Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 08/2021/TT-BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc hải văn

Số hiệu: 08/2021/TT-BTNMT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Lê Công Thành
Ngày ban hành: 30/06/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2021/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2021

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUAN TRẮC HẢI VĂN

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn; Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc hải văn.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc hải văn mã số QCVN 69: 2021/BTNMT.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2021; Thông tư số 08/2020/TT-BTNMT ngày 11 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật phương pháp quan trắc hải văn hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Lưu: VT, PC, KHCN, TCKTTV. (200).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Công
Thành

QCVN 69: 2021/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUAN TRẮC HẢI VĂN

National technical regulation on Marine Observation

LỜI NÓI ĐẦU

QCVN 69: 2021/BTNMT do Tổng cục Khí tượng Thủy văn biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được ban hành theo Thông tư số……./2021/TT-BTNMT ngày….... tháng…... năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUAN TRẮC HẢI VĂN

National technical regulation on Marine Observation

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định về quan trắc hải văn trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này áp dụng đối với các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quan trắc hải văn.

3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3.1. Yếu tố hải văn bao gồm tầm nhìn xa phía biển, gió bề mặt, sóng biển, nhiệt độ nước biển tầng mặt, độ muối nước biển, sáng biển, mực nước biển và dòng chảy biển.

3.2. Vị trí quan trắc hải văn: là nơi được lựa chọn, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật về quan trắc để xây dựng các công trình lắp đặt thiết bị thủ công hoặc tự động, phục vụ quan trắc hải văn.

3.3. Công trình quan trắc hải văn: là cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành, được xây dựng để lắp đặt thiết bị, phương tiện đo.

3.4. Tầm nhìn xa phía biển: là khoảng cách xa nhất có thể quan sát các vật thể (tiêu điểm) trên nền trời, tùy thuộc vào độ trong suốt của hiện tượng khí tượng do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lượng mây, mù, sương mù, mưa và các hiện tượng khí tượng khác.

3.4.1. Tầm nhìn xa phía biển ban ngày: là khoảng cách xa nhất quan sát một vật thể dựa vào mức độ trong suốt của hiện tượng khí tượng.

3.4.2. Tầm nhìn xa phía biển ban đêm: là khoảng cách xa nhất được xác định trước quan sát một nguồn sáng có cường độ vừa phải.

3.5. Gió bề mặt: là chuyển động ngang của khối không khí, đặc trưng bởi hướng gió và tốc độ gió. Hướng gió được xác định theo la bàn, độ góc (o).

3.5.1. Tốc độ gió: là tỷ số giữa quãng đường và thời gian khối không khí đi hết quãng đường đó.

3.5.2. Tốc độ gió tức thời: là tốc độ gió đo được tại thời điểm quan trắc.

3.5.3. Tốc độ gió trung bình: là giá trị tốc độ gió tại kỳ quan trắc được tính bằng trung bình của các giá trị đo được trong khoảng thời gian 2 phút hoặc 10 phút.

3.6. Sóng biển: là các sóng bề mặt xuất hiện tại tầng trên cùng của biển hay đại dương

3.6.1. Độ cao sóng: là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ chân sóng đến đỉnh sóng.

3.6.2. Hướng sóng: là hướng mà sóng từ đâu truyền tới, hướng sóng được xác định theo 8 hướng chính la bàn và độ góc (o).

3.6.3. Độ dài sóng: là khoảng cách theo chiều ngang giữa hai đỉnh sóng hoặc hai chân sóng liên tiếp.

3.6.4. Chu kỳ sóng: là khoảng thời gian tính bằng giây giữa hai đỉnh đầu sóng liên tiếp qua một điểm cố định nào đó trên mặt biển.

3.6.5. Tốc độ truyền sóng: là quãng đường đỉnh sóng di chuyển được trong một chu kỳ sóng.

3.7. Nhiệt độ nước biển tầng mặt: là nhiệt độ đo được trên bề mặt biển.

3.8. Độ muối nước biển: là tổng lượng muối (tính ra gam) chứa trong 1 kg nước biển.

3.9. Sáng biển: là hiện tượng phát sáng của các sinh vật, đặc biệt là các sinh vật biển ở lớp nước tầng mặt, có thể nhìn thấy vào ban đêm.

3.10. Mực nước biển (h): là tổng hợp của ba thành phần: Mực nước biển trung bình, thủy triều và dao động dư.

h = MSL + T + MR;

3.10.1. Mực nước biển trung bình (MSL): là giá trị trung bình của tất cả các quan trắc mực nước biển trong một khoảng thời gian nào đấy.

3.10.2. Thuỷ triều (T): là dao động tuần hoàn gây ra do lực tạo triều. Lực tạo triều xuất hiện do tác động của các lực vũ trụ, các lực hấp dẫn giữa Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời.

3.10.3. Dao động dư (MR): là thành phần phi triều gây ra do những nhiễu động của thời tiết và nó được xác định sau khi tách thủy triều ra khỏi mực nước tổng cộng.

3.11. Dòng chảy biển: là sự di chuyển của khối nước biển từ vị trí này đến vị trí khác theo phương nào đó.

3.11.1. Vận tốc dòng chảy: là tỷ số giữa quãng đường và thời gian khối nước đi hết quãng đường đó.

3.11.2. Hướng chảy: được xác định từ đâu chảy đi và theo hướng la bàn, độ góc (o).

3.12. Tần suất đo: là số lần đo trong 24 giờ, thực hiện tại các thời điểm cố định theo quy định.

3.13. Nước lớn: mực nước biển cao nhất trong một chu kỳ dao động thủy triều được thể hiện bằng trị số độ cao và thời gian xuất hiện.

3.14. Nước ròng: mực nước biển thấp nhất trong một chu kỳ dao động thủy triều được thể hiện bằng trị số độ cao và thời gian xuất hiện.

3.15. Triều dâng: khoảng thời gian từ nước ròng đến nước lớn liền kề.

3.16. Triều rút: khoảng thời gian từ nước lớn đến nước ròng liền kề.

3.17. Tầng quan trắc: khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt nước biển yên tĩnh đến điểm quan trắc.

3.18. Chu kỳ sóng: thời gian giữa hai lần xuất hiện liên tiếp đỉnh sóng tại một điểm.

3.19. Giờ tròn: giờ tại các thời điểm từ 0 giờ; 1 giờ; 2 giờ; cho đến 23 giờ

II. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

1. Quy định vị trí, công trình quan trắc đối với các yếu tố hải văn

Quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Quy định thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc các yếu tố hải văn

2.1. Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc tầm nhìn xa phía biển

2.1.1. Thông số kỹ thuật

Đơn vị đo: mét (m)

Khoảng đo: từ 10 m trở lên

Độ phân giải: 1 m

Sai số phép đo quy định tại bảng 1.

Bảng 1. Sai số phép đo tầm nhìn xa

TT

Tầm nhìn xa

Sai số phép đo

1

Nhỏ hơn hoặc bằng 600 m

± 20 %

2

Lớn hơn 600 m và nhỏ hơn hoặc bằng 1500 m

± 10 %

3

Lớn hơn 1500 m

± 20 %

2.1.2 Quan trắc tầm nhìn xa phía biển bằng phương pháp thủ công

a) Cấp tầm nhìn xa phía biển dựa vào tiêu điểm được quy định theo bảng 2.

Bảng 2. Cấp tầm nhìn xa phía biển dựa vào tiêu điểm

Cấp tầm nhìn xa

Tiêu điểm xa nhất nhìn thấy được

(m)

Tiêu điểm gần nhất không nhìn thấy được

(m)

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

< 50

50

200

500

1000

2000

4000

10000

20000

50000

50

200

500

1000

2000

4000

10000

20000

50000

> 50000

b) Yêu cầu phân cấp tầm nhìn xa phía biển quy định tại bảng 3.

Bảng 3. Cấp tầm nhìn xa phía biển dựa vào hiện tượng khí tượng

Đặc tính tầm nhìn xa phía biển

Tầm nhìn xa phía biển

(m)

Cấp quy ước

Hiện tượng khí tượng

Rất xấu

Từ 0 đến < 50

50 đến < 200

200 đến < 500

0

1

2

Sương mù rất dày

Sương mù dày

Sương mù vừa phải

Xấu

500 đến < 1000

1000 đến < 2000

3

4

Sương mù nhẹ

Mưa rất to hoặc mù hoặc khói vừa phải

Trung bình

2000 đến < 4000

4000 đến < 10000

5

6

Mưa to, mù nhẹ (hoặc khói)

Mưa vừa phải hoặc mù nhẹ

(hoặc khói)

Tốt

10000 đến < 20000

7

Mưa nhỏ hoặc không có

mưa

Rất tốt

20000 đến < 50000

8

Không có mưa

Đặc biệt

Trên 50000

9

Trời hoàn toàn quang đãng

(trời trong vắt)

2.2. Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc gió bề mặt

Bảng 4. Quy định cột đo gió bề mặt

TT

Kiểu cột đo gió

Vật liệu thép không gỉ

Đường kính

(mm)

Độ dày

(mm)

Chiều cao

(m)

Thiết bị phụ trợ

1

Cột trụ tròn

Thép tròn

≥ 49

≥ 3

Từ 10 đến 12

Thiết bị chống sét, cáp néo, tăng đơ, e-cu

2

Cột tam giác

Thép tròn

≥ 36

≥ 3

Từ 10 đến 12

Thiết bị chống sét, cáp néo, tăng đơ, e-cu

3

Thanh giằng

Thép tròn

≥ 15

≥ 3

Khi vườn khí tượng cách xa vị trí quan trắc sóng từ 1500 m đến 2000 m trở lên và độ cao mặt vườn khí tượng cao hơn 10 m so với mực nước biển trung bình thì phải quan trắc gió tại vị trí quan trắc sóng.

2.3. Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc sóng

2.3.1. Quy định thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc sóng quy định tại bảng 5.

Bảng 5. Quy định thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc sóng

TT

Nội dung

Ký hiệu

Đơn vị đo

Khoảng đo

Độ phân giải

Sai số phép đo

1

Độ cao sóng

H

Mét (m)

0 đến 20

0,005 m

± 10 %

2

Hướng truyền sóng

Độ góc (o), hướng la bàn

0 đến 360

Tự động 1o, thủ công 22,5o

± 10o

3

Độ dài sóng

λ

Mét (m)

0 đến 200

0,1

± 1 (m)

4

Chu kỳ sóng

Giây (s)

0 đến 20

0,1

± 0,1 (s)

5

Tốc độ truyền sóng

C

Mét/giây (m/s)

0 đến 20

± 1 %

2.3.2. Quy định quan trắc kiểu sóng và ký hiệu tại bảng 6.

Bảng 6. Kiểu sóng

TT

Kiểu sóng

Ký hiệu

1

Sóng gió

G

2

Sóng lừng

L

3

Sóng gió/sóng lừng

G/L

4

Sóng lừng từ hai hướng khác nhau

L/L

5

Sóng lừng/sóng gió

L/G

6

Lặng sóng

-

2.3.3. Quy định quan trắc dạng sóng và ký hiệu tại bảng 7

Bảng 7. Dạng sóng

TT

Dạng sóng

Ký hiệu

1

Sóng lăn tăn

LT

2

Sóng đều

Đ

3

Sóng không đều

2.3.4. Quy định quan trắc độ cao sóng ước lượng và cách ghi tại bảng 8

Bảng 8. Độ cao sóng

TT

Độ cao (m)

Cách ghi

1

0,00

0,00

2

0<H<0,25

0,20

3

Từ 0,25 đến 1,50

0,25; 0,50; 0,75; 1,00; 1,25; 1,50

4

Từ 2,00 đến 4,00

2,00; 2,50; 3,00; 3,50; 4,00

5

Từ 4,50 trở lên

Làm tròn đến mét: 5,00; 6,00; 7,00; ...

2.3.5. Quy định quan trắc hướng truyền sóng và ký hiệu tại bảng 9.

Bảng 9. Hướng truyền sóng

TT

Hướng truyền sóng

Ký hiệu

Hướng truyền sóng

Ký hiệu

1

Đông Bắc

NE

Tây Nam

SW

2

Đông

E

Tây

W

3

Đông Nam

SE

Tây Bắc

NW

4

Nam

S

Bắc

N

Hướng truyền sóng đo bằng máy tự động tính theo độ góc (o) từ 0o đến 360o.

2.3.6. Quy định quan trắc cấp trạng thái mặt biển tại bảng 10.

Bảng 10. Xác định cấp trạng thái mặt biển

TT

Dấu hiệu nhận biết cấp trạng thái mặt biển

Cấp

1

Mặt nước phẳng lặng như gương

0

2

Mặt nước lay động, gợn những sóng lăn tăn rất dày

1

3

Đầu sóng khi đổ xuống chỉ có bọt trong như thuỷ tinh

2

4

Sóng bạc đầu xuất hiện ở một vài nơi trên mặt biển

3

5

Khi đầu sóng đổ xuống có bọt trắng, bọt trắng tràn xuống cả sườn sóng và thấy xuất hiện ở khắp nơi trên mặt biển

4

6

Khi đầu sóng đổ xuống có bọt trắng, bọt tràn cả xuống sườn sóng, chân sóng tạo thành những mảng bọt lớn bắn tung cả lên trên mặt biển và thấy có ở khắp nơi

5

7

Khi bọt trắng phủ kín cả hai sườn sóng, tạo thành mảng trắng lớn bắn tung lên trên mặt biển, lưỡi sóng dài thấy ở khắp nơi

6

8

Khi có bão, sóng bạc đầu phủ gần như kín mặt biển, bọt nước bắn tung lên cao

7

9

Toàn mặt biển đều phủ bọt trắng, gió thổi tung từng phần đỉnh sóng, trong không khí có bụi nước và những giọt nước bay theo gió, tương ứng khi có bão lớn

8

10

Khắp mặt biển đều phủ bọt trắng xoá, trong không khí đầy bụi nước và giọt nước, tầm nhìn xa giảm đi rất nhiều, bão rất lớn

9

2.4. Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc nhiệt độ nước biển tầng mặt

Đơn vị đo: độ Celsius (oC)

Khoảng đo: từ 0 đến 50 oC

Độ phân giải: 0,2 oC

Sai số phép đo: ± 0,1 oC

2.5. Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc độ muối nước biển

Bảng 11. Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc độ muối nước biển

TT

Nội dung

Đơn vị đo

Khoảng đo

Sai số phép đo

1

Độ muối nước biển

Phần nghìn (‰)

Từ 0 đến 40

± 0,2 ‰

2

Độ dẫn điện

milisiemens/centi met (mS/cm)

Từ 0 đến 200

± 0,5 % giá trị độ dẫn điện (± 0,5 % mS/cm)

2.6. Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc sáng biển

Bảng 12. Kiểu sáng và cấp sáng biển

Cấp

Kiểu sáng biển

Sáng tia (T)

Sáng sữa (S)

Sáng đám sinh vật lớn (SVL)

0

Đã quan trắc nhưng không nhìn thấy, kể cả khi có tác động cơ học

1

Rất khó thấy, chỉ thấy khi có tác động cơ học vào nước biển.

Rất khó thấy sáng biển

Trên một mét vuông mặt biển thấy ít những sinh vật sáng kích thước nhỏ hơn 10 cm.

2

Trông đã thấy ngay sáng biển nhưng chỉ thấy sáng ở mép nước và trên đầu sóng gió.

Sáng yếu

Trên một mét vuông mặt biển có hàng chục sinh vật sáng, kích thước nhỏ hơn 10 cm hoặc ít sinh vật sáng, kích thước lớn hơn 10 cm.

3

Thấy rất rõ sáng biển trên các lưỡi sóng gió, vào những đêm tối, những viền sáng quanh các vật mỏm đá, tàu, thuyền,...

Sáng vừa

Trên một mét vuông mặt biển có hàng trăm sinh vật sáng, kích thước nhỏ hơn 10 cm hoặc hàng chục sinh vật sáng, kích thước lớn hơn 10 cm.

4

Sáng biển rõ khác thường.

Sáng rất rõ

Sáng khắp một vùng thấy từng dải sáng, có những đám sinh vật kích thước lớn từ 10 đến 30 cm hoặc lớn hơn.

2.7. Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc mực nước biển

Đơn vị đo: centimet (cm)

Dải đo: từ 0 m đến 10 m

Độ phân giải: 0,1 cm

Sai số phép đo: ± 1 cm

2.8. Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc dòng chảy biển

2.8.1. Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc dòng chảy biển quy định tại bảng 13.

Bảng 13. Thông số kỹ thuật của thiết bị quan trắc dòng chảy biển

TT

Nội dung

Đơn vị đo

Khoảng đo

Sai số phép đo

1

Vận tốc dòng chảy

mét/giây (m/s)

Từ 0 đến 5 m/s

± 0,01 m/s

2

Hướng dòng chảy

Độ góc (o)

0o đến 360o

± 1o

2.8.2. Yêu cầu quy định độ sâu, tầng đo dòng chảy biển bằng các thiết bị thủ công tại bảng 14.

Bảng 14. Quy định độ sâu, tầng đo dòng chảy biển

TT

Độ sâu điểm đo

(m)

Tầng đo

(m)

1

< 5

Tầng mặt

2

< 10

Tầng mặt, tầng 5 m

3

< 25

Tầng mặt, tầng 5 m, tầng 10 m

4

< 50

Tầng mặt, tầng 5 m, tầng 10 m, tầng 25 m

5

< 100

Tầng mặt, tầng 5 m, tầng 10 m, tầng 25 m, tầng 50 m

6

< 200

Tầng mặt, tầng 5 m, tầng 10 m, tầng 25 m, tầng 50 m, tầng 100 m

2.8.3. Đo dòng chảy biển bằng thiết bị tự động đặt dưới đáy biển tùy theo nhu cầu cài đặt chương trình các tầng đo tính từ đáy biển lên mặt nước, hoặc tính từ mặt nước đến độ sâu đặt máy.

2.8.4. Đo dòng chảy biển bằng thiết bị tự động đặt trên cao, chỉ đo dòng chảy mặt không đo theo các tầng sâu.

3. Quy định phương pháp quan trắc các yếu tố hải văn

Quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Quy định về thiết bị quan trắc hải văn

4.1. Phương tiện đo, thiết bị, vật tư dùng trong quan trắc hải văn thuộc danh mục phải kiểm định, hiệu chuẩn được thực hiện đúng quy định của pháp luật về đo lường.

4.2. Phương tiện đo không thuộc danh mục phương tiện đo phải kiểm định, hiệu chuẩn phải có hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ, đặc tính kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

5. Quy định về phát báo và lưu trữ kết quả quan trắc hải văn

5.1. Số liệu trước khi phát báo và lưu trữ phải đảm bảo đầy đủ và chính xác.

5.2. Số liệu được mã hóa đúng quy định của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).

5.3. Mã điện được phát báo về các địa chỉ quy định đúng thời gian (không chậm hơn 15 phút kể từ giờ quan trắc).

5.4. Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lưu trữ và bảo quản số liệu gốc.

5.5. Số liệu được kiểm tra, kiểm soát, thẩm định trước khi lưu trữ.

5.6. Số liệu trạm tự động được truyền liên tục về các máy chủ.

5.7. Số liệu định dạng *.xls, *text.

5.8. Thời gian đo thực hiện theo định dạng: dd/mm/yyyy HH:mm

+ yyyy: định dạng năm gồm bốn chữ số;

+ mm: định dạng tháng gồm hai chữ số;

+ dd: định dạng ngày gồm hai chữ số;

+ HH:mm: định dạng giờ, phút gồm hai chữ số.

5.9. Yếu tố đo được định dạng:

+ dd: hướng gió trước giờ tròn 10 phút;

+ ff: tốc gió trước giờ tròn 10 phút;

+ dxdx2m: hướng gió trung bình của vận tốc gió lớn nhất diễn ra trong 2 phút liên tục thuộc khoảng thời gian của tần suất đo 10 phút/1 lần;

+ fxfx2m: vận tốc gió lớn nhất 2 phút trong 10 phút;

+ TGXH 2m: thời gian xuất hiện vận tốc gió lớn nhất 2 phút trong 10 phút;

+ dxdx2s: hướng gió lớn nhất 2 giây trong 10 phút;

+ fxfx2s: vận tốc gió lớn nhất 2 giây trong 10 phút;

+ TGXH 2s: thời gian xuất hiện vận tốc gió lớn nhất 2 giây trong 10 phút;

+ DIR1: hướng sóng thứ nhất;

+ SPD1: tốc độ sóng thứ nhất;

+ DIR10: hướng sóng thứ 10;

+ SPD10: tốc độ sóng thứ 10;

+ DIR20: hướng sóng thứ 20;

+ SPD20: tốc độ sóng thứ 20;

+ TM02: chu kỳ sóng;

+ HM0: độ cao sóng có nghĩa;

+ HMAX: độ cao sóng lớn nhất;

+ DIRTP: hướng dòng chảy;

+ TP: tốc độ dòng chảy;

+ H: mực nước biển trung bình;

+ S: độ muối nước biển;

+ TW: nhiệt độ nước biển;

+ VB: dung lượng ắc quy;

+ Giá trị "trống": số liệu khuyết trong bảng.

6. Quy định cách ghi và chỉnh lý số liệu quan trắc hải văn

6.1. Kết quả quan trắc hải văn được ghi vào sổ quan trắc bằng bút chì đen và nhập số liệu vào phần mềm do đơn vị sử dụng quy định.

6.2. Trang bìa và thuyết minh của sổ quan trắc hải văn phải ghi bằng bút mực đen hoặc mực xanh đen.

6.3. Sau thời điểm quan trắc 19 giờ hàng ngày, quan trắc viên phải ghi, nhập số liệu các kết quả từ sổ quan trắc sang báo cáo.

6.4. Đối với trạm có phương tiện tự ghi mực nước phải cắt giản đồ, quy toán giản đồ nhập số liệu vào báo cáo.

6.5. Phải hiệu chính số đọc trên các phương tiện đo trước khi kiểm tra, tính toán, chỉnh lý sơ bộ kết quả, chọn các giá trị đặc trưng.

7. Quy định kết quả giao nộp khi kết thúc việc quan trắc, đo đạc các yếu tố hải văn

7.1. Tài liệu quan trắc thủ công: sổ quan trắc, giản đồ tự ghi mực nước và các báo cáo.

7.2. Tài liệu quan trắc tự động: các báo cáo, tệp số liệu.

7.3. Các tài liệu giao nộp phải có địa chỉ, ký tên, đóng dấu của Trạm, số gửi và ngày tháng năm.

III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

1. Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động quan trắc hải văn thuộc đối tượng áp dụng phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này.

2. Quy định về quản lý hoạt động quan trắc hải văn đối với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia.

2.1. Đối với Trạm

2.1.1. Thời điểm quan trắc 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ quan trắc viên phải thu thập, mã hóa số liệu, thảo mã điện và điện báo; thực hiện quan trắc đúng giờ và đúng trình tự.

2.1.2. Sử dụng các phương tiện đo có đủ chứng nhận và hạn kiểm định; phải kiểm tra phương tiện đo trước khi quan trắc.

2.1.3. Vệ sinh, bảo quản, bảo dưỡng công trình, thiết bị:

a) Tuyến cọc, thủy chí vệ sinh hàng ngày, thời gian bảo quản thường xuyên, bảo dưỡng 3 tháng/lần; công trình lắp thiết bị vệ sinh hàng ngày, thời gian bảo quản thường xuyên, bảo dưỡng 1 lần/năm;

b) Máy đo nhiệt độ, độ muối vệ sinh sau khi đo, thời gian bảo quản thường xuyên, bảo dưỡng 6 tháng/lần;

c) Máy tự ghi mực nước, máy ngắm sóng vệ sinh 7 ngày/lần, thời gian bảo quản thường xuyên, bảo dưỡng 6 tháng/lần;

d) Máy đo sóng, dòng chảy tiếp xúc với nước vệ sinh 1 tháng/lần, thời gian bảo quản thường xuyên, bảo dưỡng 3 tháng/lần; máy đo sóng, dòng chảy không tiếp xúc với nước vệ sinh 2 tháng/lần, thời gian bảo quản thường xuyên, bảo dưỡng 6 tháng/lần.

2.1.4. Cập nhật các thông tin mới vào hồ sơ kỹ thuật trạm.

2.1.5. Khi phát hiện thấy các hiện tượng bất thường về hải văn nguy hiểm, đặc biệt nguy hiểm và hiện tượng hải văn bất thường phải thông báo kịp thời về chính quyền địa phương và cơ quan quản lý cấp trên.

2.1.6. Thời gian nộp kết quả quan trắc (tài liệu số, giấy chi tiết tại phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này): trước ngày 05 tháng sau về Đài Khí tượng Thủy văn khu vực.

2.1.7. Gửi báo cáo hoạt động trạm (01 lần/tháng), chi tiết tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; báo cáo kịp thời về các hành vi vi phạm hành lang kỹ thuật công trình, tài liệu và các cơ sở vật chất khác.

2.1.8. Đối với trạm tự động: số liệu truyền liên tục, đầy đủ về đúng các địa chỉ quy định. Thực hiện đúng biểu mẫu, cấu hình, định dạng tệp số liệu, thời gian cài đặt.

2.1.9. Trường hợp xảy ra sự cố: báo cáo, xử lý trong thời hạn 3 ngày.

2.2. Đối với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, khu vực

2.2.1. Kiểm soát, đánh giá kết quả tài liệu, gửi báo cáo đúng mẫu quy định (01 lần/tháng), thời gian trước ngày 10 tháng sau, chi tiết tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

2.2.2. Gửi báo cáo tình trạng hoạt động trạm (01 lần/tháng), thời gian trước ngày 10 tháng sau; báo cáo đột xuất (báo cáo trước và sau) khi có thời tiết nguy hiểm, chi tiết tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

2.2.3. Dẫn kiểm tra độ cao đầu cọc ít nhất 1 lần/năm; kiểm tra mốc chính 5 năm/lần.

2.3. Đối với đơn vị quản lý về hoạt động quan trắc hải văn

2.3.1. Gửi phiếu nhận xét đánh giá chất lượng tài liệu hải văn cho các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực sau khi thẩm định 01 lần/tháng, chi tiết tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

2.3.2. Gửi báo cáo tổng kết đánh giá hoạt động mạng lưới trạm hải văn cho các Đài Khí tượng Thủy văn khu vực (01 lần/năm), chi tiết tại phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

2.3.3. Kiểm tra kỹ thuật, kiểm tra đột xuất mạng lưới trạm quan trắc hải văn tại các Đài Khí tượng Thủy văn (01 lần/năm), chi tiết tại phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

IV. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức phổ biến, đôn đốc, kiểm tra, áp dụng Quy chuẩn này cho các đối tượng có liên quan.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 08/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc hải văn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.230

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.73.85
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!