ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 96/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày 20 tháng 01 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH BẮC KẠN NĂM 2022 VÀ 04 NĂM (TỪ
NĂM 2022 ĐẾN NĂM 2025)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm
2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày
20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP
ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về việc phát triển và quản lý nhà ở xã
hội;
Căn cứ Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày
26 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày
01 tháng 04 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý
nhà ở xã hội;
Căn cứ Quyết định số 1476/QĐ-UBND ngày
09 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Chương
trình phát triển nhà ở tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ
trình số 2569/TTr-SXD ngày 30 tháng 12 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bắc Kạn năm 2022 và
04 năm (từ năm 2022 đến năm 2025) (có Kế hoạch ban hành kèm theo).
Điều 2. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành
liên quan và UBND các huyện, thành phố thường xuyên theo dõi việc thực hiện Kế
hoạch này, kịp thời tham mưu, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh những nội dung vượt thẩm
quyền.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các ông,
bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Lao động, Thương binh và
Xã hội, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng Ban Quản lý các Khu
công nghiệp Bắc Kạn; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bắc Kạn; Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3 (t/h);
- Bộ Xây dựng (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP;
- Lưu VT, GTCNXD (H).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đăng Bình
|
KẾ HOẠCH
PHÁT
TRIỂN NHÀ Ở TỈNH BẮC KẠN NĂM 2022 VÀ 04 NĂM (TỪ NĂM 2022 ĐẾN NĂM 2025)
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 96/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm
2022 của UBND tỉnh Bắc Kạn)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa việc thực hiện các mục
tiêu phát triển nhà ở tại Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh Bắc Kạn đến
năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt, tạo điều kiện để các
ngành, các cấp phối hợp triển khai thực hiện tốt việc phát triển nhà ở bền vững
trong thời gian tới.
- Từng bước giải quyết nhu cầu về nhà ở
cho người dân trên địa bàn tỉnh; trong đó, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng
là người thu nhập thấp, các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, công
nhân, người nghèo, người có công với cách mạng. Đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa
phát triển kinh tế, tăng trưởng dân số và xây dựng nhà ở phù hợp với quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nhà ở, nhà ở xã hội của tỉnh
và đặc điểm của từng địa bàn dân cư.
- Huy động nguồn lực đầu tư từ các
thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở.
- Dự báo được nguồn vốn cho phát triển
nhà ở trong 04 năm tới và hằng năm.
- Kiểm soát công tác phát triển nhà ở
tỉnh Bắc Kạn năm 2022, đến năm 2025.
2. Yêu cầu
- Bám sát nội dung Chương trình phát
triển nhà ở tỉnh Bắc Kạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, nhu cầu thực tế
về nhà ở, nhu cầu của thị trường để tổ chức thực hiện phát triển nhà ở tỉnh Bắc
Kạn năm 2022, đến năm 2025. Các dự án phát triển nhà ở trước khi triển khai phải
được xem xét, đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bắc Kạn.
- Xác định quỹ đất để đáp ứng nhu cầu
phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, nhà ở cho các đối tượng có thu nhập
thấp, người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh.
- Các Sở, Ban, ngành, UBND huyện,
thành phố tổ chức triển khai nghiêm túc có hiệu quả Kế hoạch này.
- Trên cơ sở Kế hoạch của tỉnh, UBND
các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch phát triển nhà ở cụ thể của từng địa
phương để làm cơ sở tổ chức thực hiện. Đây là một trong những chỉ tiêu để đánh
giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
- Các chủ đầu tư dự án thực hiện đầy đủ
trách nhiệm theo kế hoạch này và quy định của pháp luật hiện hành, tập trung nguồn
lực triển khai dự án theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng xây dựng công trình.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Định hướng
và mục tiêu phát triển nhà từ năm 2022 đến năm 2025
1.1. Định hướng phát triển nhà ở tại
các đô thị
a. Các đô thị vùng trung tâm (thành phố
Bắc Kạn, thị trấn Đồng Tâm, thị trấn Bằng Lũng, thị trấn Chợ Rã, thị trấn Phủ
Thông, thị trấn Yến Lạc):
- Ưu tiên phát triển nhà ở theo các dự
án đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phát triển nhà ở khu dân cư mới
tuân thủ các quy hoạch xây dựng được phê duyệt.
- Nâng cấp cải tạo các khu nhà ở hiện
có kết hợp với chỉnh trang đô thị. Phát triển nhà ở đảm bảo sự hài hòa trong
các yếu tố kiến trúc, cảnh quan; kết hợp giữa xây mới và cải tạo phù hợp với
thiết kế đô thị và quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị.
- Phát triển mới nhà ở đảm bảo chất lượng
đạt kiên cố hoặc bán kiên cố, không để phát sinh mới nhà ở thiếu kiên cố và nhà
ở đơn sơ.
- Ngoài ra, đối với thành phố Bắc Kạn
cần quan tâm đến các mô hình phát triển nhà ở như sau:
+ Phát triển mới nhà ở theo hướng hiện
đại, kết hợp bảo tồn bản sắc truyền thống tại một số khu vực phù hợp với quy hoạch
chung xây dựng đã được phê duyệt.
+ Phát triển đa dạng các loại hình nhà
ở, tùy theo nhu cầu thực tế của thị trường. Tập trung phát triển các khu nhà ở
thấp tầng hiện đại, khang trang theo dự án với nhiều mức giá cả, phù hợp với
nhiều đối tượng.
+ Xem xét thí điểm phát triển loại
hình nhà ở xã hội dạng nhà chung cư.
b. Các đô thị khác
- Quy hoạch, định hướng phát triển nhà
ở theo mô hình khu dân cư đô thị tập trung. Các khu vực đã được đô thị hoá ổn định,
thực hiện phát triển nhà ở theo hướng giữ mật độ xây dựng thấp, đảm bảo yêu cầu
nhà ở có vườn, cây xanh, tạo môi trường và cảnh quan đẹp.
- Khuyến khích phát triển nhà ở theo dự
án, hạn chế tối đa tình trạng xây dựng không phép, sai phép. Việc xây dựng nhà ở
phải tuân theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, thiết kế kiến trúc của từng dự
án và phổ biến với các loại hình nhà biệt thự, nhà liền kề.
- Phát triển mới nhà ở đảm bảo chất lượng
đạt kiên cố hoặc bán kiên cố, hạn chế để phát sinh mới nhà ở đơn sơ.
- Các đô thị dự kiến hình thành trong
tương lai như thị trấn Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, thị trấn Bộc Bố,
huyện Pác Nặm cần quy hoạch phát triển nhà ở theo hướng hiện đại kết hợp giữ
gìn bản sắc truyền thống. Nhà ở mặt phố cần kiểm soát về hình thức kiến trúc
phù hợp, quy định cụ thể về chiều cao công trình, số tầng, mật độ xây dựng nhằm
tạo cảnh quan không gian đô thị văn minh.
1.2. Định hướng phát triển nhà ở tại
khu vực nông thôn
- Phát triển nhà ở gắn liền với việc
thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn theo hướng tập trung tại khu vực trung
tâm các xã, kết hợp giữa xây mới và cải tạo chỉnh trang nâng cao chất lượng nhà
ở.
- Quy hoạch, sắp xếp dân cư ở những
khu vực khác đảm bảo tận dụng được hệ thống hạ tầng về giao thông và hệ thống hạ
tầng kỹ thuật khác, chú trọng xây dựng mô hình nhà ở gắn liền với sản xuất.
- Phát triển nhà ở kết hợp với kinh
doanh dịch vụ gần những khu vực có tiềm năng du lịch đặc biệt là Vườn Quốc gia
Ba Bể. Các dự án đầu
tư xây dựng khu du lịch cần nghiên cứu đầy đủ, đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ
thuật cũng như không gian cảnh quan các khu vực xung quanh.
- Phát triển mới nhà ở của đồng bào
các dân tộc gắn liền với gìn giữ bản sắc truyền thống, sử dụng các nguyên vật
liệu chế tạo để tăng chất lượng nhà ở.
2. Mục tiêu
phát triển nhà ở đến năm 2025
- Phấn đấu phát triển mới 1.061.000 m2
sàn nhà ở, nâng tổng diện tích sàn nhà ở toàn tỉnh lên 8.646.000 m2.
Trong đó: Nhà ở thương mại 106.080 m2; nhà ở xã hội 18.000 m2; nhà
ở do dân tự xây dựng 936.717 m2.
- Diện tích nhà ở bình quân đầu người
toàn tỉnh đến năm 2025 đạt 26,4 m2 sàn/người, khu vực đô thị là 32,0
m2 sàn/người và khu vực nông thôn là 24,5 m2 sàn/người.
- Diện tích sàn nhà ở tối thiểu đề xuất
điều chỉnh áp dụng chung cho cả giai đoạn đến năm 2030 là 12 m2
sàn/người.
- Nhà ở phát triển mới phải đảm bảo đạt
chất lượng từ bán kiên cố trở lên, không để phát sinh mới và giảm tỷ lệ nhà ở
thiếu kiên cố và đơn sơ xuống dưới 23,1%.
- Tổng quỹ đất để xây dựng: 178,79 ha.
- Thực hiện có hiệu quả các chương
trình hỗ trợ về nhà ở của Chính phủ.
3. Kế hoạch
phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022 và 04 năm (từ năm 2022 đến
năm 2025)
Căn cứ theo Chương trình phát triển nhà
ở của tỉnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 1476/QĐ-UBND ngày 09/8/2021 và ước đạt năm 2021, Kế hoạch phát
triển các loại nhà ở của tỉnh Bắc Kạn năm 2022 và 04 năm (từ năm 2022 đến năm
2025) cụ thể như sau:
BẢNG 1: MỤC
TIÊU PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM 2025
TT
|
Chỉ tiêu
|
Giai đoạn đến
năm 2025
|
Kế hoạch từng
năm
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Số nhà ở
(căn)
|
Diện tích
(m2)
|
Số nhà ở
(căn)
|
Diện tích
(m2)
|
Số nhà ở
(căn)
|
Diện tích
(m2)
|
Số nhà ở
(căn)
|
Diện tích
(m2)
|
Số nhà ở
(căn)
|
Diện tích
(m2)
|
|
Xây mới nhà ở
|
7.749
|
1.060.796
|
1.550
|
212.159
|
1.550
|
212.159
|
1.550
|
212.159
|
1.550
|
212.159
|
1
|
Nhà ở thương mại
|
758
|
106.080
|
152
|
21.216
|
152
|
21.216
|
152
|
21.216
|
151
|
21.216
|
2
|
Nhà ở dân tự xây trên đất được chuyển
quyền SDĐ theo dự án
|
1.137
|
159.119
|
2.275
|
31.824
|
2.275
|
31.824
|
2.274
|
31.824
|
2.274
|
31.824
|
3
|
Nhà ở xã hội
|
300
|
18.000
|
60
|
3.600
|
60
|
3.600
|
60
|
3.600
|
60
|
3.600
|
4
|
Nhà ở dân tự xây trên đất ở hiện hữu
|
5.554
|
777.597
|
1.111
|
155.520
|
1.111
|
155.520
|
1.111
|
155.519
|
1.111
|
155.519
|
Số liệu kế hoạch cho các năm từ năm 2022 đến
năm 2025 đã trừ đi số căn và diện tích ước đạt năm 2021.
BẢNG 2: TỔNG
DIỆN TÍCH SẢN NHÀ
Ở
TĂNG THÊM
STT
|
Đơn vị hành
chính
|
Diện tích
sàn nhà ở tăng thêm (m2)
|
Theo từng
năm (m2)
|
Giai đoạn đến
2025
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
1
|
TP. Bắc Kạn
|
253.898
|
50.780
|
50.779
|
50.779
|
50.779
|
2
|
H. Chợ Mới
|
195.650
|
39.130
|
39.130
|
39.130
|
39.130
|
3
|
H. Bạch Thông
|
118.747
|
23.750
|
23.750
|
23.749
|
23.749
|
4
|
H. Ngân Sơn
|
114.701
|
22.941
|
22.941
|
22.941
|
22.941
|
5
|
H. Ba Bể
|
186.972
|
37.395
|
37.395
|
37.394
|
37.394
|
6
|
H. Chợ Đồn
|
88.035
|
17.607
|
17.607
|
17.607
|
17.607
|
7
|
H.Na Rì
|
56.630
|
11.326
|
11.326
|
11.326
|
11.326
|
8
|
H. Pác Nặm
|
46.164
|
9.233
|
9.233
|
9.232
|
9.232
|
TOÀN TỈNH
|
1.060.796
|
|
|
|
|
BẢNG 3: QUỸ ĐẤT
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐẾN NĂM 2025
STT
|
Loại hình sử
dụng đất
|
Tổng diện
tích đất (ha)
|
Cơ cấu (ha)
|
Quỹ đất ở
|
Quỹ đất hạ
tầng tối thiểu
|
Quỹ đất ở dự
kiến giao bổ sung cho các dự án giai đoạn sau
|
I
|
Phát triển dự án
nhà ở thương mại
|
110,32
|
42,43
|
63,65
|
25,46
|
1
|
Dự án đầu tư xây dựng nhà ở
|
21,92
|
7,07
|
10,61
|
4,24
|
2
|
Dự án chuyển quyền sử dụng đất cho
người dân tự xây dựng
|
88,40
|
35,36
|
53,04
|
21,22
|
II
|
Đất phục vụ tái định
cư
|
11,05
|
4,42
|
6,63
|
5,00
|
III
|
Đất phát triển nhà ở
công vụ
|
|
|
|
|
IV
|
Đất phát triển nhà ở
xã hội
|
5,58
|
1,80
|
2,70
|
1,08
|
1
|
Nhà ở xã hội cho các đối tượng
|
5,58
|
1,80
|
2,70
|
1,08
|
2
|
Nhà ở xã hội cho công nhân, người
lao động KCN
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
3
|
Nhà ở xã hội cho sinh viên
|
0,00
|
0,00
|
0,00
|
|
V
|
Đất nhà ở dân tự xây
|
51,84
|
51,84
|
|
|
TOÀN TỈNH
|
178,79
|
100,49
|
72,98
|
31,54
|
4. Nguồn vốn thực hiện
Tổng nguồn vốn để phát triển nhà ở năm
2022, đến năm 2025 của toàn tỉnh khoảng 4.940 tỷ đồng (vốn ngoài ngân sách, đã
trừ đi nguồn vốn ước thực hiện năm 2021).
BẢNG 4: NHU CẦU
VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẾN NĂM
2025
Tổng nguồn vốn cần để phát triển nhà ở
từ năm 2022 đến năm 2025 khoảng 4.940 tỷ đồng.
Các loại
nhà ở
|
Tổng nhu cầu
vốn từ năm 2022 đến 2025 (tỷ đồng)
|
Trong đó (tỷ
đồng)
|
Vốn doanh
nghiệp
|
Vốn hỗ trợ
|
Vốn người
dân
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
Nhà ở thương mại chủ đầu tư xây dựng
nhà ở để bán
|
499,26
|
499,26
|
|
|
Xây dựng hạ tầng
|
330,96
|
330,96
|
|
|
Nhà ở dân tự xây trên đất được chuyển
quyền SDĐ theo dự án
|
878,3
|
|
|
878,3
|
Xây dựng hạ tầng khu tái định cư
|
34,48
|
34,48
|
|
|
Nhà ở xã hội
|
86,4
|
86,4
|
|
|
Nhà ở dân tự xây trên đất ở hiện hữu
|
3.110, 4
|
|
56
|
3.054,4
|
|
4.939,8
|
951,1
|
56
|
3.932,7
|
Ghi chú: số vốn đã trừ đi phần
ước thực hiện năm 2021, năm đầu tiên xây dựng chương trình phát triển nhà ở.
5. Một số giải pháp chính
để thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở
5.1. Giải pháp về thực hiện cơ chế
chính sách
Nghiên cứu, thực hiện tốt các cơ chế,
chính sách ưu đãi đầu tư để huy động vốn phát triển hạ tầng đô thị, khu dân cư,
chú trọng xã hội hóa đầu tư xây dựng. Tham mưu xây dựng cơ chế ưu đãi đối với
các dự án phát triển nhà ở xã hội phù hợp với các quy định của pháp luật và điều
kiện thực tế tại địa phương. Đồng thời, khắc phục các hạn chế giai đoạn trước
đây để đạt được các mục tiêu chương trình đề ra.
5.2. Giải pháp về đất ở
Dành quỹ đất cho việc phát triển nhà ở,
đảm bảo tỷ lệ giữa mật độ dân cư với diện tích đất của khu vực phù hợp với tiến
trình đô thị hoá của thành phố, các khu trung tâm; trong đó, đặc biệt quan tâm
tới quỹ đất để bố trí tái định cư phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và
chỉnh trang đô thị. Tăng cường công tác quản lý đất hành lang giao thông các
tuyến đường, từng bước giải quyết tồn tại xây dựng nhà vi phạm hành lang của
giai đoạn trước đây.
5.3. Giải pháp về kiến trúc quy hoạch
Thực hiện đầy đủ về công tác quản lý
quy hoạch, kiến trúc; công bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng và thiết kế
đô thị nhằm thu hút đầu tư. Xác định và công bố các khu vực, quỹ đất được phép
xây dựng nhà ở theo quy hoạch làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án chỉnh
trang khu dân cư, phát triển nhà ở, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình xây
dựng, cải tạo nhà ở phù hợp quy hoạch.
5.4. Các giải pháp về vốn
Chủ yếu là thu hút các nhà đầu tư,
tăng cường huy động nguồn vốn xã hội hóa; tận dụng tối đa các nguồn vốn hỗ trợ
từ Trung ương, vốn vay từ ngân hàng tín dụng, nguồn vốn huy động hợp pháp từ
các đơn vị, tổ chức kinh tế, nhà hảo tâm và vận động cộng đồng để xây dựng nhà ở
cho hộ gia đình chính sách, hộ có công, hộ nghèo khó khăn về nhà ở. Tạo điều kiện
thuận lợi để các doanh nghiệp, chủ đầu tư xây dựng các dự án nhà ở cho người có
thu nhập thấp tại đô thị tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi giảm giá thành xây dựng,
giúp các đối tượng xã hội có nhu cầu với nhà ở.
Tạo môi trường, chính sách thuận lợi để
khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng nhà ở vào tỉnh
Bắc Kạn bằng cách tăng cường xúc tiến thương mại, rà soát, đơn giản hóa các thủ
tục hành chính.
6. Các giải pháp khác
6.1. Giải pháp về công nghệ
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong lĩnh vực quản lý, quy hoạch, phát triển nhà ở. Trước mắt, cần đầu
tư hệ thống trang thiết bị nhất định để quản lý dữ liệu thông tin quy hoạch,
công khai quy hoạch trên hệ thống thông tin của tỉnh.
- Khuyến khích áp dụng các thành tựu về
khoa học công nghệ trong xây dựng nhà ở, đảm bảo các công trình nhà ở (kể cả
nhà ở do dân tự xây dựng) đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn trong sử dụng, có
khả năng ứng phó với thiên tai, động đất và biến đổi khí hậu....
6.2. Giải pháp nhà ở cho các đối tượng
xã hội
- Hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp
(người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo khu vực đô thị; cán bộ, công chức,
viên chức;...).
- Ưu tiên phát triển quỹ nhà ở xã hội
cho các đối tượng trên quỹ đất 20% tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị
có quy mô trên 05 ha để tận dụng điều kiện về hạ tầng sẵn có.
- Nghiên cứu áp dụng các cơ chế hỗ trợ
vay vốn để kích cầu về nhà ở xã hội phù hợp với tình hình thực tế tại địa
phương.
- Hỗ trợ nhà ở cho công nhân, tổ chức rà
soát, khảo sát về nhu cầu nhà ở xã hội của công nhân tại Khu công nghiệp Thanh
Bình và các khu, cụm công nghiệp khác làm căn cứ đề xuất quy mô dự án phát triển
nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu về nhà ở xã hội cho công nhân.
- Kêu gọi các doanh nghiệp sử dụng lao
động tạo lập quỹ nhà để bố trí cho công nhân, người lao động hoặc mua, thuê lại
nhà ở xã hội tại các dự án để bố trí cho công nhân, người lao động.
- Nhóm đối tượng chính sách đặc biệt
khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở (hộ gia đình có công; hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực
nông thôn; hộ gia đình ở khu vực nông thôn thường xuyên chịu ảnh hưởng của
thiên tai, biến đổi khí hậu).
- Tổ chức rà soát nhu cầu hỗ trợ về
nhà ở của các hộ gia đình người có công; hộ nghèo, cận nghèo khu vực nông thôn
và kiến nghị Trung ương bổ sung nguồn vốn hỗ trợ theo các chương trình mục tiêu
trong giai đoạn mới theo hướng mở rộng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ.
- Quy hoạch, bố trí quỹ đất ở gắn liền
với đất sản xuất để kêu gọi và thực hiện di dời các hộ gia đình ở khu vực nông
thôn thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo sự
an toàn về tài sản, tính mạng và ổn định đời sống, sản xuất.
6.3. Giải pháp tuyên truyền, vận động
- Thường xuyên tuyên truyền các cơ chế,
chính sách phát triển nhà ở mới được ban hành, tích cực vận động các tầng lớp
dân cư tham gia góp phần phát triển nhà ở, cải tạo, chỉnh trang khu dân cư, hạn
chế dần và tiến đến chấm dứt tình trạng xây dựng nhà ở không phép, trái phép.
- Các cơ quan truyền thông xây dựng
các chương trình chuyên biệt tuyên truyền, vận động các tầng lớp dân cư sử dụng
đất đai tiết kiệm, có hiệu quả, đặc biệt tại khu vực đô thị cần có giải pháp
tuyên truyền vận động kết hợp thực tiễn, phù hợp với điều kiện thu nhập của hộ
gia đình, cá nhân và cuộc sống đô thị; giới thiệu các mẫu thiết kế, công nghệ
thi công, vật liệu xây dựng nhà ở phù hợp với từng khu vực.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Xây dựng
- Thực hiện tham mưu tổ chức lập, điều
chỉnh trình phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm và hằng năm trên địa bàn
tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện,
thành phố và các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Chương trình phát
triển nhà ở; Kế hoạch phát triển nhà ở, hướng dẫn, đôn đốc và giải quyết những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện theo thẩm quyền và báo cáo UBND tỉnh
xem xét, quyết định đối với trường hợp vượt thẩm quyền; tổng hợp báo cáo kết quả
thực hiện với UBND tỉnh và Bộ Xây dựng theo định kỳ hàng năm.
- Chủ trì phối hợp các Sở, Ban, ngành
liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng và quản lý sử dụng hệ thống thông
tin về nhà ở và thị trường bất động sản để người dân và các doanh nghiệp kinh
doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh nắm bắt thông tin thực hiện đúng quy định
của pháp luật về kinh doanh nhà và bất động sản.
- Chủ trì lập quy chế quản lý kiến
trúc nhà ở đô thị, cải tạo chỉnh trang đô thị và quy hoạch điểm dân cư nông
thôn phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ
sở để các cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương quản lý kiến trúc nhà
ở.
- Công bố công khai, minh bạch nhu cầu
và quỹ đất để phát triển nhà ở trên cổng thông tin điện tử của tỉnh; rà soát
thường xuyên hàng năm để bổ sung, điều chỉnh theo nhu cầu thực tế.
- Chủ trì phối hợp các ngành liên quan
hướng dẫn UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư dự án tổ chức lập quy hoạch
chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị đối với các khu trung tâm, trước hết tập
trung vào các khu vực có xu hướng phát triển nhanh.
- Phối hợp với Sở Lao động, Thương
binh và Xã hội rà soát nhu cầu, lập kế hoạch hỗ trợ về nhà ở cho các đối tượng
được hưởng hỗ trợ về nhà ở theo chương trình mục tiêu.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên
quan nghiên cứu xây dựng Quy định về quản lý dự án nhà ở sau đầu tư xây dựng;
rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản theo quy định của pháp luật về nhà ở trên
địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh ban hành; nghiên cứu, ban hành các mẫu nhà ở phù
hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương để các đơn vị và người dân tham khảo,
áp dụng.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch
và Đầu tư xây dựng khung giá cho thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước, khung giá
cho thuê nhà ở công vụ trình UBND tỉnh quyết định.
- Nghiên cứu, thực hiện tốt các cơ chế,
chính sách ưu đãi đầu tư để huy động vốn phát triển hạ tầng đô thị, khu dân cư,
chú trọng xã hội hóa đầu tư xây dựng. Tham mưu xây dựng cơ chế ưu đãi đối với
các dự án phát triển nhà ở xã hội phù hợp với các quy định của pháp luật và điều
kiện thực tế tại địa phương. Đồng thời, khắc phục các hạn chế giai đoạn trước
đây để đạt được các mục tiêu chương trình đề ra.
- Thực hiện đầy đủ về công tác quản lý
quy hoạch, kiến trúc; công bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng và thiết kế
đô thị nhằm thu hút đầu tư. Xác định và công bố các khu vực, quỹ đất được phép
xây dựng nhà ở theo quy hoạch làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án chỉnh
trang khu dân cư, phát triển nhà ở, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình xây
dựng, cải tạo nhà ở phù hợp quy hoạch.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong lĩnh vực quản lý, quy hoạch, phát triển nhà ở. Trước mắt, cần đầu
tư hệ thống trang thiết bị nhất định để quản lý dữ liệu thông tin quy hoạch,
công khai quy hoạch trên hệ thống thông tin. Khuyến khích áp dụng các thành tựu
về khoa học công nghệ trong xây dựng nhà ở, đảm bảo các công trình nhà ở (kể cả
nhà ở do dân tự xây dựng) đạt yêu cầu về chất lượng, an toàn trong sử dụng, có
khả năng ứng phó với thiên tai, động đất và biến đổi khí hậu...
2. Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Phối hợp xây dựng quy hoạch sử dụng
đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của tỉnh cho phù hợp với Chương trình phát
triển nhà ở được duyệt và Kế hoạch phát triển nhà ở. Thực hiện thanh, kiểm tra
theo chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực quản lý đất đai.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan
trong việc dành quỹ đất cho việc phát triển nhà ở trong các đồ án quy hoạch, đảm
bảo tỷ lệ giữa mật độ dân cư với diện tích đất của khu vực phù hợp với tiến
trình đô thị hoá của thành phố, các khu trung tâm; trong đó, đặc biệt quan tâm
tới quỹ đất để bố trí tái định cư phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và
chỉnh trang đô thị. Tăng cường công tác quản lý đất hành lang giao thông, các
tuyến đường mới mở, từng bước giải quyết tồn tại xây dựng nhà vi phạm hành lang
của giai đoạn trước đây.
3. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
- Nghiên cứu các giải pháp khuyến
khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở theo chương trình phát
triển nhà ở và Kế hoạch phát triển nhà ở.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi những dự án chậm triển khai hoặc không
thực hiện để tạo quỹ đất sạch giao cho các chủ đầu tư khác thực hiện đáp ứng
yêu cầu tiến độ theo quy định.
- Là đầu mối thu hút các nguồn lực từ
các nhà đầu tư, các nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương, vốn vay từ ngân hàng tín dụng,
nguồn vốn huy động hợp pháp để xây
dựng nhà ở cho hộ gia đình chính sách, hộ có công, hộ nghèo khó khăn về nhà ở.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, cải cách thủ tục hành chính để thu
hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án phát triển nhà ở
thương mại, nhà ở xã hội.
4. Sở Tài
chính
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch
và Đầu tư và các đơn vị liên quan lập phương án sử dụng nguồn thu từ việc nộp bằng
tiền tương đương với giá trị quỹ đất 20% tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô
thị để hỗ trợ cho các dự án phát triển nhà ở xã hội trình UBND tỉnh phê duyệt
và cập nhật vào kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm.
- Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn
vị liên quan xây dựng khung giá cho thuê nhà ở xã hội đối với các dự án được đầu
tư từ ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
5. Sở Giao
thông vận tải
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và
các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc chỉ đạo lập quy hoạch, xây dựng
giao thông kết nối giao thông nông thôn, quản lý hành lang; khai thác, tạo quỹ
đất phát triển nhà ở phù hợp với quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc
tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ cho các đối tượng chính sách xã hội,
người nghèo, người có công với cách mạng cải thiện nhà ở.
- Chủ trì trong việc hỗ trợ nhà ở cho
người thu nhập thấp (hộ nghèo có khó khăn về nhà ở, cận nghèo khu vực đô thị;...)
giai đoạn năm 2021-2025. Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc phát triển
quỹ nhà ở xã hội cho các đối tượng này trên quỹ đất 20% tại các dự án nhà ở
thương mại, khu đô thị có quy mô trên 05 ha để tận dụng điều kiện về hạ tầng sẵn
có.
- Tổ chức rà soát, khảo sát về nhu cầu
nhà ở xã hội của công nhân tại Khu công nghiệp Thanh Bình và các cụm công nghiệp
khác làm căn cứ đề xuất quy mô dự án phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu về
nhà ở xã hội cho công nhân.
- Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh và các cơ quan liên quan kêu gọi các doanh nghiệp sử dụng lao động
tạo lập quỹ nhà để bố trí cho công nhân, người lao động hoặc mua, thuê lại nhà ở
xã hội tại các dự án để bố trí cho công nhân, người lao động. Kêu gọi xã hội
hóa hỗ trợ nhóm đối tượng chính sách đặc biệt khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở (hộ
gia đình có công; hộ nghèo, cận nghèo khu vực nông thôn; hộ gia đình ở khu vực
nông thôn thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu...).
- Tổ chức rà soát nhu cầu hỗ trợ về
nhà ở của các hộ gia đình người có công; hộ nghèo, cận nghèo khu vực nông
thôn... và kiến nghị với Trung ương bổ sung nguồn vốn hỗ trợ theo các chương
trình mục tiêu trong giai đoạn mới theo hướng mở rộng đối tượng được hưởng
chính sách hỗ trợ.
7. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban,
ngành liên quan lập, thẩm định Đề án, Dự án quy hoạch bố trí dân cư cho người
dân vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, khu rừng đặc dụng và xây dựng
các chương trình dự án nông thôn mới, xây dựng khu dân cư nông thôn.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan
trong việc quy hoạch, bố trí quỹ đất ở gắn liền với đất sản xuất để kêu gọi và
thực hiện di dời các hộ gia đình ở khu vực nông thôn thường xuyên chịu ảnh hưởng
của thiên tai, biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dân và ổn định
đời sống, sản xuất.
8. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc
xác định nhu cầu về nhà ở công vụ phát sinh và rà soát nhu cầu về nhà ở xã hội
của đối tượng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
9. Ban Quản lý các
Khu công nghiệp tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và
các cơ quan có liên quan đánh giá, xác định nhu cầu về nhà ở của công nhân, người
lao động làm việc tại các khu công nghiệp để có cơ sở lập và triển khai các dự
án phát triển nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp.
10. Ngân hàng Nhà nước,
Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Bắc Kạn
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội tham gia quản lý nguồn vốn và việc sử dụng nguồn
vốn để phát triển nhà ở xã hội.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng
thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm của hộ gia đình, cá nhân trong nước để
cho các đối tượng có nhu cầu mua, thuê mua nhà ở xã hội vay với lãi suất ưu đãi
và thời hạn vay dài hạn.
11. Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh Bắc Kạn và các đoàn thể
- Tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ
chức, cá nhân và nhân dân phối hợp, tham gia thực hiện Chương trình phát triển
nhà ở, đặc biệt là tham gia hỗ trợ, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ
gia đình chính sách là hộ nghèo, cận nghèo.
- Thường xuyên tuyên truyền các cơ chế,
chính sách phát triển nhà ở mới được ban hành, tích cực vận động các tầng lớp
dân cư tham gia góp phần phát triển nhà ở, cải tạo, chỉnh trang khu dân cư, hạn
chế dần và tiến đến chấm dứt tình trạng xây dựng nhà ở không phép, trái phép.
- Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bắc
Kạn chủ trì công tác giám sát và phản biện theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12
tháng 12 năm 2013 của Bộ Chính trị về ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã
hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; quan tâm
phản biện đối với các văn bản dự thảo và giám sát quá trình triển khai thực hiện
các cơ chế, chính sách trong Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Bắc Kạn
năm 2022, đến năm 2025.
12. Trách nhiệm của
UBND các huyện, thành phố
- Tổ chức chỉ đạo triển khai Chương
trình phát triển nhà ở, Kế hoạch phát triển nhà ở và thực hiện quản lý nhà nước
về nhà ở trên địa bàn. Tổng hợp kết quả thực hiện chương trình phát triển nhà,
Kế hoạch phát triển nhà trên địa bàn gửi Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng theo định kỳ.
- Phối hợp với Sở Xây dựng lập Kế hoạch
phát triển nhà ở 05 năm và hằng năm trên cơ sở Chương trình phát triển nhà ở đã
được phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Xây dựng rà soát và
lập hoạch chi tiết xây dựng các khu nhà ở trên địa bàn đảm bảo phù hợp với
Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở.
- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài
nguyên và Môi trường tổng hợp, cập nhật quỹ đất để phát triển nhà ở vào kế hoạch
sử dụng đất hàng năm trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất và
Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở chung của tỉnh.
- Thường xuyên cập nhật, báo cáo về
công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện, thành phố hàng năm.
- Tổng hợp, báo cáo hàng năm kết quả
thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách của các xã trên địa
bàn, bao gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc
sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình, số tiền huy động được từ
các nguồn khác, các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện...
13. Trách nhiệm của
Chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở
- Tổ chức xây dựng và triển khai các dự
án đảm bảo chất lượng, tiến độ đã được phê duyệt.
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động
sản, mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở (đặc biệt là nhà ở xã hội) theo đúng
quy định của pháp luật về xây dựng dựng, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản
và các quy định khác có liên quan.
- Báo cáo đầy đủ thông tin về dự án bất
động sản theo quy định tại Nghị định số 117/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Thông
tư số 27/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng về xây dựng, quản lý, sử dụng hệ thống
thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
Trên đây là Kế hoạch phát triển nhà ở
của tỉnh Bắc Kạn năm 2022, đến năm 2025. Trong quá trình thực hiện, các Sở,
Ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, và cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động
đề xuất, báo cáo gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều
chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.