Kính gửi: Cục
Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Căn cứ Luật Thanh tra, Luật quản lý
thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành; công văn số 13583/BTC-TTr ngày 10/10/2017
của Bộ Tài chính về hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính
năm 2018, để đảm bảo xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm
2018 kịp thời, đúng định hướng của Bộ Tài chính và ngành thuế, góp Phần nâng
cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế của toàn ngành, Tổng cục Thuế đề nghị Cục
Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Chi cục
Thuế trực thuộc triển khai xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2018 theo
hướng dẫn sau:
I. Mục tiêu, định
hướng lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2018.
1. Kế hoạch thanh tra, nhiệm vụ kiểm
tra tại trụ sở NNT năm 2018 của các Cục Thuế phải đạt tối thiểu 18,5% số lượng
người nộp thuế đang hoạt động thuộc diện quản lý thuế (trong đó kế hoạch thanh
tra đạt tối thiểu 1%), cụ thể:
- Số liệu 18,5% được tính cho toàn bộ
Cục Thuế (bao gồm tất cả các cơ quan thuế bộ phận của Cục Thuế: Văn phòng Cục
và tất cả các Chi cục Thuế). Cục Thuế căn cứ chỉ tiêu giao tối thiểu 18,5% và
tình hình thực tế quản lý doanh nghiệp tại các cơ quan thuế bộ phận của Cục để
chủ động giao cho cơ quan thuế bộ phận (Văn phòng Cục, các Chi cục) tỷ lệ và số
lượng DN phải thực hiện thanh tra, kiểm tra cụ thể nhưng phải đảm bảo tổng số
giao của toàn Cục Thuế phải đạt tối thiểu 18,5%.
VD: Cục Thuế A có 1.000.000 doanh
nghiệp thuộc diện quản lý thuế để tính tỷ lệ tối thiểu 18,5% (không hạn chế tối
đa), số doanh nghiệp phải thanh tra, kiểm tra tối thiểu là 185.000 DN, Cục Thuế
có 5 cơ quan thuế bộ phận, căn cứ thực tế quản lý, nguồn nhân lực có thể giao:
+ Văn phòng Cục xác định thanh tra
1,2% (12.000 DN);
Còn lại tối thiểu 17,3% nhiệm vụ kiểm
tra với 173.000 DN có thể giao:
+ Văn phòng Cục quản lý 150.000 DN
nhưng có thể thực hiện kiểm tra là 28.000 DN;
+ Chi cục Thuế A1 quản lý 150.000 DN có thể thực hiện 35.000 DN;
+ Chi cục Thuế A2 quản lý 300.000 DN
có thể thực hiện 40.000 DN;
+ Chi cục Thuế A3 quản lý 100.000 DN
có thể thực hiện 25.000 DN;
+ Chi cục Thuế A4 quản lý 300.000 có
thể thực hiện 45.000 DN.
- Số lượng người
nộp thuế đang hoạt động để tính 18,5% là số lượng doanh nghiệp đang hoạt động
được quản lý thuế trên hệ thống đăng ký thuế (trạng thái 00) tại ngày 31/12/2016
(năm 2016 là năm Phần mềm ứng dụng lấy dữ liệu để phân tích rủi ro lập kế hoạch
cho năm 2018) và tính loại trừ các trường hợp sau:
+ Các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ
quan nhà nước (trừ đơn vị hành chính sự nghiệp có thu); các văn phòng đại diện;
các trường hợp là Mã số thuế nộp thay thuế nhà thầu nước ngoài;
+ Các chi nhánh doanh nghiệp hạch
toán phụ thuộc trong cùng tỉnh, thành phố;
+ Các doanh nghiệp được thành lập trước
năm 2016 nhưng chưa phát sinh doanh thu và chi phí hoặc đang ngừng nghỉ kinh doanh
đến 30/9/2017 chưa hoạt động trở lại;
+ Các doanh nghiệp mới thành lập
trong năm 2016;
2. Các ngành, lĩnh vực cần tập trung thanh tra, kiểm tra năm 2018:
- Các doanh nghiệp thuộc ngành nghề,
lĩnh vực có dư địa thu lớn: Dầu khí; Xăng dầu; Bệnh viện; Hàng không; các tổ chức
tín dụng; Dược phẩm; Kinh doanh Du lịch, khách sạn, nhà hàng, casino, Công ty xổ
số; Kinh doanh cảng biển, cảng hàng không,...; Các tập đoàn nước ngoài tại Việt
Nam và các Tập đoàn, Tổng công ty có doanh thu và có số thu nộp ngân sách lớn;
- Các doanh nghiệp phát sinh chuyển
nhượng vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án;
- Các doanh nghiệp có giao dịch liên
kết chiếm tỷ trọng lớn, kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhiều năm hoặc thấp hơn
nhiều so với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề, lĩnh vực;
- Các doanh nghiệp kinh doanh bất động
sản lớn; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng (Xi
măng; sắt thép; khai thác kinh doanh đá,...); các doanh nghiệp khai thác tài nguyên,
khoáng sản, đặc biệt phải thực hiện thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề đối với
các doanh nghiệp có hoạt động khai thác và kinh doanh cát, sỏi trên sông và cửa
biển; Sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng (bánh kẹo, đường, sữa,...); sản xuất,
kinh doanh ôtô; thu mua và chế biến phế liệu (đặc biệt là mặt hàng vỏ lon bia,...);Các doanh nghiệp có hoạt động khai thác và kinh doanh cát,
sỏi trên sông và cửa biển.
- Chú trọng thanh tra, kiểm tra thuế
đối với các doanh nghiệp hoạt động ở các ngành nghề kinh doanh
mới, đặc thù phải kê khai thuế: kinh doanh qua mạng; hoạt động kinh doanh dịch
vụ vận tải Grab, Uber,...; bán hàng đa cấp; kinh doanh
game;...
- Thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT,
tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về hóa
đơn, có hoàn thuế lớn, phát sinh hoàn thuế bất thường; các doanh nghiệp hoàn
thuế GTGT hàng xuất khẩu qua biên giới đất liền;
- Các doanh nghiệp nhiều năm chưa được
thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn; các doanh nghiệp được hưởng
ưu đãi miễn giảm thuế;
Lưu ý:
- Khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm
tra thuế, trên nguyên tắc rủi ro, các đơn vị cần nghiêm túc lưu ý tập trung thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp nhiều năm chưa
được thanh tra, kiểm tra (từ 5 năm trở lên), tránh tình trạng hiện nay có doanh
nghiệp cơ quan thuế năm nào cũng thanh tra, kiểm tra và có doanh nghiệp nhiều
năm chưa được thanh tra, kiểm tra.
- Đối với thanh
tra, kiểm tra sau hoàn thuế GTGT: Tập trung nguồn lực thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế GTGT theo quy định của Luật quản
lý thuế. Theo đó việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế phải
lựa chọn các doanh nghiệp hoàn thuế có rủi ro (các doanh nghiệp có hoàn thuế lớn,
phát sinh hoàn thuế bất thường, hoàn thuế GTGT hàng hóa xuất khẩu qua biên giới
đất liền,...) và đảm bảo yêu cầu thanh tra, kiểm tra đạt tối thiểu 20% số quyết
định hoàn phát sinh trong năm, trong đó phải thực hiện thanh tra, kiểm tra hoàn
trong thời gian 1 năm kể từ khi có Quyết định hoàn đối với trường hợp quy định
tại điểm a, Khoản 4 Điều 41 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày
22/7/2013 của Chính phủ.
II. Nguyên tắc, phạm
vi, phương pháp lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2018:
1. Nguyên tắc
- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm
2018 theo phân tích rủi ro phải được thực hiện trên cơ sở áp dụng ứng dụng Hệ
thống phân tích rủi ro (TPR) để xây dựng.
- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm
2018 theo chuyên đề phải được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lựa chọn các
chuyên đề và từng doanh nghiệp gắn với mỗi chuyên đề phù hợp với tình hình thực
tế kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý.
- Việc tổng hợp danh sách NNT để tổng
hợp lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên Phần mềm ứng dụng TPR không quá 2 lần
số doanh nghiệp đưa vào lập kế hoạch, cụ thể:
VD: Cục Thuế A phải lập kế hoạch
thanh tra đầu năm theo nhiệm vụ là 100 doanh nghiệp,
sau khi có kết quả phân
tích rủi ro chính thức được phê duyệt, tại chức
năng 5-Lập Kế hoạch/5.1-Tổng hợp danh sách NNT Phần “nhập tỷ lệ phân bổ kế hoạch” ô “Nhập tỷ lệ phân bổ kế hoạch Tỷ
lệ DN đưa vào rà soát trước khi lập KH theo phân
tích rủi ro (%)” nhập tối đa 200% để đưa ra danh sách 200 DN dự kiến, kết hợp
công tác quản lý thuế Cục Thuế lựa chọn danh sách 100 doanh nghiệp để lập kế hoạch thanh tra.
Cục Thuế A được giao nhiệm vụ kiểm tra là 1000 doanh nghiệp, Cục Thuế phân tích rủi
ro để lập kế hoạch kiểm tra 70% số nhiệm vụ được
giao (700 doanh nghiệp). Như vậy, sau khi có kết quả phân tích rủi ro chính thức được phê duyệt, tại chức năng 5-Lập Kế hoạch/5.1-Tổng hợp danh sách NNT phân “nhập tỷ lệ phân bổ kế hoạch” loại kế hoạch
là Kiểm tra tại ô “Nhập tỷ lệ phân bổ kế hoạch Tỷ lệ
DN đưa vào rà soát trước khi lập KH theo phân tích rủi ro (%)” nhập tối đa 200%
để đưa ra tối đa 1400 DN (lưu ý: không lập kế hoạch
kiểm tra 100% nhiệm vụ được giao) để Phần mềm đưa
ra danh sách, từ đó kết hợp công tác quản lý thuế Cục
Thuế lựa chọn danh sách 700 doanh nghiệp để lập kế
hoạch kiểm tra.
- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ
quan thuế cấp dưới phải đảm bảo nguyên tắc tránh chồng chéo, trùng lắp với kế
hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế cấp trên và kế hoạch thanh tra của
Thanh tra Chính Phủ, Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
2. Phạm vi
- Phạm vi kế hoạch thanh tra, kiểm
tra thuế năm 2018 bao gồm kế hoạch theo đánh giá rủi ro và kế hoạch theo chuyên
đề.
- Người nộp thuế và số lượng người nộp
thuế được lựa chọn để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thực hiện theo quy trình
áp dụng quản lý rủi ro trong công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại
trụ sở NNT ban hành kèm theo Quyết định số 1626/QĐ-TCT ngày 27/9/2017 của Tổng
cục Thuế.
Lưu ý:
- Đối với việc lập kế hoạch kiểm tra
thuế, trên cơ sở số lượng doanh nghiệp phải thực hiện nhiệm vụ kiểm tra năm
2018 (do cơ quan thuế tự tính trên cơ sở hướng dẫn tại công văn này) và dự kiến
số lượng doanh nghiệp kiểm tra đột xuất sẽ phát sinh trong năm 2018 để xây dựng
kế hoạch kiểm tra đầu năm trên ứng dụng TPR phải đạt tối thiểu
60% nhiệm vụ kiểm tra được giao.
- Các doanh nghiệp thuộc kế hoạch
thanh tra, kiểm tra năm 2017 còn tồn chưa thực hiện được chuyển sang kế hoạch
năm 2018. Các Cục Thuế khi xây dựng kế hoạch thanh tra, nhiệm vụ kiểm tra năm
2018 vẫn phải xây dựng đủ theo tỷ lệ 18,5% Tổng cục giao. Khi thực hiện kế hoạch
năm 2018, cơ quan thuế phải ưu tiên thực hiện các doanh nghiệp còn tồn năm 2017
chuyển sang, việc Điều chỉnh giảm kế hoạch 2018 do phát sinh tồn 2017 chuyển
sang được thực hiện đối với các doanh nghiệp được xây dựng mới.
- Đối với các trường hợp thanh tra đột
xuất phát sinh trong năm như: Thanh tra sau kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế;
quyết toán giải thể, chuyển đổi cổ Phần
hóa; doanh nghiệp phá sản, có dấu hiệu vi phạm pháp luật
thuế,... thì khi đánh giá kết quả công tác thanh tra năm, các Cục Thuế được
tính trừ tương ứng vào kế hoạch thanh tra năm đã được phê duyệt.
3. Phương pháp
- Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương và toàn bộ các Chi cục Thuế trực thuộc sử dụng ứng dụng “Phân
tích rủi ro - TPR” phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm
2018.
(Trình tự, Bộ tiêu chí và phương pháp lập kế hoạch thanh, kiểm tra năm 2018 được
thực hiện hiện theo hướng dẫn tại Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong công
tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế ban hành
kèm theo Quyết định số 1626/QĐ-TCT ngày 27/9/2017 của Tổng cục Thuế)
Lưu ý:
- Việc phân ngưỡng quy mô doanh nghiệp
là một nội dung bắt buộc trong việc sử dụng ứng dụng TPR để lập kế hoạch thanh
tra, kiểm tra thuế, để phục vụ công tác Điều hành, phân bổ nguồn lực hợp lý
trong thanh tra, kiểm tra. Các Cục Thuế thực hiện thống nhất 1 trong 3 phương
pháp phân loại quy mô doanh nghiệp theo hướng dẫn tại quy trình ban hành kèm
theo Quyết định số 1626/QĐ-TCT ngày 27/9/2017 nêu trên. Căn cứ thực tế quản lý
và số lượng doanh nghiệp cần thanh tra, kiểm tra được giao, các Cục Thuế khi thực
hiện phân ngưỡng quy mô và lựa chọn doanh nghiệp phải ưu tiên lựa chọn các doanh
nghiệp có quy mô lớn để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, hạn chế
đưa vào xây dựng kế hoạch thanh tra đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và
siêu nhỏ không đem lại hiệu quả thanh tra, kiểm tra.
- Với chức năng “cập nhật thông tin
ngành nghề kinh doanh chính”, các Cục Thuế, Chi cục Thuế có trách nhiệm rà soát
cập nhật bổ sung ngành nghề kinh doanh chính từ các năm 2016 trở về trước để phục
vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2018. Thời gian hoàn thành cập nhật
ngành nghề chính hoàn thành trước 21/11/2017 để Tổng cục thực hiện tính trung
bình ngành phục vụ phân tích rủi ro.
Các Cục Thuế, Chi cục Thuế thường
xuyên cập nhật ngành nghề kinh doanh chính của năm 2017, 2018 để phục vụ công
tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra các năm tiếp theo.
- Việc lựa chọn các doanh nghiệp có rủi
ro về thuế từ cao đến thấp phụ thuộc vào từng phân nhóm doanh nghiệp do các Cơ
quan thuế phân quyền khi phân tích rủi ro và thực hiện theo hướng dẫn tại quy
trình phân tích theo Quyết định số 1626/QĐ-TCT nêu trên cụ thể:
VD: Cục Thuế A khi phân tích rủi ro phân nhóm DN làm 3 nhóm: A1, A2, A3 và giao cho 3 Phòng Thanh tra: P1,
P2, P3 lựa chọn doanh nghiệp tương ứng với 3 nhóm trên để lập kế hoạch chung
cho cả Cục Thuế, khi đó:
+ P1 sẽ
lựa chọn danh sách các doanh nghiệp có rủi ro từ cao đến thấp trong nhóm A1;
+ P2 sẽ lựa chọn danh sách các doanh
nghiệp có rủi ro từ cao đến thấp trong nhóm A2;
+ P3 sẽ lựa chọn danh sách các doanh
nghiệp có rủi ro từ cao đến thấp trong nhóm A3.
Tổng hợp
danh sách do P1, P2, P3 lựa chọn để lập danh sách kế
hoạch thanh tra toàn Cục Thuế A.
4. Yêu cầu tổ chức kiểm tra, rà soát
cơ sở dữ liệu phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2018
- Việc áp dụng ứng dụng công nghệ
thông tin “Phân tích rủi ro - TPR” phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm
tra thuế chỉ thật sự có hiệu quả khi có đầy đủ dữ liệu để phân tích rủi ro. Để
hoàn thành tốt việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm
2018, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trung ương và toàn bộ
các Chi cục Thuế trực thuộc khẩn trương tổ chức rà soát lại việc nhập dữ liệu
vào Phần mềm ứng dụng “Hệ thống ứng dụng báo cáo tài chính - BCTC”, Ứng dụng “Hỗ
trợ thanh tra, kiểm tra thuế - TTR”,... Cụ thể:
- Chỉ đạo bộ phận Kê khai và Kế toán
thuế thuộc Cục Thuế, các Chi cục Thuế khẩn trương rà soát
hoàn thành cập nhật các dữ liệu Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo
cáo hoạt động sản xuất kinh doanh) tại ứng dụng “Hệ thống ứng dụng báo cáo tài
chính”.
- Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá
đối với các bộ phận thanh tra, kiểm tra về công tác cập nhật dữ liệu từng cuộc
thanh tra, kiểm tra thuế vào ứng dụng hỗ trợ thanh tra, kiểm tra thuế - TTR.
Nghiêm túc đôn đốc và nhắc nhở các Đoàn thanh tra, kiểm tra, các phòng, bộ phận,
công chức thuế có liên quan kịp thời nhập dữ liệu vào ứng dụng TTR theo quy định
tại Quy trình thanh tra, Quy trình kiểm tra thuế.
- Đánh giá xếp loại thi đua, khen thưởng
đối với Lãnh đạo Cục phụ trách, Lãnh đạo Chi cục phụ trách, Lãnh đạo bộ phận
thanh tra, kiểm tra; Lãnh đạo đầu mối theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc nhập dữ
liệu trong trường hợp đã kết thúc cuộc thanh tra, kiểm tra thuế nhưng chưa nhập
dữ liệu của cuộc thanh tra, kiểm tra thuế vào ứng dụng.
Các Cục Thuế định kỳ hoặc đột xuất tổ
chức kiểm tra việc thực hiện việc nhập dữ liệu của các phòng thanh tra, kiểm
tra và các Chi cục Thuế.
Các đơn vị, cá nhân không tổ chức,
triển khai hoặc triển khai không kịp thời việc nhập các dữ liệu Báo cáo tài
chính, dữ liệu thanh tra, kiểm tra thuế vào các ứng dụng sẽ trừ điểm thi đua và
xét thi đua khen thưởng hàng năm theo đúng chế độ quy định.
5. Thời gian lập kế hoạch thanh tra,
kiểm tra thuế năm 2018
- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm
2018 của Văn phòng Cục Thuế được lập gửi về Tổng cục Thuế (Vụ Thanh tra) chậm
nhất vào ngày 25/11/2017 theo phụ lục 01/KHTT; phụ lục 02/KHKT; phụ lục
03/TTCĐ; phụ lục 04/KTCĐ đính kèm đồng thời gửi bản mềm vào địa chỉ email:
ntthuong01@gdt.gov.vn; ntttrang@gdt.gov.vn để Tổng cục Thuế phê duyệt.
- Kế hoạch kiểm tra thuế năm 2018 của
các Chi cục Thuế được lập và gửi cho Cục Thuế chậm nhất vào ngày 30/11/2017
theo phụ lục 02/KHKT, phụ lục 04/KTCĐ đính kèm để Cục Thuế phê duyệt.
Căn cứ vào nội dung công văn này, Cục
Thuế các tỉnh, thành phố có văn bản chỉ đạo các phòng thanh tra, kiểm tra và
các Chi cục Thuế trực thuộc thực hiện lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2018
kịp thời.
Tổng cục Thuế yêu cầu Vụ trưởng Thanh
tra Tổng cục Thuế, Trưởng ban Quản lý rủi ro Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế,
Chi cục Trưởng Chi cục Thuế triển khai thực hiện các nội dung nêu trên; Cục
Công nghệ Thông tin có trách nhiệm hỗ trợ các Cục Thuế, Chi cục Thuế trong việc
sử dụng Phần mềm ứng dụng phân tích rủi ro, khai thác
thông tin dữ diệu để phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm
2018./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Tổng cục (để b/c);
- Thanh tra Bộ (để b/c);
- Ban QLRR;
- Vụ DNL;
- Cục CNTT;
- Lưu: VT, TTr(3b).
|
KT.
TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
|
Phụ lục 01/KHTT
CƠ QUAN THUẾ
DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP THANH TRA
THEO KẾ HOẠCH NĂM 2018
(Kèm
theo Công văn số 5339/TCT-TTr ngày 20/11/2017 của Cục Thuế trình Tổng cục phê duyệt
kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2018)
STT
|
Tên
Doanh nghiệp
|
Mã
số thuế
|
Địa
chỉ
|
Ghi
chú
|
I
|
KẾ HOẠCH THANH TRA THEO RỦI RO
TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TPR
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
Cộng
(I)
|
|
|
|
II
|
THANH TRA THEO CHUYÊN ĐỀ
|
|
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
Cộng
(II)
|
|
|
|
|
TỔNG
CỘNG (I+II)
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU
(ký và ghi rõ họ và tên)
|
…, ngày tháng năm 2017
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN THUẾ
(ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ và tên)
|
Phụ lục 02/KHKT
CƠ QUAN THUẾ
DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TRA
NĂM 2018
(Kèm
theo Công văn số 5339/TCT-TTr ngày 20/11/2017 của Cục Thuế (Chi Cục Thuế) trình
Tổng cục Thuế (Cục Thuế) phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2018)
STT
|
Tên
Doanh nghiệp
|
Mã
số thuế
|
Địa
chỉ
|
Ghi
chú
|
I
|
KẾ HOẠCH KIỂM TRA THEO RỦI RO
TRÊN CƠ SỞ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TPR
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
Cộng
(I)
|
|
|
|
II.
|
KIỂM TRA THEO CHUYÊN ĐỀ
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
Cộng
(II)
|
|
|
|
|
TỔNG
CỘNG (I+II)
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU
(ký và ghi rõ họ và tên)
|
…, ngày tháng năm 2017
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN THUẾ
(ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ và tên)
|
Phụ lục 03/TTCĐ
CƠ QUAN THUẾ
DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP THANH TRA
THEO CHUYÊN ĐỀ NĂM 2018
(Kèm theo Công văn số 5339/TCT-TTr ngày 20/11/2017 của Cục Thuế trình Tổng
cục Thuế phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2018)
STT
|
Tên
Doanh nghiệp
|
Mã
số thuế
|
Địa
chỉ
|
Mục
tiêu, Nội dung chuyên đề
|
Thời
gian dự kiến thực hiện chuyên đề
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU
(ký và ghi rõ họ và tên)
|
…, ngày tháng năm 2017
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN THUẾ
(ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ và tên)
|
Phụ lục 04/KTCĐ
CƠ QUAN THUẾ
DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TRA
THEO CHUYÊN ĐỀ NĂM 2018
(Kèm
theo Công văn số 5339/TCT-TTr ngày 20/11/2017 của Cục Thuế (Chi cục Thuế) trình
Tổng cục phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2018)
STT
|
Tên
Doanh nghiệp
|
Mã
số thuế
|
Địa
chỉ
|
Mục
tiêu, Nội dung chuyên đề
|
Thời
gian dự kiến thực hiện chuyên đề
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
cộng
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU
(ký và ghi rõ họ và tên)
|
…, ngày tháng năm 2017
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN THUẾ
(ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ và tên)
|