ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4297/KH-UBND
|
Khánh
Hòa, ngày 23 tháng 05
năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC TRONG CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
Thực hiện Quyết định số 329/QĐ-TTg
ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng năm 2020, định hướng đến năm 2030,
UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
I. THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC HIỆN NAY
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
1. Thực trạng
- Hệ thống thư viện công cộng tỉnh
Khánh Hòa gồm Thư viện tỉnh, 9 thư viện cấp huyện, 2 thư
viện cấp xã và trên 30 phòng đọc sách cơ sở. Hàng năm cấp khoảng 6000 thẻ bạn
đọc, phục vụ gần 300.000 lượt bạn đọc với trên 600.000 lượt sách
báo.
- Các trường tiểu học, trung học đều
có thư viện, phòng đọc sách.
- Thư viện các viện nghiên cứu,
trường đại học, cao đẳng, cơ quan nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh từng bước
được hiện đại hóa.
Hàng năm hệ thống thư viện công cộng
được cấp kinh phí từ ngân sách và Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa để
bổ sung vốn sách phục vụ bạn đọc tại chỗ và thực hiện việc
luân chuyển sách xuống cơ sở.
Văn hóa đọc đã được hình thành, nhu
cầu đọc của người dân rất lớn và đa dạng. Người dân lựa chọn sách báo phục vụ
cho nhu cầu học tập, nghiên cứu công tác chuyên môn, lao động, sản xuất và giải
trí.
2. Hạn
chế
- Đối tượng đọc: Đọc là một hình thức
tự học, đọc để tiếp nhận thông tin để tiếp thu tri thức, nâng cao chất lượng
công việc, chất lượng cuộc sống nhưng chưa thực sự phổ cập
trong xã hội mà tập trung ở một số đối
tượng là các nhà nghiên cứu, cán bộ
nghỉ hưu, học sinh, sinh viên. Tại thư viện tỉnh, số sinh viên học sinh chiếm 60-70% lượng độc giả hàng năm.
- Thói quen đọc: thư viện tỉnh cấp
3.000 - 4.000 thẻ bạn đọc/năm, mỗi thư viện huyện khoảng 350 thẻ bạn đọc/năm,
thư viện xã/phòng đọc sách khoảng 100 thẻ bạn đọc/năm. Như
vậy, bình quân có khoảng 5% dân số của tỉnh đến sử dụng thư viện công cộng cho việc
đọc sách báo, nghiên cứu tài liệu.
- Xu hướng đọc hiện nay ít nhiều có
biểu hiện lệch lạc. Giới trẻ (thanh thiếu niên) đọc loại sách nội dung đơn giản, thậm chí thiếu lành mạnh, ngại đọc các loại sách kinh điển, lý
luận, đặc biệt là sách dày, nhiều tập, sách chữ... Xu hướng văn hóa nghe - nhìn
đang có phần lấn lướt văn hóa đọc. Thời gian dành cho lướt web, chơi game, xem
truyền hình tương đối cao.
- Môi trường đọc chưa đáp ứng nhu cầu
đọc đa dạng, luôn thay đổi của cộng đồng, đặc biệt ở vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo. Mạng lưới thư viện cấp xã, bưu điện văn hóa xã, tủ
sách công cộng đã phát triển nhưng chất lượng tổ chức và hoạt động chưa đáp ứng
nhu cầu đọc của người dân, vốn sách báo ít, không có kinh phí bổ sung sách báo,
không có cán bộ chuyên trách, cơ sở vật chất xuống cấp,
lạc hậu... Hệ thống thư viện trường học chưa được quan tâm
đúng mức, vốn sách báo nghèo nàn không đủ đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học
sinh. Mô hình luân chuyển sách xuống cơ sở của thư viện tỉnh, thư viện huyện
chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu đọc của người dân.
- Gia đình, nhà trường, thư viện chưa
phát huy được vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen đọc, hướng dẫn
kỹ năng, phương pháp đọc sách, khai thác thông tin, đặc biệt là khả năng sử
dụng thư viện cho việc học tập, nghiên cứu cũng như định hướng đọc cho trẻ em.
- Chính sách đầu tư của Nhà nước để
tạo điều kiện cho văn hóa đọc phát triển còn hạn chế; nhận thức của các ngành, các cấp về văn hóa đọc chưa đúng mức; đầu tư cho hoạt
động thư viện còn thấp so với yêu cầu phát triển.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
- Nâng cao nhận thức của cả hệ thống
chính trị và nhân dân về ý nghĩa của việc phát triển văn hóa đọc, góp phần nâng
cao dân trí, phát triển bền vững nguồn nhân lực của đất nước.
- Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành
nên con người mới, những công dân có hiểu biết, có trí tuệ để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại - xã hội dựa trên
nền tảng của nền kinh tế tri thức.
- Định hướng đọc cho người dân, tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện
sống, có thể tiếp cận được với thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho
cuộc sống, giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa,
hạnh phúc và hài hòa hơn.
- Khai thác có hiệu quả và không ngừng
phát triển nguồn vốn tri thức, văn hóa của con người và
dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tri thức của nhân loại.
2. Yêu cầu
- Quán triệt sâu rộng trong cán bộ,
công chức, viên chức và nhân dân về chủ trương xây dựng và phát triển văn hóa
đọc, một trong những nội dung quan trọng của sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước.
- Các cơ quan nhà nước, chính quyền
địa phương hỗ trợ phát triển văn hóa đọc, đồng thời đẩy mạnh việc đa dạng hóa,
huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển văn hóa đọc.
- Các cấp ủy, chính quyền, các đoàn
thể, tổ chức xã hội, các cơ sở giáo dục và các tổ chức khác liên quan cùng gia
đình, cộng đồng có trách nhiệm tham gia và tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển văn hóa đọc.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Xây dựng và phát triển thói quen, nhu
cầu, kỹ năng và phong trào đọc (xuất bản phẩm in và điện tử) trong mọi tầng lớp
nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và chú trọng tới người dân ở vùng nông
thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; cải thiện môi trường đọc;
góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo,
bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành
lối sống lành mạnh, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
- Về khả năng
tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức:
+ Phấn đấu 100% thư viện tỉnh, 100%
thư viện cấp huyện và 50% thư viện cấp xã tổ chức cung cấp dịch vụ internet
miễn phí;
+ Phấn đấu 80% học sinh, sinh viên và
người học khác tại các cơ sở giáo dục được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri
thức tại các thư viện công cộng thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa
học;
+ Phấn đấu 30% người dân ở khu vực
nông thôn, 20% người dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được
tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức và các dịch vụ liên quan tại các thư viện
công cộng, trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn
hóa xã, cơ quan xuất bản và phát hành.
- Về nâng cao
kiến thức, kỹ năng đọc:
+ Phấn đấu 50% người dân có kỹ năng
tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc và học tập suốt đời;
+ Phấn đấu 85% người sử dụng thư viện
(đối với học sinh, sinh viên là 90%) có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin,
tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí.
- Về tăng cường
hoạt động thư viện, xuất bản:
+ Phấn đấu đạt mức hưởng thụ bình
quân sách là 05 bản/người dân và đạt 01 bản sách/người dân trong hệ thống thư viện công cộng;
mỗi người dân trung bình đọc 04 cuốn sách/năm;
+ Phấn đấu số lượt người truy cập và
sử dụng thông tin tại các thư viện đạt 350.000 lượt/năm;
+ Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục ở các bậc, cấp học có thư
viện với vốn tài liệu phù hợp, trong đó 50% cơ sở giáo dục ở bậc phổ thông có thư viện đạt chuẩn theo quy định; 90% thư viện công
cộng có vốn tài liệu tổng hợp đủ khả năng phục vụ cho mọi đối tượng, trong đó
có bộ phận phục vụ thiếu nhi và người khuyết tật; 80% thư viện của các viện,
trung tâm nghiên cứu khoa học có đủ vốn tài liệu chuyên sâu.
3. Định hướng đến năm 2030
Người dân có thói quen đọc và kỹ năng
tiếp cận, sử dụng thông tin, trí thức tại nơi sinh sống, học
tập, công tác. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa đọc được duy trì và củng cố. Môi trường đọc tiếp tục được cải thiện. Hoạt động thư
viện, xuất bản có khả năng đáp ứng nhu cầu đọc của người dân (bao gồm cả xuất
bản phẩm in và điện tử).
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác thông tin,
tuyên truyền
a) Tăng cường công tác thông tin,
tuyên truyền.
b) Huy động sự tham gia có hiệu quả
của các phương tiện thông tin, truyền thông với nhiều hình thức thực hiện đa
dạng, phù hợp. Khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng có chuyên mục
thường kỳ về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc.
c) Biểu dương, khen thưởng kịp thời
đối với các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong phát triển văn hóa đọc;
có hình thức tôn vinh người đọc có hiệu
quả.
d) Tổ chức các câu lạc bộ, hội sách
nhằm khuyến khích học sinh sinh viên và nhân dân tham gia đọc sách.
2. Xây dựng thói quen, trang bị kỹ
năng và phương pháp đọc
a) Tăng cường vận động, khuyến khích
mọi tầng lớp nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức xây dựng, duy trì thói quen đọc (xuất bản phẩm in và điện tử, trong
đó tiếp tục chú trọng sách in) phù hợp với điều kiện của mỗi cá nhân.
b) Huy động sự tham gia, phối hợp
triển khai của các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc xây dựng, duy trì thói
quen đọc (nhà trường, thư viện, nhà xuất bản, nhà sách...) và tăng cường vai
trò của gia đình.
c) Hướng dẫn kỹ năng và phương pháp
đọc phù hợp với từng nhóm đối tượng, chú trọng đối tượng; học sinh, sinh viên;
định hướng và thúc đẩy xu hướng, thị hiếu đọc lành mạnh
trong xã hội.
3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách
và đẩy mạnh xã hội hóa
a) Rà soát, đề xuất xây dựng, sửa
đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan cần thiết, góp
phần tạo môi trường đọc thuận lợi; xây dựng các chính sách
khuyến khích đầu tư cho phát triển văn hóa đọc.
b) Xây dựng và triển khai có hiệu quả
chính sách thu hút nguồn lực tham gia phát triển văn hóa đọc.
c) Rà soát, lựa chọn và đẩy mạnh
triển khai các chương trình, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có nội
dung liên quan đến phục vụ phát triển
văn hóa đọc, trong đó xác định cụ thể các nội dung, mức độ liên quan để triển
khai việc lồng ghép phù hợp, hiệu quả.
d) Đẩy mạnh phát triển thư viện tư
nhân, tủ sách dòng họ, tủ sách gia đình, tủ sách khuyến học; hỗ trợ nâng cao
chất lượng nhân lực trong hệ thống
thư viện tư nhân và loại hình tủ sách.
đ) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp và cơ sở khác hoạt động trong lĩnh vực phát hành, kinh
doanh xuất bản phẩm đối với phát triển văn hóa đọc.
4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của
hệ thống thư viện công lập, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
a) Xây dựng và phát triển hệ thống
thư viện hiện đại, có vốn tài liệu phong phú, thân thiện với người sử dụng, trở thành trung tâm thông tin, văn hóa giáo dục của
cộng đồng, nơi giao lưu giữa tác giả - tác phẩm và người đọc phục vụ hiệu quả
nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân; chú trọng phát triển thư viện trường học.
b) Thí điểm và hình thành thư viện
điện tử phục vụ cộng đồng và nguồn học liệu mở cho trường học; đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân tiếp cận, sử dụng thông tin, tri
thức nhanh chóng, thuận tiện.
c) Đa dạng hóa các dịch vụ thư viện;
tăng cường phổ biến, hướng dẫn về phương pháp sử dụng thư viện có hiệu quả; đẩy
mạnh dịch vụ thư viện lưu động tại các địa phương, nhất là
ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; thúc đẩy phối hợp,
liên kết giữa các thư viện với trung tâm văn hóa thể thao,
trung tâm học tập cộng đồng, điểm bưu điện - văn hóa xã;
tăng cường luân chuyển sách, báo, tài liệu giữa các thư viện,
chú trọng luân chuyển từ hệ thống thư
viện công cộng tới các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đến các trường học, đồn biên phòng,
trại giam, các thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng...
5. Nâng cao chất lượng nội dung và
hình thức xuất bản phẩm
a) Bảo đảm chất lượng và nội dung
thông tin trong xuất bản phẩm, nhất là sách in; đa dạng hóa xuất bản phẩm, chú trọng sách, tài liệu về giáo dục kỹ năng sống,
tinh thần tự hào dân tộc, lối sống lành mạnh,
thái độ ứng xử văn minh giàu lòng nhân ái, phổ biến kiến thức.
b) Bảo đảm cơ cấu xuất bản phẩm hợp
lý, đặc biệt là sách nhằm đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng cao và đa dạng của
người dân; chú trọng hỗ trợ, đầu tư khuyến khích sáng tác,
xuất bản sách phục vụ trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số, người
khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi khác trong xã hội.
6. Mở rộng
hợp tác quốc tế
a) Tăng cường giao lưu văn hóa trong
lĩnh vực xuất bản, thư viện và các hoạt động văn hóa khác.
b) Tích cực phối hợp tổ chức hoặc
tham gia các sự kiện quốc tế liên quan đến phát triển văn hóa đọc.
c) Tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc
gia, các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
V. KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
1. Nguồn kinh phí thực hiện đề án
Từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy
định về phân cấp ngân sách nhà nước; các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức,
cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
2. Nguyên tắc sử dụng kinh phí
a) Giai đoạn 2017 - 2020
- Ngân sách cấp tỉnh: tăng cường vốn
tài liệu cho hệ thống thư viện công cộng cấp tỉnh; xây dựng bộ sưu tập số hóa
tài liệu; trang bị xe ô tô thư viện lưu động cho thư viện cấp tỉnh.
- Ngân sách cấp huyện: hỗ trợ thực
hiện nhiệm vụ phát triển mạng lưới thư viện, nhà sách, tủ sách tại địa phương;
tăng cường vốn tài liệu cho hệ thống thư viện công cộng cấp huyện, cấp xã,
trung tâm học tập công đồng, các điểm Bưu điện văn hóa xã, đặc biệt là ở vùng
nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân
tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; triển khai
các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng nguồn nhân lực.
- Nguồn kinh phí được sử dụng lồng
ghép thông qua việc thực hiện những nội dung liên quan của các chương trình, đề
án khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nguồn kinh phí huy động từ các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước chiếm tỷ lệ lớn trong
tổng kinh phí thực hiện Đề án.
b) Giai đoạn 2021 - 2030:
- Ngân sách địa phương: Tiếp tục hỗ trợ triển khai các nhiệm vụ đã được xác định tại Đề án,
chú trọng nội dung phát triển cơ sở vật chất, nguồn nhân
lực và các hoạt động khác liên quan phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
- Tiếp tục thực hiện lồng ghép việc
sử dụng kinh phí với các chương trình, đề án liên quan khác.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực từ xã hội để tham gia thực hiện Đề án.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa và Thể thao
a) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành, các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án, xây
dựng kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh
giá, tổng hợp báo cáo, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án.
b) Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ
quan liên quan rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách và các quy định cụ thể cần thiết liên quan đến phát triển văn hóa đọc.
c) Chủ trì xây dựng mô hình phát
triển văn hóa đọc, thí điểm xây dựng thư viện điện tử, xây dựng bộ sưu tập số
cho cộng đồng.
d) Chủ động phối hợp với các sở, ban
ngành, các địa phương trong việc lồng ghép với nội dung
các chương trình, đề án khác liên quan trong quá trình thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ của Đề án này.
đ) Vận động và tìm nguồn tài trợ, xã
hội hóa phục vụ phát triển văn hóa đọc.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội
a) Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa
và Thể thao và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động lồng ghép với các chương trình, đề án
khác liên quan thuộc lĩnh vực quản lý được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa
và Thể thao và các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu, triển khai phù hợp
với chương trình của từng bậc học cấp
học.
c) Chỉ đạo rà soát, kiện toàn hệ
thống thư viện trường học, trường dạy nghề, trung tâm giáo dục; xây dựng và
phát triển nguồn học liệu mở; nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm
học tập cộng đồng.
d) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu
quả triển khai Đề án, định kỳ hàng năm gửi Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Thông
tin và Truyền thông
a) Triển khai thực hiện Đề án trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó chú trọng việc xây dựng và
triển khai chương trình tuyên truyền, quảng bá phát triển văn hóa đọc; chủ động
lồng ghép với các chương trình, đề án khác liên quan thuộc
lĩnh vực quản lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động xuất bản.
c) Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu
quả triển khai Đề án, định kỳ hàng năm Sở Văn hóa và Thể thao để tổng hợp, báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Sở Tư pháp, Ban Dân tộc
Phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa và
Thể thao và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Đồ án trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ được giao, chủ động lồng ghép với các chương trình, đề án khác
liên quan thuộc lĩnh vực quản lý được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính
Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Sở Văn
hóa và Thể thao và các ngành liên quan bố trí nguồn vốn đầu tư, kinh phí chi
thường xuyên thực hiện Đề án và các chương trình, đề án khác có nội dung liên
quan lồng ghép với Đề án này theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành, phù
hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ; phối hợp
kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án.
6. Các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh
Có trách nhiệm tổ chức triển khai
thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định
của pháp luật hiện hành.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố
a) Bố trí ngân sách, huy động nguồn
lực để tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại địa phương, trong đó chú trọng
phát triển mạng lưới thư viện, nhà sách, tủ sách, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp
với điều kiện cụ thể của địa phương.
b) Lồng ghép việc thực hiện Đề án với
quá trình triển khai thực hiện các chương trình, đề án khác liên quan tại địa
phương.
c) Phối hợp chặt chẽ với các ngành và
các cơ quan khác liên quan trong việc chỉ đạo xây dựng phong trào đọc sách,
phát triển văn hóa đọc, gắn kết với phong trào toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa
phương.
d) Sử dụng đúng mục đích, hiệu quả
các nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương cho phát triển văn hóa đọc
theo đúng quy định pháp luật.
đ) Kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng
năm báo cáo tình hình triển khai Đề án tại địa phương, gửi Sở Văn hóa và Thể
thao để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao
và các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ
của Đồ án, nhất là trong việc tuyên truyền, định hướng phát triển, gắn với các
chương trình, đề án khác liên quan.
9. Đề nghị các tổ chức
chính trị - xã hội; các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp
liên quan
a) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể
thao và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ hoạt động đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
b) Tích cực tham gia tuyên truyền,
vận động về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc; triển khai lồng ghép với các
hoạt động, phong trào do tổ chức mình chủ trì hoặc phối hợp thực hiện có liên
quan hoặc hỗ trợ việc phát triển văn hóa đọc; chú trọng triển khai đối với các
nhóm đối tượng như phụ nữ, trẻ em, công nhân, các địa bàn có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án
phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng năm 2020, định hướng đến năm 2030, đề
nghị các sở, ban ngành, địa phương căn cứ nội dung triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Văn hóa, TT và DL
(báo cáo);
- TT. TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các ban HĐND tỉnh ;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- Lưu VT, HV, HPN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đắc Tài
|