo; ký các văn bản có tính chất chỉ đạo, điều hành các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch; chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo trong trường hợp Trưởng Ban đi vắng hoặc ủy quyền.

3. Ủy viên Thường trực

a) Giúp Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo. Giúp Giám đốc Sở Xây dựng làm nhiệm vụ cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.

b) Trực tiếp chỉ đạo, điều phối hoạt động của Tổ giúp việc.

c) Trực tiếp chỉ đạo Sở Xây dựng thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức lập dự toán chi phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc, gửi STài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định ban hành để bố trí kinh phí hoạt động.

- Chỉ đạo các đơn vị cấp nước đô thị, chính quyền địa phương có liên quan triển khai thực hiện các nội dung cấp nước an toàn khu vực đô thị đảm bảo cấp nước an toàn trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1794/QĐ-UBND ngày 19/9/2017.

- Chỉ đạo các đơn vị cấp nước đô thị phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác bảo đảm cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch theo kế hoạch đã được phê duyệt.

- Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện cấp nước an toàn, chng thất thoát, thất thu nước sạch tại các đô thị do các đơn vị cấp nước đô thị lập.

- Phối hợp với các ngành đẩy mạnh công tác kêu gọi, xúc tiến đầu tư các công trình và hệ thống cấp nước sạch khu vực đô thị.

- Quản lý, rà soát, tham mưu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới hệ thống các công trình cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tế theo từng giai đoạn.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng, tiến độ, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn cấp nước, chống thất thoát, thất thu nước sạch của các đơn vị cấp nước sạch tại các khu vực đô thị và khu vực nông thôn trên địa bàn tnh.

- Tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng đảm bảo chất lượng theo quy định.

- Định kỳ ngày 20/12 hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị báo cáo cho Ban chỉ đạo, UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.

Điều 5. Nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ đạo:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thực hiện tham mưu, đề xuất các nội dung sau:

a) Xây dựng mục tiêu, kế hoạch huy động các nguồn lực trong nước và nước ngoài để thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án trong kế hoạch cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch.

b) Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi trong công tác thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh; phân bổ nguồn vốn thực hiện các dự án cấp nước được đầu tư từ ngân sách nhà nước.

c) Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện xúc tiến kêu gọi đầu tư các công trình, dự án trọng điểm trong lĩnh vực cấp nước.

d) Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tổ chức lập kế hoạch, danh mục các dự án trọng điểm trong lĩnh vực cấp nước cần đầu tư theo từng giai đoạn.

đ) Định kỳ ngày 30/11 hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện tham mưu, đề xuất các nội dung sau:

a) Chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan điều tra, dự báo, quan trắc theo dõi nguồn nước thô sử dụng sản xuất nước sinh hoạt, đề xuất biện pháp phòng ngừa các nguy cơ rủi ro gây ô nhiễm nguồn nước, khu vực bảo vệ nguồn nước của h thng cấp nước. Hàng năm, lập kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện công tác quan trc gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Xử lý kịp thời các sự c, các vi phạm về môi trường nhằm bảo vệ nguồn nước và xử lý các nguồn nước ô nhiễm. Rà soát các công trình có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có).

c) Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chng suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

d) Chủ trì hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc bảo vệ và duy trì nguồn nước không bị ô nhiễm; Quản lý việc cấp phép khai thác, xả thải và sử dụng tài nguyên nước đảm bảo an toàn cấp nước;

đ) Trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, tổng hợp và ban hành Bộ các tiêu chí, các chỉ số giám sát và giới hạn kiểm soát để đánh giá chất lượng nước thô dầu nguồn các hệ thống cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

g) Phối hợp với cơ quan chức năng các cấp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch.

i) Định kỳ ngày 30/11 hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo

3. Sở Y tế: Thực hiện tham mưu, đề xuất các nội dung sau:

a) Trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn về nước sạch, tổng hợp và ban hành Bộ các tiêu chí, các chỉ số giám sát và giới hạn kiểm soát để đánh giá chất lượng nước sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

b) Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt; các biện pháp khắc phục xử lý các sự cố, các vi phạm gây ô nhiễm nước sạch của hệ thống cấp nước sinh hoạt trên toàn tỉnh.

c) Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện quản lý, giám sát, kiểm tra chất lượng nước sạch của toàn bộ các hệ thống cấp nước sinh hoạt trên toàn tỉnh.

d) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc khắc phục các sự cố, xử lý các hành vi vi phạm gây ô nhiễm nước sạch thuộc các hệ thống cấp nước sinh hoạt trên toàn tỉnh.

đ) Định kỳ ngày 30/11 hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thực hiện tham mưu, đề xuất các nội dung sau:

a) Thực hiện công tác quản lý nhà nước toàn diện đối với các hệ thống, công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn;

b) Tham mưu cho UBND tỉnh đối với Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; công tác đầu tư xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, kỹ thuật, giám sát chất lượng nước và các chính sách về quản lý, khai thác, sử dụng, phát triển các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, thủy lợi trên địa bàn tỉnh để từ đó có kế hoạch bảo vệ nguồn nước chung;

c) Chỉ đạo việc khắc phục xử lý các sự cố, các vi phạm gây ô nhiễm nước sạch của hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn trên toàn tỉnh.

d) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan để quản lý, giám sát chất lượng nước sạch, nguồn nước và vệ sinh môi trường vùng thượng nguồn các công trình xử lý nước sinh hoạt nông thôn;

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các đơn vị cấp nước nông thôn, chính quyền địa phương triển khai thực hiện các nội dung cấp nước an toàn khu vực nông thôn.

e) Chỉ đạo các đơn vị cấp nước khu vực nông thôn phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trình thẩm định phê duyệt và tổ chức thực hiện.

g) Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch tại các khu vực nông thôn tỉnh Hòa Bình.

h) Quản lý, rà soát, tham mưu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới hệ thống các công trình cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tế theo từng giai đoạn.

i) Phối hợp với các ngành đẩy mạnh công tác kêu gọi, xúc tiến đầu tư các công trình và hệ thống cấp nước sạch khu vực nông thôn.

k) Phối hợp với cơ quan chức năng các cấp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch.

l) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng, tiến độ, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn cấp nước, chống thất thoát, thất thu nước sạch của các đơn vị cấp nước sạch khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.

m) Định kỳ ngày 30/11 hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

5. Sở Tài chính: Thực hiện tham mưu, đề xuất các nội dung sau:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét thẩm định các phương án giá nước thô và giá nước sạch theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Đề xuất nguồn vốn ngân sách hàng năm để bố trí hợp lí, kịp thời cho các địa phương, các ngành để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng công trình sau khi đưa vào sử dụng.

c) Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư và các đơn vị có liên quan tham mưu chiến lược thu hút, huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả.

d) Chủ trì thẩm định dự toán kinh phí quan trắc nguồn nước thô hàng năm do Sở Tài nguyên và môi trường lập, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

đ) Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kịp thời nguồn kinh phí hoạt động cấp nước an toàn và nguồn kinh phí tuyên truyền về công tác bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch, bảo vệ môi trường.

e) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng và hướng dẫn cơ chế ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, cải tạo, quản lý hệ thống cấp nước.

g) Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các Công ty cấp nước đhuy động nguồn vốn và cải thiện hiệu quả hoạt động của các công ty cấp nước.

h) Định kỳ ngày 30/11 hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

6. Sở Thông tin và truyền thông: Thực hiện tham mưu, đề xuất các nội dung sau:

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức tuyên truyền có hiệu quả nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước và sử dụng nước tiết kiệm và an toàn.

b) Định kỳ ngày 30/11 hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

7. Công an tỉnh: Thực hiện tham mưu, đề xuất các nội dung sau:

a) Chủ trì thực hiện giám sát, kiểm tra và xử lý các hoạt động trái quy định vi phạm đến hoạt động cấp nước;

b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan thanh kiểm tra các hoạt động xả thải ra môi trường của các tổ chức, cá nhân; xử lý các vi phạm về môi trường nhằm bảo vệ nguồn nước;

c) Thanh kiểm tra và xử lý vi phạm các hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước.

d) Kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm hại gây ô nhiễm nguồn nước và phá hoại công trình cấp nước và hệ thống cấp nước.

e) Định kỳ ngày 30/11 hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

8. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: Thực hiện tham mưu, đề xuất các nội dung sau:

a) Xây dựng các chỉ tiêu, dữ liệu để cảnh báo, giám sát, kiểm soát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hot; các biện pháp khc phục xử lý các sự cố ô nhiễm nước sạch của hệ thống cấp nước sạch trên toàn tỉnh.

b) Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch của toàn bộ các hệ thống cấp nước sạch trên toàn tỉnh. Khi phát hiện chất lượng nước sạch không đạt yêu cầu sử dụng cho mục đích ăn uống và sinh hoạt thì phải yêu cầu đơn vị cấp nước thực hiện ngay các biện pháp để xử lý kịp thời đảm bảo chất lượng nước sạch theo đúng quy định. Nếu sau khi đã thực hiện giải pháp xử lý mà chất lượng nước vẫn không đạt yêu cầu thì phải có cảnh báo theo đúng quy định hiện hành, đồng thời báo cáo ngay với Ban chỉ đạo cấp nước để chỉ đạo thực hiện.

c) Phi hp với Sở Tài nguyên & Môi trường trong việc khắc phục các sự cố, xử lý các hành vi vi phạm gây ô nhiễm nước sạch thuộc các hệ thống cấp nước sinh hoạt trên toàn tỉnh.

d) Định kỳ ngày 30/11 hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

9. Ban dân tộc tỉnh: Thực hiện tham mưu, đề xuất các nội dung sau:

a) Phối hợp với các cơ quan có liên quan, tham mưu giúp Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch tại các khu vực khó khăn trên địa bàn tỉnh do mình quản lý.

b) Định kỳ ngày 30/11 hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

10. Công ty Cổ phần nước sạch Hòa Bình: Thực hiện tham mưu, đề xuất các nội dung sau:

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị quản lý hồ thủy điện, thủy lợi, sông, suối (có chức năng cấp nước sinh hoạt) thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Lập kế hoạch cấp nước an toàn (trong đó bổ sung, làm rõ việc chống thất thoát, thất thu nước sạch) hệ thống cấp nước do mình quản lý theo nội dung quy định tại Điều 4 của Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025, Văn bản số 1901/BXD-HTKT ngày 01/9/2016 của Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025 và Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025;

b) Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo đúng lộ trình và nhiệm vụ đã được phê duyệt;

c) Phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đề xuất các biện pháp quản lý các nguồn ô nhiễm nhằm bảo vệ và duy trì chất lượng nước, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước, thông báo kịp thời tình hình chất lượng nước cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng;

d) Xác định ranh giới, lắp đặt biển báo, tổ chức bảo vệ an toàn khu vực thu nước, hệ thống cấp nước; phát hiện và ngăn chặn kịp thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm, gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý;

đ) Giải quyết và xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp ổn định cho khách hàng sau sự cố thuộc hệ thống sản xuất và cung cấp nước do mình quản lý;

e) Đề xuất lựa chọn các nguồn nước khai thác lâu dài, dự phòng và công nghệ xử lý phù hợp theo từng giai đoạn nhằm bảo đảm cung cấp dịch vụ cấp nước đạt chất lượng và hiệu quả;

g) Lập bộ phận cấp nước an toàn của đơn vị để xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đảm bảo thực hiện tt việc quản lý vận hành hệ thống cấp nước;

h) Tham gia tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm và an toàn. Phối hợp với các trường học tổ chức các buổi đào tạo ngoại khóa giới thiệu cho học sinh, sinh viên ý nghĩa và tầm quan trọng của nước sạch và các vấn đề bảo vệ môi trường;

i) Định kỳ ngày 30/11 hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

11. UBND các huyện, thành phố: Thực hiện tham mưu, đề xuất các nội dung sau:

a) Báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo công tác phân công, phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương về trách nhiệm phối hợp thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo nhiệm vụ do UBND tỉnh giao và tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn trên địa bàn do mình quản lý;

b) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện các quy định về bảo đảm cấp nước an toàn trên địa bàn do mình qun lý theo các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo;

c) Tổ chức tuyên truyền cho nhân dân về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm và an toàn.

d) Định kỳ ngày 30/11 hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

12. Ban thi đua khen thưng - Sở Nội vụ: Thực hiện tham mưu, đề xuất các nội dung sau:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu, trình Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong việc đảm bảo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch của tỉnh theo đúng quy định hiện hành.

b) Định kỳ ngày 30/11 hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

13. Các tổ chức, cá nhân có liên quan:

Thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. Đồng thời phát hiện, ngăn chặn và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.

Điều 6. Chế độ họp.

1. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 12 tháng một lần và họp đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban chỉ đạo. Các phiên họp của Ban Chỉ đạo do Trưởng Ban chủ trì hoặc do Phó Ban thường trực chủ trì khi được Trưởng Ban ủy quyền. Các thành viên của Ban Chỉ đạo và Tgiúp việc có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên họp của Ban Chỉ đạo và chuẩn bị nội dung công việc thuộc nhiệm vụ được phân công.

2. Trưởng Ban hoặc Phó Ban thường trực chủ trì cuộc họp kết luận phiên họp. Tgiúp việc có trách nhiệm thông báo nội dung phiên họp bằng văn bản gửi cho các thành viên của Ban Chỉ đạo, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan đtriển khai thực hiện.

Điều 7. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn trong việc phối hợp thực hiện Quy chế.

1. Phối hợp với Ban Chỉ đạo trong quá trình hiện kế hoạch cấp nước an toàn, chống tht thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn và tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch của các đơn vị cấp nước trên địa bàn do mình quản lý.

2. Tổ chức tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân tại địa phương mình quản lý về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm và an toàn.

3. Chỉ đạo việc khắc phục, xử lý kịp thời các sự cố, các vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước tại vị trí thu nước của công trình cấp nước và các công trình thuộc hệ thống cấp nước trong phạm vi thẩm quyền giải quyết.

4. UBND các huyện, thành phố tổ chức báo cáo định kỳ hàng năm (ngày 30/11/2017) về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn cấp nước, chống thất thoát, thất thu nước sạch của địa phương mình đến Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.

Điều 8. Trách nhiệm của đơn vị cấp nước.

1. Lập Kế hoạch cấp nước an toàn, chng thất thoát, thất thu nước sạch của hệ thống cấp nước do mình quản lý, trình Sở Xây dựng thẩm định đối với khu vực đô thị và trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định đối với khu vực nông thôn.

2. Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch theo kế hoạch đã được phê duyệt;

3. Tổ chức đánh giá các tác động ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, đề xuất các biện pháp quản lý các nguồn ô nhiễm nhằm bảo vệ và duy trì chất lượng nước, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước, thông báo kịp thời tình hình chất lưng nước trên các phương tiện thông tin đại chúng;

4. Xác định ranh giới, lắp đặt biển báo, tổ chức bảo vệ an toàn khu vực thu nước, hệ thống cấp nước; phát hiện và ngăn chặn kịp thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm, gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý;

5. Giải quyết và xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp ổn định cho khách hàng sau sự cố thuộc hệ thống sản xuất và cung cấp nước sạch do mình quản lý;

6. Đề xuất lựa chọn các nguồn nước khai thác lâu dài, dự phòng và công nghệ xử lý phù hợp theo từng giai đoạn nhm bảo đảm cung cấp dịch vụ cấp nước đạt chất lượng và hiệu quả;

7. Lập bộ phận cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch của đơn vị để xây dựng và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch.

8. Tham gia tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm và an toàn.

9. Định kngày 30/11 hàng năm (hoặc đột xuất) tổng hợp báo cáo kết quả tình hình thực hiện về Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

Điều 9. Kinh phí hoạt động.

1. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc do ngân sách hàng năm của tỉnh cấp, được bố trí bổ sung trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Sở Xây dựng hoặc được hạch toán riêng.

2. Cơ cấu dự toán chi phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc bao gồm:

a) Chi phí văn phòng phẩm, trang thiết bị phục vụ làm việc;

b) Chi phí công tác của các thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc;

c) Phụ cấp làm việc kiêm nhiệm, phụ cấp làm thêm giờ của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc;

d) Chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo, in ấn tài liệu.

đ) Các chi phí khác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và những hoạt động liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc.

3. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lập dự toán chi phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

4. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tgiúp việc tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

5. Kinh phí hoạt động khác, theo chức năng, nhiệm vụ của các Sở, ngành, địa phương được bố trí trong nguồn dự toán chi ngân sách nhà nước giao cho các Sở, ngành, địa phương để thực hiện.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Tổ chức thực hiện.

1. Các thành viên của Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc và các Sở, ngành, địa phương, các đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các thành viên Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc và các đơn vị, cá nhân liên quan phản ánh bằng văn bản về Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2091/QĐ-UBND ngày 25/10/2017 về quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh Hòa Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.392

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.20.230
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!