Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 26/QĐ-UBND 2018 Hướng dẫn thu gom xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật Kon Tum

Số hiệu: 26/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Đức Tuy
Ngày ban hành: 05/01/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 05 tháng 01 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH HƯỚNG DẪN THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ BAO GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SAU SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và kim dịch thực vật ngày 25/11/2013;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vmôi trường;

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Căn cứ Thông tư s36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về qun lý chất thải nguy hại;

Căn cứ Thông tư liên tịch s 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuc bảo vệ thực vật sau sử dụng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài ngun và Môi trường tại Tờ trình số 559/TTr-STNMT ngày 26/12/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VP UBND tnh;
- Lưu: VT, NNT
N6.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Đức Tuy

 

HƯỚNG DẪN

THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ BAO GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SAU SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Kon Tum)

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng (các loại bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật thải bỏ trong quá trình hoạt động sản xuất nông nghiệp) trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

2. Đối tượng áp dụng

Hướng dẫn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc thu gom, vận chuyn và x lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Phần II

PHƯƠNG PHÁP THU GOM BAO GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SAU SỬ DỤNG

1. Làm sạch bao gói thuốc BVTV sau sử dụng:

Bao gói thuốc BVTV cần được rửa sạch ngay sau khi dùng hết thuốc với kỹ thuật 3 ln rửa tách rời nhau liên tiếp, gồm các bước:

Bước 1: Gạn hết thuốc trong bao gói thuốc BVTV vào bình phun (đến khi hết nhỏ giọt nếu là dung dịch, khoảng 30 giây).

Bước 2: Cho nước sạch bng 1/4 - 1/3 dung tích của bao gói thuốc BVTV qua sử dụng, rồi vặn nắp chai hoặc gấp kín miệng móp bao gói.

Bước 3: Lc mạnh trong khoảng 30 giây.

Bước 4: Mở np hoặc mép gp gói, đổ lượng nước rửa vào bình phun đến khi không còn nhỏ giọt, khoảng 30 giây.

Làm nhắc lại từ Bước 2 đến Bước 4 đủ 3 lần để đm bảo bao gói thuốc BVTV qua sdụng được rửa sạch. Cần chú ý:

a) Nắp chai (nhất là đường ren) của bao gói thuốc BVTV qua sử dụng cần rửa hết thuốc tồn dư.

b) Rửa sạch cả thuốc tồn dư dính bên ngoài bao gói thuốc BVTV qua sử dụng và đ vào bình phun.

c) Nước ra sau cùng trong và không nhìn thấy thuốc tồn dư là được.

2. Thu gom vào bchứa thuốc BVTV sau sử dụng:

Bao gói thuốc BVTV sau khi đã được làm sạch như trên phải được thu gom về các bể chứa.

3. Bchứa phải đảm bo yêu cầu sau:

a) Đặt tại các vị trí thích hp, dễ nhận biết ven đường, trục giao thông nội đồng, bờ ruộng lớn; không bị ngập lụt, gần điểm pha chế thuốc trước khi đem đi phun rải để thuận tiện cho vic thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, khu dân cư, giao thông và mỹ quan nông thôn.

b) Làm bng vật liu bền chắc, có kh năng chống ăn mòn, không bị rò r, không phản ứng hóa học với chất thải cha bên trong; có khả năng chống thấm, không thẩm thấu cht thải ra bên ngoài; đảm bảo không bị gió, nước làm xê dịch.

c) Có hình ống hoặc hình khối chữ nhật phù hợp với địa đim đặt bchứa, thuận tiện cho việc di chuyn. Dung tích b cha Khong 0,5-01 m3 có np đậy kín. Nắp bể chc chn, không bị gió, mưa làm xê dịch và rộng hơn thành b ti thiểu 05 cm để tránh nước mưa chy vào; bên thành đứng của bchứa có ô cửa nhỏ gn nắp đậy có thể đóng mở dễ dàng; bể có chiều cao thích hợp đphòng ngừa nước lũ tràn vào bên trong.

d) Bên ngoài bể cha có ghi dòng ch"B cha bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng" và biểu tượng cảnh báo nguy him theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về Cht thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo.

đ) Tùy thuộc vào đặc đim cây trồng và mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, số lượng bể chứa phải đảm bảo chứa đựng hết bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong vùng đất canh tác. Nhưng tối thiểu phải có 01 bchứa trên diện tích 03 ha đất canh tác cây trồng hàng năm hoặc 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm có sử dụng thuốc bo vthực vật.

4. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom vào các b cha để vận chuyn đi xử lý. Trong trường hợp cn thiết, có thxây dựng khu vực lưu chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật từ các bchứa để vn chuyn đi xử lý.

5. Khu vực lưu chứa phải đm bo yêu cầu sau:

a) Bố trí tại địa đim xa khu dân cư, nguồn nước, chợ, bệnh viện, trường học và đảm bảo các yêu cầu khác v bo vệ môi trường. Khu vực lưu chứa phải kín, không bị khuyếch tán mùi ra bên ngoài, có độ cao nền đảm bảo không bị ngập lụt, thiết kế tránh nước mưa chy tràn từ bên ngoài vào, có mái che kín nng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu cha bằng vật liệu không cháy, có biện pháp hoặc thiết kế hạn chế gió trực tiếp vào bên trong, có rãnh thu chất lỏng về một hố ga thấp hơn sàn đđảm bảo không chảy tràn chất lng ra bên ngoài khi vệ sinh, cha cháy hoặc sự cố rò r. Mặt sàn, hố ga trong khu vực lưu cha được làm bng vật liệu chng thấm.

b) Bên ngoài khu vực lưu chứa có ghi dòng chữ "Khu vực lưu chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng (tên địa phương)" và biểu tượng cảnh báo nguy him theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo.

c) Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại khu vực lưu chứa được đóng gói cẩn thận trong bao bì chuyên dụng có khả năng chịu được va chạm, chng được sự ăn mòn, không bị g, không phn ứng hóa học với thuốc bảo vệ thực vật cha bên trong, có khả năng chng thm hoặc thẩm thấu, rò rỉ; phải được xếp cách tường bao quanh của khu vực lưu chứa ít nhất 50 cm, không cao quá 300 cm, có lối đi chính thng hàng và rộng ít nhất 150 cm.

d) Đảm bảo không đ rơi vãi, phát tán bao gói thuốc bo vệ thực vật sau sử dụng trong quá trình tập kết từ các b cha đến khu vực lưu cha.

Phần III

VẬN CHUYỂN BAO GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SAU SỬ DỤNG

1. Các phương tiện vận chuyển bao gói thuốc BVTV đã qua sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn kthuật và bảo vệ môi trường tương tự các phương tiện vận chuyn hàng hóa cùng loại theo quy định của pháp luật.

2. Phương tiện vận chuyển bao gói thuốc BVTV phi có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối với mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển.

3. Thiết bị lưu chứa bao i thuốc BVTV đã qua sử dụng (được qun lý như chất thi nguy hại) lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyn. Các thiết bị lưu chứa (có vỏ cng với cỡ lớn hơn các bao bì thông thường, như các bồn, bể, công ten nơ…) để bo quản chất thải nguy hại (CTNH) phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:

a) Vcó khả năng chống được sự ăn mòn, không bị g, không phản ứng hóa học với CTNH cha bên trong, có khả năng chống thấm hoặc thẩm thấu, có gia cố hoặc thiết kế đặc biệt tại đim tiếp nối và vị trí xếp, dhoặc nạp, xchất thải để tránh rò r.

b) Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến dạng, rách vbởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.

c) Có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất 30 cm mỗi chiu, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu.

d) Trường hợp thiết bị lưu cha CTNH phi có mái hoặc biện pháp che hoàn toàn nắng, mưa khác và biện pháp kim soát gió trực tiếp vào bên trong.

4. Yêu cầu đặc thù cho một số loại phương tiện vận chuyển CTNH như sau:

a) Xe tải thùng lp cố định có lp đặt thùng hoặc hộp thu chất lỏng dự phòng bên dưới đáy thùng.

b) Công ten nơ hoặc thùng có thể tháo rời phải được bt chặt vào xe ti trước khi hot đng.

c) Xe tải thùng hở phải được phủ bạt kín che nắng, mưa sau khi chứa CTNH.

d) Xe tải ben (có thùng có thể vận hành nghiêng để đhàng xuống) có phủ bạt kín che nng, mưa sau khi cha CTNH và chỉ được sdụng cho một số trường hợp đặc biệt theo hướng dn của Tng cục i trường.

đ) Xe mô tô, xe gn máy phải có thùng chứa và được gn chặt trên giá đ hàng (phía sau vị trí ngi lái) ca xe mô tô, xe gn máy. Kích thước của thùng chứa gn trên xe mô tô, xe gắn máy phải tuân theo quy định tại Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/02/2010 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tải trọng, khgiới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá ti trọng, xe quá khgiới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.

5. Phương tiện vận chuyển CTNH khi đang hoạt động phi được trang bị như sau:

a) Các dụng cụ cứu hỏa (ít nhất là bình bọt dập lửa) theo quy định về phòng cháy cha cháy.

b) Vật liệu thấm hút (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH th lng.

c) Hộp sơ cứu vết thương; bình cha dung dịch soda gia dụng để trung hòa khn cấp vết bỏng axít trong trường hợp vận chuyển chất thi có tính axít.

d) Thiết bị thông tin liên lạc (điện thoại di động hoặc bộ đàm...).

d) Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất là 30 cm mỗi chiều, có thể tháo, lắp linh hoạt tùy theo loại CTNH được vận chuyển ít nhất ở hai bên của phương tiện; có dòng chữ "VN CHUYN CHT THI" với chiều cao chữ ít nhất 15 cm kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ được đặt cố định ít nhất hai bên của phương tiện; vật liệu và mực của dấu hiu và các dòng ch nêu trên không bị mờ và phai màu. Trừ trường hợp xe gn máy thì kích thước la chọn phù hợp với thực tế.

e) Bin thông báo sự cố cho các đối tượng giao thông khác trong trường hợp sự cố trên đường.

g) Các bn hướng dẫn rút gọn về quy trình vận hành an toàn phương tiện vn chuyn và xếp dhay nạp x CTNH, quy trình ứng phó sự c(kèm theo danh sách điện thoại của các cơ quan qun lý môi trưng, công an, cp cứu, cứu hỏa của các địa phương trên địa n hoạt động), nội quy về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe (kèm theo yêu cầu vthiết bị bo hộ cá nhân) đặt ở cabin hoặc khu vực điều khiển theo quy định của pháp luật, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ.

h) Không chở các CTNH có kh năng phn ứng hóa học với nhau trong cùng một phương tiện vận chuyển, hoặc phải có biện pháp cách ly phù hợp tránh không đ CTNH phn ứng hóa học với nhau k c khi có sự c rò r, rơi vãi, đổ tràn.

Phần IV

XỬ LÝ BAO GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SAU SỬ DỤNG

1. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng lưu cha ở bể chứa hoặc khu vực lưu cha phải được chuyn đi xử lý trong vòng 12 tháng.

2. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng ở bể chứa hoặc khu vực lưu cha phải được chuyển giao cho đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp đxử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại (Đơn vị phải có giấy phép xử lý cht thi nguy hại quy định tại Thông tư s 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường v qun chất thải nguy hại).

Phần V

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN

1. Trách nhiệm ca người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và doanh nghiệp đầu tư trực tiếp sản xuất cây trồng nông, lâm nghiệp có phát sinh bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

a) Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm:

- Trang bị bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, ủng cao su và các phương tiện, vật tư cần thiết khác phục vụ việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

- Sau khi pha chế, phun ri thuốc BVTV phải thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đvào bể cha.

- Đ riêng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng với rác thải sinh hoạt và rác vệ sinh đồng ruộng.

- Không sử dụng bao gói thuốc BVTV sau sdụng vào các mục đích khác.

- Không tự ý đốt hoặc đem chôn bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.

b) Doanh nghiệp đu tư trực tiếp sản xuất cây trồng nông, lâm nghiệp có phát sinh bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng có trách nhiệm:

- Tổ chức thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trong địa bàn quản lý của doanh nghiệp.

- Ký hợp đồng chuyển giao bao gói thuốc BVTV sau sử dụng với đơn vị có giấy phép xlý chất thải nguy hại đxử lý.

- Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

- Trchi phí cho việc xây dựng bể chứa, thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.

2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật

a) Người thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng có trách nhiệm:

- Thực hiện các biện pháp an toàn lao động trong quá trình thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

- Trang bị bảo hộ lao động như găng tay, khu trang, quần áo bo hộ, ủng cao su và các phương tiện, vật tư cần thiết khác phục vụ việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

- Ký hợp đồng và được trả công theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động trong việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

b) Đơn vị qun lý b cha, khu vực lưu chứa:

- Đơn vị quản lý bchứa, khu vực lưu cha trực tiếp thu gom, hoặc ký hợp đồng hoặc huy động sự hỗ trợ của tổ chức, cá nhân thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng từ b cha đến khu vực lưu chứa và bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng không để đúng nơi quy định trên địa bàn qun lý.

- Đơn vị quản lý bchứa, khu vực lưu cha ký hợp đồng với đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp để vn chuyn, x lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và đứng tên đăng ký Schủ nguồn thi chất thải nguy hại hoặc báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ; kê khai chng từ và chuyển giao bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

c) Tổ chức, cá nhân vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng thực hiện theo hướng dẫn tại Phần III của Hướng dẫn này và các quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thi nguy hại.

3. UBND các huyện, thành phố (UBND cp huyện):

a) Tổ chức, hướng dẫn UBND các xã, phường, thị trn (UBND cấp xã) thu gom bao gói thuốc BVTV sau sdụng trên địa bàn; qun lý việc thu gom bao gói thuốc BVTV trên địa bàn.

b) Quản lý hoạt động chuyển giao bao gói thuốc BVTV sau sử dụng ca đơn vị quản lý bể cha, khu vực lưu chứa (thuộc các xã phường, thị trn trên địa bàn) với đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp theo quy định về quản lý chất thải nguy hại đvận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.

c) Kim tra, hướng dẫn vic thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng theo quy định của pháp luật.

d) Lập kế hoạch, kinh phí cho việc thu gom, vận chuyển và xlý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn huyện.

đ) Chđộng sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường (được giao hằng năm) và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) để tổ chức thu gom, vận chuyển và x lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn phù hợp vi khả năng của ngân sách.

e) Hàng năm, tng hợp tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyn, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn qun lý, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường.

4. UBND cấp xã có trách nhiệm:

a) Quy định địa điểm đt b cha, khu vực lưu cha; triển khai xây dựng bể chứa, khu vực lưu chứa bảo đảm u cu theo quy định.

b) Lựa chọn đơn vị quản lý bchứa, khu vực lưu chứa.

c) Quản lý hoạt động chuyn giao bao gói thuốc BVTV sau sử dụng của đơn vị quản lý bchứa, khu vực lưu chứa với đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp theo quy định về quản lý chất thi nguy hại đvận chuyn và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.

d) Tuyên truyền, hướng dẫn người sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn thu gom bao gói vào bchứa và thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan; qun lý các bcha, khu vực lưu chứa bao gói thuốc BVTV trên địa bàn.

đ) Kiểm tra, hướng dẫn việc thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng theo quy định của pháp luật.

e) Hàng năm, tng hợp tình hình phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn quản lý, báo cáo UBND cấp huyện.

5. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh cân đi, bố trí kinh phí cho UBND cấp huyện tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo quy định.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tnh; hướng dẫn, tuyên truyn cho các tổ chức, cá nhân trong việc sdụng thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn việc vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh; tổ chức kiểm tra công tác vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp tình hình phát sinh, thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh.

Phần VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giám đốc Sở Tài ngun và Môi trường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trn và các đơn vị, cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện các nội dung của Hướng dẫn này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) xem xét, điều chỉnh bổ sung kịp thời.

3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện Hướng dẫn này./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 26/QĐ-UBND ngày 05/01/2018 về Hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.105

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.158.10
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!